Giáo án Lớp 5 tuần 4 (9)

Giáo án Lớp 5 tuần 4 (9)

Tiết 2 TẬP ĐỌC

 NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I. MỤC TIÊU

1 - Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:

- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài ( Xa- da- cô Xa- xa- ki, Hi- rô- si ma, Na- ga- da ki)

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn ; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả

hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.

2- Hiểu ý chính của bài:

- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới .

3- GDMT: Thấy được tác hại mà bom nguyên tử gây ra.

 

doc 42 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1058Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 4 (9)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/9/2011
Tuần 4
Ngày giảng: 12/9/2011
Thứ hai
Tiết 2
Tập đọc
Những con sếu bằng giấy
I. Mục tiêu 
1 - Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:
- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài ( Xa- da- cô Xa- xa- ki, Hi- rô- si ma, Na- ga- da ki)
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn ; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả
hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.
2- Hiểu ý chính của bài: 
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới .
3- GDMT: Thấy được tác hại mà bom nguyên tử gây ra. 
II. Kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Xác định giá trị.
	- Thể hiện sự cảm thông (bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại)
III. Đồ dùng day học: 
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK. 
- Tranh, ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử ( nếu có)
- Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
IV - Các hoạt động dạy- học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức: 1’
- Kiểm tra sĩ số: có mặtvắng.........
2. Kiểm tra bài cũ: 4- 5’
- Gọi HS đọc phân vai vở kịch lòng dân.
+ Tại sao vở kịch lại được tác giả đặt tên là “Lòng dân”?
+ Những chi tiết nào thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng?
- 2 HS đọc và trả lời
3. Dạy bài mới : 
a - Giới thiệu bài : 1’
+ Bạn nhỏ gấp con vật gì? 
+ Bạn gấp nhưng con sếu bằng giấy để làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
- Gấp con sếu bằng giấy)
b - Hướng dẫn luyện đọc và tìm tiểu bài : 
Luyện đọc: 12’ 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 
- GV chia đoạn : 4 đoạn 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến xuống Nhật Bản
 Đoạn 2: Tiếp theo đến phóng xạ nguyên tử
 Đoạn 3: Tiếp đến gấp được 644 con
 Đoạn 4: Đoạn còn lại
- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn 
- 1 HS đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp đoạn
+ Lần 1: Kết hợp sửa phát âm: Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki ; Xa- da- cô.- Đọc thầm chú giải 
+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ ( Chú giải)
+ Em hiểu như thế nào là phóng xạ ? (Phóng xạ là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử, rất có hại cho sức khoẻ và môi trường.)
+ Luyện đọc câu dài, câu khó 
Nằm trong bệnh viện/ nhẩm đếm .....nói rằng/
+ Lần 3: Tiếp tục sửa sai ( nếu còn)
- Cho HS đọc theo nhóm bàn
- HS đọc theo nhóm bàn( sửa sai cho nhau) 
- GV đọc mẫu toàn bài 
- Nghe
 Tìm hiểu bài : 10’
- HS đọc thầm đoạn 1, 2 và cho biết :
+ Vì sao Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ ?
+ Hậu quả mà hai quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì ?
+ Nêu nội dung 2 đoạn vừa tìm hiểu? 
GV giảng: Khi chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc Mĩ quyết định ném cả hai quả bom nguyên tử xuống nước Nhật để chứng tỏ sức mạnh của mình. 
- HS đọc thầm đoạn 3 và cho biết:
+ Từ khi bị nhiễm phóng xạ, bao lâu sau Xa- da- cô mới mắc bệnh ?
+ Lúc đó Xa- da- cô mới mắc bệnh, cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ?
+ Vì sao Xa- da- cô lại tin như thế ?
+ Nêu nội dung chính đoạn 3? 
- Đọc thầm đoạn còn lại của bài 
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô ?
* Nếu được đứng trước tượng đài của Xa- da- cô, em sẽ nói gì ?
+ Nêu nội dung đoạn cuối? 
+ Nội dung chính của bài là gì ?
1. Hậu quả mà hai quả bom đã gây ra
+ Vì Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
+ Đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
- 1,2 HS nêu
2- Khát vọng sống của Xa- da- cô Xa- xa- ki
+10 năm sau Xa- da- cô mới mắc bệnh.
+ Ngày ngày gấp sếu bằng giấy, vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
+Vì em chỉ còn sống được ít ngày, em mong muốn khỏi bệnh, được sống như bao trẻ em khác.
- 1,2 HS nêu
3. ước vọng hoà bình của trẻ em thành phố Hi- rô- si- ma.
+ đã góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn: Mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
+ Chúng tôi căm ghét chiến tranh.
+ Bạn hãy yên nghỉ. Mọi người trên thế giới luôn đấu tranh loại bỏ vũ khí hạt nhân.
ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới
c- Luyện đọc diễn cảm ( 11)’
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn, HS lớp theo dõi tìm giọng đọc hay cho toàn bài. 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3
+ Cho HS thi đọc diễn cảm: 3 em.
+ GV nhận xét cho điểm
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn, HS lớp theo dõi tìm giọng đọc hay cho toàn bài.
Đoạn 1: đọc to, rõ ràng; Đoạn 2: giọng trầm buồn; Đoạn 3: thương cảm, xúc động; Đoạn 4: trầm, chậm rãi) 
+ HS tìm từ nhấn giọng: may mắn. phóng xạ, lâm bệnh nặng, nhẩm đếm, một nghìn, lặng lẽ, toàn nước Nhật, chết, 644 con
- 3 HS thi đọc diễn cảm. 
4. Củng cố : 2
+ Các em có biết trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ, Việt Nam chúng ta đã bị ném những loại bom gì và hậu quả của nó ra sao?
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Bom H, bom A, bom bi...
- HS đọc nội dung bài.
4. Dặn dò: 1’
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Nếu trái đất thiếu trẻ em.
V. Rút kinh nghiệm:
- Thay đổi phương pháp
________________________________________________________________________
_________________________________________________________________________
- Bổ sung giáo án:
_______________________________________________________________________
_______________________________________________________________________
Tiết 3
Toán
Tiết 16 : Ôn tập và bổ sung về giải toán
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Làm quen với bài toán quan hệ tỉ lệ.
- Biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Biết giảI bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 3- 5’
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 3 VBT
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài : 1’
- Làm quen với dạng toán có quan hệ tỉ lệ và học cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ. 
b. Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ: 15’
Ví dụ:
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của ví dụ và yêu cầu HS đọc.
+ 1 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô- mét ?
+ 2 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô- mét ?
+ 2 giờ gấp mấy lần một giờ ?
+ 8 ki-lô- mét gấp mấy lần 4 ki-lô- mét ?
 + Như vậy khi thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?
+ 3 giờ người đó đi được bao nhiêu km ?
+ 3 giờ so với 1 giờ thì gấp mấy lần ?
+ 12 ki-lô- mét so với 4 ki-lô- mét thì gấp mấy lần ?
+ Như vậy khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần ?
+ Qua ví dụ trên, bạn nào có thể nêu mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được ?
- GV nhận xét ý kiến của HS, sau đó nêu kết luận: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- GV nêu : Đây chính là dạng toán về quan hệ tỉ lệ. Chúng ta sẽ dựa vào mối quan hệ tỉ lệ này để giải bài toán.
Bài toán
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán
+Bài toán cho em biết những gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV hướng dẫn HS viết tóm tắt đúng như phần bài học sgk.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách giải bài toán.
- Cho một số HS trình bày cách giải của mình trước lớp.
 Giải bằng cách “ Rút về đơn vị ”
+Biết 2 giờ ô tô đi được 90 km, làm thế nào để tính được số km ô tô đi được trong 1 giờ ?
+ Biết 1 giờ ô tô đi được 45 km. Tính số km ô tô đi được trong 4 giờ?
+ Như vậy để tìm được số km ô tô đi trong 4 giờ chúng ta làm như thế nào ?
* Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta có thể làm như thế ?
- GV nêu: Bước tìm số km đi trong 1 giờ ở bài toán trên gọi là bước “rút về đơn vị”.
 Giải bằng cách “ Tìm tỉ số ”
+ So với 2 giờ thì 4 giờ gấp mấy lần ?
+ Như vậy quãng đường 4 giờ đi được gấp mấy lần quãng đường 2 giờ đi được ? 
Vì sao ?
+ Vậy 4 giờ đi được bao nhiêu km ?
* Như vậy chúng ta đã làm như thế nào để tìm được quãng đường ô tô đi trong 4 giờ? 
- GV nêu: Bước tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước “ Tìm tỉ số”
Chú ý: Khi làm bài HS có thể giải bằng một trong hai cách. Giải theo cách 2 khi đơn vị này gấp đơn vị kia một số lần. 
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 3 VBT
- 1HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ 1 giờ người đó đi được 4 km.
+ 2 giờ người đó đi được 8 km.
+ 2 giờ gấp 1 giờ 2 lần.
+ 8 km gấp 4 km 2 lần.
+ Khi thời gian đi gấp 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên 2 lần.
+ 3 giờ người đó đi được 12 km.
+ 3 giờ so với 1 giờ thì gấp 3 lần.
+ 12 km so với 1km thì gấp 3 lần.
+ Khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên 3 lần.
+ HS trao đổi, phát biểu ý kiến.
+ HS nghe và nêu lại kết luận.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
+ Bài toán cho biết 2 giờ ô tô đi được 90 km.
+ Bài toán hỏi 4 giờ ô tô đi đ bao nhiêu km.
- HS tóm tắt bài toán, 1 HS tóm tắt trên bảng.
Tóm tắt: 2 giờ: 90 km
 4 giờ: ...km?
- HS trao đổi để tìm cách giải bài toán.
- HS trình bày cách giải của mình trước lớp.
+ Lấy 90 chia cho 2
Một giờ ô tô đi được là :
90 : 2 = 45 ( km)
+ Trong 4 giờ ô tô đi được
45 4 = 180 (km)
+ Để tìm được số km ô tô đi trong 4 giờ chúng ta:
 Tìm số km ô tô đi trong 1 giờ.
 Lấy số km ô tô đi trong 1 giờ nhân với 4.
+ Vì biết khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được gấp lên bấy nhiêu lần, nên chúng ta tìm số km trong 1giờ, sau đó lấy số km đó nhân với 4 giờ.
- HS trình bầy lời giải bài toán như sgk vào vở. 
Một giờ ô tô đi được là :
90 : 2 = 45 ( km)
 Trong 4 giờ ô tô đi được
45 4 = 180 (km)
+ Số lần 4 giờ gấp 2 giờ là
 4 : 2 = 2 (lần)
+ Quãng đường 4 giờ đi được sẽ gấp 2 lần quãng đường 2 giờ đi được, vì khi gấp thời gian lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
+ Trong 4 giờ đi được:
 90 2 = 180 (km)
+ Chúng ta đã:
 Tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần.
 Lấy 90 nhân với số lần vừa tìm được.
- HS trình bày bài giải như sgk vào vở.
c. Thực hành
Bài 1 (10)’
- Gọi HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho em biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Theo em, nếu giá vải không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ tăng hay giảm ?
+ Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được sẽ như thế nào ?
+ Em hãy nêu mối quan hệ g ...  3 và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp theo dõi.
- 3 HS đặt câu trên bảng. 
- HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt .
Ví dụ :
+ Nhà em có hai giống cau: một loại cao quả hơi dài, một loại thấp quả tròn.
+ Lan và Mai là hai chị em sinh đôi mà Lan thì mập còn Mai thì ốm.
+ Cô ấy lúc vui, lúc buồn .
+ Xấu người, đẹp nết còn hơn đẹp người, ...
IV. Rút kinh nghiệm:
- Thay đổi phương pháp
__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
- Bổ sung giáo án:
__________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________
{Ơ
Tiết 4
kĩ thuật
Bài 2 : Thêu dấu nhân (Tiết 2)
I. Mục tiêu
 HS cần phải:
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II. Đồ dùng dạy- học
- Mẫu thêu dấu nhân (được thêu bằng len, sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu. Kích thước mũi thêu khoảng 3 - 4 cm)
- Một số sản phẩm máy mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước: 35 cm 35 cm
+ Chỉ khâu len 
+ Len ( hoặc sợi) khác màu vải.
+ Phấn màu, bút màu, thước kẻ, kéo, khung thêu.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 3- 5’
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS (đồ dùng học tập)
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
 Tiếp tục thêu dấu nhân 
b. Hướng dẫn HS thực hành: 25’
+ Nhắc lại các bước thêu dấu nhân? 
- Yêu cầu HS thực hiện thao tác thêu 2 mũi thêu dấu nhân 
- GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu
 GV lưu ý: Trong thực tế, kích thước của các mũi thêu dấu nhân chỉ bằng hoặc kích thước của mũi thêu các em đang học. 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
+ Nêu các yêu cầu của sản phẩm? 
- Cho HS thực hành thêu dấu nhân. Tổ chức cho HS thực hành theo cặp để trao đổi, học hỏi lẫn nhau. 
- GV quan sát uốn nắn HS gặp khó khăn, lúng túng. 
c. Đánh giá sản phẩm: 5’
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm 
- GV nêu yêu cầu đánh giá.
- Cử 2-3 HS đánh giá sản phẩm được trưng bày
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập theo hai mức: 
 Hoàn thành ( A) 
 Chưa hoàn thành (B). 
+ Những HS hoàn thành sớm, đường thêu đúng kĩ thuật, đẹp được đánh giá ở mức hoàn thành tốt A.
3. Củng cố: 2’
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành thêu dấu nhân của HS.
4. Dặn dò: 1’
- Chuẩn bị bài sau. Một số dụng cụ nấu ăn và bảo quản bếp gia đình.
+ Gồm 2 bước:
Bước 1. Vạch dấu đường thêu
Bước 2. Thêu theo đường vạch dấu
- HS thực hành thêu
+ Thêu được các mũi thêu theo hai đường vạch dấu
+ Các mũi thêu bằng nhau
+ Đường thêu không bị dúm. 
- HS thực hành thêu theo cặp
- HS trưng bày sản phẩm
- 3 HS đại diện đánh giá sản phẩm 
 IV. Rút kinh nghiệm:
- Thay đổi phương pháp
__________________________________________________________________________
- Bổ sung giáo án:
__________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 14/9/2011
Thứ sáu
Ngày giảng: 16/9/2011
Tiết 1
Tập làm văn
Tả cảnh ( Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn đề bài, cấu tạo bài văn tả cảnh.
+ Mở bài : Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
+ Thân bài : Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
+ Kết bài : Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét của người viết.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức: 1’
- Kiểm tra sĩ số: có mặt.vắng mặt..
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Kiểm tra giấy, vở bút của HS
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài : 1’
 Các em đã lập dàn ý về các bài văn tả cảnh, tiết học hôm nay các em sẽ viết bài văn tả cảnh. 
b. Thực hành viết : 32’
- Gọi HS đọc các đề gợi ý SGK 
- Lưu ý HS khi viết văn: 
+ Sử dụng các hình ảnh nhân hóa, so sánh
+ Sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
- Cho HS tự lựa chọn một đề để viết bài.
4. Củng cố: 1’
- Nhận xét giờ học .
4. Dặn dò: 1’
- Về nhà đọc trước nội dung tiết tập làm văn tuần 5
- Nhớ lại những điểm số trong tháng của em để làm tốt bài tập thống kê.
- 3- 4 HS đọc các đề gợi ý SGK.
+ Đề 1. Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
+ Đề 2. Tả một cơn mưa.
+ Đề 3. Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em). 
- HS viết bài.
IV. Rút kinh nghiệm:
- Thay đổi phương pháp
__________________________________________________________________________
- Bổ sung giáo án:
__________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________
Tiết 3
Toán
 Tiết 20. luyện tập chung
I. mục tiêu
 Giúp HS củng cố về :
- Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) hoặc tỉ số của hai số đó.
- Các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
- Giải bài toán có liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
II. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
- GV gọi 2 HS lên bảng bài tập trong sách BT.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới
a. Giới thiệu bài: 1’
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán có lời văn theo các dạng đã học.
b. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: 7’
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán trước lớp.
-Bài toàn thuộc dạng toán nào?.
- GV yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV yêu cầu HS làm bài 
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài.
 ? em
 Nam : I I I 
 28em 
 Nữ : I I I I I I 
 ?em 
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
2 + 5 = 7 (phần)
Số học sinh nam là : 28 : 7 x 2 = 8 (em)
Số học sinh nữ là : 28 - 8 = 20 (em)
 Đáp số: nam 8 em; nữ 20 em
Bài 2: 7’
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức bài tập 1.
Tóm tắt
 ?m Chiều dài : I I I Chiều rộng : I I 15 m 
 ?m
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 2 - 1 = 1 (phần)
Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là :
 15 : 1 = 15 (m)
Chiều dài của mảnh đất là : 15 + 15 = 30 (m)
Chu vi của mảnh đất là : (15 + 30) x 2 = 90 (m)
 Đáp số : 90 m
Bài 3: 8’
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV hỏi : Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 4: 9’
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV hỏi : Khi số bộ bàn ghế đóng được mỗi ngày gấp lên một số lần thì tổng số ngày hoàn thành kế hoặch thay đổi như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV cho HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố: 2’
- Nếu còn thời gian GV cho HS ôn thêm về các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
4. Dặn dò: 1’
- Về nhà làm bài tập trong sách BT
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS : Khi quãng đường đi giảm bao nhiêu lần thì số lĩt xăng tiêu thụ giảm đi bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng lớp làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt:
100 km : 12l
50 km : ...l ?
Bài giải
100 km gấp 50 km số lần là :
100 : 50 = 2 (km)
Đi 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là :
12 : 2 = 6 (l)
 Đáp số : 6l
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp.
- HS trao đổi và nêu : Khi số bộ bàn ghế đóng được mỗi ngày gấp lên bao nhiêu lần thì số ngày hoàn thành thu hoạch giảm đi bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- HS cả lớp theo dõi để nhận xét, sau đó tự kiểm tra bài của mình.
Bài giải
Cách 1.
Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 1 bộ bàn ghế thì phảI làm trong thời gian là:
30 x 12 = 360 (ngày)
Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 18 bộ bàn ghế thì phảI làm trong thời gian là:
360 : 18 = 20 (ngày)
Đáp số: 20 ngày
Cách 2
Theo kế hoạch số bàn ghế phải hoàn thành là: 12 x 30 = 360 (bộ)
Nếu đóng 1 ngày 18 bộ thì số ngày để làm là:
360 : 18 = 20 (ngày)
Đáp số: 20 ngày
- HS nghe câu hỏi của GV và trả lời :
IV. Rút kinh nghiệm:
- Thay đổi phương pháp
__________________________________________________________________________
- Bổ sung giáo án:
__________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________
Tiết 4
sinh hoạt
Sinh hoạt lớp tuần 4
I - Mục tiêu
- Nhận xét ưu khuyêt điểm trong tuần để h/s thấy , có hướng phấn đấu và sửa chữa
- Rèn kỹ năng sinh hoạt lớp 
- Giúp h/s có ý thức học tập , XD tập thể lớp.
II - Các hoạt động dạy- học
1. Tổ chức:
2. Nhận xét: 15’
- Lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần.
- GV nhận xét chung
+ Nền nếp: Bước đầu đã đi vào nền nếp nhưng chưa thật tốt. Cụ thể xếp hàng ra vào lớp còn chậm, chen lấn, xô đẩy nhau, truy bài 15’ đầu giờ còn mất trật tự.
+ Học tập: Đa số h/s có nền nếp học tập , bên cạnh đó còn một số h/s chưa có nền nếp học tập , trong lớp còn chưa chú ý nghe giảng , bài tập về nhà còn chưa hoàn thành như: Thái, Đức, Quý, Quang Ninh,
+ Đạo đức: Còn hay cãi nhau, nói tục, xô đẩy nhau, chia rẽ, mất đoàn kết: Thái, Hiển, Đức
+ Các hoạt động khác: Tham gia có hiệu quả đêm hội Trung thu.nếp
3. Phương hướng: 5’
- Nền nếp: Thực hiện tốt hơn nữa nền nếp của trường, lớp đề ra.
- Học tập: Phát huy ưu điểm, sửa chữa quyết điểm . Thi đua học tập giữa các tổ để nâng cao thành tích học tập của lớp.
- Đạo đức: ngoan lễ phép, đoàn kết
- Các hoạt động khác: Tham gia đầy đủ có chất lượng.
- Biện pháp thực hiện: Tổ ttrưởng và lớp trưởng thường xuyên theo dõi, đôn đốc báo cáo GVCN để khắc phục những nhược điểm trong tuần.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 4 lps 5 CKTKN KNS.doc