Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 (tiết 11)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 (tiết 11)

Mục đích-yêu cầu: - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ emcủa cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.

II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 885Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 (tiết 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ hai ngày 02 tháng 5 năm 2011
Tập đọc:
Tiết 67: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. Mục đích-yêu cầu: - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ emcủa cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.
II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KT bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài - ghi đề: 
b. Luyện đọc: - Mời 2 học sinh đọc toàn bài.
- Mời 1 học sinh đọc xuất xứ (sau bài đọc)
- Giáo viên ghi bảng các tên riêng nước ngoài : Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
- GV chia truyện thành 3 đoạn, mời học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
- Hướng dẫn hs phát âm đúng các tiếng các em phát âm sai.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 1học sinh đọc toàn bài.
- Mời 1 học sinh đọc thành tiếng các từ ngữ được chú giải trong bài.
- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài văn.
c. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1.
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
- YC học sinh đọc lướt bài văn.
+ Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
+ Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm lại truyện, suy nghĩ, tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
+ Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
- Nội dung bài này nói lên điều gì ?
d. Luyện đọc diễn cảm:
- Mời 3 học sinh đọc nối tiếp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm đoạn văn:
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò: - Gọi hs nêu nội dung truyện .
- Về nhà luyện đọc bài văn; đọc trước bài thơ “Nếu trái đất thiếu trẻ con”.
- 3 học sinh đọc. Cả lớp lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn.
Học sinh trả lời câu hỏi.
- 2 học sinh đọc bài.
- 1 học sinh đọc.
- HS luyện đọc Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu ...Không phải ngày một ngày hai mà đọc được.
+ Đoạn 2: tiếp theo ... Con chó có lẽ hiểu nên đác chí vẫy vẫy cái đuôi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Luyện đọc đúng: nghĩ rằng, lấy ra, rồi, quên, 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 học sinh đọc bài.
- HS đọc mục chú giải.
- HS lắng nghe.
- Học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo những câu hỏi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm.
- Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
- Cả lớp đọc lướt bài văn.
- Lớp học rất đặc biệt.
+ Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi.
+ Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường.
+ Lớp học ở trên đường đi.
- Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê-mi.
- Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, quyết chí học. kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca-pi chỉ biết “viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.
- Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
- Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
- Khi thầy hỏi có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất 
- Học sinh phát biểu.
+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
+ Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập.
+ Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
*Nội dung: Truyện ca ngợi sự quan tâm giáo dục trẻ của cụ già nhân hậu Vi-ta-li và khao khát học tập, hiểu biết của cậu bé nghèo Rê-mi.
- 3 học sinh đọc, lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Nhiều học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài, thi đọc.
Rút kinh nghiệm..
..
Toán:
Tiết 166: LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu: - Biết giải bài toán về chuyển động đều.
- Làm bài tập 1, 2.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ, bảng hệ thống công thức toán chuyển động. SGK.
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.
- Gọi 1 hs lên bảng làm lại bài 4 tiết trước.
- Giáo viên nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài - ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
Bài 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Nêu công thức tính vận tốc quãng đường, thời gian trong chuyển động đều?
® Giáo viên lưu ý : đổi đơn vị phù hợp.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì?
Bài 2. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
- Gợi ý : Muốn tính thời gian xe máy đi phải tính vận tốc xe máy, vận tốc ô tô bằng hai lần vận tốc xe máy. Vậy trước hết phải tính vận tốc của ô tô.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Cho học sinh làm bài vào vở + 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
Bài 3. Dành cho học sinh khá, giỏi
3. Củng cố, dặn dò: Nêu lại các kiến thức vừa ôn tập?
- Về nhà làm bài ở vở bài tập toán
- Chuẩn bị: Luyện tập
Giải
Tỉ số phần trăm số học sinh khá:
100% – 25% – 15% = 60% (số HS cả khối)
Số học sinh cả khối:
120 : 60 ´ 100 = 200 (học sinh)
Số học sinh trung bình:
200 ´ 15 : 100 = 30 (học sinh)
Số học sinh giỏi:
200 ´ 25 : 100 = 50 (học sinh)
	 Đáp số: Giỏi : 50 học sinh 
	 TB : 30 học sinh 
Bài 1. Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu.
- Học sinh nêu
- Học sinh làm bài vào vở 
+ 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
Giải
a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
120: 2,5 = 48 (km/ giờ)
b) Nửa giờ = 0,5 giờ
Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là:
15 × 0,5 = 7,5 (km)
c) Thời gian người đó đi bộ là:
6 : 6 = 1,2 (giờ) hay 1 giờ 12 phút.
	Đáp số: a) 48 km/ giờ
 	 b) 7,5 km
 	 c) 1 giờ 12 phút
Tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều.
Bài 2. Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh thảo luận, nêu hướng giải.
Học sinh giải + sửa bài.
Giải
Vận tốc ôtô là:
90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc xe máy:
60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi hết quãng đường AB:
90 : 30 = 3 (giờ)
Ôtô đến B trước xe máy khoảng thời gian là:
3 – 1,5 = 1,5 (giờ)
	Đáp số : 1,5 giờ
- Học sinh nêu.
Rút kinh nghiệm..
..
Thứ ba ngày 03 tháng 5 năm 2011
Toán:
Tiết 167: LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu: - Biết giải bài toán có nội dung hình học.
- Làm bài 1, bài 3(a, b)
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi. VBT, SGK, xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.
- Gọi hs lên bảng làm lại bài 3 tiết trước.
- Nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài - ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
v Hoạt động 1: Ôn kiến thức.
Nhắc lại các công thức, qui tắc tính diện tích, thể tích một số hình.
Lưu ý học sinh trường hợp không cùng một đơn vị đo phải đổi đưa về cùng đơn vị ở một số bài toán.
v Hoạt động 2 : Luyện tập.
Bài 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Đề toán hỏi gì?
- Nêu cách tìm số tiền lát nên nhà?
- Muốn tìm số viên gạch?
- Gọi 1 hs làm vào bảng phụ
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Dành cho học sinh khá, giỏi
Bài 3: Ý c dành cho học sinh khá giỏi. Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Đề hỏi gì?
- Nêu công thức tính chu vi hình chữ nhật, diện tích hình thang 
* Gợi ý : Phần a và b dựa vào công thức tính chu vi hình chữ nhật và diện tích hình thang để làm bài.
- Gọi 1 hs làm bảng .
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung vừa ôn.
- Làm bài ở vở bài tập toán.
- Chuẩn bị: Ôn tập về biểu đồ
- Học sinh nhắc lại.
Bài 1. Học sinh đọc đề.
- Lát hết nền nhà hết bao nhiêu tiền.
- Lấy số gạch cần lát nhân số tiền 1 viên gạch.
- Lấy diện tích nền chia diện tích viên gạch.
- Học sinh làm vở.
	Giải:
Chiều rộng nền nhà.
8 ´ = 6 (m)
Diện tích nền nhà:
8 ´ 6 = 48 (m2) hay 4800 (dm2)
Diện tích 1 viên gạch:
4 ´ 4= 16 (dm2)
Số gạch cần lát:
4800 : 16 = 300 (viên)
Số tiền mua gạch là:
20000 ´ 300 = 6 000 000 (đồng)
	Đáp số: 6 000 000 đồng.
Bài 3: Học sinh đọc đề.
-
 Chu vi hình chữ nhật, diện tích hình thang.	
 P = (a + b) ´ 2
	S = (a + b) ´ h : 2
- Học sinh giải vào vở
Giải:
a) Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
(28+ 84) ´ 2 = 224 (cm)
b) Diện tích hình thang EBCD là:
(84 + 28) ´ 28 : 2 = 1568 (cm2)
 Đáp số: a) 224 cm
 b) 1568 cm2
Rút kinh nghiệm..
..
Kể chuyện:
Tiết 34: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I . Mục đích, yêu cầu: - Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II . Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh  nói về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc bảo vệ thiếu nhi hoặc thiếu nhi tham gia công tác xã hội.
III .Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS kể 1 câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội 
- Gv nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài - ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 HS đọc 2 đề bài.
- GV yêu cầu HS phân tích 2 đề bài.
- GV gạch chân các từ ngữ quan trọng trong 2 đề bài : 
- Cho 2 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2 SGK.
- GV nhắc HS: Gợi ý trong SGK giúp các em rất nhiều khả năng tìm được câu chuyện đúng với đề bài.
- Cho HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể 
- Cho HS viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể.
HĐ2. Hướng dẫn thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện :
- Kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi cảm nghĩ của mình về việc làm tốt của nhân vật trong truyện, về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. GV giúp đỡ, uốn nắn các nhóm.
- Thi kể chuyện trước lớp : Cho HS nối tiếp nhau thi kể, mỗi em kể xong, trao đổi đối thoại cùng các bạn về câu chuyện.
- GV nhận xét bình chọn HS kể tốt.
3. Củng cố - Dặn dò: - Cho hs nêu lại nội dung và nghĩa câu chuyện.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
- 1HS kể 1 câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia ... đông nhất?, có nền kinh tế phát triển mạnh nhất?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài - ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
+ Hãy chỉ vị trí ,giới hạn nước ta trên lược đồ VN?
+ Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?
+ Diện tích nước ta là bao nhiêu km2 ?
+ Nêu đặc điểm chính của địa hình nước ta?
+ Nước ta có những loại khoáng sản nào?
+ Hãy nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
+ Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?
+ Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Nêu tên và chỉ một số con sông của nước ta trên bản đồ?
+ Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta?
+ Nước ta có mấy loại đất, mấy loại rừng?
- Cho hs chỉ trên lược đồ phân bố rừng ở VN.
3.Củng cố, dặn dò:
- Cho vài hs nêu lại diện tích, hình dạng, khí hậu , sông ngòi và biển ở nước ta.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Thi cuối học kì 2.
- 2HS trả lời, lớp nhận xét.
- 2 HS lên bảng chỉ trên lược đồ VN
- Phần đất liền nước ta giáp với Lào, Cam –pu-chia, Thái Lan
- 330 000 km2
- Phần đất liền của nước ta với ¾ diện tích là đồi núi, chỉ có ¼ diện tích là đồng bằng.. 
- Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than ở Quảng Ninh, a-pa-tít ở Lào Cai, sắt ở Hà Tĩnh, bô xít ở Tây Nguyên, dầu mỏ và khí tự nhiên ở Biển đông. 
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
- Khí hậu ở nước ta có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm, với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn. Sông ở nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa 
- 2hs lên bảng chỉ một số con sông ở nước ta trên bản đồ : Sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Gianh,sông đồng Nai, sông Hậu, 
- Hs lên bảng chỉ trên lược đồ vị trí của vùng biển nước ta
- Vùng biển nước ta không bao giờ đóng băng, thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản. Miền Bắc và miền Trung hay có gió bão gây thiệt hại chotàu thuyền và những vùng ven biển.
- Có 2 loại đất chính: Phe-ra –lít,Phù sa.Có 2 loại rừng. Đó là rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- 2hs nêu lại.
Rút kinh nghiệm..
..
Đạo đức địa phương:
Tiết 34: QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN (Tiết 2)
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp hs hiểu: Chăm sóc người thân vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm của mỗi người.
- Biết quan tâm, chăm sóc người thân.
- Luôn có ý thức quan tâm và chăm sóc người thân trong gia đình.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao chúng ta cần quan tâm, chăm sóc người thân?
- GV nhận xét và đánh giá.
2.Bài mới-Giới thiệu bài - ghi đầu bài
* HS kể những câu chuyện đã được đọc hoặc được chứng kiến về sự quan tâm của những ngừi thân trong gia đình.
* GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu nội dung câu chuyện bạn kể.
* Liên hệ theo nội dung bài học: Liên hệ bản thân:
+ Em đã làm được gì thể hiện sự quan tâm của bản thân đối với người thân? 
3. Dặn dò:
- Nhắc hs quan tâm, chăm sóc người thân nhiều hơn nữa.
- HS trả lời.
* Một số HS kể
* HS cả lớp lắng nghe để nhận xét.
* HS trả lời.
* HS liên hệ, nối tiếp nhau trả lời.
Rút kinh nghiệm..
..
Khoa học:
Tiết 67: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN 
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I. Mục đích yêu cầu:
- Phân tích những nguyên nhân đẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm, nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
3.TĐ: - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường không khí và nước.
II. Chuẩn bị:
GV : - Hình vẽ trong SGK trang 128, 129. 
HS : - SGK.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KT bài cũ : Tác động của con người đến môi trường đất trồng.
- Gọi 1 hs lên bảng hỏi để các hs khác trả lời.
2. Bài mới:	
Tác động của con người đến môi trường không khí và nước.
v	Hoạt động 1 : Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất và nước.
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu những con tàu lớn bị đắm hoặc những đường dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một số cây trong hình bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa sự ô nhiễm môi trường không khí vối sự ô nhiễm môi trường đất và nước
¨	Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp và sự lạm dụng công nghệ, máy móc trong khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
v Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế.
Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
+ Liên hệ những việc làm của người dân dẫn đến việc gây ra ô nhiễm môi trường không khí và nước.
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
Giáo viên kết luận về tác hại của những việc làm trên.
3. Củng cố. 
-Em hãy nêu những việc làm gây ô nhiễm không khí và nước ?
-Để không bị ô nhiễm nguồn nước và không khí ta cần phải làm gì ?
-Gọi hs đọc nội dung ghi nhớ.
4. Dặn dò: 
-Đọc toàn bộ nội dung ghi nhớ 
Chuẩn bị : “Một số biện pháp bảo vệ môi trường”.
 -Học sinh tự đặt câu hỏi mời học sinh khác trả lời.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình trang 128 SGK và thảo luận.
Quan sát các hình trang 129 SGK và thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
¨	Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra
¨	Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy và đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu.
+ Sự đi lại của tàu thuyền trên sông biển, thải ra khí độc, dầu nhớt,
+ Những con tàu lớn chở dầu bị đắm hoặc đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ.
+ Nếu những con tàu lớn bị đắm hoặc những đường dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ thì nguồn nước sẽ bị ô nhiễm nặng, cá và các loài sinh vật biển sẽ bị chết và làm chết cả những loài chim kiếm ăn ở biển ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
+ Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp.Khi trời mưa cuốn theo những chất đọc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước, khiến cho cây cối ở những vùng đó bị tụi lá và chết.
-VD : Đun than tổ ong gây khói, đun củi gây khói, Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước như: Vứt rác xuống ao, hồ. Cho nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải nhà máy chảy trực tiếp ra sông, hồ,
Rút kinh nghiệm..
..
Chính tả (Nhớ - viết)
Tiết 34: SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. Mục đích yêu cầu: - Nhớ các khổ thơ 2, 3của bài Sang năm con lên bảy.
- Làm đúng các bài tập chính tả, viết đúng, trình bày đúng các khổ thơ.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: + GV: Bảng nhóm, bút dạ.
+ HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KT bài cũ: 
Giáo viên đọc tên các cơ quan, tổ chức.
2. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nhớ – viết.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Hướng dẫn hs viết đúng một số tiếng các em hay viết sai.
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý 1 số điều về cách trình bày các khổ thơ,khoảng cách giữa các khổ, lỗi chính tả dễ sai khi viết.
v	Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 2. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên nhắc học sinh thực hiện lần lượt 2 yêu cầu : Đầu tiên, tìm tên cơ quan và tổ chức. Sau đó viết lại các tên ấy cho đúng chính tả.
Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng.
- 2, 3 học sinh ghi bảng.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
1 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
Lớp nhìn bài ở SGK, theo dõi bạn đọc.
1 học sinh đọc thuộc lòng các khổ thơ 2, 3 của bài.
- Luyện viết đúng : sang năm, tới trường, lon ton, chạy nhảy, 
* Học sinh nhớ lại, viết.
Học sinh đổi vở, soát lỗi.
1 học sinh đọc đề.
Lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
Tên viết chưa đúng
Tên viết đúng
- Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
- Ủy ban/ Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
- Bộ / y tế
- Bộ/ giáo dục và Đào tạo
- Bộ/ lao động - Thương binh và Xã hội
- Hội/ liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Bài 3
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố.
- Thi tiếp sức.
- Tìm và viết hoa tên các đơn vị, cơ quan tổ chức.
4. Dặn dò: 
- Chuẩn bị : Ôn thi.
- Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
- Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
- Bộ Y tế
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
* Giải thích : tên các tổ chức viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
-1 học sinh đọc đề.
-1 học sinh phân tích các chữ: Công ti Giày da Phú Xuân. (tên riêng gồm ba bộ phận tạo thành là : Công ti / Giày da/ Phú Xuân. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cái tên đó là : Công, Giày được viết hoa ; riêng Phú Xuân là tên địa lí, cần viết hoa cả hai chữ cái đầu tạo thành cái tên đó là Phú và Xuân.
Học sinh làm bài.
Đại diện nhóm trình bày.
Học sinh sửa + nhận xét.
VD: Công ti May mặc Thành phố Hồ Chí Minh, Công ti Xuất nhập khẩu bánh kẹo Gia Lai.
- Học sinh thi đua 2 dãy.
Rút kinh nghiệm..
..
SINH HOẠT LỚP TUẦN 34
I. Mục đích yêu cầu:
-Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 34.
-Triển khai công việc trong tuần 35.
-Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
II. Các hoạt động dạy-học
1.Ổn định tổ chức: Cho cả lớp hát một bài.
2. Tiến hành :
* Sơ kết tuần 34
-Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
-Ban cán sự lớp và tổ trưởng bổ sung.
-GV nhận xét chung, bổ sung.
+ Đạo đức :
-Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phát động. 
-Tồn tại : Vẫn còn một số em nói chuyện trong giờ học, chưa có ý thức tự giác học tập, nhất là 15 phút đầu giờ, có em còn đùa nghịch trong giờ học.
+Học tập : - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và sách giáo khoa. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nhiều em tích cực học tập. 	
- Tồn tại : Lớp còn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà, chữ viết của một số em còn cẩu thả, xấu. Môn tập làm văn các em học còn yếu nhiều.
+ Các hoạt động khác :
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
*Tồn tại: - Xếp hàng ra vào lớp chưa nhanh nhẹn. 
*Tuyên dương những em có thành tích tốt.
*Kế hoạch tuần 35
-Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trình tuần 35 theo thời khoá biểu. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 TUAN 34 CHUAN.doc