Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 - Trường tiểu học : Lê Lợi - Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 - Trường tiểu học : Lê Lợi - Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Bài cũ (3)

2. Bài mới :(34)

- Giới thiệu bài - ghi đề

*Luyện đọc:

- Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.

- Yêu cầu 1 HS đọc phần chú giải ở SGK.

- GV chia bài thành 3 đoạn :

 Đoạn 1: Từ đầu mà đọc được

 Đoạn 2: Tiếp theo vẫy cái đuôi

 Đoạn 3: Còn lại.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp

 

doc 29 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 - Trường tiểu học : Lê Lợi - Nguyễn Thị Nguyệt Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ hai, ngày 25 tháng 4 năm 2011
ANH VĂN :
Giáo viên chuyên soạn dạy
TẬP ĐỌC :
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU :
 - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
 - Hiểu nợi dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi- ta- li và sự hiếu học của Rê-mi. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3). HSKG: câu hỏi 4.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV:SGK, phiếu học tập,tranh vẽ
 - HS: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ (3’)
2. Bài mới :(34’)
- Giới thiệu bài - ghi đề 
*Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.
- Yêu cầu 1 HS đọc phần chú giải ở SGK.
- GV chia bài thành 3 đoạn :
 Đoạn 1: Từ đầu  mà đọc được
 Đoạn 2: Tiếp theo  vẫy cái đuôi
 Đoạn 3: Còn lại.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp 
-GV đọc mẫu toàn bài.
*Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đơi đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi SGK.
- Lớp trưởng tỗ chức cho các bạn trình bày sau đó mời GV chốt
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn và rút ra ý nghĩa của bài, sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt:
*Luyện đọc diễn cảm:
-Yêu cầu học sinh nêu cách đọc, thể hiện cách đọc từng đoạn.
- Giáo viên theo dõi, chốt, hướng dẫn cách đọc diễn cảm đoạn cuối ( Như SGV).
- GV đọc mẫu đoạn cuối 	
- Tổ chức HS đọc diễn cảm theo từng tốp 2 em theo vai 
 -Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
3. Củng cố - dặn dò : (3’)
- Dặn HS về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị bài.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1HS đọc chú giải.
- Theo dõi làm dấu vào SGK.
- HS nối tiếp đọc trước lớp.(2 lần)
- Kết hợp phát âm lại từ đọc sai và cách ngắt nghỉ.
- Lắng nghe.
- HS bắt cặp đọc thầm câu chuyện và trao đổi các câu hỏi SGK.
- Từng cặp trình bày, HS khác bổ sung
- Theo dõi phần chốt của GV ở từng câu hỏi
- HS thảo luận theo nhóm 2 em nêu ý nghĩa của bài.
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
- HS nêu cách đọc từng đoạn và thể hiện cách đọc. (3 em mỗi em 1 đoạn)
- Tiếp thu và dùng bút chì gạch dưới các từ GV nêu
- Theo dõi thực hiện.
- 2 HS một lượt thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc tốt nhất.
TOÁN :
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
 - Ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng về giải toán chuyển động đều.
 - Rèn kĩ năng giải các bài toán chuyển động đều.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV: Vở bài tập, SGK, bảng nhóm
 - HS: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ : “Luyện tập ” (3’)
2. Bài mới :(34’)
Bài 1: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu. 
-Yêu cầu HS làm bài vào nháp, 3HS lên bảng.
- Gọi HS nhận xét, sửa bài. 
- Đáp số: 48 km/giờ; 7,5km; 1giờ 12 phút
Bài 2: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu. 
-Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng.
- Gọi HS nhận xét, sửa bài. 
- Đáp số: 1 giờ 30 phút
(Khuyến khích HS khá, giỏi giải theo cách khác)
Bài 3 : Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu. 
-Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng.
- Gọi HS nhận xét, sửa bài. 
- Đáp số: ô tô đi từ A : 36 km/h
 ô tô đi từ B : 54 km/h
3. Củng cố - dặn dò : ( 3’)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính vận tốc ; quãng đường thời gian.
- Nhận xét tiết học
- 1HS đọc, lớp theo dõi.
Nhóm 2 em thảo luận tìm cách giải ; 3HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Làm vở, sửa bài.
- 1HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Làm vở, sửa bài.
KHOA HỌC : (dạy chiều)
TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I. MỤC TIÊU :
 - Kiêến thức: Nêu những nguyên nhân đẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm, biết tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
 - Kĩ năng: Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
 - Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường không khí và nước.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV: Hình vẽ trong SGK trang 138, 139. 
 - HSø: Tranh ảnh về môi trường nước và không khí
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
1.Bài cũ : (3’)
“Tác động của con người đến môi trường đất trồng
2. Bài mới (30’)
- Giới thiệu bài - ghi đề .
*HĐ1 : Tìm hiểu về :Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước ( 12-15 phút)
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm bàn, nội dung:
a.Quan sát hình 1 và 2/138. Nêu nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm không khí và nước ?
b. Quan sát hình 3; 4 ; 5 / 139 sgk và tìm hiểu:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một số cây ở hình 5 bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa sự ô nhiễm môi trường không khí vối sự ô nhiễm môi trường đất và nước.
- Tổ chức cho đại diện các nhóm trả lời, HS nhận xét, bổ sung; GV giúp HS hoàn thiện nội dung trả lời.
Giáo viên kết luận: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp và sự lạm dụng công nghệ, máy móc trong khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
*HĐ2: Liên hệ thực tế ở đại phương 
- - Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận.
a. Liên hệ những việc làm của người dân dẫn đến việc gây ra ô nhiễm môi trường không khí và nước.
b. Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS trình bày ý kiến; HS khác nhận xét
 - Giáo viên kết luận về tác hại của những việc làm trên và
3. Củng cố - dặn dò : (3’)
- Gọi 1 em đọc toàn bộ nộïi dung bạn cần biết 
 - Dặn học bài và chuẩn bị: “Một số .môi trường”.
- Nhóm trưởng điều khiển quan các hình trang 138 / SGK và thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tiếp thu phần chốt củaGV
- Theo dõi GV nêu nội dung thảo luận.
- Bắt cặp trao đổi 2 nội dung và sau đó trình bày; lớp nhận xét và bổ sung.
- 1 em nhắc lại, lớp nhẩm theo.
ĐẠO ĐỨC : (dạy chiều)
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU : Học sinh hiểu
 - Hệ thống lại các cơ quan hành chính của huyện và một số phong tục, tập quán của địa phương nơi mình đang học tập và sinh sống.
 - Biết được địa điểm, công việc của những người làm ở cơ quan hành chính của xã, huyện. 
 - HS có ý thức và tinh thần tự giác góp sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương giàu đẹp.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV: Tranh ảnh về UBND của chính UBND nơi trường học đóng tại địa phương và tư liệu về phong tục tập quán của người dân trong xã, huyện .
 - HS: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : (2’)
2.Bài mới : (30’)
Giới thiệu bài - ghi đề.
*HĐ1: Giới thiệu về UBND trong huyện 
- GV lần lượt cho h quan sát một số hình UBND các xã.
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình phát hiện và nêu đúng tên UBND của từng xã.
- GV giơi thiệu thêm về : Năm xây dựng, chủ tịch, công việc của UBND,
*HĐ2: Giới thiệu phong tục tập quán, lễ hội ở địa phương 
- Yêu cầu HS giới thiệu một số phong tục tập quán của người dân trong xã ,huyện mà em biết
- GV lần lượt chiếu trên màn hình những phong tục tập quán, lễ hội ở địa phương 
 - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình phát hiện và nói tên lễ hội hay phong tục tập quán đó.
- GV cung cấp thêm những thông tin về phong tục tập quán, lễ hội ( phong tục , lễ hội đó diễn ra trong thời gian nào ? Dân tộc nào? )
*HĐ3: Trò chơi “Chọn số” ( 8-10 phút)
- GV giới thiệu cách chơi: trên bảng có 3 ô đánh số theo thứ tự : 1;2;3 . Mỗi số tương ứng một nội dung: Thơ ; tục ngữ và ca dao ; bài hát. Chọn ô số, thực hiện theo nội dung yêu cầu.
- Cho chuẩn bị trong thời gian 1 phút, sau đó thể hiện. Nếu không thực hiện được coi như thua. Người nào thực hiện tốt yêu cầu theo ô số sẽ chiến thắng.
- Yêu cầu 3 tổ chọn ra 3 bạn lên tham gia chơi; lớp trưởng đọc nội dung tương ứng ô số.
- Tuyên dương đội chiến thắng
3. Củng cố - dặn dò : (3’)
- Tổng kết bài học. Nhận xét tiết.
- HS quan sát và liên hệ thực tế nêu tên UBND xã ; HS khác bổ sung.
- Tiếp thu , ghi nhớ.
- HS lần lượt trình bày; HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát trên màn hình và liên hệ thực tế nêu phong tục tập quán, lễ hội ở địa phương .
- Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe GV phổ biến cách chơi.
- Mỗi tổ cử 1 bạn lên chơi. HS còn lại cổ vũ.
- Theo dõi , lắng nghe.
Thứ ba, ngày 26 tháng 4 năm 2011
CHÍNH TẢ :
SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. MỤC TIÊU :
 - kiến thức: Nhớ viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng. 
 - Kĩ năng: Tìm đúng tên các cơ quan, tở chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng ddos (BT2); Viết được mợt tên cơ quan, xí nghiệp, cơng ty.... ở địa phương (BT3).
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2
 - HS :SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ : (3’)
 - GV đọc gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp:
Chòng chành; màu trắng, nhịp võng, cổ tích, cò trắng.)
2. Bài mới :(30’)
* Hướng dẫn nghe - viết chính tả: 
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn.
- Gọi HS đọc thuộc khổ thơ 2,3.
H. Những câu thơ nào cho thất tuổi thơ rất vui và đẹp?
( Giờ con đang lon ton..ngày xưa )
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng viết các từ khó, lớp viết vào giấy nháp các từ : đại bàng, ấu thơ, khó khăn, giành lấy.
- GV nhận xét HS viết từ khó. 
- Yêu cầu viết lại ( nếu sai)
c) Viết chính tả – chấm bài.
- Kiểm tra HS đọc thuộc bài ( 4-5 em)
- ... bài dùng từ chưa sát nghĩa, lặp từ , diễn đạt lủng củng 
 + Viết câu: Dẫn chứng bài văn viết câu chưa đủ bộ phận, chưa rõ ý. 
 +Lỗi chính tả
c) Thông báo điểm số cụ thể 
* Hướng dẫn học sinh chữa bài.
- GV phát vở cho HS
a) Hướng dẫn HS sửa lỗi chung :
- Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. - Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp.
- Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa.
-Yêu cầu cả lớp trao đổi về bài sửa trên bảng.
- Giáo viên sửa lại cho đúng bằng phấn màu 
 b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài :
- Yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV,đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi. 
- Y/c HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- Kiểm tra việc sửa lỗi của HS.
* Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay: 
- GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
- Yêu cầu HS trao đổi để tìm ra được cái hay, cái đáng học của, bài văn. 
- Chốt lại những ý hay cần học tập.
* Thực hành viết lại đoạn văn :
- Yêu cầu HS đọc bài tập 4
- Yêu cầu HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò : (2’)
- Giáo viên nhận tiết học, biểu dương những học sinh viết bài đạt điểm cao và những học sinh đã tham gia chữa bài tốt.
- Quan sát, lần lượt đọc đề và nêu lại yêu cầu trọng tâm của mỗi đề.
- Lắng nghe 
- Quan sát : học tập và rút kinh nghiệm.
- Tiếp thu , học tập và rút kinh nghiệm 
- Cá nhân nhận vở 
- Theo dõi và tự sửa ngoài nháp; 2-3 em lên bảng sửa
- Thực hiện trao đổi , nêu ý kiến và theo dõi GV sửa.
- Mỗi cá nhận tự đọc và sửa 
- Thực hiện đổi vở , rà soát lỗi 
- HS báo cáo,vài em mang vở GV kiểm tra
- Lắng nghe GV đọc 
- Trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc yêu cầu bài 4, lớp theo dõi SGK.
- Từng cá nhân làm bài.
3- 4 em trình bày trước lớp (so với đoạn văn cũ); lớp nhận xét, bổ sung.
TIN HỌC : (dạy chiều)
Giáo viên chuyên soạn dạy
ÂM NHẠC : (dạy chiều)
Giáo viên chuyên soạn dạy
Thứ sáu, ngày 29 tháng 4 năm 2011
TOÁN :
	LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
 - Kiêến thức: Ôn tập củng cố về các kĩ năng thực hành tính nhân, chia và vận dụng tìm thành phần chưa biết của phép tính; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - Kĩ năng: Rèn cho học sinh các kĩ năng tính toán trên. 
 - Thái độ: Vận dụng tốt các bài tập SGK. Thực hiện nề nếp học toán.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV: SGK, VBT, Bảng nhóm
 - HS: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : (3’)
“Luyện tập ” 
2.Bài mới : (33’)
Bài 1: Tính (HS đặt tính)
a) 683 35 1954 425 2438 306
b) 
c) 36,66 : 7,8 15,7 : 6,28 27,63 : 0,45
Bài 2 : Tìm x
a) 0,12 x = 6 b) x : 2,5 = 4
c) 5,6 : x = 4 d) x 0,1 = 
- Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết
- Cho HS làm vào vở. 4 Hs lên bảng làm.
- Chốt lại bài
Bài 3 : Giải
Số kilôgam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu :
2400 : 100 35 = 840 (kg)
Số kilôgam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ hai :
2400 : 100 40 = 960 (kg)
Số kilôgam đường cửa hàng đó đã bán trong hai ngày đầu :
840 + 960 = 1800 (kg)
Số kilôgam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ ba :
2400 - 1800 = 600 (kg)
Đáp số : 600 kg
Bài 4 : 
- Yêu cầu HS đọc đề, tìm hiểu đề và giải vào vở.
- GV chấm một số lỗi.
- Nhận xét chốt lại lời giảng
3.Củng cố - dặn dò : (2’)
- Nhận xét tiết học
- HS tự làm vở nháp 
- 3 HS lên bảnglàm. Cả lớp nhận xét chữa bài.
- HS nêu
- Làm vào vở. 4 Hs lên bảng làm.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS tìm hiểu đề.
- Nêu cách giải và giải vào vở
- 1 em lên giải bảng lớn.
- Chữa bài vào vở (nếu sai).
MĨ THUẬT :
Giáo viên chuyên soạn dạy
KĨ THUẬT :
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU :
 - Kiến thức: Chọn được các chi tiết đẻ ghép mơ hình tự chọn.
 - Kĩ năng:Lắp được mợt mơ hình tự chọn.
 - Thái đợ: Tự hào về mô hình mình đã tự lắp đúng.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK.
 - HS : Bộ mô hình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ : (2’)
 - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2.Bài mới:(30’)
*HĐ1: Thực hành lắp ráp mô hình đã chọn
a. Chọn các chi tiết.
- Yêu cầu HS chọn và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
- GV kiểm tra, bổ sung chi tiết còn thiếu.
b. Lắp từng bộ phận.
- Y/c HS nhắc lại quy trình lắp ráp mô hình tự chọn (ghi nhớ).
- Yêu cầu mở SGK, quan sát lại các hình và nội dung từng bước lắp
 Mẫu1: Lắp máy bừa 
 Lắp xe kéo : ( H 1)
+ Thực hành lắp ( như hình 1.)
 Lắp bộ phận bừa : ( H 2)
+ Thực hành lắp ( như hình 2.)
 Mẫu 2: Lắp băng chuyền
Lắp giá đỡ băng chuyền : ( H 3)
+ Thực hành lắp ( như hình 3.)
Lắp băng chuyền : ( H 4)
+ Thực hành lắp ( như hình 4.)
- Yêu cầu HS lắp ráp mô hình tự chọn theo các bước SGK.
- GV quan sát và hứơng dẫn, giúp đỡ thêm
*HĐ2: Đánh gía sản phẩm 
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm bàn
- Yêu cầu lớp cử 3 bạn làm giám khảo
- Tuyên dương những em có sản phẩm đạt ( A+) và những em có thái độ học tập tốt
3. Củng cố - dặn dò : (3’)
- Về nhà tập lắp ghép. Chuẩn bị: “Lắp ghép mô hình tự chọn”.
- HS tiến hành cùng chọn đúng các chi tiết cần dùng và để đúng vị trí yêu cầu
- 2HS nhắc lại, n/xét, bổ sung.
- Mở SGK quan sát
- Quan sát hình 1 thực hành lắp ráp.
- Quan sát hình 2 thực hành lắp ráp.
- Quan sát hình 3 thực hành lắp ráp.
- Quan sát hình 4 thực hành lắp ráp.
- Quan sát và lắp hoàn chỉnh mô hình tự chọn. Sau đó kiểm tra hoạt động của mô hình đó
- Mỗi bàn chọn ra 2 sản phẩm lên trưng bày 
- Cử 3 bạn làm giám khảo
- Lớp theo dõi, giám sát
- Khen ngợi và học tập
TẬP LÀM VĂN :
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU :
 - Kiến thức: Biết nhận ra lỗi sai, tự sửa một số lỗi sai cơ bản như chính tả, dùng từ, sắp xếp ý ở mức độ phù hợp. Biết tham gia sửa lỗi chung; tự viết lại đoạn văn cho hay hơn.
 - Kĩ năng: HS viêết lại bài văn cho đđúng.
 - Thái đđộ: Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo, học hỏi điều hay.
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV: Bảng phụ ghi 3 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý. 
 - HS : SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : (3’)
- Yêu cầu học sinh nêu:Dàn bài của bài văn tả người.
- Gv nhận xét và đánh giá
2.Bài mới : (30’)
* Phân tích yêu cầu của đề và bài làm của HS:
- GV đưa bảng phụ ghi 3 đề ra trước lớp ( T.33/188)
-Yêu cầu HS đọc và nêu lại yêu cầu của mỗi đề.
- Phân tích ưu khuyết điểm trong bài làm của học sinh 
 + Đọc cho học sinh nghe 2-3 bài có cách sắp xếp hợp lý.
 + Một số bài quá nghèo ý, sắp xếp lộn xộn. Dẫn chứng 2 – 3 bài
- Thông báo kết quả : 
* Hướng dẫn HS chữa bài: 
- Trả bài cho HS.
a) Hướng dẫn HS sửa lỗi chung :
- Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp.
- Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa.
 -Yêu cầu cả lớp trao đổi về bài sửa trên bảng.
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài :
- Yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV,đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi. 
- Yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- Kiểm tra việc sửa lỗi của HS.
* Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay: 
- GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
- Yêu cầu HS trao đổi để tìm ra được cái hay, cái đáng học của, bài văn. ( điểm thành công ,hạn chế của bài văn )
- Chốt lại những ý hay cần học tập.
* Thực hành viết lại đoạn văn : 
- Yêu cầu HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
3.Củng cố - dặn dò : (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại; chuẩn bị bài “ôân tập cả năm”
- Thực hiện cá nhân, lớp theo dõi nhận xét.
-1 em nhắc lại đầu bài 
- 3 em thực hiện đọc nối tiếp , lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Lắng nghe giáo viên chốt.
- Tiếp thu , học tập và rút kinh nghiệm 
- Thực hiện quan sát, nhận xét.
- Thực hiện quan sát, nhận xét, sửa bài.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Thực hiện phân tích, sửa lỗi sai.
 - Lắng nghe kết qủa.
- Cá nhân nhận vở 
- Theo dõi và tự sửa ngoài nháp; 2-3 em lên bảng sửa
- Thực hiện trao đổi , nêu ý kiến và theo dõi GV sửa.
- Lắng nghe GV đọc 
- Trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc yêu cầu bài2, lớp theo dõi SGK.
- 4 - 5 em trình bày trước lớp; lớp nhận xét, bổ sung.
ANH VĂN : (dạy chiều)
Giáo viên chuyên soạn dạy
SINH HOẠT LỚP ĐỘI :
CHỦ ĐỀ KÍNH YÊU BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU :
 - Học sinh sinh hoạt vui vẻ, bổ ích
 - Học sinh hiểu về Bác Hồ
II. CHUẨN BỊ :
 - Tư liệu , tranh ảnh về Bác
III. CÁC HOẠT ĐỘNG : 
 - Học sinh hát đội ca
 - Phân đội trưởng báo cáo sĩ số, tình hình rèn luyện và học tập của các đội viên của phân đội mình.
 - Chi đội trưởng báo cáo kết quả,đánh giá chung, xếp thi đua.
 - Chi đội trưởng hướng dẫn các bạn:
 + Sưu tầm những tranh, ảnh, tư liệu về Bác Hồ kính yêu. 
 + Từng tổ lên trình bày tư liệu của mình và thuyết trình.
 + Cho học sinh hát những bài hát về Bác Hồ : Đảng của em, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh 
 - Giáo viên nhận xét buổi sinh hoạt và phổ biến kế hoạch tuần tới.
 Ban giám hiệu kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 T34 CKTKN B1.doc