Giáo án Lớp 5 tuần 34 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Giáo án Lớp 5 tuần 34 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Tiết 2: Tập đọc

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Đọc đúng các tiếng khó: lãmiếc, mảnh gỗ mỏng, xao nhãng, chữ gỗ, . . .

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, xao nhãng, . . .

- Hiểu nội dung bài: Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.

- Biết chăm chỉ học hành qua gương hiếu học trong câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ bài trang 153, SGK

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn đọc diễn cảm

 

doc 22 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1095Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 34 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 08/05/2010
Thứ 2 ngày 10 tháng 5 năm 2010
 Tiết 1: CHÀO CỜ
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Tập đọc
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Đọc đúng các tiếng khó: lãmiếc, mảnh gỗ mỏng, xao nhãng, chữ gỗ, . . . 
Hiểu các từ ngữ khó trong bài: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, xao nhãng, . . .
Hiểu nội dung bài: Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.
Biết chăm chỉ học hành qua gương hiếu học trong câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh hoạ bài trang 153, SGK
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn đọc diễn cảm 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bài Sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi SGK
 Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh.
Luyện đọc:HS khá đọc bài.
 - 3 HS đọc nối tiếp bài theo 3 đoạn kết hợp luyện đọc từ khó.
 - HS đọc nối tiếp bài và giải nghĩa từ đọc chú giải SGK.
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc mẫu bài.
b. Tìm hiểu bài:
Một em đọc câu hỏi cuối bài – cả lớp đọc thầm lại bài.
HS đọc thầm bài, thảo luận (nhóm 4) để trả lời câu hỏi cuối bài.
GV nêu câu hỏi cho HS trả lời và chốt lại ý đúng.
Câu 1: (HS đọc câu hỏi SGK )
Câu 2: (HS đọc câu hỏi SGK )
Câu 3: (HS đọc câu hỏi SGK )
+ Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi haut rong kiếm sống
+ Lớp học của Rê-mi có cả một chú chó. Nó cũng là thành viên của gánh xiếc. Sách là những chiếc gỗ mỏng khắc chữ, được cụ Vi-ta-li nhặt trên đường
+* Lúc nào trong túi Rê-mi cũng chứa đầy những mảnh gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mđã thuộc tất cả các chữ cái. 
* Khi bị thầy chê trách, so sánh với con chó Ca-pi vì chậm biết đọc, từ đó cậu không dám xao nhãng một phút nào.
* Khi thầy hỏi có muốn học nhạc không, Rê-mi đã trả lời đó là điều cậu thích nhất.
GV: Cậu bé Rê-mi rất ham học, cuộc đời lưu lạc của cậu đã may mắn gặp được cụ Vi-ta-li. Lớp học của cậu là những bãi đất trống, không có bảng, không có bàn ghế, không bút mực, .. .đồ dùng học tập duy nhất là những mảnh gỗ khắc chữ cái. Thời gian học của cậu là những lúc nghỉ chân, vậy mà trong lòng cậu vẫn say mê học nung nấu niềm 
đam mê. Đó là âm nhạc.
Câu 4: (HS đọc câu hỏi SGK)
+ Trẻ em cần được dạy dỗ học hành.
+ Người lớn cần quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ em được học tập. Trẻ em cần phải cố gắng, say mê học tập.
 HS tìm nội dung bài, phát biểu- lớp nhận xét, bổ sung.
GV ghi nôïi dung lên bảng.
Nội dung: Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ của cụ Vi-ta-li và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi
Đọc diễn cảm:
3 em đọc bài nối tiếp - Lớp nhận xét tìm giọng đọc đúng.
GV treo đoạn văn đọc đọc cảm ( đoạn cuối) . – GV hướng dẫn đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc diễn cảm. - HS thi đọc diễn cảm. GV nhận xét và cho điểm HS.
C. Củng cố: HS nêu lại nội dung.
D. Dặn dò: Về nhà tìm đọc truyện Không gia đình và chuẩn bị bài Nếu trái đất thiếu trẻ em
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG 
KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Sau bài học, học sinh biết
Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc không khí, nước bị ô nhiễm.
Liên hệ với thực tế với những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
Nêu tác hại của sự ô nhiễm không khí và nước.
HS có ý thức bảo vệ môi trường không khí và nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Hình trang 138, 139 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ:Nêu nguyên nhân rừng bị tàn phá và hậu quả của việc phá rừng?
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài ghi bảng.
Hoạt động 1: Quan sát tranh, thảo luận
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình trang 138 SGK để trả lời các câu hỏi:+ Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm môi trường nước và không khí?
Quan sát hình trang 139 SGK để trả lời các câu hỏi:
+ Điều gì sẽ xẩy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 SGK bị trụi lá? Nếu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước.
Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhom khác nhận xét, bổ sung.
 * Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra.
 * Nguyên nhân gây ô nhiễm nước:
Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, phân bón hoá học chảy ra sông, biển.
Sự đi lại của tàu thuyền trên sông biển thải ra khí độc, dầu nhớt, . . . .
 . .. . . .. . . ..
Kết luận: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải và vật chất.
Hoạt động 2: Thảo luận
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận
+ Liên hện những việc làm của người dân địa phương dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường không khí và nước.
+ Nêu tác hại của của việc ô nhiễm môi trường không khí và nước.
- Đại diện trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV kết luận.
C. Củng cố: HS làm bài trong vỡ BT.
D. Dặn dò: Về nhà học bài và có ý thức tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường nước và không khí.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.	
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải toán về chuyển động đều.
Thực hành làm tốt các bài tập.
HS học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: 
Dạy bài mới: GV hướng dẫn HS làm bài và chữa bài
Bài 1: 
HS đọc yêu cầu bài, xác định dạng toán, nêu cách giải.
HS làm bài vào vở, một em làm bài vào bảng phụ.
Gắn bảng phụ chữa bài.
Bài 2: Trình tự thực hiện tương tự bài 1.
Bài 3: Trình tự thực hiện tương tự bài 1.
Bài giải:
a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Vận tốc của ô tô là:
 120 : 2,5 = 48 (km/giờ)
 b) Nữa giờ = 0,5 giờ
 Quãng đường từ nhà Bình đến bean xe là:
 15 x 0,5 = 7,5 (km)
c) Thời gian người đó đi bộ là:
 6 : 5 = 1,2 (giờ)hay 1 giờ 12 phút
 Đáp số: 1,2 giờ hay 1 giờ 12 phút
Bài giải:
Vận tốc của ô tô là:
 90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là:
 60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB là:
90 : 30 = 3 (giờ)
Vậy ô tô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là: 3 – 1,5 = 1,5 (giờ)
Đáp số: 1,5 giờ
Bài giải:
Tổng vận tốc hai ô tô là:
180 : 2 = 90 (km/giờ)
Vận tốc ô tô đi từ B là:
90 : (2 + 3) x 3 = 54 (km/giờ)
Vận tốc ô tô đi từ A là:
90 – 54 = 36 (km/giờ) 
Đáp số: 54 km/giờ
 36 km/giờ
C. Củng cố: HS nêu lại cách tính của một số bài toán.
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (Không có tài liệu )
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Tiếp tục củng cố hành vi, thái độ của các bài đạo đức đã học.
Giúp HS chủ động, biết cách xử lí các tình huống trong mọi trường hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Vở BT Đạo Đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới: 
HS lần lượt các bài đạo đức đã học:
Uỷ ban nhân dân xã, phường em
Em yêu Tổ quốc Việt Nam
Em yêu hoà bình
Em tìm hiểu về LHQ
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
HS trao đổi, gợi nhớ lại nội dung của bài.
Chia lớp thành 5 nhóm gắn với 5 nội dung bài, các nhóm chọn tình huống trong nội dung bài của nhóm mình và thảo luận, tìm cách giải quyết tình huống.
Các nhóm đóng vai trình bày lại cách giải quyết tình huống.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung và nhắc lại nội dung bài.
C. Củng cố : HS nhắc lại ghi nhớ của từng bài
D. Dặn dò: Về nhà ôn lại các bài đạo đức đã học.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn 08/05/2010
Thứ 3 ngày 11 tháng 5 năm 2010
 Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Giúp HS củng cố kiến thức và kĩ năng giải bài toán có nội dung hình học
Làm tốt các bài tập.	
HS có ý thức học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới: Tổ chức, hướng dẫn cho HS làm bài tập và chữa bài.
Bài 1:
- HS đọc BT, xác định dạng toán, nêu cách tính.
- HS làm bài vào vở, một em làm bảng phụ.
- Gắn bảng phụ chữa bài.
Bài 2: PP thực hiện tương tự bài 1.
Bài 3: PP thực hiện tương tự bài 1
Bài giải:
Chiều rộng nền nhà là: 8 x = 6 (m)
Diện tích nền nhà là: 8 x 6 = 48 (m2)
 = 4800 dm
Diện tích một viên gạch là: 4 x 4 = 16 (dm2)
Số viên gạch là: 4800 : 16 = 300 (viên)
Số tiền mua gạch là: 300 x 2000 = 6000000 (đ)
Bài giải:
a) Cạnh hình vuông là: 96 : 4 = 24 (m)
Diện tích mảnh đất hình vuông = hình thang là:
24 x 24 = 576 (m2)
Chiều cao mảnh đất hình thang là:
576 : 36 = 16 (m)
b) Tổng hai đáy hình thang là: 36 x 2 = 72 (m)
độ dài đáy lớn của hình thang là: 
(72 + 10 ) : 2 = 41 (m)
Đôï dài đáy bé hình thang là:
72 – 41 = 41 (m)
Đáp số ... dưới lớp nêu câu hỏi để bạn trả lời.
HS nhận xét bạn kể theo tiêu chí đã nêu.
GV nhận xét và cho điểm từng HS.
Củng cố: Một em nêu lại mục đích yêu cầu của tiết học.
Dặn dò: Về nhà tập kể lại chuyện.
Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU(Dấu gạch ngang)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Ôn tập kiến thức về gạch ngang.
Làm đúng các bài tập thực hành về kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
HS có ý thức học tập tốt phân môn luyện từ và câu
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ viết sẵn:
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
1. Đánh dấu tại chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
2. đánh dấu phần chú thích trong câu.
3. Đánh dấu ý trong một đoạn liệt kê.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 3 HS trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh.
GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang.
HS làm bài vào vỡ BT, một em làm bài trên bảng phụ đã kẻ sẵn.
Cả lớp chữa bài và GV chốt lại lời giải đúng.
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
1. Đánh dấu tại chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Đoạn a
- Tất nhiên rồi.
- Mặt trang cũng như vậy, mọi thứ cũng như vậy.
2. đánh dấu phần chú thích trong câu.
Đoạn a
- Mặt trang cũng như vậy, mọi thứ cũng như vậy. . . .- Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần (chú thích đồng thời miêu tả giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần).
Đoạn b
Bên trái là đỉmh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao (chú thích Mị Nương là con gái vua Hùng thứ 18).
3. Đánh dấu ý trong một đoạn liệt kê.
Đoạn c: Thiếu nhi tham gia công tác xã hội
- Tham gia tuyên truyền, cổ động. . . .
- Tham gia tết trồng cây, làm vệ sinh. . . . . 
- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ . . .. 
Bài 2: - HS đọc yêu cầu BT, HS làm việc nhóm đôi.
Gọi HS trình bày ý kiến, HS khác nhận xét.
Ví dụ: 
Chào bác. – Em bé nói với tôi.
Cháu đi đâu vậy? – Tôi hỏi em.
C . Củng cố: HS nêu lại tác dụng của dấu gạch ngang.
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Kĩ thuật
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Lắp được mô hình đã chọn.
Tự hào về mô hình mình đã lắp được.
Có ý thức học tốt môn kĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Mẫu 1 vài mô hình SGK.
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 2 HS thực hành lắp mô hình đã chọn
Chọn chi tiết
Lắp từng bộn phận.
Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm
Cho HS trình sản phẩn theo nhóm..
GV nêu tiêu chuẩn đánh giá theo mục III (SGK).
Cử 3 HS đánh gía sản phẩm theo tiêu chuan đã nêu.
GV đánh giá sản của HS theo 2 mức hoàn thành (A), chưa hoàn thành (B), hoàn thành trước thời gian (A+).
Nhắc HS tháo rời các chi tiết cất vào hộp.
Củng cố: HS nhắc lại chi tiết lắp máy bay trực thăng 
Dặn dò: Về nhà xem lại cách lắp máy bay trực thăng 
Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 1: Hát nhạc
Giáo viên chuyên giảng dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn 08/05/2010
Thứ 6 ngày 14 tháng 5 năm 2010
 Tiết 1: Thể dục
Giáo viên chuyên giảng dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính cộng, trừ; vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về chuyển động cùng chiều.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới: Hướng dẫn cho HS làm bài và chữa bài.
Bài 1: HD làm bài trên bảng con, mỗi phép tính một em làm vào giấy khổ lớn để chữa bài.
Bài 2: HS xác định thành phần chưa biết của phép tính, nêu cách tính .
- PP Thực hiện theo trình tự như bài 1
a) 23905; 830450; 746028
b) ; ; .
c) 4,7 ; 2,5 ; 61,4
d) 3 giờ 25 phút ; 1 phút 13giây
a) x = 50 b) x = 10
c) x = 1,4 d) x = 4
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài, xác định dạng toán, nêu cách giải.
HS làm bài vào vở, một em làm bài vào bảng phụ.
Gắn bảng phụ chữa bài.
Bài giải:
Số kg đường của hàng đó đã bán trong ngày đầu là:
2400 : 100 x 35 = 840 (kg)
Số kg đường của hàng đó đã bán trong ngày thứ hai là:
2400 : 100 x 40 = 960(kg)
Số kg đường của hàng đó đã bán trong hai ngày đầu là:
840 + 960 = 1800 (kg)
Số kg đường của hàng đó đã bán trong ngày thứ ba là:
2400 - 1800 = 600(kg)
Đáp số: 600 kg
Bài 4: PP thực hiện tương tự bài 3	 Bài giải:
Vì tiền lãi bằng 20% tiền vốn, nên tiền vố là 100% và 1 800 000 đồng bao gồm:
100% + 20% = 120%
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là:
1 800 000 : 120 x 100 = 1 500 000 (đồng)
	Đáp số: 1 500 000 đồng
C.Củng cố: GV nhắc lại cách thực hiện một số dạng toán .
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình. 
Biết sửa lỗi cho bạn và cho mình trong đoạn văn.
HS có tinh thần học hỏi những câu văn đoạn văn hay của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ viết sẵn các lỗi chính tả, cách dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp, . . .cần chữa chung cho cả lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: 
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
Nhận xét chung bài làm của HS:
Gọi HS đọc lại đề bài Tập làm văn.
Nhận xét chung
Ưu điểm: 
+ Hầu hết các em đã hiểu đề và viết đúng yêu cầu của đề.
+ Nhiều bài có bố cục rõ ràng.
+ Diễn đạt câu, ý tương đối trọn vẹn.
+ Có một số bài đã biết sáng tạo trong cách dùng từ, biết dùng hình ảnh miêu tả hình dáng hoạt động củangười.
Nhược điểm:
+ Còn nhiều bài bố cục còn lộn xộn, lỗi chính tả nhiều, nội dung sơ sài, có nhiều bài hầu như không có một hình ảnh so sánh nào, câu viết cụt ý.
Trả bài: HS đọc nhiệm vụ 2, 3, 4 
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung đã ghi ở bảng phụ- một số HS lên bảng chữa lỗi (lần lượt chữa từng lỗi), lớp chữa bài vào giát nháp.
b) Chữa lỗi trong bài HS đọc lời nhận xét của GV trong bài và tự chữa lỗi- GV theo dõi, kiểm tra.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay của bạn.
Cho HS đọc bài cao điểm để các bạn học tập.
	d) Chọn viết lại đoạn văn cho hay hơn (HS viết vào vỡ BT)
C.Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ về cấu tạo của một bài văn tả người.
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Địa lí
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp HS củng cố những kiến thức, kĩ năng địa lí sau:
Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương.
Nhớ được tên các quốc gia đã được học trong chương trình của các châu lục kể trên.
Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục và các đại dương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bản đồ thế giới. Quả địa cầu. Vở BT địa lí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập trong vở BT.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập (điền tên các châu lục, đại dương và nước Việt Nam vào lược đồ trống)
- HS làm bài. 
- GV treo bản đồ thế giới lên bảng, gọi 1 em lên chỉ vị trí như yêu cầu kết hợp hai em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra cho nhau. 
Bài 2: Trình tự thực hiện như bài 1.
Điền tên các châu lục vào bảng dưới:
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung Quốc
Á
Ô-xtrây-li-a
Đại Dương
Ai Cập
phi
Pháp
Âu
Hoa Kì
Mĩ
Lào 
Á
LB Nga
Á Âu
Cam-pu-chia
Á
Bài 3: HS trao đổi nhóm đôi hoàn thành bài tập – Gọi từng cặp HS đọc kết quả bài làm, lớp nhận xét.
Châu lục
Vị trí
Đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
Á 
Bán cầu Bắc
Da dạng và phong phú. Có cảnh biển, rừng tai-ga, rừng rậm nhiệt đới, núi cao, . . .
Đông nhất thế giới, chủ yếu là người da vàng, người dân vùng Nam Á có màu da sẫm hơn sống tập trung ở các đồng bằng.
Hầu hết các nước có ngành CN giữ vai trò chính trong nền KT. Các sản phẩn NN chủ yếu là lúa gạo, bông, lúa mì, trâu bò, . . . CN phát triển chủ yếu là khai thác khoáng sản, dầu mỏ. Một số nước có nền Cn phát triển Nhật bản, Hàn Quốc.
Âu
Bán cầu Bắc
. . . . . .
. . . . . . .
 . . . . . . 
Phi 
Mĩ 
Đ. D
C. Củng cố: HS nhắc lại nội dung một số bài tập.
D. Dặn dò: Về nhà ôn lại bài.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP 
Nhận xét tuần học 34 – Đưa ra kế hoạch tuần 35.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • doc34.doc