Giáo án Lớp 5 tuần 5 (4)

Giáo án Lớp 5 tuần 5 (4)

(Dạy bài thứ hai)

Tập đọc

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu nội dung : Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 17 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1013Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 5 (4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5	 Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
(Dạy bài thứ hai)
Tập đọc
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu nội dung : Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ: Bài ca về trái đất
- HS đọc thuộc lòng bài thơ và bốc thăm trả lời câu hỏi.
- Bài thơ muốn nói với em điều gì?
- Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
Ÿ GV cho điểm, nhận xét
- HS nhận xét 
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
32’
3. Các hoạt động: 
12'
- Luyện đọc 
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc trơn chia đoạn
- HS lắng nghe - Xác định được tựa bài 
- Chia 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu . giản dị, thân mật 
+ Đoạn 2: Còn lại
- Lần lượt HS đọc tư, câu
Ÿ GV đọc toàn bài, nêu xuất xứ
10'
- Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1
- HS đọc đoạn 1
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
- Dự kiến: Công trường, tình bạn giữa những người lao động. 
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ?
- HS tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây bằng tranh.
- HS nêu nghĩa từ chất phác.
+ Vì sao người ngoại quốc này khiến anh phải chú ý đặc biệt?
- Dự kiến: HS nêu lên thái độ, tình cảm của nhân vật
+ Có vóc dáng cao lớn đặc biệt
+ Có vẻ mặt chất phác
+ Dáng người lao động
+ Dễ gần gũi 
Ÿ GV chốt lại bằng tranh của GV: Tất cả từ con người ấy gợi lên ngay từ đầu cảm giác giản dị, thân mật.
- Nêu ý đoạn 1
- Những nét giản dị thân mật của người ngoại quốc
- Tiếp tục tìm hiểu đoạn 2
- HS lần lượt đọc đoạn 2
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: 
- HS nhận phiếu + thảo luận + báo cáo kết quả 
- HS gạch dưới những ý cần trả lời
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Dự kiến: ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân
Ÿ GV chốt: Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp (VN và Liên Xô trước đây) diễn ra rất thân mật.
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất ? Vì sao ?
- Dự kiến: 
+ Cái cánh tay của người ngoại quốc
+ Lời nói: tôi  anh
+ Ăn mặc
+ Những chi tiết đó nói lên điều gì?
- Dự kiến: Thân mật, thân thiết, giản dị, gần gũi. Tình hữu nghị.
- Yêu cầu HS nêu ý đoạn 2
- Tình cảm thân mật thể hiện tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam
- Rèn đọc diễn cảm
- HS lần lượt đọc từng đoạn
- Rèn đọc câu văn dài “ Aùnh nắng  êm dịu”
- Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn
Ánh nắng ban mai nhạt loãng/ rải trên vùng đất đỏ công trường/ tạo nên một hòa sắc êm dịu.//
- HS lần lượt đọc diễn cảm câu, đoạn, cả bài
- Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm
- Nêu đại ý
- Cả tổ thi đua nêu lên đại ý 
Ÿ GV giới thiệu tranh ảnh về những công trình hợp tác
- HS quan sát, trưng bày thêm tranh ảnh sưu tầm của bản thân.
1’
4. Tổng kết - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Chính tả
Nghe - viết : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh : trong các tiếng có uô, ua (BT2) ; tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.
*HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ: 
- GV dán 2, 3 phiếu có mô hình tiếng lên bảng. 
- 1 HS đọc tiếng bất kỳ 
- 1 HS lên bảng điền vào mô hình cấu tạo tiếng
Ÿ GV nhận xét 
- HS nhận xét
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
- Luyện tập đánh dấu thanh
30’
3. Các hoạt động: 
- Nêu các từ ngữ khó viết trong đoạn
- HS nêu từ khó
- HS lần lượt rèn từ khó
- GV đọc từng câu, từng cụm từ cho HS viết 
- HS nghe viết vào vở từng câu, cụm từ
- GV đọc toàn bài chính tả
- HS lắng nghe, soát lại các từ
- GV chấm bài
- Từng cặp HS đổi tập soát lỗi chính tả
* Hoạt động 2: HDSH làm bài tập
- Hoạt động cá nhân, lớp
Ÿ Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2
- 1, 2 HS lần lượt đọc yêu cầu bài 2 
- HS gạch dưới các tiếng có chứa âm chính là nguyên âm đôi ua/ uô 
- HS sửa bài
Ÿ GV chốt lại
- HS rút ra quy tắc viết dấu thanh trong các tiếng có chứa ua/ uô 
Ÿ Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3
- 1, 2 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài
Ÿ GV nhận xét 
- HS sửa bài
1’
4. Tổng kết - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Toán
ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
Bài tập cần làm : BT1, BT2 (a, c), BT3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra các dạng toán về tỉ lệ vừa học. 
- 2 HS 
- HS sửa bài 3, 4/23 (SGK)
- Lần lượt HS nêu tóm tắt - sửa bài 
- Lớp nhận xét 
Ÿ GV nhận xét và cho điểm. 
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
- Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài 
30’
3. Các hoạt động: 
7’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hình thành bảng đơn vị đo độ dài
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 1: 
- GV gợi mở. HS tự đặt câu hỏi. HS trả lời. GV ghi kết quả. 
- HS lần lượt lên bảng ghi kết quả.
- HS kết luận mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. 
Ÿ GV chốt lại 
- Lần lượt đọc mối quan hệ từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. 
Ÿ Bài 2 (a, c) 
- GV gợi mở để HS tìm phương pháp đổi. 
- HS đọc đề 
- Xác định dạng 
Ÿ GV chốt ý. 
- HS làm bài 
- HS sửa bài - nêu cách chuyển đổi. 
Ÿ Bài 3: Tương tự bài tập 2
- HS đọc đề
- HS nêu dạng đổi 
- HS làm bài - Chữa bài
Ÿ GV chốt lại 
1’
4. Tổng kết - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
................................................................................
Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2010
(Dạy bài thứ ba)
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : HOÀ BÌNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu được nghĩa của từ hoà bình (BT1) ; tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình (BT2).
- Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ: 
- Yêu cầu HS sửa bài tập 
- HS lần lượt đọc phần đặt câu
Ÿ GV nhận xét, đánh giá
- Lớp nhận xét 
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
33’
3. Các hoạt động: 
14’
* Hoạt động 1: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Chủ điểm: “ Cánh chim hòa bình”
- Hoạt động nhóm, lớp 
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc bài 1
- HS đọc bài 1 
- Cả lớp đọc thầm - Suy nghĩ, xác định ý trả lời đúng
Ÿ GV chốt lại chọn ý b
Ÿ Phân tích
- Yêu cầu HS nêu nghĩa từ: “bình thản, yên ả, hiền hòa”
- HS tra từ điển - Trả lời 
- HS phân biệt nghĩa: “bình thản, yên ả, hiền hòa” với ý b.
Ÿ Bài 2: 
- 2 HS đọc yêu cầu bài 2
- GV ghi bảng thành 2 cột đồng nghĩa với hòa bình và không đồng nghĩa.
- HS làm bài
- HS sửa bài - Lần lượt HS đọc bài làm của mình
15’
* Hoạt động 2: Sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố
- Hoạt động nhóm, lớp 
Ÿ Bài 3:
- 2 HS đọc yêu của bài 4
- HS làm bài
- HS khá giỏi đọc đoạn văn 
Ÿ GV chốt lại
- Cả lớp nhận xét
4’
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động nhóm, lớp 
- HS thi tìm thêm từ ngữ thuộc Chủ điểm.
- Các tổ thi đua giới thiệu những bức tranh đã vẽ và bài hát đã sưu tầm
1’
4. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị: “Từ đồng âm” 
- Nhận xét tiết học.
 Luyện Tiếng Việt
	1. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau :
	Thật thà, hiền lành, siêng năng.
	Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.
2. Tìm từ đồng nghĩa với : Tổ quốc, mẹ, bố.
Đặt câu với một trong các từ vừa tìm được.
Toán
ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo khối lượng và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
Bài tập cần làm : BT1, BT2, BT4.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ: Bảng đơn vị đo độ dài 
- Kiểm tra lý thuyết về mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, vận dụng bài tập nhỏ. 
- 2 HS 
- HS sửa bài 
- Nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị. 
Ÿ GV nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét 
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
“Bảng đơn vị đo khối lượng” 
30’
3. Các hoạt động: 
12’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn lại bảng đơn vị đo khối lượng.
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 1:
- GV kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng chưa ghi đơn vị, chỉ ghi kilôgam. 
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài 
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. 
- GV hướng dẫn đặt câu hỏi, HS nêu tên các đơn vị lớn hơn kg? ( nhỏ hơn kg ?) 
- HS hình thành bài 1 lên bảng đơn vị. 
Ÿ Bài 2 
- GV ghi bảng 
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài 
- Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng HS làm bài tập 2. 
- Xác định dạng bài và nêu cách đổi
- HS làm bài 
Ÿ Bài 4:
- GV cho HS hoạt động nhóm, bàn. GV gợi ý cho HS thảo luận. 
- HS đọc đề 
- HS phân tích đề - Tóm tắt 
- GV theo dõi cách làm bài của HS. 
- HS làm bài 
- HS sửa bài 
* Lưu ý tên đơn vị đề bài cho và đề bài hỏi. 
1’
4. Tổng kết - dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
Luyện Toán
1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
4km 30m = ... m	350dm = ... m ... dm
8km 12cm = ... cm	4050m = ... km ... m
2. Một cửa hàng trong 3 ngày bán được 2 tạ lúa. Ngày đầu bán được 30kg. Ngày thứ hai bán được gấp ba lần ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam lúa?
Lưu ý : Tóm tắt bài toán.
Trình bày bài toán đầy đủ các bước : lời giải, phép tính, đáp số.
............................................................................
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010
(Dạy bài thứ tư)
Tập đọc
Ê-MI-LI, CON
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài ; đọc diễn cảm được bài thơ.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 ; thuộc 1 khổ thơ trong bài).
*HS khá, giỏi thuộc được khổ thơ 3 và 4 ; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ: Một chuyên gia máy xúc
- HS đọc lần lượt từng đoạn và bốc thăm trả lời câu hỏi.
- Vì sao người ngoại quốc này khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý?
- Vì người ngoại quốc này có vóc dáng cao lớn đặc biệt, có vẻ mặt chất phác, có dáng dấp của người lao động, toát lên vẻ dễ gần, dễ mến.
Ÿ GV cho điểm, nhận xét
- HS nhận xét
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
32’
3. Các hoạt động: 
12’
* Hoạt động 1: Luyện tập
- Hoạt động cá nhâ ... ải
- Nêu tóm tắt
- HS giải 
Ÿ Bài 3:
- HS đọc đề - Phân tích đề
- GV gợi mở hướng dẫn HS tính diện tích HCN ABCD và HV CEMN
- HS nêu lại công thức tính diện tích HCN và HV- HS sửa bài
1’
4. Tổng kết - dặn dò
- Đề-ca-mét vương. Héc-tô-mét vuông.
Luyện Toán
1. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm :
2kg 500g ... 2500g	6090kg ... 6 tấn 7kg
13kg 85g ... 13kg 805g	1 tấn ... 1000kg
2. Một hình chữ nhật có chiều dài 4m, chiều rộng 3m. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Hãy vẽ các hình chữ nhật có cùng diện tích với hình chữ nhật trên nhưng với các kích thước khác với kích thước của hình đã cho.
.....................................................................................
Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010
(Dạy bài thứ năm)
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
*HS khá, giỏi nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra bài văn tả cảnh trường học
- GV chấm điểm
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
33’
3. Các hoạt động: 
Ÿ Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đạo thầm
- Giải nghĩa từ:
- 1 HS tự ghi điểm của từng môn mà bản thân em đã đạt được ghi vào phiếu.
- HS thống kê kết quả học tập trong tuần như:
- Yêu cầu HS phân đoạn
- Điểm trong tuần của ..
- Nêu ý từng đoạn
- GV nêu bảng mẫu thống kê. Viết sẵn trên bảng, yêu cầu HS lập thống kê về việc học của mình trong tuần.
- Dựa vào bảng thống kê trên nói rõ số điểm trong tuần
Ÿ Bài 2:
- Dựa vào kết quả thống kê để lập bảng thống kê
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS đặt tên cho bảng thống kê
- HS ghi
- Bảng thống kê kết quả học tập trong tuần, tháng của tổ
- HS xác định số cột dọc: STT, Họ và tên, Loại điểm
- HS xác định số cột ngang - mỗi dòng thể hiện kết quả học tập của từng HS (xếp theo thứ tự bảng chữ cái)
- Đại diện nhóm trình bày bảng thống kê. Vừa trình bày vừa ghi. Nhận xét chung về việc học của cả tổ. Tiến bộ ở môn nào? Môn nào chưa tiến bộ? Bạn nào học còn chậm?
Ÿ GV nhận xét chốt lại
- Cả lớp nhận xét
1’
4. Tổng kết - dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG ÂM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ).
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2) ; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
*HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3 ; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ: 
- HS đọc đoạn văn
Ÿ GV nhận xét và - cho điểm
- HS nhận xét
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
32’
3. Các hoạt động: 
14’
* Hoạt động 1: Thế nào là từ đồng âm? 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- GV chốt lại : Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hòan tòan giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế gọi là những từ đồng âm 
+ Câu (cá) : bắt cá, tôm ,bằng móc sắt nhỏ
+ Câu (văn) : đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn
- Phần ghi nhớ
- HS lần lượt nêu
- Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ
14’
* Hoạt động 2: Nhận diện từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hằng ngày - Nhận biết từ đồng âm 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 1: 
- 2 HS đọc yêu cầu bài 1
- HS làm bài
- HS nêu lên
Ÿ GV chốt lại và tuyên dương những em vẽ tranh để minh họa cho bài tập
- Cả lớp nhận xét
- HS có thể dùng tranh để giải nghĩa cho từng cặp từ đồng âm
Ÿ Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu bài 2
- HS làm bài
- HS sửa bài 
Ÿ GV chốt lại. 
- HS lần lượt đọc tiếp nối bài đặt câu
- Cả lớp nhận xét 
1’
4. Tổng kết - dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
Toán
ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích : đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông ; đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông.
- Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản).
 Bài tập cần làm : BT1, BT2, BT3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ: 
- HS làm lại bài 2, 3 / 26 (SGK)
Ÿ GV nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét 
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
30’
3. Các hoạt động: 
9’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hình thành các biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-ca mét vuông và héc-tô-mét vuông.
- Hoạt động cá nhân 
1- Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông
- HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học
a) Hình thành biểu tượng đề-ca-mét vuông 
- HS quan sát hình vuông có cạnh 1dam
- Đề-ca-mét vuông là gì?
-  diện tích hình vuông có cạnh là 1dam
- HS ghi cách viết tắt:
1 đề-ca-mét vuông vết tắt là 1dam2
b) Mối quan hệ giữa dam2 và m2
- GV hướng dẫn HS chia mỗi cạnh 1dam thành 10 phần bằng nhau 
Hình vuông 1dam2 bao gồm bao nhiêu hình vuông nhỏ?
- HS thực hiện chia và nối các điểm tạo thành hình vuông nhỏ 
- HS đếm theo từng hàng, 1 hàng có ? ô vuông
10 hàng x 10 ô = 100 ô vuông nhỏ
- HS tính diện tích 1hình vuông nhỏ : 1m2. Diện tích 100 hình vuông nhỏ: 100m2 
- HS kết luận
1dam2 = 100m2
Ÿ GV chốt lại
2- Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-tô-mét vuông:
- Tương tự như phần b
Ÿ GV nhận xét sửa sai cho HS
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông vá héc-tô-mét vuông
- Hoạt động cá nhân
Ÿ Bài 1: 
- Rèn cách đọc
- 1 em đọc, 1 em ghi cách đọc 
Ÿ GV chốt lại
- Lớp nhận xét
Ÿ Bài 3:
- GV gợi ý: Xác định dạng đổi, tìm cách đổi 
- HS đọc đề - Xác định dạng đổi
- HS làm bài và sửa bài 
Ÿ GV nhận xét
1’
4. Tổng kết - dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
Luyện Tiếng Việt
1. Tìm các từ đồng âm và phân biệt nghĩa của chúng :
- Cái nhẫn bằng bạc.
- Đầu bạc trắng.
- Cờ bạc là bác thằng bần.
- Đừng xanh như lá bạc như vôi.
Lưu ý : Từ đồng âm bạc
- Nhẫn bạc : bạc chỉ kim loại ; đầu bạc chỉ màu trắng ; cờ bạc chỉ một trò chơi ăn tiền ; bạc như vôi chỉ tình nghĩa không trọn vẹn.
2. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm : bàn, nước, cờ.
Lưu ý : Đặt câu có đủ bộ phận chính của câu.
...............................................................................
Thứ bảy ngày 19 tháng 9 năm 2009
(Dạy bài thứ sáu)
Toán
MI-LI-MÉT VUÔNG.
 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông ; biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong Bảng đơn vị đo diện tích.
Bài tập cần làm : BT1, BT2a (cột 1), BT3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ: dam2, hm2 
- HS nêu lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề. Vận dụng làm bài tập.
- 2 HS 
Ÿ GV nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét
1’
2. Giới thiệu bài mới: Mi-li-mét vuông - Bảng đơn vị đo diện tích
- Hôm nay, chúng ta học thêm 1 đơn vị diện tích mới nhỏ nhất là mm2 và lập bảng đơn vị đo diện tích.
30’
3. Các hoạt động: 
1-Giới thiệu đơn vịđo diện tích Mi-li-mét vuông:
- HS nêu lên những đôn vị đo diện tích đã học : cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2
a) Hình thành biểu tượng Mi-li-mét vuông inhHin
- Mi-li-mét vuông là gì?
-  diện tích hình vuông có cạnh là 1 Mi-li-mét
- HS tự ghi cách viết tắt: 
- Mi-li-mét vuông viết tắt là mm2
- Hãy nêu mối quan hệ giữa cm2 và mm2. 
- HS giới thiệu mối quan hệ giữa cm2 và mm2. 
- Các nhóm thao tác trên bìa cứng hình vuông 1cm. 
- Đại diện trình bày mối quan hệ giữa cm2 - mm2 và mm2 - cm2. 
Ÿ GV chốt lại 
- Dán kết quả lên bảng
1cm2 = 100mm2 
1mm2 = cm2 
- GV hỏi HS trả lời điền bảng đã kẻ sẵn. 
1 dam2 = ? m2 
1 m2 = mấy phần dam2 
- HS hình thành bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại. 
- Gọi 2 HS lên bảng, vừa đọc, vừa đính từng đơn vị vào bảng từ lớn đến bé và ngược lại. 
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền ?
-Mỗi đơn vị đo diện tích kém mấy lần đơn vị lớn hơn tiếp liền ?
- HS nêu lên mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau.
- Lần lượt HS đọc bảng đơn vị đo diện tích. 
Ÿ Bài 1:
- HS đọc đề 
- HS làm bài 
Ÿ GV chốt lại 
- HS sửa bài (đổi vở) 
Ÿ Bài 2a (cột 1)
- HS đọc đề - Xác định dạng 
- GV yêu cầu HS nêu cách đổi 
- HS làm bài 
- HS sửa bài (đổi vở) 
5 cm2 = .. mm2
12 m2 9 dm2 =  dm2
2010 m2 =  dam2 .. m2
GV nhận xét 
1’
4. Tổng kết - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,) ; nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ: 
Ÿ GV nhận xét và cho điểm
- HS đọc bảng thống kê 
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
33’
3. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Nhận xét bài làm của lớp 
- Hoạt động lớp 
- GV nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp 
- Đọc lại đề bài
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài, bố cục hợp lý, ý rõ ràng diễn đạt mạch lạc.
+ Thiếu sót: Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết. 
- GV trả bài cho HS
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi
- HS đọc lời nhận xét của thầy cô, HS tự sử lỗi sai. Tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý)
- GV theo dõi, nhắc nhở các em
- Lần lượt HS đọc lên câu văn, đoạn văn đã sửa xong 
Ÿ GV nhận xét 
- Lớp nhận xét
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi chung
- HS theo dõi câu văn sai hoặc đoạn văn sai
- GV theo dõi nhắc nhở HS tìm ra lỗi sai
- Xác định sai về mặt nào
- Một số HS lên bảng lần lựơt từng đôi 
- HS đọc lên
- Cả lớp nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
- Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay
- HS trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học và rút ra kinh nghiệm cho mình
- GV đọc những đoạn văn, bài hay có ý riêng, sáng tạo 
1’
4. Tổng kết - dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
Luyện Tiếng Việt
Viết bài văn theo yêu cầu : 
Tả cảnh một đêm trăng đẹp trên quê hương từng để lại ấn tượng khó phai cho em.
Lưu ý : Viết bài văn đúng bố cục của bài văn tả cảnh.
Sinh hoạt 
- Nhận xét ưu - khuyết điểm tuần qua.
- Nêu kế hoạch tuần tới.
- Đại hội Chi đội bầu 3 HS tham dự Đại hội Liên đội tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5(5).doc