Giáo án lớp 5 tuần 33 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi

Giáo án lớp 5 tuần 33 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi

TẬP ĐỌC

LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Biết liên hệ những điều luật với thực tế để xác định những việc cần làm, thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

II. Chuẩn bị:

- Văn bản luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

doc 37 trang Người đăng nkhien Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 33 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 Thứ hai ngày 25 tháng 04 năm 2011
TẬP ĐỌC
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
I. Mục đích – yêu cầu: 
1. Kiến thức:	
- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Biết liên hệ những điều luật với thực tế để xác định những việc cần làm, thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
II. Chuẩn bị:
- Văn bản luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS 
 1. KTbài cũ: 
 Giáo viên kiểm tra 2 – 3 hs đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm, trả lời các câu hỏi về nội dung bài thơ.
2. Bài mới: -Giới thiệu bài: 
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
HĐ1.Hướng dẫn hs luyện đọc.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn cách đọc: giọng thông báo, rõ ràng; ngắt giọng làm rõ ràng từng điều điều luật, từng khoản mục; nhấn giọng ở tên của các điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng. 
- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp 4 điều luật.
- Hướng dẫn hs luyện đọc từ khó.
- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ khó hiểu.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 2 học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài văn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu bài.
+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em?
+ Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
Giáo viên nhắc học sinh cần đặt tên thật ngắn gọn, nói rõ nội dung chính của mỗi điều.
+ Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?
+ Em đã thực hiện những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần phấn đấu thực hiện?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự liên hệ xem mình đã thực hiện những bổn phận đó như thế nào: bổn phận nào được thực hiện tốt, bổn phận nào thực hiện chưa tốt. Có thể chọn chỉ 1; 2 bổn phận để tự liên hệ. Điều quan trọng là sự liên hệ phải thật, phải chân thực.
- Vậy nội dung bài này nói lên điều gì?
HĐ3. HD hs luyện đọc diễn cảm:
- Mời 4 học sinh đọc lại 4 điều luật. YC cả lớp tìm đúng giọng đọc.
- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc các bổn phận 1; 2; 3 của điều luật 21.
Điều 21://
Trẻ em có bổn phận sau đây:
1: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.
2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường.
3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình.
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố 
Mời học sinh nhắc lại nội dung bài.
-Nhắc nhở học sinh chú ý thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em trong gia đình và xh.
4.Dặn dò
-Chuẩn bị bài sang năm con lên bảy: đọc cả bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
- Một số học sinh đọc từng điều luật nối tiếp nhau đến hết bài.
- Luyện đọc từ khó: chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, sáu tuổi
- Học sinh đọc phần chú giải từ trong SGK.
- HS luyện đọc.
-2 học sinh đọc toàn bài.
-Lắng nghe.
- Các điều 15; 16; 17
- Học sinh trao đổi theo cặp – viết tóm tắt mỗi điều luật thành một câu văn.
+ Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
+ Điều 16: Quyền học tập của trẻ em.
+ Điều 17: quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
- 5 bổn phận được quy định trong điều 21.
- HS đọc lại 5 bổn phận, tự liên hệ, nối tiếp nhau phát biểu.
- VD: Trong 5 bổn phận đã nêu, tôi tự cảm thấy mình đã thực hiện tốt bổn phận 1 và thứ ba. Ở nhà, tôi yêu quý, kính trọng ông bà, bố mẹ. Khi ông ốm, tôi đã luôn ở bên, chăm sóc ông, rót nứơc cho ông uống thuốc. Tôi đã biết nhặt rau, nấu cơm giúp mẹ. Ra đường, tôi lễ phép với người lớn, gúp đỡ người già yếu và các em nhỏ. Có lần, một em nhỏ bị ngã rất đau, tôi đã đỡ em dậy, phủi bụi quần áo cho em, dắt em về nhà. Riêng bổn phận thứ 2 tôi thự hiện chưa tốt. Tôi chưa chăm học nên chữ viết còn xấu, điểm môn toán chưa cao. Tôi lười ăn, lười tập thể dục nên rất gầy)
- Cả lớp bình chọn người phát biểu ý kiến chân thành, hấp dẫn nhất.
*Nội dung : Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định nghĩa vụ của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
- 4 học sinh đọc lại 4 điều luật. 
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc, thi đọc.
-Nêu.
.
TOÁN:
ÔN TẬP VỀ DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH. 
I. Mục đích yêu cầu:
- Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
- Làm các BT : 2, 3. BT1 : HSKG
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, bảng hệ thống công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương
III. Các hoạt động dạy-học:
GV
HS
1.KT Bài cũ: Luyện tập.
Gọi hs lên bảng làm lại bài 4 tiết trước.
2. Bài mới: Ôn tập về diện tích, thể tích môt số hình.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn hs ôn lại các công thức đã học.
- Nêu công thức tính Sxq, S toàn phần, V thể tích hình hộp chữ nhật ?
-Nêu công thức tính S xung quanh, S toàn phần, thể tích hình lập phương?
HĐ2: Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
Þ Giáo viên lưu ý : Diện tích cần quét vôi = S4 bức tường + Strần nhà - Scác cửa .
- Ở bài này ta được ôn tập kiến thức gì?
Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
- Cho học sinh làm bài vào vở, gọi 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
- Nhận xét, ghi điểm
- Nêu kiến thức ôn luyện qua bài này?
Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
- Cho học sinh làm bài vào vở, gọi 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
- Nêu kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
3. Củng cố.
- Nêu lại các kiến thức vừa ôn tập?
- Muốn tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương ta làm thế nào ?
4. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán. Chuẩn bị : Luyện tập
Giải
Diện tích hình vuông cũng là diện tích hình thang:
10 ´ 10 = 100 (cm2)
Chiều cao hình thang:
100 ´ 2 : (12 +8) = 10 (cm)
Đáp số: 10 cm
Sxq = ( a+b) ´ 2 ´ c
STP = S xq + S đáy ´ 2
V = a ´ b ´ c
Sxq = a ´ a ´ 4
STP = = a ´ a ´ 6
 V = a ´ a ´ a
Bài 1.Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
Học sinh thảo luận, nêu hướng giải
Học sinh giải + sửa bài
Giải
Diện tích xung quanh phòng học là:
(6 + 4,5 ) ´ 2 ´ 4 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là:
6 ´ 4,5 = 27 (m2)
Diện tích trần nhà và 4 bức tường căn phòng HHCN
84 +27 = 111 (m2)
Điện tích cần quét vôi
111 – 8,5 = 102,5 (m2)
Đáp số: 102,5 m2 
Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần HHCN.
Bài 2: Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh suy nghĩ, nêu hướng giải
Giải
a) Thể tích cái hộp hình lập phương là:
10 ´ 10 ´ 10 = 1000 (cm3)
Nếu dán giấy màu tất cả các mặt của cái hộp thì bạn An cần:
10 ´ 10 ´ 6 = 600 (cm2)
Đáp số : 600 cm2 
Tính thể tích, diện tích toàn phần của hình lập phương.
Bài 3: Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Giải
Thể tích bể nước HHCN là:
2 ´ 1,5 ´ 1 = 3 (m3)
 Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:
3 : 0,5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật.
-Hs nêu
.........................................................................................
ĐẠO ĐỨC ĐỊA PHƯƠNG
QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp hs hiểu: Chăm sóc người thân vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm của mỗi người.
- Biết quan tâm, chăm sóc người thân.
- Luôn có ý thức quan tâm và chăm sóc người thân trong gia đình.
II. Các hoạt động dạy – học:
GV 
 HS 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là biết ơn thày cô giáo?
- Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thày cô giáo?
- GV nhận xét và đánh giá.
2.Bài mới-Giới thiệu bài - ghi đầu bài
* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài: 
HS kể những câu chuyện đã được đọc hoặc được chứng kiến về sự quan tâm của những ngừi thân trong gia đình.
* GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu nội dung câu chuyện bạn kể.
* Liên hệ đến nội dung bài học:
- Nêu câu hỏi cho hs trả lời - sau đó GV nhận xét, kết luận.
+ Những người thân trong gia đình là những người có quan hệ như thế nào với chúng ta ?
+ Chúng ta cần làm gì để thể hiện sự quan tâm của mình với những người thân trong gia đình?
+ Sự quan tâm của chúng ta với những người thân sẽ mang lại lợi ích gì cho chúng ta và cho cả những người thân của mình?
* Liên hệ bản thân:
+ Em đã làm được gì thể hiện sự quan tâm của bản thân đối với người thân? 
3. Dặn dò:
- Nhắc hs quan tâm, chăm sóc người thân nhiều hơn nữa.
- HS trả lời.
* HS cả lớp nghe để nhận xét.
* HS trả lời.
* HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
* HS liên hệ, nối tiếp nhau trả lời.
..
KHOA HỌC
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- Nêu những tác hại của việc phá rừng.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.
II. Đồ dùng: 
- Hình vẽ trong SGK trang 134; 135. 
- Sưu tầm các tư liệu, thông tin về con số rừng ở địa phương bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
1. KT bài cũ: 
- Môi trường có vai trò như thế nào đối với đời sống con người.
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Tác động của con người đến môi trường rừng.
Hoạt động 1: Tác động của con người đến môi trường rừng.
YC học sinh quan sát hình trang 134; 135, thảo luận trả lời câu hỏi :
+ Câu 1. Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
+ Câu 2. Còn nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
Hoạt động 2: Thảo luận.
+Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì?
- Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi, thiên tai,).
3. Củng cố
- Thi đua trưng bày các tranh ảnh, thông tin về nạn phá rừng và hậu quả của nó.
4.Dặn dò
- Nhắc học sinh tuyên truyền bảo vệ rừng.
- Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường đất trồng”.
Học sinh trả lời.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình trang 134; 135 SGK.
+ Hình 1: Phá rừng lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp.
+ Hình 2: Phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác.
+ Hình 3: Phá rừng để lấy chất đốt.
+ Hình 4: ...  Mục đích yêu cầu:
- Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 33.
- Triển khai công việc trong tuần 34.
- Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
II. Các hoạt động dạy-học
1. Ổn định tổ chức : Cho cả lớp hát một bài.
2. Tiến hành :
* Sơ kết tuần 33
- Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
- Ban cán sự lớp và tổ trưởng bổ sung.
- GV nhận xét chung, bổ sung.
+ Đạo đức :
- Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phát động. 
- Tồn tại : Vẫn còn một số em nói chuyện trong giờ học, chưa có ý thức tự giác học tập, nhất là 15 phút đầu giờ, có em còn đùa nghịch trong giờ học: Đức, Thu.
+ Học tập : - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và sách giáo khoa. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nhiều em tích cực học tập. 	
- Tồn tại : Lớp còn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà, chữ viết của một số em còn cẩu thả, xấu. Môn tập làm văn các em học còn yếu nhiều.
+ Các hoạt động khác : - Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
* Tồn tại: - Xếp hàng ra vào lớp chưa nhanh nhẹn. 
* Tuyên dương các em có thành tích học tập.
* Kế hoạch tuần 34
- Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trình tuần 34 theo thời khoá biểu. 
- Học thêm môn toán và văn vào ngày thứ bảy.
- Nộp đầy đủ các khoản tiền quy định đối với em còn lại.
Tiết 5 : THỂ DỤC : THỂ DỤC : MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
I . Mục đích, yêu cầu:
- Ôn tập và kiểm tra kĩ thuật phát cầu bằng mu bàn chân
Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập , đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện : GV và cán sự mỗi người 1 còi, kẻ sân và chuẩn bị thiết bị để tổ chức trò chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp :
GV
HS
1. Phần mở đầu : 10 phút
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học .
- Cho hs chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo vòng tròn trong sân 200 m.
- Cho hs đi theo vòng tròn, hít thở sâu.
- Cho hs xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay 
- Cho hs Ôn động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung ,mỗi động tác 2 x 8 nhịp 
2. Phần cơ bản : 20 phút
a) Môn thể thao tự chọn :Đá cầu 
- Ôn phát cầu bằng mu bàn chân .Đội hình tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau. 
- Cho hs thi phát cầu bằng mu bàn chân , thi đua giữa 3 tổ , tổ nào có nhiều người thực hiện đúng động tác và phát cầu qua lưới , thì tổ đó thắng.
. – Kiểm tra : GV kiểm tra kĩ thuật động tác phát cầu bằng mu bàn chân.Mỗi đợt kiểm tra 3hs 
Hoàn thành tốt : Có 2lần phát cầu cơ bản đúng động tác , có 1lần trở lên cầu qua lưới.
Hoàn thành : Có 1 lần phát cầu cơ bản đúng động tác 
Chưa hoàn thành : Cả ba lần phát cầu sai động tác .
b. Chơi trò chơi dẫn bóng
3. Phần kết thúc : 6 phút
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Cho hs tập một số động tác hồi tĩnh 
* Trò chơi hồi tĩnh : trò chơi cướp cờ.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà : Tập đá cầu.
- Tập hợp lớp , lắng nghe nhiệm vụ giờ học.
- Hs chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo theo vòng tròng trong sân : 200 m.
-Đi theo vòng tròn, hít thở sâu 
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay 
-Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung Mỗi động tác 2 x 8 nhịp 
- Ôn phát cầu bằng mu bàn chân .Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị hoặc có thể tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau. 
- Hs thi phát cầu bằng mu bàn chân , thi đua giữa 3 tổ , tổ nào có nhiều người thực hiện đúng động tác và phát cầu qua lưới , thì tổ đó thắng.
 – Kiểm tra : kiểm tra kĩ thuật động tác phát cầu bằng mu bàn chân.Mỗi đợt 3hs 
- Chơi trò chơi “Dẫn bóng”
- HS hệ thống bài.
- Hs tập một số động tác hồi tĩnh
- Trò chơi hồi tĩnh : trò chơi cướp cờ
MĨ THUẬT
(Vẽ trang trí)
TRANG TRÍ LỀU TRẠI
I. Mục đích yêu cầu 
I/ MỤC TIÊU
- HS biết cách tìm và sắp xếp hình ảnh chính, phụ trong tranh.
- HS vẽ được tranh trang trí lều trại trong khi cắm trại.
- HS thêm yêu các hoạt động ngoại khoá.
II/ CHUẨN BỊ
- Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày tết, lễ hội và quê hương.
- Một số bài vẽ của HS năm trước.
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2. Lên lớp:
*/ Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về lễ hội cắm trại cho HS xem.
- GV đặt một số câu hỏi sau.
H : Tranh vẽ về việc gì ?
H: Những màu sắc, hình ảnh trong tranh NTN?
*/ Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- GV gợi ý cho HS một số nội dung để vẽ tranh về đề tài về lễ hội cắm trại .
+ Cảnh hoạt động trong lễ hội
+ Trang trí cổng trại, lều trại.
+ Các trò chơi : Kéo co, nhảy bao bố, ...
*/ Hoạt động 3 : Thực hành
 - GV hướng dẫn những em còn lúng túng.
*/ Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn một số bài đẹp và bài chưa đẹp treo lên bảng để HS nhận xét
- GV khen ngợi những bài vẽ đẹp
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học
- HS trả lời:
+ Tranh vẽ về hoạt động cắm trại.
+ Những màu sắc rất phong phú.
- HS làm bài vào vở hoặc giấy vẽ.
- Cho vài nhóm vẽ vào giấy vẽ khổ to.
- Đại diện các nhóm lên treo bài trên bảng lớp.
- Các nhóm khác nhận xét.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích, yêu cầu :
- Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục hs mạnh dạn, tự tin trước đông người.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV và HS: Tranh ảnh về cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc trẻ em; tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha me việc nhà, trẻ em chăm chỉ học tập 
III. Các hoạt động dạy - học:
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi hai HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Nhà vô địch, nêu ý nghĩa câu chuyện .
- GV nhận xét – ghi điểm.
2 . Bài mới : 
- Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu
- Ghi bảng đề bài:
HĐ1. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài 
- Cho 1 Hs đọc đề bài .
+ Hỏi : Nêu yêu cầu của đề bài .
- GV gạch dưới những chữ : Kể 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc , gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, trẻ em thực hiện bổn phận .
- GV lưu ý HS : Xác định 2 hướng kể chuyện :
+ KC về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em .
+ KC về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội .
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4 SGK .
- GV nhắc HS: Các em nên kể các câu chuyện đã nghe, đã đọc ở ngoài nhà trường theo gợi ý 2.
- Cho 1 số HS nêu câu chuyện mà mình sẽ kể.
HĐ2: HS thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện :
- Cho HS kể chuyện theo nhóm đôi, cùng thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét và tuyên dương những HS kể hay, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện. 
3. Củng cố : 
-Gọi hs kể chuyện hay kể lại cho cả lớp nghe lại một lần nữa.
4. Dặn dò.
- Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân. Đọc trước đề bài và gợi ý của tiết kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- Nhận xét tiết học.
-2 HS kể lại câu chuyện Nhà vô địch, nêu ý nghĩa câu chuyện.
-HS lắng nghe.
-HS đọc đề bài.
-HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS lắng nghe, theo dõi trên bảng.
- HS lắng nghe .
-4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1.2.3,4
-HS lắng nghe.
-HS nêu câu chuyện sẽ kể.
-Trong nhóm kể chuyện cho nhau nghe và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện nhóm thi kể chuyện
-Lớp nhận xét bình chọn.
-HS lắng nghe.
ÂM NHẠC
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
I. Mục đích-yêu cầu 
- Học sinh ôn tập các bài hát đã học theo nhóm.
- Kiểm tra một số HS về TĐN theo yêu cầ của GV.
II. Đồ dùng
- Máy nghe nhạc.
- Dụng cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy - học: 
GV
HS
1. Ôn tập.
- HS tự ôn theo nhóm các bài hát và bài TĐN đã học.
- GV nghe và sửa sai (nếu có)
- Các nhóm thi thể hịên bài hát.
2. Kiểm tra.
- Gv cho học sinh bốc thăm bài hát hoặc bài TĐN để trình bày.
- Lớp nhận xét, góp ý cho bạn.
- GV nhận xét động viên và khen học sinh.
3. Dặn dò.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- HS ôn tập.
- HS thực hiện
- HS bốc thăm và trình bày
KĨ THUẬT
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
(tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu 
HS cần phải:
- Chộn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được mô hình đã chọn
- HS khéo tay : Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn
II. CHUẨN BỊ: 
Lắp sẵn một, hai mô hình đã gợi ý trong sgk (máy bừa, băng chuyền)
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy-học:
	1.KT bài cũ
	GV kiểm tra đồ dùng của HS
	2. Bi mới:
	GT bi: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
GV
HS
HĐ1: HS chọn mô hình lắp ghép.
- Cho các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong sgk hoặc tự sưu tầm.
- Yêu cầu hs quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sgk hoặc hình vẽ tự sưu tầm
HĐ2: Các bước thao tác kĩ thuật.
-Gọi đại diện các nhóm nêu các bước lắp của mô hình tự chọn.
-Nêu các chi tiết cần chọn để lắp.
-Nêu thứ tự các bước lắp.
-Cho hs quan sát mẫu lắp sẵn.
-Cho các nhóm lắp thử.
-Quan sát, hướng dẫn thêm.
3.Củng cố.
-Gọi hs nêu các bước lắp mô hình tự chọn.
4.Dặn dò.
-Nhắc hs chuẩn bị đồ dùng để tiết sau học tiếp.
-Nhận xét tiết học.
-HS chọn mô hình lắp ghép.
- Các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong sgk hoặc tự sưu tầm.
-Hs quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sgk hoặc hình vẽ tự sưu tầm
-Ví dụ : Lắp máy bừa.
a) Lắp từng bộ phận.
b) Lắp ráp mô hình.
-Tấm lớn : 1
Tấm hai lỗ : 1
Thanh thẳng 11 lỗ : 1
Thanh thẳng 9 lỗ : 2
Thanh thẳng 6 lỗ : 2
Thanh thẳng 3 lỗ : 3
Thanh chữ U dài : 3
Thanh chữ U ngắn : 2
Thanh chữ L dài : 6
Vành bánh xe : 1
Bánh xe : 2
Bánh đai : 5
Trục dài : 3
Trục ngắn 2 : 1
Ốc và vít : 21 bộ
Ốc và vít dài : 1 bộ
Vòng hãm : 16
Cờ- lê : 1
Tua- vít : 1
*Lắp răng bừa :
-Lấy 1 thanh thẳng 11 lỗ lắp vào 3 thanh thẳng 3 lỗ và 6 thanh chữ L dài ta được răng bừa.
*Lắp trục bánh xe.
-Chọn 3 thanh thẳng 6 lỗ lắp vào trục dài gắn với hai bánh xe (như hình sgk)
*Lắp thùng (móc máy bừa)
*Lắp hoàn chỉnh máy bừa.
-Quan sát, lắp thử.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33- L5-712.doc