- Mục tiêu :
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 120 tiếng/phút, đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã thuộc, thuộc 5 – 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của BT2.
* HS KG: đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
II- Đồ dùng:
Tuần 35 Thứ 2 ngày 10 tháng 5 năm 2010. Tập đọc Ôn tập ( Tiết 1 ) I- Mục tiêu : - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 120 tiếng/phút, đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã thuộc, thuộc 5 – 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của BT2. * HS KG: đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật. II- Đồ dùng: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 15 tuần sách TV Tập2. - Một tờ giấy khổ to ghi nội dung về chủ ngữ, vị ngữ trong các kiểu câu kể "Ai thế nào?", "Ai là gì?" - Một tờ giấy khổ to chép nội dung bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì ? trong SGK. III- Hoạt động dạy học : Hoạt động GV HĐ1- Giới thiệu bài . HĐ2- Kiểm tra TĐ và HTL ( Khoảng 1/4 số HS trong lớp ) - Gọi từng hs lên bốc thăm chọn bài. - Yêu cầu học sinh đọc trong SGK hoặc HTL theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc. - Nhận xét, cho điểm. HĐ3- Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 2: lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể. - GV dán bảng tờ phiếu tổng kết CN , VN của kiểu câu Ai làm gì ? giải thích . - GV giúp hs hiểu yêu cầu của bài tập. Hỏi: + VN và CN trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào? + VN và CN trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào? - GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết những nội dung cần ghi nhớ; - Những hs làm ở phiếu lên dán bài trên bảng lớp, trình bày kết quả. - GV cùng cả lớp nhận xét. * GV khắc sâu kiến thức về chủ ngữ , vị ngữ trong từng kiểu câu kể . HĐ 4- Củng cố , dặn dò : GV nhận xét chung tiết học . Hoạt động HS - Lần lượt từng hs lên bốc thăm chọn bài. - Học sinh đọc trong SGK hoặc HTL theo chỉ định trong phiếu. - Trả lời câu hỏi GV nêu. - Một HS đọc yêu cầu bài tập. - Một hs đọc bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì ? - HS trả lời câu hỏi. 1-2 hs đọc lại. - HS lập bảng tổng kết cho kiểu câu Ai là gì? Ai thế nào? - HS làm bài vào vở bài tập. - 2 hs làm vào phiếu khổ to. -------------------------------------------- Toán Luyện tập chung I- Mục tiêu : - Biết thực hành tính và giải bài toán có lời văn . + HS hoàn thành bài tập 1 (a, b, c); bài 2a; bài 3. + HS KG: hoàn thành hết bài tập. II- Hoạt động dạy học : Hoạt động GV HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài : Bài 1: Tính: - Gọi 4 hs lên bảng chữa bài. - GV gọi một số hs nhận xét bài làm của bạn .. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. - Gợi ý: Tách các phân số và tử số thành các tích và thực hiện rút gọn chúng. - Cho hs tự làm rồi chữa bài tương tự BT1. Bài 3: Giải bài toán: - Gọi 2 hs đọc nội dung y/c bài tập . - gv ghi tóm tắt lên bảng. - GV lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý . - GV cùng hs nhận xét. Bài 4: Giải bài toán: - Các bước tương tự bài tập 3. Bài 5: Tìm x: 8,75 x x + 1,25 x x = 20 GV khuyến khích HS KG tự làm , nếu hs không làm được thì gv hướng dẫn. HĐ2: Củng cố , dặn dò : Nhận xét chung giờ học Dặn hs về nhà hoàn thành các bài tập nếu chưa xong. Hoạt động HS - HS tự làm bài 1(a,b,c). HS KG làm thêm phần d. - 4 HS lên bảng chữa bài. - Nêu cách làm bài. - 1 HS làm vào bảng phụ. Cả lớp làm bài vào vở. Đối chiếu bài làm trên bảng và nêu nhận xét. - 1 hs nêu tóm tắt. - HS làm bài vào vở. Một hs lên bảng làm. - HS KG hoàn thành bài 4. 8,75 x x + 1,25 x x = 20 ( 8,75 + 1,25 ) x x = 20 10 x x = 20 x = 20 : 10 x = 2 ---------------------------------------------- Buổi chiều: Luyện Toán Luyện tập chung I- Mục tiêu : - HS biết thực hành tính và giải bài toán có lời văn . II- Hoạt động dạy học: Hoạt động GV HĐ1: HS luyện tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 2345,36+ 458,87 ; 462,6 – 208, 18 13,76 x 8,5 ; 87,6 : 2,4 Bài 2: Tính: 12 giờ 54 phút + 4 giờ 15 phút 5 năm 3 tháng - 2 năm 8 tháng 6 giờ 15 phút x 5 36 phút 30 giây : 3 Bài 3: Quãng đường AB dài 240 km . Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 46 km/ giờ, cùng lúc đó một ô tô khác đi từ B đến A với vận tốc 50 km/ giờ. Hỏi sau thời gian bao lâu thì hai ô tô gặp nhau? Bài 4: Một bể bơi dạng HHCN chứa đầy nước được 2250 m3 Biết rằng chiều dài của bể nước là 45 m, chiều rộng là 25 m. Hỏi khi chứa đầy nước thì mực nước trong bể cao bao nhiêu mét? HĐ 2: GV chấm một số bài- nhận xét. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - Chốt bài làm và kết quả đúng. III- Nhận xét tiết học. Hoạt động HS - HS tự làm bài vào vở. - Làm bài cá nhân . Bài giải Tổng vận tốc của hai xe: 50 + 46 = 96 (km/ giờ) Thời gian hai xe gặp nhau: 240 : 96 = 2, 5 (giờ) Đáp số: 2,5 giờ Bài giải Diện tích đáy bể bơi 45 x 25 = 1125 (m2) Chiều cao của mực nước trong bể là: 2250 : 1125 = 2 (m) Đáp số : 2 m. ----------------------------------------------- Luyện Tiếng Việt Ôn tập I- Mục tiêu : Giúp hs ôn lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài tập đọc Phong cảnh đền Hùng đã học . II - Hoạt động dạy - học Hoạt động GV HĐ1: GV lần lượt viết các bài tập lên bảng. Bài 1: Viết vào chỗ trống 2 điều em biết về vua Hùng. a. Điều thứ nhất : ............................. b. Điều thứ 2: ................................... Bài 2: Điền vào chỗ trống các chi tiết nói lên vẻ đẹp của phong cảnh đền Hùng. - Trước mặt đền:............................ - Trong đền : .............................. Bài 3: Mỗi chi tiết sau gợi tên truyện nào ? a. Đỉnh núi Ba Vì , nơi Mị Nương theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao:......... b. Núi Sóc Sơn in dấu ngựa sắt Phù Đổng .... c. An Dương Vương dựng mốc đá thề với các vua Hùng sẽ giữ vững giang sơn. Bài 4: Ngày giỗ các vua Hùng gợi cho người Việt Nam suy nghĩ gì ? Chọn câu trả lời đúng . a. Nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. b. Nhớ về nguồn gốc , quê hương mình. c. Nhớ về truyền thống đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc mình. d. Tất cả các ý trên. HĐ 2: HS làm bài tập. - GV theo dõi , hd thêm . - Gọi hs đọc bài làm của mình. - GV cùng cả lớp nhận xét . HĐ 3: Nhận xét tiết học. Hoạt động HS - HS đọc lại bài: Phong cảnh đền Hùng - HS lần lượt làm các bài tập . + HS viết theo suy nghĩ của mình. + Dựa vào nội dung bài tập đọc để làm bài. + Truyền thuyết Sơn Tinh- Thuỷ Tinh. +Truyền thuyết Thánh Gióng. + Truyền thuyết An Dương Vương. + Lựa chọn ý đúng: ý d - 1 số HS trình bày bài làm của mình. - HS chữa bài(nếu sai) ------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ 3 ngày 11 tháng 5 năm 2010. Toán Luyện tập chung I- Mục tiêu : - Biết tính giá trị của biểu thức ; tìm số trung bình cộng ; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm, + HS hoàn thành bài tập 1, 2a, 3. + HS KG hoàn thành hết bài tập. II- Hoạt động dạy học : Hoạt động GV HĐ 1: Hướng dẫn hs làm bài rồi chữa bài Bài 1: Tính: - Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức? - Nêu cách thực hiện các phép tính có số đo đại lượng chỉ thời gian? - Gọi 2 hs lên bảng chữa bài. - GV gọi một số hs nhận xét bài làm của bạn . Bài 2: Tìm số trung bình cộng. - Cho hs tự làm rồi chữa bài . Khi hs chữa bài, gv y/c hs nêu cách tìm số trung bình cộng của 3 hoặc 4 số. Bài 3: Giải bài toán: - Gọi 2 hs đọc nội dung y/c bài tập - - gv ghi tóm tắt lên bảng. - GV lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý . - GV cùng hs nhận xét. Bài 4: Giải bài toán: - Các bước tương tự bài tập 3. Bài 5: Giải bài toán: - GV khuyến khích HS KG tự làm , nếu không kịp thời gian thì chuyển sang buổi chiều. HĐ2:Củng cố,dặn dò : - Nhận xét chung giờ học Hoạt động HS - HS trả lời câu hỏi. - HS tự làm bài 1. - HS chữa bài(nếu sai). - HS làm bài. - kết quả bài làm đúng: (19 + 34 + 46) : 3 = 33 (2,4 + 2,7 + 3,5 + 3,8) : = 3,1 - 1 hs nêu tóm tắt. - HS làm bài vào vở . - Một hs lên bảng làm. - HS KG tự làm bài và chữa bài. Bài giải Vận tốc của dòng nước: (28,4 – 18,6) : 2 = 4,9 (km/giờ) Vận tốc của tàu thuỷ khi nước lặng : 28,4 – 4,9 = 32,5 (km/giờ) Đáp số: 32,5 (km/giờ) ----------------------------------------------- Khoa học Ôn tập : Môi trường và tài nguyên thiên nhiên I- Mục tiêu : - Ôn tập kiến thức về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường . II- Đồ dùng: Bảng lớp kẻ sẵn ô chữ. III- Hoạt đọng dạy - học : Hoạt động GV HĐ1:Giới thiệu bài . HĐ2 : Trò chơi : Đoán chữ - GV vẽ sẵn ô chữ trong SGK . - Mời 2 HS điều khiển trò chơi . - HS tiến hành trò chơi đoá chữ. HĐ 2: Ôn tập các kiến thức cơ bản - GV chuẩn bị phiếu học tập cho hs . - GV y/c hs hoàn thành phiếu trong 10 phút. - GV viết vào biểu điểm lên bảng. - GV gọi hs chữa bài, 2 hs ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để chữa bài và chấm bài cho bạn. - GV thu bài , kiểm tra việc chữa bài chấm bài của hs. HĐ 3: Củng cố, dặn dò: - Nhận xét ý thức học bài của HS - Dặn hs về nhà tiếp tục ôn tập về thực vật , động vật , môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động HS - 1 HS đọc câu hỏi và chỉ định HS trả lời. - 1HS ghi câu trả lời đúng vào ô chữ. - HS làm bài vào phiếu . - 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để chữa bài và chấm bài cho bạn. ----------------------------------------------- Luyện từ và câu Ôn tập ( Tiết 2 ) I - Mục tiêu : - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 120 tiếng/phút, đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã thuộc, thuộc 5 – 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. * HS KG: đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật. - Hoàn chỉnh được bảng tổng kết về trạng ngữ theo yêu cầu BT2. II- Đồ dùng : Như tiết 1 III- Hoạt động dạy - học : Hoạt động GV HĐ1- Giới thiệu bài . HĐ2- Kiểm tra TĐ và HTL : - Các bước thực hiện như tiết 1. HĐ3- Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 2 : Lập bảng tổng kết về trạng ngữ - Cách thực hiện như BT2 tiết 1. - GV dán lên bảng tờ phiếu chép bảng tổng kết trong SGK, chỉ vào bảng và giúp hs hiểu yêu cầu của bài. - GV hỏi : + Trạng ngữ là gì ? + Có những loai trạng ngữ nào ? + Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào ? - GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết những nội dung cần ghi nhớ về các loại trạng ngữ . - GV phát phiếu và bút dạ cho 2-3 hs Làm vào phiếu khổ to. - Cả lớp và gv nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - GV chấm vở của một số hs. HĐ4- Củng cố,dặn dò: - GV nhận xét tiết học . - Dặn cả lớp ghi nhớ những kiến thức mình vừa ôn tập. Hoạt động HS - Lần lượt từng ... ng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ. Tốc độ viết khoảng 100 chữ/ phút, trình bày đúng thể thơ. - viết đoạn văn tả khoảng 5 câu(dựa vào nội dung và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ). II.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV HĐ1. Giới thiệu bài: HĐ2. HS viết chính tả: - GV đọc 11 dòng thơ. - HS đọc thầm lại 11 dòng thơ đầu bài: Trẻ con ở Sơn Mỹ - Hướng dẫn viết từ khó: Sơn Mỹ, chân trời, bết, ... - Nhắc nhở HS trình bày bài viết. - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. HĐ3.Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 2: viết đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu. - GV cùng HS phân tích đề- gạch dưới những từ ngữ quan trọng. - Gợi ý: viết đoạn văn dựa vào nội dung và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ. - GV cùng cả lớp nhận xét. 4. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học. Hoạt động HS - HS theo dõi. - 1 HS to, cả lớp đọc thầm - Tìm và nêu các từ khó viết, viết dễ sai. - Viết từ khó vào vở nháp. - HS gấp SGK. - HS nghe đọc viết bài vào vở. - HS đọc yêu cầu. - HS suy nghĩ chọn đề tài gần gũi với mình. - Nhiều HS nói đề tài mình chọn - HS viết đoạn văn; nối nhau đọc đoạn văn mình viết ----------------------------------------------- Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết giải toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, tính thể tích hình hộp chữ nhật. + HS hoàn thành bài tập phần 1. + HS KG hoàn thành hết bài tập. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động GV HĐ1. Giới thiệubài: HĐ2. Thực hành – luyện tập: Phần1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: - Gọi HS đọc yêu cầu phần I - YC HS tự làm; chỉ ghi kết quả không cần chép lại đề - GV yêu cầu HS giải thích cách làm. Bài1: C Bài2: A Bài3: B PhầnII: Giải bài toán: Bài1: - HS KG đọc yêu cầu bài1. - Yêu cầu HS KG làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét Bài2: Giải bài toán. - Gọi1 HS đọc đề. - Yêu cầu HS KG tự làm bài. - Chữa bài: GV chốt bài làm và kết quả đúng. HĐ3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Hoạt động HS - HS làm bài tập phần 1. - HS đọc kết quả; HS khác nhận xét - HS KG hoàn thành phần 2. Bài giải Tổng số tuổi của con gái và của con trai là: ( tuổi của mẹ) Tức là tổng số tuổi của hai mẹ con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là20 phần như thế. Vậy tuổi mẹ là: 18 x 20 : 9 = 40 ( tuổi ) Đáp số: 40 tuổi Bài giải Số dân ở Hà Nội năm đó là: 2627 x 921 = 2419467 ( người) Số dân ở Sơn La năm đó là: 61 x 14210 = 866810 ( người) Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là: 866810 : 2419467 x 100 = 35,82 b) Nếu mật độ dân số của Sơn La là 100 người/km2 thì trung bình mỗi ki-lô-mét vuông sẽ có thêm: 100 – 61 = 39 ( người) Khi đó số dân của tỉnh Sơn La tăng thêm là: 39 x 14210 = 554190 ( người) Đáp số: a) Khoảng 35,82 b) 554190 người. --------------------------------------------- Luyện từ và câu Ôn tập tiết 7 I- Mục tiêu: - Kiểm tra đọc- hiểu, luyện từ và câu. II- Hoạt động dạy học: GV thực hiện theo thống nhất chung của tổ. ----------------------------------------------- Kĩ thuật Lắp ghép mô hình tự chọn ( Tiếp ) I- Mục tiêu: - Lắp được mô hình đã chọn. - Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được. II- Đồ dùng: Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK. -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III-Hoạt động dạy học: Hoạt động GV HĐ 1: HS chọn mô hình lắp ghép. - GV cho cá nhân hoặc nhóm HS tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm. - GV yêu cầu HS quan sát kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm. HĐ 2: Thực hành lắp ghép mô hình đã chọn. - Yêu cầu HS chọn chi tiết . - Lắp tong bộ phận. - Lắp ghép mô hình hoàn chỉnh. HĐ 3 : Đánh giá sản phẩm. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm . - GV nêu những tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm. - Cử 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn . - GV nhận xét , đánh giá sản phẩm theo hai mức . HĐ 4 : Nhận xét chung giờ học. IV- Củng cố,dặn dò: Nhớ chi tiết mình đã chọn để lắp mô hình. Hoạt động HS - HS chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK. HS KG có thể chọn mô hình lắp ghép mà mình đã sưu tầm. - HS chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. - Thực hành lắp ghép mô hình đã chọn. - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm . - HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn . ------------------------------------------------ Luyện toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Luyện các dạng toán đã học. - HS KG hoàn thành thêm bài 1 b.d; Bài 2c II. Hoạt động dạy học: Hoạt động GV HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2 : Thực hành – Luyện tập: Bài1:Đặt tính rồi tính a) 1 giờ 45 phút x 4 b) 2 giờ 32 phút x 3 c) 6 phút 15 giây : 5 d) 10,8 giờ : 4 - Kết luận bài làm đúng. Bài2: Tính giá trị của biểu thức sau bằng cách hợp lí nhất a) b) 6,28 x 18,24 + 18,24 x 3,72 c) x x x - GV thống nhất cách làm và kết quả. Bài3:Giải bài toán. Một xe máy đi từ A đế B với vận tốc 36km/giờ, cùng lúc một ô tô đi từ B về A với vận tốc 64 km/giờ , sau 2 giờ 45 phút hai xe gặp nhau. Hỏi quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu km? - Gọi HS chữa bài, nhận xét - Nhắc lại cách giải toán của 2 chuyển động ngược chiều. HĐ 3:Nhận xét giờ học. Hoạt động HS - HS tự làm bài vào vở. - 4 HS lên bảng làm bài. - Cả lớp đối chiếu kết quả và nêu nhận xét. - Nêu cách làm bài. - HS tự làm bài . - 2 HS lên bảng chữa bài. - Đọc bài toán, trao đổi cách giải theo cặp. - HS làm bài. - 1 HS lên bảng chữa bài. - HS chữa bài (nếu sai) -------------------------------------------------- Luyện Tiếng Việt Ôn tập I.Mục tiêu: - Củng cố cho HS về từ đồng nghĩa,từ đồng âm,từ trái nghĩa,từ nhiều nghĩa. - Ôn về cách đặt câu;sử dụng dấu câu. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV HĐ1: Kiểm tra kiến thức . - Thế nào là từ đồng nghĩa,từ đồng âm,từ trái nghĩa,từ nhiều nghĩa? HĐ2 : Thực hành- luyện tập. Bài1: Tìm từ đồng nghĩa,trái nghĩa với các từ sau. Hoà bình, đoàn kết, hùng vĩ Bài 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm sau. Chiếu, bàn, ngọt, Bài3: Những từ cánh,chân,lưng trong bài thơ sau được dùng với nghĩa gì? Quê em Bên này là núi uy nghiêm Bên kia là cánh đồng liền chân mây Xóm làng xanh mát bóng cây Sông xa cánh trắng buồm bay lưng trời. Bài4.Đặt câu có sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. HĐ 3: Chữa bài III- Củng cố,dặn dò. - GV nhận xét chung tiết học. Hoạt động HS - HS lần lượt trả lời câu hỏi. - HS làm bài cá nhân. - Nối tiếp nhau đọc từ đã tìm. - HS nối tiếp đặt câu. - HS làm bài cá nhân vào vở. - Thống nhất đáp án: Những từ cánh,chân,lưng trong bài thơ được dùng với nghĩa chuyển. - HS tự làm bài vào vở. --------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 14 tháng 5 năm 2010. Tập làm văn Kiểm tra I – Mục tiêu: Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài. II- Hoạt động dạy học: HĐ1: GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng: Em hãy tả cô giáo(hoặc thầy giáo)của em trong một giờ học mà em nhớ nhất. HĐ 2: HS làm bài. HĐ 3: GV thu bài. - Nhận xét tiết kiểm tra. -------------------------------------------- Toán Kiểm tra cuối năm học I- Mục tiêu: - Kiểm tra kiến thức ban đầu về số thập phân , kĩ năng thực hành tính với số thập phân, tỉ số phần trăm. - Tính diện tích ,thể tích một số hình đã học. - Giải bài toán về chuyển động đều. II- Hoạt động dạy học: HĐ 1: Đề bài (Theo thống nhất chung của tổ). HĐ 2: HS làm bài. HĐ 3: GV thu bài. ------------------------------------------------- Lịch sử Kiểm tra định kì cuối học kì II. I – Mục tiêu: Kiểm tra nội dung kiến thức, kĩ năng học kì II. II- Đề bài: (Theo thống nhất chung của tổ) ----------------------------------------------------- Địa lí Kiểm tra định kì cuối học kì II. I – Mục tiêu: Kiểm tra nội dung kiến thức, kĩ năng học kì II. II- Đề bài: (Theo thống nhất chung của tổ) ------------------------------------------------------ Luyện Tiếng Việt Chữa bài kiểm tra. ------------------------------------------------------ Luyện Toán Một số dạng bài toán đã học I. Mục tiêu: - Luyện giải một số dạng bài toán đã học: Trung số bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó; Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó;. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động GV HĐ 1: Ôn tập lí thuyết + Nêu cách tìm số trung bình cộng? + Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm như thế nào? + Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ta làm như thế nào? + Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ta là như thế nào? HĐ 2: Luyện tập- Thực hành Bài 1: Tìm hai số khi biết tổng của chúng là 36,4 ; tỉ số của hai số đó là 0,4. - GV gợi ý: vận dụng cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ. - GV và cả lớp chữa bài. Bài 2: Nghỉ hè, bạn Hà về quê phải đi hai chặng đường tàu hoả và ca nô. Quãng đường đi bằng tàu hoả dài hơn quãng đường đi bằng ca nô là 120km và quãng đường đi bằng tàu hoả gấp 4,75 lần quãng đường đi bằng ca nô. Tính quãng đường bạn Hà đi bằng về quê? - GV hướng dẫn HS phân tích bài toán. + Quãng đường đi bằng ca nô là 1 phần thì quãng đường đi bằng tàu hoả là 4,75 phần như thế. + Tìm quãng đường đi bằng ca nô + Tìm quãng đường đi bằng tàu hoả. + Tìm quãng đường về quê. Bài 3: Tìm trung bình cộng của các số sau: 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13. - Chữa bài. HĐ3: GV nhận xét giờ học. Hoạt động HS - HS trả lời lần lượt các câu hỏi. - HS lên bảng ghi công thức. - HS nêu cách làm của bài toán - HS làm bài – 1 HS làm trên bảng phụ Bài giải Quãng đường đi bằng ca nô là: 120 : ( 4,75 – 1 ) = 32 ( km) Quãng đường đi bằng tàu hoả là: 120 + 32 = 152 ( km) Quãng đường bạn Hà về quê dài là: 152 + 32 = 184 ( km) Đáp số: 184 km - HS vận dụng cách tùm số trung bình cộng của các số để làm bài. - Kết quả: Vì đều là số lẻ liên tiếp nên số trung bình cộng của chúng là (1 + 13) : 2 = 7 ------------------------------------------------------ Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần 35 và đề ra kế hoạch tuần 36. II. Sinh hoạt: Lớp trưởng nhận xét chung tuần 35. Về nề nếp. Về việc học tập . Về các hoạt động. * Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần. * GVnhận xét và xếp loại các tổ. Đề ra kế hoạch tuần 36: - Kiểm tra cuối năm theo đề của phòng. - Sơ kết lớp. - Đề xuất tuyên dương. - Tổng kết năm học. Nhận xét của GV chủ nhiệm. ----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: