Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5

Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm:

Một số biện pháp

rèn kĩ năng làm văn miêu tả

cho học sinh lớp 5

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÍ DO ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

 T

 iếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt. Trong nhà trường tiểu học, tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng thời, Tiếng Việt cũng là một môn học: môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt như nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt. Học tiếng Việt, học sinh còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Trong chương trình Tiểu học mới, môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi môn có nhiệm vụ rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó chú trọng vào các kĩ năng nghe, nói, viết. Đối

với phân môn này, học sinh phải được hình thành và rèn luyện năng lực trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBNN tỉnh hải dương
Sở giáo dục và đào TẠO .
===== *** =====
Tên sáng kiến
Một số biện pháp
rèn kĩ năng làm văn miêu tả
cho học sinh lớp 5
 Môn: Tiếng Việt.
 Khối, lớp: 5
Nhận xét chung
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm thống nhất
 Bằng số : ...................................................
 Bằng chữ: .................................................
 Giám khảo số 1:...........................................................................................
 Giám khảo số 2: ..........................................................................................
Năm học 2010 – 2011
Sở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO hải dương
Trường tiểu học văn đức
 số phách
Tên sáng kiến
Một số biện pháp
rèn kĩ năng làm văn miêu tả
cho học sinh lớp 5
 Môn: Tiếng Việt.
 Tên tác giả: Đỗ Duy Nhất.
Xác nhận của nhà trường, kí, đóng dấu.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Sở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO hải dương
Phòng giáo dục và đào tạo chí linh.
Số phách
Hội đồng cấp tỉnh ghi
Tên sáng kiến
Một số biện pháp
rèn kĩ năng làm văn miêu tả
cho học sinh lớp 5
 Môn: Tiếng Việt.
 Khối, lớp: 5
Đánh giá của hôi đồng cấp thị xã
(Nhận xét, xếp loại, kí tên, đóng dấu)
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 Tên tác giả:....................................................................................
 Đơn vị công tác........................................................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp
rèn kĩ năng làm văn miêu tả
cho học sinh lớp 5
A. Phần mở đầu
I. Lí do đề xuất sáng kiến kinh nghiệm
 T
 iếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt. Trong nhà trường tiểu học, tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng thời, Tiếng Việt cũng là một môn học: môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt như nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt. Học tiếng Việt, học sinh còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Trong chương trình Tiểu học mới, môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi môn có nhiệm vụ rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó chú trọng vào các kĩ năng nghe, nói, viết. Đối 
với phân môn này, học sinh phải được hình thành và rèn luyện năng lực trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau. 
Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn 
là phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập làm văn là xây dựng các văn bản (nói và viết), học sinh cần huy động tất cả các kiến thức tiếng Việt tiếp thu được qua việc học Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện Trong khi đó, học sinh nhà trường có một số em là học sinh yếu, học sinh nhận thức chậm nên việc giúp các em này đạt được các yêu cầu trên là vấn đề nan giải. Những học sinh này thường rất ngại học Tập làm văn. 
Với học sinh lớp 5, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh là cần thiết. Bởi lẽ văn miêu tả học sinh khó tiếp thu, các em dễ lẫn với kể, thuật sự việc.. mà văn miêu tả ở lớp 5 cũng chiếm thời lượng học rất lớn. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học sinh học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học lên lớp trên. 
Đối với học sinh yếu, học sinh nhận thức chậm, việc giúp các em làm được bài văn miêu tả là đạt được mục tiêu: dạy học theo “Chuẩn kiến thức thức kĩ năng, phân hoá đối tượng học sinh và tích hợp lồng ghép Giáo dục Bảo vệ môi trường từ đó giáo dục kĩ năng sống cho học sinh”. Học sinh học, làm được một bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em, giúp các em khám phá được cái đẹp qua việc xây dựng văn bản. 
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học: Dạy học theo “Chuẩn kiến thức thức kĩ năng, phân hoá đối tượng học sinh và tích hợp lồng ghép giáo dục Bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh”. Thực hiện việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, dạy học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả nói riêng, tôi đã chọn đề tài: 
Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả
cho học sinh lớp 5.
II. Mục đích nghiên cứu 
 Nghiên cứu đề tài, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích góp một phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với việc nghiên 
cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn Tập làm văn trong trường Tiểu học nói riêng, ngành giáo dục nói chung. Điều này càng có ý nghĩa nếu đề tài thành công sẽ đồng thời là chất lượng học tập của các em học sinh yếu, học sinh nhận thức chậm được nâng lên.
 Chỉ tiêu: Cuối năm học, 100% học sinh có thể làm được bài văn miêu tả theo yêu cầu. Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng về văn miêu tả đã được học, học sinh có thể vận dụng học tiếp lên lớp trên. 
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu
Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh nghiệm nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học kiểu bài miêu tả cho học sinh lớp Năm. Với phạm vi nghiên cứu hẹp như vậy, tôi hi vọng sẽ thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của một nhà giáo trong giai đoạn mới. Đó là dạy học theo “Chuẩn kiến thức thức kĩ năng, phân hoá đối tượng học sinh và tích hợp lồng ghép Giáo dục Bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh”.
 2. Đối tượng nghiên cứu: 
Đối tượng nghiên cứu là: Học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học. Trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi có chú ý phân loại đối tượng học sinh lớp dạy và học sinh khối 5 theo trình độ ngay từ đầu năm học để triển khai đề tài và theo dõi kết quả giảng dạy: 
Tổng số
Khá
giỏi
Trung bình
Nhận thức chậm
Yêú
Ghi chú
Lớp 5C
27
5
13
5
4
Khối 5
112
22
53
24
13
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
Chọn đề tài này để nghiên cứu, tôi đề ra những nhiệm vụ cho từng giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn 1: (Năm học 2008 – 2009):
+ Điều tra phân loại đối tượng học sinh lớp 5 của nhà trường. Từ đó mạnh dạn áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt kiểu bài miêu tả trong chương trình Tiếng Việt lớp 5. 
+ Trên cơ sở các giải pháp đã áp dụng, tôi sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm trong dạy học kiểu bài miêu tả cho học sinh lớp 5.
2. Giai đoạn 2: (Năm học 2009-2010 và những năm tiếp theo)
+ Phát triển sáng kiến kinh nghiệm thành đề tài nghiên cứu. Tiếp tục áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 5, nhất là học sinh yếu, học sinh nhận thức chậm yêu thích và học tốt kiểu bài miêu tả. 
+ áp dụng những biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả có hiệu quả vào thực tế giảng dạy ở lớp chủ nhiệm và khối 5 của tổ chuyên môn.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu tài liệu: Các loại sách tham khảo, Hướng dẫn dạy học theo Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt, Chuyên san của Bộ giáo dục, các loại sách tiếng việt lớp 4, lớp 5, tài liệu giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh trên máy vi tính, tài liệu tham khảo trên mạng Intenet.v.v.
2. Đi thực tế: Dự giờ đồng nghiệp, tham gia giảng dạy các bài tập đọc, luyện từ và câu, chính tả.... liên quan đến văn miêu tả.
3. Phương pháp điều tra: Khảo sát, phân loại trình độ học sinh lớp dạy, khối 5 của trường theo từng giai đoạn học và so sánh kết quả.
 4. Phương pháp luyện tập, thực hành: áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy các lớp được phân công và ra đề khảo sát, theo dõi các bài kiểm tra định kì dạng bài văn miêu tả để đối chứng.
 5. Tổng kết kinh nghiệm: Phân tích sản phẩm là các bài khảo sát, các tiết dạy trên lớp, các tiết dự đồng nghiệp để rút kinh nghiệm tìm ra biện pháp mới, chỉnh sửa các biện pháp sao cho hiệu quả hơn.
B. Phần Nội dung nghiên cứu.
 I. cơ sở lí luận và thực tiễn. 
 *Đặc điểm tình hình trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
1. Thuận lợi
a. Giáo viên
+ Đội ngũ giáo viên đã tích lũy ... , kết bài:
*Đoạn mở bài:
Em và Hương Giang chơi thân với nhau từ năm lớp Ba. Chúng em rất thân nhau, đi đâu chúng em cũng cặp kè bên nhau.
*Đoạn thân bài:
Bằng tuổi em nhưng bạn Hương Giang đứng chỉ đến vai em. Bạn có nước da 
ngăm ngăm của một người miền núi quen dãi dầu nắng mưa. Những ngày chủ nhật, đi chăn bò, Hương Giang để đầu trần, đi chân không nên mái tóc bạn không đen như tóc em mà vàng hoe, khen khét mùi nắng. Bạn rất hay cười. Mỗi khi bạn cười, hai lúm đồng tiền hiện rõ trên khuôn mặt ngăm đen. Hương Giang có đôi mắt to rất đẹp với hàng lông mi dài, cong. Đôi mắt luôn ánh lên những tia nhìn hồn nhiên, chất phác. Hương Giang viết chữ rất đẹp. Bạn đã được chọn vào đội tuyển dự thi viết chữ đẹp cấp thị xã và bạn đã đạt giải Ba. Thầy giáo hay lấy bạn làm gương cho chúng em noi theo để rèn chữ. Mấy hôm nay, thầy giáo đi công tác, cô Mai Loan dạy thay. Cô giáo rất hay khen Hương Giang vì bạn hiểu bài rất nhanh và hay phát biểu. Em chưa bao giờ thấy Hương Giang cãi nhau với ai.
*Đoạn kết bài:
Mỗi khi vắng Hương Giang, em cứ cảm thấy nhớ nhớ. Em sẽ cố gắng chân thành với Hương Giang để tình bạn của chúng em mãi mãi bền lâu. Và nhất là em phải cố gắng rèn chữ viết để có những trang chữ đẹp giống như bạn.
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh mục đích của từng đoạn văn. Đoạn mở bài có tác dụng giới thiệu cho người đọc, người nghe biết xuất xứ nhân vật. Đoạn thân bài là bức tranh vẽ bằng lời hình dáng, đường nét, cử chỉ hoạt động, tính nết của nhân vật. Có chọn được những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu ta mới vẽ được một nhân vật 
mang những cá tính riêng. Bạn học sinh trong bài là một học sinh miền núi với những đặc điểm riêng, cá tính riêng không lẫn với bất cứ một bạn học sinh nào khác. Đoạn kết bài mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Không thể có đoạn kết bài chung cho mọi học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nêu được cảm xúc tự nhiên, chân thật, không sáo rỗng kiểu như: Em rất yêu quý bạn
III. Kết quả 
 Sau một thời gian thực hiện áp dụng chuyên đề vào giảng dạy, theo nhận định của tôi, chất lượng học tập kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 5 có sự chuyển biến rõ rệt.
 *Kết quả khảo sát môn Tập làm văn - đầu năm học 2009 – 2010:
Đề bài: Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất. 
Đối tượng
Tổng số
Nữ
Yếu
Trung Bình
Khá
Giỏi
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Lớp 5A
29
16
10
34,5
10
34,5
8
27,6
1
3,4
 *Kết quả bài Tập làm văn kiểm tra viết của học sinh trong tuần 32 – cuối năm học 2009 – 2010:
Đề bài: Chọn một trong các đề sau :
1. Tả một ngày mới bắt đầu trên quê em.
 2. Tả một đêm trăng đẹp..
3. Tả trường em trước buổi học
4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích..
 Đối tượng
Số HS
 làm bài
Điểm
Yếu
Trung Bình
Khá
Giỏi
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Lớp 5A
29
0
0
5
17,2
16
55,2
8
27,6
*Kết quả khảo sát đầu năm - Môn Tập làm văn - Năm học 2010 – 2011: Đề bài: Chọn một trong hai đề sau :
 1.Em hãy tả một con vật nuôi mà em yêu quý nhất. 
 2. Em hãy tả một cây cho bóng mát mà em thích nhất.
Đối tượng
Tổng số
Nữ
Yếu
Trung Bình
Khá
Giỏi
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Lớp 5C
27
12
9
33,3
11
40,8
7
25,9
0
0
Khối 5
112
57
36
32,1
42
37,5
30
26,8
4
3,6
 *Kết quả bài kiểm tra viết của học sinh trong tuần 4- Năm học 2010 – 2011:
Đề bài: Chọn một trong các đề sau :
1. Tả một buổi sáng (hoặc trưa, chiều..) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương dẫy...)
2. Tả một cơn mưa.
3. Tả ngôi nhà của em.
Đối tượng
Tổng số
Nữ
Yếu
Trung Bình
Khá
Giỏi
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Lớp 5C
27
12
7
25,9
11
40,8
9
33,3
0
0
Khối 5
112
57
31
27,7
42
37,5
35
31,2
4
3,6
 Sau khi triển khai Chuyên đề trong tổ, kết quả học tập của học sinh tiến bộ rõ nét hơn (khi theo dõi kết qủa học văn miêu tả của lớp 5C và khối 5) như sau.
 *Kết quả bài Tập làm văn kiểm tra viết của học sinh trong giữa học kì I- Năm học 2010 – 2011: 
 Đề bài: Hãy tả một cảnh đẹp của quê hương em mà em yêu thích (học sinh tha hồ chọn cảnh phù hợp để miêu tả)
Đối tượng
Tổng số
Nữ
Yếu
Trung Bình
Khá
Giỏi
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Lớp 5C
27
12
2
7,4
10
37,0
10
37,0
5
18,6
Khối 5
112
57
10
8,9
43
38,4
40
35,7
19
17,0
 *Kết quả bài Tập làm văn kiểm tra viết của học sinh trong tuần 10 - Năm học 2010 – 2011:
Đề bài: Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. (học sinh được gợi ý chọn thời điểm của cảnh sao cho phù hợp để miêu tả theo cảm xúc của cá nhân)
Đối tượng
Tổng số
Nữ
Yếu
Trung Bình
Khá
Giỏi
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Lớp 5C
27
12
0
0
9
33,3
12
44,5
6
22,2
Khối 5
112
57
4
3,6
40
35,7
45
40,2
23
20,5
 *Kết quả bài Tập làm văn kiểm tra viết của học sinh trong tuần 16 - Năm học 2010 – 2011: 
 Đề bài: Chọn một trong các đề sau:
Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói. 
2.. Tả một người thân(Ông, bà, cha, mẹ anh em...) của em.
3. Tả một bạn học của em.
4. Tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, y tá cô giáo, thầy giáo...) đang làm việc.
 Đối tượng
Số HS
 làm bài
Điểm
Yếu
Trung Bình
Khá
Giỏi
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Lớp 5C
27
0
0
7
25,9
11
40,8
9
33,3
Khối 5
112
2
1,8
34
30,3
44
39,3
32
28,6
*Kết quả bài Tập làm văn kiểm tra viết của học sinh trong Cuối học kì I - Năm học 2010 – 2011:
Đề bài: Em hãy tả một người thân đang làm việc ở nhà (nấu cơm, khâu vá, gặt giũ, làm vườn, xây nhà...) mà em có dịp quan sát.
Đối tượng
Số HS
 làm bài
Điểm
Yếu
Trung Bình
Khá
Giỏi
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Lớp 5C
27
0
0
6
22,2
11
40,7
10
37,1
Khối 5
112
0
0
32
28,6
43
38,4
37
33,0
 *Kết quả bài Tập làm văn kiểm tra viết của học sinh trong tuần 20 - Năm học 2010 – 2011:
Đề bài: Chọn một trong các đề sau :
1. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
2. Tả một người đang ca hát mà em được chứng kiến nơi em sinh sống.
 3. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
4. Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc.
 Đối tượng
Số HS
 làm bài
Điểm
Yếu
Trung Bình
Khá
Giỏi
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Lớp 5C
27
0
0
5
18,4
11
40,7
11
40,7
Khối 5
112
0
0
29
25,9
44
39,3
39
34,8
C. kết luận và kiến nghị
 I. Kết luận và Bài học kinh nghiệm khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Sau một thời gian áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 5 và khối 5 trong trường, qua các kết quả kiểm tra, đề tài đã thu được một số kết quả khả quan nhất định. Học sinh có những chuyển biến rõ rệt trong việc học kiểu bài miêu tả của chương trình Tập làm văn lớp 5: Chất lượng học tập đi lên rõ rệt. Đồng thời, bản thân tôi cũng rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
1. Trước hết, người thầy giáo phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy.
2. Nhiệm vụ quan trong bậc nhất của người giáo viên tiểu học là phải nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh, người giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh. 
3. Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn  để nắm bắt những thông tin về nội dung, phương pháp của chương trình môn Tiếng Việt. Từ đó, giáo viên mới có thể lập kế 
hoạch dạy học và kế hoạch bài học một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau.
4. Dạy Tập làm văn theo quan điểm tích hợp kiến thức, kĩ năng giữa bài trước với bài sau, giữa các phân môn Tiếng Việt với nhau, giữa lớp dưới với lớp trên.
5. Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm khuyến khích học sinh bộc lộ trí tuệ và cảm xúc của mình trong các ngôn bản mà các em tạo lập:
+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Trên cơ sở các văn bản mẫu, học sinh khai thác, nhận biết kết cấu bài văn, trình tự miêu tả.
+ Phương pháp trực quan: Học sinh phải được quan sát đối tượng miêu tả. Các em có thể quan sát đối tượng tả trên thực tế ở lớp hoặc ở nhà, quan sát qua phim ảnh. Vận dụng công nghệ thông tin (Giáo án điện tử..v.v..) trong dạy học, tạo điều kiện cho học sinh quan sát những đối tượng miêu tả không có ở địa phương để mở rộng hiểu biết cho các em. 
+ Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Dựa vào văn bản mẫu, học sinh tạo lập các văn bản mới theo nét riêng của các em.
+ Phương pháp thực hành giao tiếp: Tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh được trình bày sản phẩm của mình, được tranh luận để tìm ra cái mới.
II. Kiến nghị.
Với những kết quả ban đầu thu được sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5”, tôi đề nghị Nhà trường tạo điều kiện cho tôi tiếp tục triển khai đề tài trong tổ chuyên môn của nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt nói riêng, chất lượng dạy học toàn diện cho học sinh lớp 5 nói chung.
 Chí Linh Ngày 22 tháng 02 năm 2011
 Người viết
Mục lục
Phần Mở đầu. Trang
 I. Lí do đề xuất sáng kiến kinh nghiệm. 4 
 II. Mục đích nghiên cứu. 5
 III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu. 6
 IV. Phương pháp nghiên cứu. 7
Phần Nội dung.
 I. Cơ sở lí luận và thực tiễn. 8
 II. Một số biện pháp đã áp dụng nhằm giúp học sinh học tốt kiểu bài 
văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 5. 11
 III. Kết quả thực nghiệm. 21
C. Kết luận và kiến nghị. 
 I. Kết luận và bài học kinh nghiệm khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm. 25
 II. Kiến nghị. 26.
 * Ghi chú: Để đảm bảo cho giá trị của phách, tác giả không ghi đúng tên trường nơi đang công tác trong các dẫn chứng đưa ra có trong SKKN.
Tài liệu tham khảo
1. Pôlya: Tâm lý học - NXB giáo dục, 1990 (Bản dịch Tiếng Việt).
2. Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học - Bộ
 Giáo dục và Đào tạo- tháng 3 năm 2009.
3. Nguyễn Bá Kim , Lý luận dạy học, NXB giáo dục 1992.	
4. Ngô Trần ái, Nguyễn Quý Thao: Tiếng Việt 5, NXB giáo dục 2007.	
 5. Chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tiếng việt cấp Tiểu học - 
 tháng 8 năm 2009.
 6. Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt - Tạp chí khoa học giáo dục.
	7. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 - Tập 1 - 2 nhà xuất bản giáo dục năm 2007.
8. Ngô Trần ái, Nguyễn Quý Thao: Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học - lớp 5 (Tài liệu dành cho giáo viên)

Tài liệu đính kèm:

  • dockkn DAY TAP D LOP 5 DO DUY NHAT(1).doc