Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Trường tiểu học Xuân Phương - Nguyễn Tấn Trí

Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Trường tiểu học Xuân Phương - Nguyễn Tấn Trí

. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết

• Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ

• Đọc trôi chảy toàn bài:Đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài

o Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 

doc 36 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Trường tiểu học Xuân Phương - Nguyễn Tấn Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
20-09
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
Lịch sử
-
-Sự sụp đổ của chế độ A-pac-thai.
-Luyện tập
-Học hát: Con chim hay hót. (Thu Hương)
-Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
Thứ 3
21-09
Đạo đức 
Toán
Thể dục
L từ & câu 
Kể chuyện
-Có chí thì nên
-Héc ta
-Bài 11 (Quốc Hùng)
-MRVT: Hữu nghị - Hợp tác
-Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Thứ 4
22-9
Tập đọc
Mĩ thuật
Toán
Tập làm văn 
Khoa học
-Tác phẩm của Si-le và tên phát xít 
-Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục (Cô Quý)
-Luyện tập
-Luyện tập làm đơn	
-Dùng thuốc an toàn
Thứ 5
23-9
L từ & câu
Thể dục
Toán
Chính tả 
Địa lí
-Dùng từ đồng âm để chơi chữ
-Bài 12 (Quốc Hùng)
-Luyện tập chung
-Nhớ viết: Ê- mi -li, con
-Đất và rừng
 Thư 6
24-9
Tập làm văn
Toán
Kĩ thuật
Khoa học
HĐTT
-Luyện tập tả cảnh
-Luyện tập chung
-Chuẩn bị nấu ăn
-Phòng bệnh sốt rét
-Nhận xét, đánh giá, phương hướng học tập tuần đến
Ngày Dạy: Thứ hai 20/9/2010 	Tập đọc
Tiết 11 : SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A – PÁC - THAI
I. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ
Đọc trôi chảy toàn bài:Đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài
Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Tranh (ảnh) mọi người dân đủ màu da, đứng lên đấu tranh, tài liệu sưu tầm về chế độ A-pác-thai (nếu có). 
- 	Trò : SGK, vẽ tranh, sưu tầm tài liệu về nạn phân biệt chủng tộc 
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ:(4’) Ê-mi-li con
 + HS đọc bài và TLCH
3. Giới thiệu bài mới: (1’)	
4. Phát triển các hoạt động: (33’) 
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
8’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Nhìn bảng đọc từng từ theo yêu cầu của GV
- Các em có biết các số hiệu và có tác dụng gì không? 
- Làm rõ sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. 
HS Giỏi
- Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung, cho học sinh luyện đọc, 
- Học sinh xung phong đọc 
- Bài này được chia làm 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. GV cho HS tham gia đọc nối tiếp theo đoạn. 
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài. 
- Học sinh đọc lại 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc từ khó đã giải nghĩa ở cuối bài học ® giáo viên ghi bảng vào cột tìm hiểu bài.
- Học sinh nêu các từ khó khác 
- Giáo viên giải thích từ khó (nếu học sinh nêu thêm). 
- Để học sinh lắm rõ hơn, giáo viên sẽ đọc lại toàn bài. 
- Học sinh lắng nghe 
12’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên:
+ Có 5 loại hoa khác nhau, giáo viên sẽ phát cho mỗi bạn 1 loại hoa bất kì. 
- Học sinh nhận hoa 
+ Yêu cầu học sinh nêu tên loại hoa mà mình có. 
- Học sinh nêu 
+ Học sinh có cùng loại trở về vị trí nhóm của mình. 
- Học sinh trở về nhóm, ổn định, cử nhóm trưởng, thư kí. 
- Giao việc: 
+ Đại diện các nhóm lên bốc thăm nội dung làm việc của nhóm mình. 
- Đại diện nhóm bốc thăm, đọc to yêu cầu làm việc của nhóm. 
- Yêu cầu học sinh thảo luận. 
- Học sinh thảo luận 
Để biết xem Nam Phi là nước như thế nào, có đảm bảo công bằng, an ninh không?
- Ý đoạn 1: Giới thiệu về đất nước Nam Phi.
Ÿ Giáo viên chốt:
- Các nhóm khác bổ sung 
Một đất nước giàu có như vậy, mà vẫn tồn tại chế độ phân biệt chủng tộc. Thế dưới chế độ ấy, người da đen và da màu bị đối xử ra sao? Giáo viên mời nhóm 2.
-Ý đoạn 2: Người da đen và da màu bị đối xử tàn tệ. 
Ÿ Giáo viên chốt:
- Các nhóm khác bổ sung 
Trước sự bất công đó, người da đen, da màu đã làm gì để xóa bỏchế độ phân biệt chủng tộc ? Giáo viên mời nhóm 3. 
- Ý đoạn 3: Cuộc đấu tranh dũng cảm chống chế đổ A-pác-thai. 
Ÿ Giáo viên chốt: 
-Chuyển ý. Thế họ có được đông đảo thế giới ủng hộ không? Giáo viên và học sinh sẽ cùng nghe ý kiến của nhóm 4. 
Ÿ Giáo viên chốt:
Chuyển ý. Thế ai được bầu làm tổng thống? Chúng ta sẽ cùng nghe phần giới thiệu của nhóm 5. 
- Các nhóm khác bổ sung 
- Giáo viên treo ảnh Nen-xơn Man-đê-la và giới thiệu thêm thông tin.
- Học sinh lắng nghe 
- Yêu cầu nêu biết nội dung chính của bài.
- Học sinh nêu tổng hợp từ ý 3 đoạn.
9’
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm 
- Hoạt động cá nhân, lớp
- Văn bản này có tính chính luận. Để đọc tốt, chúng ta cần đọc với giọng như thế nào?
- Mời học sinh nêu giọng đọc. 
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đọc với giọng thông báo, nhấn giọng các số liệu, từ ngữ phản ánh chính sách bất công, cuộc đấu tranh và thắng lợi của người da đen và da màu ở Nam Phi. 
- Mời học sinh đọc lại 
- Học sinh đọc 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
4’
* Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua: trưng bày tranh vẽ, tranh ảnh, tài liệu đã sưu tầm nói về chế độ A-pác-thai ở Nam Phi? 
- Học sinh trưng bày, giới thiệu 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. HĐNT: (1’)
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: “ Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít”
- Nhận xét tiết học 
Ngày Dạy: Thứ hai 20/9/2010	 Toán
Tiết 26 :LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích
Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và giải bài toán có liên quan
Bài tập: 1a(2số đo đầu); 1b(2số đo đầu); bài 2; bài 3 cột1; bài 4.
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Phấn màu - Bảng phụ 
- 	Trò: Vở bài tập, SGK, bảng con 
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (4’) - Học sinh nêu miệng kết quả bài 3/32. 
 Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
3. Giới thiệu bài mới: (1’)
4. Phát triển các hoạt động: (33’)
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
10’
* Hoạt động 1: Củng cố cho học sinh cách viết các số đo dưới dạng phân số (hay hỗn số) có một đơn vị cho trước
Ÿ Bài 1: 
- Hoạt động cá nhân 
- Yêu cầu học sinh đọc đề. 
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liên quan nhau. 
- HS đọc thầm, xác định dạng đổi bài a, b .. 
HSY
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh nêu cách làm 
- Học sinh đọc thầm, xác định dạng bài (đổi đơn vị đo). 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại 
- Lần lượt HS sửa bài giải thích cách đổi 
9’
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Hoạt động nhóm bàn 
Ÿ Bài 3 (cột 1):
- Giáo viên gợi ý hướng dẫn HS phải đổi đơn vị rồi so sánh
+ 61 km2 = 6 100 hm2
+ So sánh 6 100 hm2 > 610 hm2 
- GV theo dõi cách làm, kịp thời sửa chữa. 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
10’
* Hoạt động 3: 
Bài 4: :Nêu bảng đơn vị đo diện tích ?
- Hoạt động nhóm đôi (thi đua) 
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại 
- Học sinh làm bài và sửa bài 
4’
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động cá nhân
- Củng cố lại cách đổi đơn vị 
- Tổ chức thi đua 
6 m2 = . dm2 
3 m2 5 dm2 = ..dm2
5. HĐNT: (1’)
- Làm bài nhà 4
- Chuẩn bị: “Héc-ta” 
- Nhận xét tiết học 
Ngày Dạy: Thứ hai 20/9/2010	Lịch sử
Tiết 6 : QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh) với lòng yêu nước sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.;
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Một số ảnh tư liệu về Bác như: phong cảnh quê hương Bác, cảng Nhà Rồng, tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin... Bản đồ hành chính Việt Nam, chuông. 
- 	Trò : SGK, tư liệu về Bác 
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (4’)- Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. 
- Giáo viên treo một giỏ trái cây. Trò chơi “Bão thổi” ® 3 em.
+ Hãy thuật lại phong trào Đông Du? 
+ Vì sao phong trào thất bại? 
2 học sinh chọn 1 quả (có đính câu hỏi) ® đọc câu hỏi ® trả lời
Ÿ GV nhận xét + đánh giá điểm 
3. Giới thiệu bài mới: (1’)
4. Phát triển các hoạt động: (30’)
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
13’
* Hoạt động 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Hoạt động lớp, nhóm 
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên ® lập thành 4 (hoặc 6) nhóm. 
- Học sinh đếm số từ 1, 2, 3, 4... Các em có số giống nhau họp thành 1 nhóm ® Tiến hành họp thành 4 nhóm. 
- Giáo viên cung cấp nội dung thảo luận: 
a) Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. 
b) Nguyễn Tất Thành là người như thế nào? 
c) Vì sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối?
d) Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì? 
- Đại diện nhóm nhận nội dung thảo luận ® đọc yêu cầu thảo luận của nhóm. 
® Hiệu lệnh thảo luận trong 3 phút. 
- Các nhóm thảo luận, nhóm nào hoàn thành thí đính lên bảng. 
- Gọi đại diện nhóm đọc lại kết quả của nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày miệng ® nhóm khác nhận xét + bổ sung. 
HS yếu
Ÿ GV nhận xét từng nhóm ® rút ra kiến thức.
Ÿ Giáo viên nhận xét từng nhóm ® giới thiệu phong cảnh quê hương Bác. 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt :
Với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. 
- Hoạt động lớp, cá nhân
12’
2. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
* Hoạt động 2: 
- Các em vừa xem qua tiểu phẩm, qua tiểu phẩm đó, hãy cho biết: 
- 3 học sinh thực hiện tiểu phẩm (1 người dẫn chuyện, Nguyễn Tất Thành, anh Tư Lê). 
a) Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì? 
a) Học sinh nêu: để xem nước Pháp và các nước khác ® tìm đường đánh Pháp. 
b) Anh lường trước những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
b) Học sinh nêu: sẽ gặp nhiều điều mạo hiểm, nhất là khi ốm đau. 
c) Theo Nguyễn Tất Thành, làm thế nào để có thể sống và đi các nước khi ở nước ngoài? 
c) Làm tất cả việc gì để sống và để đi bằng chính đôi bàn tay của mình. 
d) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đâu? Lúc nào?
d) Tại Bến Cảng Nhà Rồng, vào ngày 5/6/1911. 
® Giáo viên giới thiệu ảnh Bến Cảng Nhà Rồng và tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin. 
- 1 học sinh đọc lại 
Ÿ Giáo viên chốt: 
Ngày 5/6/1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
- Hoạt động nhóm bàn, cá nhân 
5’
* Hoạt động 3: Củng cố
- Giáo viên phát mỗi bàn 1 chuông. Phổ biến luật chơi trò chơi “Hái hoa dâng Bác”. 
- Học sinh thi đua 
Ÿ Giáo viên nhận xét ® tuyên dương
5. HĐNT: (1’)
- Học bài 
- Chuẩn bị: “Đảng Cộng sản Việt Nam” 
- Nhận xét tiết học 
Ngày Dạy: Thứ ba 21/9/2010	 	 Đạo đức
Tiết 6 :CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
Biết được: Người có  ...  con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh? 
Mọi thời điểm: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều. 
Thị giác: thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất 4 bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi trong ngày: 
+ sáng: phơn phớt màu đào 
+ giữa trưa: hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt.
 + về chiều: biến thành 1 con suối lửa
Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt trời này, làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn. 
14’
* Hoạt động 2: HD HS lập dàn ý. 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
+ dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).
- Yêu cầu học sinh đối chiếu phần ghi chép của mình khi thực hành quan sát cảnh sông nước với các đoạn văn mẫu để xem xét.
+ Trình tự quan sát
+ Những giác quan đã sử dụng khi quan sát. 
+ Những gì đã học được từ các đoạn văn mẫu. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh làm việc cá nhân trên nháp. 
- Nhiều học sinh trình bày dàn ý 
- Giáo viên chấm điểm, đánh giá cao những bài có dàn ý. 
- Lớp nhận xét 
5’
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
- Giáo viên nhận xét. 
- Thi đua trưng bày tranh ảnh sưu tầm. 
- Dựa vào tranh, kết hợp dàn ý gt về 1 cảnh sông nước. 
5. HĐNT: (1’)
- Nhận xét chung về tinh thần làm việc của lớp. 
- Hoàn chỉnh dàn ý, viết vào vở 
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh: Sông nước”
- Nhận xét tiết học 
Ngày Dạy: Thứ sáu 24/9/2010 	 Toán
Tiết 30 : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
So sánh các phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
Giải bài toán tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó . 
BT: 1,2(a,d),4
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Hệ thống câu hỏi gợi mở, bảng phụ, phấn màu, tình huống xảy ra trong quá trình giảng dạy. 
- 	Trò:- Xem trước, định hướng giải các bài tập giáo viên giao ở tiết trước 
- Vở nháp, SGK 
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ:(4’) Luyện tập chung
C1) Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình vuông?
Tìm diện tích HV biết cạnh 5cm?
C2) Nêu quy tắc và công thức tính S hình chữ nhật?
Tìm diện tích hình chữ nhật biết CD: 8cm ; CR: 6cm
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
3. Giới thiệu bài mới: (1’)
4. Phát triển các hoạt động: (33’)
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
10’
* Hoạt động 1: Ôn so sánh 2 phân số 
- Hoạt động cá nhân
* Bài 1: a,b
-Giáo viên gợi mở để học sinh nêu các trường hợp so sánh phân số
- So sánh 2 phân số cùng mẫu số
- So sánh 2 phân số cùng tử số
- Học sinh hỏi - HS trả lời
- So sánh 2 phân số với 1
- Học sinh nhận xét
- So sánh 2 phân số dựa vào phân số trung gian
Ÿ Giáo viên chốt ý
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét kết quả làm bài của học sinh
- Học sinh sửa bài miệng
10’
* Hoạt động 2: Ôn tập cộng, trừ, nhân, chia hai phân số
- Hoạt động cá nhân
* Bài 2(a,d)
- Học sinh hỏi - Học sinh trả lời - Học sinh nhận xét tiếp tục đặt câu hỏi 
a) 
d) 
- Muốn cộng (hoặc trừ) 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- Học sinh trả lời
- Muốn nhân (hoặc chia) 2 phân số ta làm sao?
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài với hình thức ai làm nhanh lên chích bong bóng sửa bài tập ghi sẵn trong quả bong bóng.
9’
* Hoạt động 3: Giải toán
- Hoạt động nhóm (4nhóm)
- Giáo viên phổ biến nội dung thảo luận. 
Bài: 4 . Thảo luận 5’ ® 7’
- Giáo viên: nhiệm vụ của các em thảo luận theo nhóm để tìm cách giải
- Yêu cầu HS đại diện nhóm lên bốc thăm
- Bài này thuộc dạng gì ?
- Vậy tuổi bố gấp 4 lần tuổi con
 4 lần là tỉ số .
- Bố hơn con 30 tuổi. 30 tuổi là hiệu
Tóm tắt
 ?
Tuổi bố: 	 
Tuổi con: 
 ?
Bài giải:
 Hiệu số phần bằng nhau là
 4 – 1 = 3 (phần)
 Tuổi con là: 30 : 3 = 10 (tuổi)
 Tuổi bố là : 10 x 4 = 40 (tuổi)
 Đáp số: Bố 40 Tuổi
 Con 10 Tuổi
HS khá-giỏi tạo điều kiện giúp đỡ HS yếu
- HS sửa bài bằng cách đổi vở cho nhau. 
- Học sinh trình bày 
4’
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động cá nhân, lớp
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại kiến thức cần ôn. 
a - b = 25
a : b = 6
- Thi đua giải nhanh 
Tìm a ; b 
5. HĐNT: (1’)
- Chuẩn bị “Luyện tập chung “
- Nhận xét tiết học 
Ngày Dạy: Thứ sáu 24/9/2010 	Kĩ thuật:
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. Mục Tiêu: :v Học xong bài này, học sinh biết
Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn.
Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. Co thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, 
3.Bài mới :Giới thiệu bài :1’	 
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
 10’
 10’
 10’
 Hoạt động 1 : Một số công việc chuẩn bị nấu ăn 
-Hướng dẫn HS đọc nội dung sgk và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn .
-Nhận xét và tóm tắt nội dung chính .
GV.kết luận :SGV 
Hoạt động 2 Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn 
Tiến hành :
a) Tìm hiểu cách chọn thực phẩm 
-GV hướng dẫn HS đọc nội dung 1 và quan sát hình 1 sgk trả lời câu hỏi 
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục 1 sgk – Nhận xét và tóm tắt nội dung chính về chọn thực phẩm .
-Hướng dẫn HS chọn một số loại thực phẩm thông thường .
b) Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm 
-Gọi HS đọc nội dung mục 2 sgk – Yêu cầu HS nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó –Tóm tắt ý trả lời của HS – Nêu mục đích việc sơ chế thực phẩm
-Đặt câu hỏi HS nêu cách sơ chế thực phẩm 
-GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế thực phẩm
GV .kết luận :SGV
*Hoạt động 3:
* Đánh giá kết quả học tập 
-Hỏi câu hỏi cuối bài –Cho HS làm bài trắc nghiệm vào phiếu bài tập .
-GV sửa bài tập, HS đối chiếu kết quả với đáp án
-Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
- HS đọc nội dung sgk và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn .
- HS đọc nội dung 1 và quan sát hình 1 sgk trả lời câu hỏi 
- HS trả lời câu hỏi trong mục 1 sgk.
- HS chọn một số loại thực phẩm thông thường .
- HS đọc nội dung mục 2 sgk.
- HS nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó.
- HS nêu cách sơ chế thực phẩm.
-HS làm bài trắc nghiệm vào phiếu bài tập .
- HS đối chiếu kết quả với đáp án .
Lớp đọc SGK tham khảo
4-HĐNT: (4’)
 	-GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS .
-Về nhà chuẩn bị bài Nấu cơm và tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình .
Ngày Dạy: Thứ sáu 24/9/2010 	 Khoa học
Tiết 12 : PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét.
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Hình vẽ trong SGK/26 - 27 - Tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-nô-phen” phóng to. 
- 	Trò: SGK 
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ:(4’) “Dùng thuốc an toàn” 
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Rút thăm may mắn” để gọi học sinh trả lời. 
 + Thuốc kháng sinh là gì? 
+Để đề phòng bệnh còi xương ta cần phải làm gì ?
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm
3. Giới thiệu bài mới: (1’)
4. Phát triển các hoạt động: (30’)
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
12’
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò “Em làm bác sĩ”, dựa theo lời thoại và hành động trong các hình 1, 2 trang 26. 
- Học sinh tiến hành chơi trò chơi “Em làm bác sĩ”. 
® Cả lớp theo dõi 
- Qua trò chơi, các em cho biết: 
- Học sinh trả lời 
HS khá-giỏi tạo điều kiện giúp đỡ HS yếu
a) Một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?
b) Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? 
c) Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét? 
d) Bệnh sốt rét được lây truyền như thế nào? 
® Giáo viên nhận xét + chốt: 
Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do kí sinh trùng gây ra. Ngày nay, đã có thuốc chữa và thuốc phòng sốt rét. 
15’
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 
. - Hoạt động nhóm, cá nhân 
BVMT: Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho mọi người xung quanh?
BVMT: Mắc màng khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm khai thông cống rãnh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi có rác đọng, vũng lầy.
- Giáo viên treo tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-no-phen” phóng to lên bảng. 
- Học sinh quan sát 
- Mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen? Vòng đời của nó? 
- 1 học sinh mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen, 1 học sinh nêu vòng đời của nó (kết hợp chỉ vào tranh vẽ). 
HS giỏi kèm HS yếu
- Để hiểu rõ hơn đời sống và cách ngăn chặn sự phát triển sinh sôi của muỗi, các em cùng tìm hiểu nội dung tiếp sau đây: 
- Hoạt động nhóm bàn tìm hiểu nội dung thể hiện trên hình vẽ. 
- Giáo viên đính 4 hình vẽ SGK/27 lên bảng. Học sinh thảo luận nhóm bàn “Hình vẽ nội dung gì?”
 - Học sinh đính câu trả lời ứng với hình vẽ
- Giáo viên gọi một vài nhóm trả lời ® các nhóm khác bổ sung, nhận xét. 
BVMT: Gia đình và địa phương em đã làm những gì để phòng chống bệnh sốt rét
® Giáo viên nhận xét + chốt. 
BVMT: HS tự nêu trước lớp
3’
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Giáo viên phát mỗi bàn 1 thẻ từ có ghi sẵn nội dung (đặt úp). 
- Học sinh nhận thẻ 
- Giáo viên phổ biến cách chơi, thi đua “Ai nhanh hơn”. 
- Học sinh thi đua 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
® Giáo dục: phải biết giữ gìn, quét dọn nhà ở sạch sẽ, ngủ trong màn. 
5. HĐNT: (1’)
- Học bài 	
- Chuẩn bị: “Phòng bệnh sốt xuất huyết” 
- Nhận xét tiết học 
Ngày dạy: Thứ sáu 24/9/2010 	HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
A. Mục tiêu: 
Kiểm điểm công tác tuần qua:
Nêu ưu khuyết điểm, biện pháp khắc phục, đề ra phương hướng hoạt động tuần đến 
Bồi dưỡng ý thức thi đua học tốt. Tập hát, múa tập thể.
B. Hoạt động trên lớp:
Thời gian 
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
HTĐB
5’
15’
5’
Hoạt động 1
1. Ổn định:
* Kiểm tra sĩ số 
* Hát tập thể 
Hoạt động 2
2. Tiến hành sinh hoạt:
- Đại diện từng tổ báo cáo hoạt động thi đua tuần 6
- Lớp trưởng báo cáo chung
@ GV nhận xét tuyên dương
3. Kế hoạch tuần đến:	
Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ
Thực hiện: Việc nhặt được của rơi trả người bị mất
Giúp đỡ các bạn học yếu 
Tiếp tục tham gia các khoản tiền 
Đăng ký thi đua học tốt giữa các tổ.
@ Tổ chức trò chơi: “ Bỏ khăn”
@ Cần thực hiện tốt nội dung triển khai
 Các tổ trưởng báo cáo trước lớp về các mặt học tập của nhóm mình
Ưu điểm 
Tuyên dương những bạn có điểm10
@ Nhóm được tuyên dương
* Cả lớp lắng nghe để thực hiện 
@ Cả lớp tham gia trò chơi
@ HS chú ý lắng nghe và thực hiện
 3. HĐNT: (3’) +GV : tổng kết giờ hoạt động tập thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÂN 6.doc