Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức)

Tập đọc

CHUỖI NGỌC LAM

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ hồn nhiên; chú Pi-e nhân hậu, tế nhị; cô chị ngay thẳng thật thà.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Dạy bài mới:

HĐ1. Giới thiệu bài.HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Vì hạnh phúc con người. Sau đó GV giới thiệu bài Chuỗi ngọc lam.

HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

GV cùng HS giỏi đọc diễn cảm bài văn- giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; đọc phân biệt lời các nhân vật: lời cô bé( ngây thơ, hồn nhiên), lời Pi- e( điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị); lới chị cô bé( lịch sự, thật thà). Câu kết cuối bài đọc chậm rãi, đầy cảm xúc.

 

doc 27 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 14
Thứ hai ngày 03 tháng 12 năm 2007
Buổi sáng:
Tiết 1
Tập đọc
chuỗi ngọc lam
I- Mục tiêu bài học:
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ hồn nhiên; chú Pi-e nhân hậu, tế nhị; cô chị ngay thẳng thật thà.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
II- Phương Tiện dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài.HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Vì hạnh phúc con người. Sau đó GV giới thiệu bài Chuỗi ngọc lam.
HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
GV cùng HS giỏi đọc diễn cảm bài văn- giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; đọc phân biệt lời các nhân vật: lời cô bé( ngây thơ, hồn nhiên), lời Pi- e( điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị); lới chị cô bé( lịch sự, thật thà). Câu kết cuối bài đọc chậm rãi, đầy cảm xúc.
- Bài có thể chia thành 2 đoạn: 
+ Đoạn 1 : từ đầu đến đã cướp mất người anh yêu quý.
+ Đoạn 2: còn lại.
GV chú ý giúp các em hiểu nghĩa từ ngữ lễ Nô-en, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm.
- HS luyện đọc đoạn 1 theo cặp và tìm hiểu nội dung:
 + Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
 + Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
 +Chi tiết nào cho biết điều đó? 
- HS luyện đọc đoạn 2 của bài . Kết hợp tìm hiểu nội dung:
 + Chị của cô bé tìm gặp Pi- e làm gì?
 + Vì sao Pi- e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
 + Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- Ba HS phân các vai luyện đọc diễn cảm đoạn 2. Sau đó mời 2-3 tốp khác thi đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- HS phân vai đọc diễn cảm toàn bài 
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Giáo viên mời 1-2 HS nhắc lại nội dung bài văn.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Chính tả
chuỗi ngọc lam
I- Mục tiêu bài học:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài “Chuỗi ngọc lam”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch; ao/au.
II- Phương Tiện dạy học:
Vở bài tập Tiếng Việt.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS viết các từ ngữ . VD: sương giá - xương xẩu, siêu nhân - liêu xiêu, lần lượt - sơ lược
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - viết 
- Một HS đọc đoạn văn trong bài “Chuỗi ngọc lam” cần viết chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nói nội dung đoạn văn.
- HS đọc thầm đoạn văn, chú ý những từ ngữ dễ viết sai: trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ,
- GV đọc cho HS viết bài chính tả. Chấm chữa một số bài. 
HĐ2: Hướng dẫn làm BT Chính tả 
+ HS làm bài tập vào vở.
+ Chữa bài.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Toán
chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên 
mà thương tìm được là một số thập phân 
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS :
- Nắm được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân .
- Bước đầu thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân .
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1.Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân .
Ví dụ 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia theo các bước như trong SGK.
Chú ý bước viết dấu phẩy vào thương và thêm o vào bên phải số bị chia để chia tiếp.
Ví dụ 2: 43: 52 GV hướng dẫn HS cách chia bằng cách chuyển 43 thành 43,0 rồi chuyển thánh phép chia 43,0 : 52 và chia như tiết 63.
HĐ2: Luyện tập 
+ Bài tập 1: HS tự làm bài rồi chữa bài:
HS đặt tính rồi tính.
 + Bài tập 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. Yêu cầu HS .
Một giờ ô tô chạy được số km là: 182 : 4 = ? (km)
Trong 6 giờ ô tô đó chạy được số km là: ? x 6 = ? (km) 
+ Bài tập 3: 
HS tự đọc đề toán, làm bài rồi chữa bài .
Trong 6 ngày đầu đội công nhân sửa được: 2,72 x 6 = ?1
Trong 5 ngày đầu đội công nhân sửa được: 2,17 x 5 = ?2
Trung bình mỗi ngày đội công nhân đó sửa được ( ?1 + ?2) : ( 5 + 6 ) = ?
HĐ3: Chấm và chữa bài
- Bài 2 HS đọc kết quả và giải thích cách làm.
- Bài 1, 3 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập tả người
I- Mục tiêu bài học:
- Củng cố kiến thức về bài tập làm văn tả người
- Viết được một bài văn tả ngoại hình một người bạn mà em thấy gần gũi, thân thiết và quý mến.
II- Các hoạt động dạy học:
1. GV nêu y/c nội dung tiết học.
2. HD luyện tập
HĐ1: Củng cố kiến thức
? Một bài văn tả người gồm có mấy phần ? đó là những phần nào ?
? Nêu nội dung của từng phần ?
HĐ2: Luyện tập
- GV ghi đề bài lên bảng : Tả một người bạn mà em thấy gần gũi, thân thiết và quý mến.
- Xác định Y/c ; Tả một người bạn mà em thấy gần gũi, thân thiết và quý mến.
 ( Cần miêu tả đầy đủ cả ngoại hình, tính tình và hoạt động của người bạn em đã chọn ).
- HS làm bài - Gv theo dõi - chữa sai.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Khoa học 
gốm xây dựng : gạch, ngói
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS biết:
- Kể tên một số đồ gốm.
- Phân biệt gạch ngói với các loại đồ sành sứ.
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói.
II- Phương Tiện dạy học:
Hình trang 56, 57 SGK; Một vài viên gạch, ngói khô, chậu nước.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Thảo luận
* Mục tiêu: HS kể tên được một số đồ gốm. Phân biệt được gạch, ngói với các loại đồ sành sứ.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các thông tin tranh ảnh về các loại đồ gốm .
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.GV hỏi : Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì? Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào?
+ GV kết luận: Tất cả các loại đồ gốm đều làm từ đất sét.Gạch, ngói hoặc nồi đất,được làm từ đát sét, nung ở nhiệt độ cao và không tráng men. Đồ sành, sứ đều là những đồ gốm được tráng men. Đặc biệt đồ sứ được làm bằng đất sét trắng, cách làm tinh xảo.
HĐ2: Quan sát :
- Bước 1: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các bài tập ở mục Quan sát trang 56, 57 SGK .
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình và chữa bài.
Hình
Công dụng
Hình 1
Dùng để xây tường
Hình 2a
Dùng để lát sân hoặc vỉa hè
Hình 2b
Dùng để lát sàn nhà
Hình 2c
Dùng để ốp tường
Hình 4
Dùng để lợp mái nhà
HĐ3: Thực hành: HS làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói.( theo HD ở SGK )
IV- Củng cố - Tổng kết:
	Nhận xét giờ học.
___________________________
Tiết 4
Luyện thể dục
tuần 13
I- Mục tiêu bài học:
 - Chơi trò chơi " Chạy nhanh theo số ". Y/c chơi chủ động và nhiệt tình.
 - Ôn 6 động tác đã học, học động tác nhảy. Y/c thực hiện cơ bản đúng động tác.
II- Phương Tiện dạy học: Sân trường, còi.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, Y/c giờ học.
- Đi đều vòng quanh sân tập
- Đứng thành vòng tròn khởi động các khớp tay chân.
2. Phần cơ bản
- Chơi trò chơi : " Chạy nhanh theo số "
- GV nhắc lại cách chơi
- Ôn 6 động tác thể dục đã học : Tập theo tổ
- Học động tác nhảy: 5 - 6 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 nhân 8 nhịp
3. Phần kết thúc
- Thực hiện một số động tác hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Gv nhận xét, đánh giá kết quả học bài.
___________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 04 tháng 12 năm 2007
Buổi sáng:
Tiết 1
Toán
luyện tập
I- Mục tiêu bài học:
Giúp HS củng cố quy tắc và rèn kỉ năng thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân. 
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4
+ Bài tập 1: HS tự làm bài rồi chữa bài:
Lưu ý: Tính . Ví dụ : 60 : 8 x 2,6 = 7,5 x 2,6 = 19,5
+ Bài tập 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. 
+ Bài tập 3: HS tự đọc đề toán, làm bài rồi chữa bài .
Người đó đã đi được tất cả số km là: 39 x 3 + 35 x 5 = 292(km)
Trung bình mỗi giờ ô tô đó chạy được : 292 : ( 3+ 5) = 36,5(km)
+ Bài tập 4: Tính bằng 2 cách. VD: 64 : 5 + 36 : 5 
Cách một: (64 + 36) : 5 = 100 : 5 = 20
Cách hai : 64 : 5 + 36 : 5 = 12,8 + 7,2 = 20
HĐ2: Chấm và chữa bài
- Bài 1, 2 HS đọc kết quả và giải thích cách làm.
- Bài 3, 4 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
	Nhận xét giờ học. 
___________________________
Tiết 2
Luyện từ và câu 
ôn tập về từ loại
I- Mục tiêu bài học:
- Hệ thống hoá kiến thức đã học về các từ loại danh từ, đại từ; quy tắc viết hoa danh từ riêng. 
- Nâng cao một bước kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ.
II- Phương Tiện dạy học:
Bảng phụ, vở bài tập
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập 1.
+ HS trao đổi theo cặp.HS nêu định nghĩa DT chung và DT riêng đã học ở lớp 4. 
+ HS làm bài tập vào vở
Lời giải đúng: 
Danh từ riêng : Nguyên.
Danh từ chung: giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, má, chị, tay,
- Bài tập 2: HS nêu yêu cầu của bài, GV mời một vài HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học. HS làm bài.
- Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài.
 GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ.
 HS trao đổi với bạn bên cạnh để tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn ở bài tập 1.( Lời giải : chị, em, tôi, chúng tôi )
- Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của bài.
a, DT hoặc đại từ làm CN trong kiểu câu Ai làm gì?( 1.Nguyên; 2.Tôi; 3.Nguyên; 4. Tôi, Chúng tôi
b, DT hoặc đại từ làm CN trong kiểu câu Ai thế nào?( Một năm mới)
c, DT hoặc đại từ làm CN trong kiểu câu Ai là gì?( 1. Chị, 2. Chị)
d, DT tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?( chị gái, chị)
IV- Củng cố - Tổng kết:	Nhận xét giờ học.
___________________________
Tiết 4
Lịch sử: 
thu- đông 1947, việt bắc “ mồ chôn giặc pháp” 
I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS biết:
- Diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.
- ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
II- Phương Tiện dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Lược đồ chiến khu Việt Bắc thu - đông 1947.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bài
- GV nêu  ... 
Bài luyện tập thêm :
BT1: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau :
	Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói,... nở nụ cười tươi đỏ ...
BT2: Chỉ ra tác dụng của từng cặp quan hệ từ trong mỗi câu sau:
- Vì gió thổi mạnh nên cây đổ
- Nếu gió thổi mạnh thì cây đổ
- Tuy gió thổi không mạnh nhưng cây vẫn đổ.
	GV HD HS làm bài.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
	Nhận xét giờ học.	
___________________________
Tiết 3
Hướng dẫn thực hành
Toán : Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Cách chia số tự nhiên cho một số thập phân.
- Thực hành tính đúng các phép tính đã cho vận dụng vào giải toán.
II- Các hoạt động dạy học:
1. GV nêu y/c nội dung tiết học.
2. HD luyện tập
HĐ1: Củng cố kiến thức
? Cho HS nhắc lại quy tắc: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân ?
HĐ2: Luyện tập:
- Cho HS hoàn thành bài tập ở SGK
- GV theo dõi chấm chữa bài.
Bài luyện tập thêm:
BT1: Tính giá trị biểu thức 
a)	4,5 x 1,2 – 8 : 5;	b)	45 : 2 + 7,2 : 3
c)	75 : 12 + 126 : 15;	
BT2: Bác An thu hoạch được 2,6 tạ khoai tây và bác đã bán được tất cả là 975 000đ. Hỏi bác đã bán mỗi tạ khoai với giá bao nhiêu tiền ?
Lưu ý cách giải : Bác An đã bán mỗi tạ khoai tây với giá tiền là :
975 000đ : 2,6 = 375 000đ.
	HS làm bài – Gv theo dõi.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo dục môi trường
I- Mục tiêu bài học:
- Giáo dục môi trường bằng cách HD HS thực hành chăm sóc bồn hoa ở vườn trường.
II- Phương Tiện dạy học:
Bình tưới cây, dầm xới.
III- Các hoạt động dạy học:
1.GV nêu Y/c nội dung tiết học.
2. HD HS thực hành
HĐ1: Gv phân công công việc và vị trí làm việc của từng tổ.
- Nêu Y/c nhiệm vụ của từng công việc và HD HS làm từng công việc.
HĐ2: HS thực hành: HS ra sân và tiến hành công việc.
- HS làm việc, GV theo dõi HD cụ thể.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 07 tháng 12 năm 2007
Buổi sáng:
Tiết 1
Tập làm văn
luyện tập làm biên bản cuộc họp
I- Mục tiêu bài học:
Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, HS biết thực hành viết biên bản một cuộc họp.
II- Phương Tiện dạy học:
Vở bài tập Tiếng Việt.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
+ HS đọc đề bài và các gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
+ GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS; HS nói trước lớp: Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào ( họp tổ, họp lớp, họp chi đội )? Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào? 
+ GV nhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng thể thức của một biên bản .
+ HS làm bài theo cặp. 
+ Mời trình bày trước lớp.
+ GV và cả lớp bổ sung.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
- Khen những HS học tốt.
- Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết hoàn chỉnh bài.
___________________________
Tiết 2
Toán
chia một số thập phân cho một số thập phân 
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS biết:
- Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân
a. Ví dụ 1: Hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán 23,56 : 6,2 
- Hướng dẫn HS chuyển phép chia đó thành phép chia 235,6,: 62
- GV hướng dẫn HS phát biểu cách thực hiện phép chia 23,56 : 6,2
GV nhấn mạnh đối với quy tắc này đòi hỏi xác định số các chữ số ở phần thập phân của số chia ( chứ không phải ở số bị chia )
b. Ví dụ 2: Tiến hành tương tự ví dụ 1.
Từ đó HS phát biểu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
HĐ2: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập
- Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Bài 2: HS đọc kĩ đề ròi giải bài toán.
Một lít dầu hoả cân nặng : 2,66 : 3,5 = 0,76 (kg)
Năm lít dầu hoả cân nặng : 0,76 x 5 = 4,5 (kg)
- Bài 3: HS đọc kĩ đề ròi giải bài toán
Có 250 m vải thì may được số bộ quần áo là : 250 : 3,8 = 65 (bộ) còn thừa 3 m
HĐ3: Chấm và chữa bài 
Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 1, 4 bằng cách gọi hai HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Khoa học 
xi măng
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS biết:
- Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
- Nêu tính chất và công dụng của xi măng.
II- Phương Tiện dạy học:
 Hình trang 58, 59 SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Thảo luận:
* Mục tiêu: HS kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta. 
* Cách tiến hành: 
GV cho HS thảo luận một số câu hỏi sau:
- ở một số địa phương bạn, xi măng được dùng để làm gì?
- Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.
( Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên,) 
HĐ2: Thực hành xử lí thông tin:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm: Tổ trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trong SGK trang 59.
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Đại diện mỗi nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK, nhóm khác bổ sung.
+ GV kết luận: 
Tính chất của xi măng: xi măng có màu xám xanh(hoặc màu đất, trắng). Xi măng không bị tan khi trộn với một ít nước mà trở nên dẻo; khi khô, kết thành tảng, cứng như đá.
Cần bảo quản xi măng nơi khô ráo, thoáng khí.
Tính chất của vữa xi măng: khi mới trộn, vữa xi măng dẻo; khi khô, vữa xi măng trở nên cứng, không tan, không thấm nước.Vì vậy, vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, để khô sẽ bị hỏng.
Các vật liệu tạo thành bê tông: xi măng, cát, sỏi hoặc đá với nước. Bê tông chịu nén, được dùng để lát đường.
Bê tông cốt thép : Trộn đều xi măng, cát, sỏi với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được các lực kéo, nén và uốn, được dùng để xây nhà cao tầng, cầu, đập nước,
Tiếp theo, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xi măng được làm từ những vật liệu nào? 
IV- Củng cố - Tổng kết:
- HS nhắc lại nội dung chính của giờ học.
- GV nhận xét giờ học. 
___________________________
Tiết 4
Sinh hoạt lớp- tuần14
I. Nhận xét nề nếp sinh hoạt, học tập của lớp trong tuần 14:
- Tiếp tục duy trì nề nếp sinh hoạt 15 phút theo qui định của Đội.
- Tích cực phát biểu xây dựng bài, làm bài đầy đủ.
- Nhiều bạn đạt điểm tốt như : Quỳnh Liên, Duyên, Giang, Khánh Huyền.
- Nhiều em tiến bộ về chữ viết như: Nhật, Đông.
II- Kế hoạch tuần 15
- Tiếp tục thi đua ôn tập tốt chuẩn bị cho thi cuối học kì I
- Xdựng tốt nề nếp tự quản trong học tập cũng như trong sinh hoạt.
- Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Học bài và làm bài đầy đủ.
- Thường xuyên có ý thức viết chữ đẹp, trình bày bài sạch sẽ.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Luyện toán
Luyện tập tuần 14
I- Mục tiêu bài học:
- Củng cố quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, chia một số tự nhiên cho một số thập phân, chia một số thập phân cho một số thập phân.
II- Các hoạt động dạy học:
1. GV nêu Y/c mục đích tiết học.
2. HD thực hành.
HĐ1: Củng cố kiến thức: chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, chia một số tự nhiên cho một số thập phân, chia một số thập phân cho một số thập phân.
HĐ2: Luyện tập
- HS hoàn thành BT ở SGK.
- HS làm bài – Gv theo dõi- chấm chữa bài.
Bài luyện tập thêm:
BT1: Tìm Y:
a)	6,4 x Y = 9,23 + 6,13;	b)	18,25 : Y = 3,65 x 10.
c)	43,2 : Y = 15,8 – 8,6;	d)	0,01 x Y = 8,64.
BT2: Người ta dùng 70 mét vải thì may vừa đủ được 25 bộ quần áo bảo hộ lao động cho nam, nữ công nhân. Biết rằng cứ mỗi bộ dành cho nữ thì may hết 2,5 mét vài, còn bộ dành cho nam thì may hết 3,25 mét vài. Tính số bộ quần áo bảo hộ dành cho nam công nhân và số bộ dành cho nữ công nhân mà họ đã được may.
	Lưu ý cách giải: Giả sử cả 25 bộ quần áo đều là của nữ công nhân.
HS làm bài – GV theo dõi.
III- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Đạo đức
tôn trọng phụ nữ (tiết 1)
I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS biết:
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao phải tôn trọng phụ nữ .
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng không phân biệt trai hay gái.
- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc,giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Tìm hiểu thông tin(trang 22 SGK )
 - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: mỗi nhóm quan sát và giới thiệu nội dung một bức ảnh trong SGK.
- Các nhóm chuẩn bị.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thị Hiền đều là những người phụ nữ không những có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao kinh tế. 
-HS thảo luận các câu hỏi
+ Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
+ Tại sao những người phụ nữ là những người đáng kính trọng?
- GVmời một số HS lên trình bày ý kiến
- HS đọc ghi nhớ.
HĐ2. Làm bài tập 1 SGK 
* Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái. 
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS.
- Bước 2: HS làm việc cá nhân.
- Bước 3: HS trình bày ý kiến của mình
- Bước 4: GV kết luận: các việc làm (a), (b) biểu hiện tôn trọng phụ nữ, các việc làm (c), (d) biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ.
HĐ3. Bày tỏ thái độ(BT 2 SGK)
GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS cả lớp bày tỏ thái độ theo quy ước( thẻ màu).
GV kết luận: Tán thành với các ý kiến (a), (d); Không tán thành với các ý kiến (b), (c), (d)
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
- HS tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến. 
___________________________
Tiết 3
Hướng dẫn thực hành
Tiếng Việt: Luyện chữ viết
I- Mục tiêu bài học:
- Củng cố kỹ năng luyện chữ viết.
- HS hoàn thành bài viết theo quy định.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện viết
2. HD luyện viết.
HĐ1: GV nhận xét, nhắc nhở các em những lỗi còn mắc phải sau khi chấm vở sạch chữ đẹp tháng 11.
- Nhắc lại một số quy định chung về Y/c của bài viết ( mẫu chữ, khoảng cách, tốc độ, cách trình bày, lỗi chính tả ).
HĐ2: HS thực hành viết bài 
- GV đọc – HS nghe viết, bài “Chuỗi ngọc lam ”.
III- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_14_ban_chuan_kien_thuc.doc