Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 (tiếp theo)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 (tiếp theo)

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc-hiểu (HS trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kỳ II của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung,ý nghĩa cơ bản của bàithơ, bài văn

doc 26 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 35
Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2010
Chào cờ
Tập đọc 
 Tiết 69: Ôn tập cuối học kỳ II ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc-hiểu (HS trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kỳ II của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung,ý nghĩa cơ bản của bàithơ, bài văn.
2. Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào) để củng cố, khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 15 tuần sách Tiếng Việt 5, tập hai (16 phiếu - gồm cả văn bản thông thường) để HS bốc thăm. Trong đó:
+ 11 phiếu - mỗi phiếu ghi tên một bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 34 (Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, Trí dũng song toàn, Luật tục xưa của người Ê-đê, Hộp thư mật, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Một vụ đắm tàu, Con gái, Thuần phục sư tử, Tà áo dài Việt Nam, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Lớp học trên đường).
+ 5 phiếu - mỗi phiếu ghi tên một bài tập đọc có yêu cầu HTL để HS bốc thăm đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ yêu thích (Cửa sông, Đất nước, Bầm ơi, Những cánh buồm, Nếu trái đất thiếu trẻ con).
- Một tờ giấy khổ to ghi vắn tắt các nội dung về chủ ngữ, vị ngữ trong các kiểu câu kể “Ai thế nào?”, “Ai là gì?” (xem như là ĐDDH) (xem nội dung ở dưới).
- Một tờ phiếu khổ to chép lại nội dung bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì? trong SGK.
- Bốn tờ phiếu khổ to phô tô bảng tổng kết theo mẫu trong SGK để HS lập bảng tổng kết về CN, VN trong kiểu câu kể: Ai thế nào? Ai là gì?
III. Các hoạt động dạy hoc: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/4 số HS trong lớp).
- GV căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lý để mỗi HS đều có điểm.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học.
3. Bài tập 2:
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của BT.
- GV kiểm tra HS đã xem lại kiến thức về các kiểu câu kể ở lớp 4 chưa.
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết những nội dung cần ghi nhớ; mời 1 - 2 HS đọc lại.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết trả bài.
- HS lên bốc thăm chọn bài, xem lại bài (khoảng 1 - 2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT2.
- HS đọc bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì?
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của BT.
- HS nêu ví dụ minh hoạ cho mỗi kiểu câu.
- HS làm bài vào vở.
- HS cả lớp xem lại kiến thức đã học về các loại trạng ngữ để chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập sau.
Toán
 Tiết 171: Luyện tập chung (Tr. 176) 
I- Mục tiêu
 Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính và giải toán có lời văn.
II- Các hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra quy tắc nhân chia số thập phân.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài 
2- HD HS thực hành luyện tập 
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán.
GV hỏi:
+Khi thực hiện phép nhân hoặc chia hỗn số ta làm thế nào?
+ở trường hợp c ta đã áp dụng tính chất nào? Hãy viết biểu thức của tính chất đó?
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV gợi ý với HS yếu và TB: Với dạng bài này, các em nên phân tích các số thành các tích, để tìm được các cặp số giống nhau ở tử và mẫu số, từ đó rút gọn để tính.
Bài 3 
- YC HS đọc đề bài, thảo luận nhóm đôi về yêu cầu của bài, tóm tắt bài. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
-Gợi ý HS yếu: Coi bể dày không đáng kể.Hãy tính công thức tính thể tích khối nước trong bể(Theo số đo đã cho)
- Gọi một HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn .
 Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài .
-Chú ý HS: Từ công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật có thể suy ra công thức tính chiều cao h:
 h = V : (a x b)
Bài 4: ( Nếu còn thời gian )
-YC HS đọc đề bài.
-Khi đi xuôi dòng thì vận tốc của thuyền là bao nhiêu?
Chữa bài: 
-YC HS nhận xét, GV nhận xét kết luận.
Bài 5: Dành cho HS khá giỏi tự làm .GV hỏi kết quả và cách làm.
C - Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ học.GiaoBT về nhà.
- 4 HS lên bảng, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc đề bài
- HS trả lời câu hỏi của GV
+ Đổi hỗn số ra phân số
+ áp dụng tính chất một tổng nhân với một số 
 a x c + b x c = ( a+ b ) x c
-HS làm vào vở.4 HS làm bảng phụ.
Đáp số: 
a) ; b) 
c) 24,6 ; d) 43,6
- HS đọc đề bài rồi tự làm bài.
-HS chữa bài trong nhóm đôi.Bàn trưởng kiểm tra kết quả của cả bàn. 
- HS làm bài vào vở . 1 HS lên bảng phụ.
-HS nhận xét, chốt bài giải đúng.
Đáp số: a) ; b) 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
-1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. 
Bài giải
 Diện tích đáy của bể bơi là:
22,5 x 19,2 = 432 ( m2)
Chiều cao của mực nước trong bể là:
414,72 : 432 = 0,96 (m )
 Tỉ số chiều cao của bể và chiều cao của mực nước trong bể là 
 Chiều cao của bể bơi là :
0,96 x = 1,2 ( m )
 Đáp số: 1,2 m
-HS tự làm bài tập.Một HS làm bài vào bảng phụ.
 Đáp số: 
 a) 30,8km
 b) 5,5 giờ
x = 2
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Âm nhạc GV chuyờn dạy
_______________________________________________
Chiều: Tiếng việt( ôn )
 Ôn tập luyện từ và câu
I. Mục tiêu
-Ôn các kiến thức về phân môn Luyện từ và câu lớp 5 
II. Đồ dùng dạy- học:
III-Các hoạt động dạy – học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:HS nêu lại tên các Luyện từ và câu đã học ở học ở lớp 5. 
- HS nối tiếp nêu. 
2-HD HS luyện tập
-Đề bài: Cho HS làm phiếu học tập sau:
-HS làm việc cá nhân.
 	 Phiếu học tập
1- Từ nào trong bài dưới đây không phải là từ láy?
 a. ấm áp 	b.chích choè	 	 c.lách cách d.nồng nồng
e.chập chờn g.lập loè h.tràn trề i.vắng lặng
2-Câu văn nào trong bài dưới đây là câu ghép:
a. ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim cương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn.
b. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vang bày lên trên cánh hoa không một tí bụi.
c.Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc.
3 - Các vế câu ghép Trong tán lá mấy cây sung, chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. được nối theo cách nào?
4-Dấu phẩy trong câu ánh sáng mạ vàng những đoá đoá hoa kim cương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn.có tác dụng gì?
5- Hai câu văn trong bài Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc.Vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hoà với hàng nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. được liên kết với nhau theo cách nào? 
* Các nhóm chữa bài trong nhóm.Đại diện các nhóm trình bày.
* GV tổng kết kiến thức.
3 Củng cố dặn dò: 
 -GV nhận xét tiết học.Dặn về nhà tự ôn tập.
_______________________________________________
Toán(ôn)
 ôn tập về cộng trừ, nhân, chia, số thập phân
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố ôn tập về kĩ năng cộng trừ nhân chia số thập phân.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt
- Rèn học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế. 
 II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: bài tập về nhà 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: Tổng của ba số bằng 7. Tổng của số thứ nhất và số thứ hai bằng 3,77. Tổng của số thứ hai và số thứ ba bằng 5,68. hãy tìm mỗi số đó.
 Cho học sinh làm vào vở, gọi học sinh lên bảng chữa. Giáo viên chốt lại kết quả đúng. 
Giải: Số thứ nhất cộng số thứ hai cộng số thứ ba = 7 
 Số thứ nhất cộng số thứ hai = 3,77
 Số thứ ba bằng: 7 – 3,77 = 3,23 
 Số thứ hai bằng : 5,68 – 3,23 = 2,45 
 Số thứ nhất bằng: 3,77 – 2,45 = 1,32 
Bài 2: Một số bớt đi 3,2 cộng thêm 4,5 thì bằng 6,9. Hãy tìm số đó. 
 Cho học sinh trao đổi nhóm đôi và làm. Đại diện học sinh lên chữa bài.
 Giải: Gọi x là số phải tìm, ta có: 
 ( x - 3,2 ) + 4,5 = 6,9 
 x – 3,2 = 6,9 – 4,5 = 2,4 
 x = 3,2 + 2,4 
Bài 3: Chiều rộng một cái sân hình chữ nhật đo được 7,24m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi của cái sân đó.
 Cho học sinh làm vở giáo viên thu và chấm. Nhận xé một số bài của học sinh.
Giải: Chiều dài của cái sân đó là: 
 7,24 x 2 = 14,48 (m)
 Chu vi của cái sân đó là: 
 ( 14,48 + 7,24 ) x 2 = 43, 44 (m2) 
Bài 4: Một lớp học có 24 học sinh nữ và 16 học sinh nam. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ so với tổng số học sinh cả lớp.
 Cho học sinh làm bài, rồi gọi học sinh lên chữa bài
 Giải: Tổng số học sinh lớp học đó là: 
 24 + 16 = 40 ( hs) 
 Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ so với số học cả lớp là: 
 24 : 40 = 0,6 tức là 60 %b 
3. Củng cố dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét giờ học dặn dò giờ học sau.
_____________________________________________
Tự học
Chữa bài kiểm tra định kỡ
I. Mục tiờu :Giỳp hs chữa bài kiểm tra cỏc mụn TV,KH,Sử,Địa.Rốn kĩ năng ghi nhớ,rỳt kinh nghiệm khi làm bài kiểm tra,trỡnh bày bài làm đảm bảo đỳng ,khoa học.
II. Đồ dựng: gv đề bài+đỏp ỏn
 Hs đồ dựng ht
III.Hoạt động dạy và học 
 * Hoạt động 1:gv nờu cõu hỏi gọi hs trả lời
*Hoạt động 2:gv yờu cầu hs trỡnh bày những nội dung bổ sung vào vở.
_________________________________
Thứ ba ngày 11 thỏng 5 năm 2010
Sỏng đ/c Duyờn dạy
________________________________-
Chiều 
Đạo đức
 Tiết 35: Thực hành cuối kì II và cuối năm
I-Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố kĩ năng đạo đức đã học ở học kì I.
II- Chuẩn bị:
-GV chuẩn bị các tình huống để HS tham gia xử lí.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ:cho HS nhắc lại các bài đạo đức đã học học kì II.
-HS nối tiếp nhắc lại:
+UBND xã (phường em) 
+Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
+Em yêu hoà bình.
+Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc.
+Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
2-Bài mới:
a)Giới thiệu bài:(GV nêu MĐYC của bài)
b)HD HS thực hành
-Cho HS ôn lại các ghi nhớ ở các bài đạo đức đã học.
-HS nhắc lại ghi nhớ dưới hình thức đố nhau trong nhóm đôi.
-Cho HS nhắc lại ghi nhớ trước lớp.
-HS nối tiếp nhắc lại.
-Cho HS báo cáo trong nhóm những việc làm của mình thể hiện thực hành bài học đạo đức đã học.
-VD:
+Thực hiện tốt và tuyên truyền để gia đình làm tốt các quy định của xã em.
+Tìm hiểu về lịch sử đất nước, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+Tôn trọng các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.
+Thực hiện các việc làm thể hiện bả ... ả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài .
Đáp số: 
a)33
b) 3,1
1 HS đọc đề bài trước lớp .
- HS cả lớp thảo luận nhóm đôi để làm 2 HS lên bảng làm bài .
Đáp số: 
-HS trai: 47,5%
-HS gái: 52,5%
-HS đọc và làm bài.
Đáp số: 8640 quyển
-HS tự làm.
-1 HS lên bảng tóm tắt đề bài, 1 HS giải.
Đáp số: 23,5 km/ giờ và 4,9 km/giờ
Chính tả
Ôn tập cuối học kì 2 (Tiết 6)
I- Mục đích, yêu cầu 
Nghe- viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ 
II- Đồ dùng dạy- học : 
- Phấn màu.
III- Hoạt động dạy-học chủ yếu : 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1,Bài mới 
*Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
 * Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
- Đọc 11 dòng đầu của bài thơ trẻ con ở Sơn Mỹ 
- Đọc thầm lại 11 dòng thơ, chú ý cách viết những từ dễ viết sai : Sơn Mỹ, chân trời, bết ; chú ý cách trình bày bài thơ thể tự do 
- Gấp SGK , viết bài 
- Đọc lại bài 
- Chấm chữa 7-10 bài 
2.Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
Cả lớp theo dõi 
Cả lớp đọc, 
HS viết 
HS soát 
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 4: Luyện từ và câu
 Ôn tập học kì II ( Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng(Như YC tiết 1) 
2.Biết lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ(TN chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện) để củng cố, khắc sâu kiến thức về TN. 
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1)
-Bảng phụ ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ về TN, đặc điểm của các loại TN.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC tiết học.
2.Kiểm tra TĐ và HTL(9 HS): Thực hiện như tiết 1.
3.Bài tập 2
-1 HS đọc YC của bài tập 2, đọc cả mẫu.
-GV YC HS đọc bảng tổng kết về các loại trạng ngữ đã học, giải thích YC bài.
-GV hỏi HS:
+Trạng ngữ là gì?
+Có những loại TN nào?
+Mỗi loại TN trả lời cho những câu hỏi nào? 
-GV chữa bài làm trong vở cho một số HS.
-Cho HS đọc lại bảng tổng kết về trạng ngữ đã hoàn thiện.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khen ngợi những HS làm việc tốt. Dặn HS về nhà ôn tập.
-HS đọc YC.
-HS trả lời câu hỏi của GV:
+TN là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,...của sự việc trong câu.TN có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa CN, VN.
+Các loại TN:
-TN chỉ nơi chốn.
-TN chỉ thời gian.
-TN chỉ nguyên nhân.
-TN chi mục đích.
-TN chỉ phương tiện.
HS làm bài vào vở bài tập.
Một số HS đọc bài làm của mình.
Luyện tập Toán
 Luyện tập về giải toán có lời văn
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về kĩ năng giải toán có lời văn.
II-Chuẩn bị: HS chuẩn bị trước một số bài toán có lời văn có dạng đã học.(4- 5 bài) hoặc những bài toán có lời văn ở dạng mà mình giải chưa thạo.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị của HS. 
B. Bài mới:
- GV tổ chức cho HS trao đổi đề bài với bạn theo nhóm đôi.Cùng nhau trao đổi về cách giải từng bài, tự giải bài toán của bạn vào vở.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS về các bài toán các em còn lúng túng và chọn 3-4 bài toán hay để HS cả lớp tham khảo.
-Chú ý tới các HS yếu và HS khuyết tật.Cho các em hoạt động cùng nhóm riêng để GV có thể giúp nhiều hơn.
C.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học của HS.
-Khen ngợi những HS mạnh dạn hỏi GV những vấn đề mình còn chưa hiểu.
-Dặn HS về nhà sưu tầm các bài toán có lời văn để tự học nhằm rèn kĩ năng giải toán. 
-HS kiểm tra trong bàn.
-HS hoạt động trong nhóm đôi.
-Chủ động hỏi bạn và GV những vấn đề còn chưa rõ.
	–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 6 Khoa học
 Ôn tập : Môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu: HS biết:
- Một số từ ngữ liên quan đến môi trường.
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: 3 chiếc chuông nhỏ, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới:
1.Trò chơi Đoán chữ:
GV chia lớp thành 3 đội.
GV đọc từng câu trong sách (không cần theo thứ tự), nhóm nào lắc chuông trước thì trả lời.
Nhóm nào trả lời nhiều và đúng thì thắng cuộc.
2. Liên hệ thực tế và trả lời:
1 HS đọc yêu cầu
Cả lớp làm việc cá nhân, đánh dấu vào phương án đúng của 4 câu hỏi.
Chữa miệng, nhận xét.
3. Dặn dò:
GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 7 Tựhọc
 Hoàn thành các bài tập trong ngày
I - Mục tiêu :
 -HS hoàn thành các bài tập trong ngày, nắm vững kiến thức đã học .
II- Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- YC HS nhắc lại các môn học trong ngày 
2- HS tự hoàn thành bài tập các môn học
-GV giúp đỡ HS yếu nếu cần.
-HS khuyết tật: HD làm toán có lời văn.
-Củng cố : Cho HS nhắc lại nội dung chính đã học trong ngàyvà những kiến thức cần ghi nhớ. 
-HS nối tiếp nhau nêu
+Toán:Luyện tập chung 
+Tiếng việt:Ôn tập cuối kì II (tiết 2, tiết 3)
+Khoa học: Ôn tập về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
-HS nêu những vấn đề cần GV giúp đỡ.
-HS tự học
-HS có thể trao đổi nhóm đôi để kiểm tra bài của nhau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
Thứ tu ngày 16 tháng 5 năm 2007
Tập đọc
 Ôn tập cuối học kỳ II(Tiết 3)
I. Mục tiêu: 
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1).
2. Củng cố kỹ năng lập bảng thống kê qua bài tập lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở nước ta. Từ các số liệu, biết rút ra những nhận xét đúng.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Bút dạ và 4 - 5 tờ phiếu khổ to đã kẻ bảng thống kê ở BT2 để HS điền số liệu. Chú ý: GV chỉ phát sau khi HS đã tự lập được bảng thống kê. (Xem mẫu bảng thống kê ở dưới).
- Hai, ba tờ phiếu viết nội dung BT3.
III. Các hoạt động dạy hoc: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 9 HS trong lớp). Thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2:
- Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục tiểu học của nước ta trong mỗi năm học được thống kê theo những mặt nào?
- Như vậy cần lập bảng thống kê gồm mấy cột dọc?
- GV nhận xét, thống nhất mẫu đúng.
- GV nhận xét; chấm điểm một số bảng thống kê chính xác thể hiện sự cẩn thận của người lập bảng.
- GV hỏi: So sánh bảng thống kê đã lập với bảng liệt kê trong SGK, các em thấy có điểm gì khác nhau?
4. Bài tập 3:
- GV nhắc HS: để chọn phương án trả lời đúng, phải xem bảng thống kê đã lập, gạch dưới ý trả lời đúng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng,
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài:
+ Nhiệm vụ 1: Lập mẫu thống kê.
HS tự làm hoặc trao đổi cùng bạn lập bảng thống kê gồm 5 cột dọc và 5 hàng ngang.
+ Nhiệm vụ 2: Điền số liệu vào bảng thống kê.
HS điền số liệu vào từng ô trống trong bảng.
- HS trả lời cá nhân.
- HS đọc nội dung BT.
- HS làm bài.
- HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê để biết lập bảng khi cần.
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 5 : Luyện Tiếng việt
 Ôn tập chính tả
I- Mục tiêu : Giúp HS 
-Củng cố ôn tập một số kiến thức kĩ năng phân môn chính tả.
II- Đồ dùng dạy - học.
-Phiếu học tập.
III-Các hoạt động dạy – học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: nhắc lại chương trình chính tả lớp 5?
-HS nối tiếp nêu: 
2-HD HS luyện tập
-Tổ chức cho HS làm phiếu học tập cá nhân.
 Phiếu học tập
1- Viết vào chỗ trống các tên riêng có trong những bài tập đọc sau: 
a-Người công dân số 1
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b-Thái sư Trần Thủ Độ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c-Lập làng giữ biển
2- Điền r hoặc d/gi vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ sau:
Cả đời đi ....ó đi sương
Bây giờ... ờ mẹ lại lần.....ường tập đi
Mẹ vui, con có quản ....ì
Ngâm thơ, kể chuyện,....ồi thì múa ca
3- Những từ nào viết sai chính tả:
a. lần lượt
b.lược nhựa
c. trắng muốt
d.tuôt núa
e. sa cơ
g.duột già
h. siêu nòng
i.xa lạ
 Các bàn tự chữa bài cho nhau, báo cáo kết quả với lớp.GV chốt kết quả đúng.
3-Củng cố, dặn dò
-GV tổng kết phân môn chính tả. 
-2 HS nhắc lại 
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà luyện đọc diễn cảm các bài tập đọc đã học. 
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí
Kiểm tra cuối kì II
I. Mục tiêu: 
-Đánh giá kết quả học kì II môn Địa lí.
II. Chuẩn bị: Giấy kiểm tra.
III. Đề bài:
Câu 1: Kể tên các châu lục và các đại dương. Châu lục nào có diện tích lớn nhất trong các châu lục? Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất trong các đại dương? 
Câu 2: Nêu đặc điểm tự nhiên của châu á?Nhận xét về khí hậu của Việt Nam? Với đặc điểm khí hậu đó Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế? Câu 3: Các nước nào có chung đường biên giới với Việt Nam? 
IV- Biểu điểm: 
-Câu1,2 : Mối câu đúng 3,5 điểm.Câu 3 đúng : 2 điểm.Điểm trình bày 1 điểm. 
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 7: Mĩ thuật 
 Tổng kết năm học: Trưng bày các bàivẽ, bài vẽ đẹp 
I-Mục tiêu
-Trưng bày các sản phẩm môn mĩ thuật của các em trong cả năm học.
-Giúp các em tự hào về các sản phẩm của mình, yêu cái đẹp.
II- Chuẩn bị 
-Chuẩn bị các bài vẽ đẹp, nặn đẹp của HS.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1- GV giới thiệu bài: Nêu YC tiết học.
2-Nội dung tiết học:
-GV giao các bài theo nhóm, các nhóm tự trưng bày của nhóm mình, cử người giới thiệu, nêu ý tưởng của nhóm mình.
-Cả lớp bình chọn bài vẽ, bài nặn đẹp nhất và nhóm trưng bày đẹp nhất.
-GV thông báo kết quả học tập của HS.
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS tích cực .
-Về nhà quan sát sưu tầm tranh ảnh mà em thích. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docT.Tuan 35.doc