Giáo án Lớp 5 tuần 7, 8 - Trường Tiểu học Vĩnh Quang

Giáo án Lớp 5 tuần 7, 8 - Trường Tiểu học Vĩnh Quang

TẬP ĐỌC

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:

1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng những từ phiên âm nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin.

Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.

2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.

II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc, tranh ảnh về cá heo.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 53 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 7, 8 - Trường Tiểu học Vĩnh Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
những người bạn tốt
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng những từ phiên âm nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc, tranh ảnh về cá heo.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: HS đọc lại câu chuyện Tác phẩm của Si- le và tên phát xít và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Theo em, ông cụ là người như thế nào?
 GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm con người với thiên nhiên và bài đọc .
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a. Luyện đọc:
- Câu chuyện này được chia làm mấy đoạn ?
- Giúp HS đọc đúng tên riêng nước ngoài, các từ khó: A- ri -ôn, xi -xin, boong tàu,...
- GV đọc diễn cảm toàn bài văn:
 Đoạn 1: đọc chậm 2 câu đầu, đọc nhanh dần những câu diễn tả tình huống nguy hiểm .
Đoạn 2: giọng sảng khoái, thán phục cá heo....
b. Tìm hiểu bài:
- Vì sao nghệ sĩ A- ri -ôn phải nhảy xuống biển?
- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo đối với nghệ sĩ A- ri -ôn?
- Ngoài câu chuyện trên, em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo?
 Nội dung câu chuyện nói về điều gì?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 của bài: Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ: đã nhầm, đàn các heo, say sưa thưởng thức....
 GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học và nhắc nhở HS biết yêu quý các loài vật có ích.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi. Lớp nhận xét.
- 1 em đọc toàn bộ câu chuyện.
- HS chia đoạn: 4 đoạn truyện.
- HS luyện đọc từ khó.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS luyện đọc theo bàn.
- 1 em đọc toàn bài.
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
- A- ri - ôn phải nhảy xuống biển vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.
- Khi A- ri -ôn giã biệt cuộc đời, đàn các heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy các heo đã cứu A- ri - ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền.
- Vì biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ; biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển.
- Đám thuỷ thủ là người nhưng tham lam, độc ác, không có tính người. Đàn các heo là loại vật nhưng thông minh, tốt bụng.
- Truyện Anh hùng biển cả,....
*Bài văn ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
- HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 2.
 Lớp nhận xét cách đọc.
- HS chuẩn bị bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà.
..................................*****................................
Toán
luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Quan hệ giữa 1 và ; và ; và .
- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- HS chữa BT 2a, b trong VBT ở tiết trước.
- Nêu cách cộng 2 phân số khác mẫu số?
 GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành:
- HD HS làm bài trong SGK trang 32.
Bài 1: 1 gấp bao nhiêu lần ?
 - gấp bao nhiêu lần ?
- gấp bao nhiêu lần ?
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu bài tập?
HD HS chữa bài.
- Củng cố các quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán .
Cho HS nêu cách tìm số TBC.
Bài 4: (GV HD cho HS nếu còn thời gian) Cho HS đọc đề và xác định yêu cầu BT.
Cho HS nhận xét.
* Củng cố - dặn dò:
- Cho HS củng cố một số dạng toán vừa học. 
- Dặn HS làm bài trong VBT trang 40,41 và BT 4 SGK.
- 2 HS lên chữa bài và trả lời câu hỏi.
Lớp nhận xét bổ sung.
- Gấp 10 lần.
- Gấp 10 lần.
- Gấp 10 lần.
- Tìm x.
HS tự làm bài và chữa bài.
- 4 em lên chữa bài:
a. x + = . b. x x = 
 x = - x = : 
 x = . x = ...
 - HS nêu cách làm.
- HS đọc đề bài toán và trao đổi trong nhóm đôi làm bài.
- 1 em lêngiải bài toán :
 Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể được : 
 ( + ) : 2 = ( bể )
 ĐS: bể.
- HS thảo luận nhóm 4 nêu cách giải, 1 em nêu cách làm bài.
Giá của mỗi m vải lúc trước là:
 60 000 : 5 = 12 000(đồng)
Giá của mỗi m vải sau khi giảm là:
 12 000 - 2000 = 10 000(đồng)
Số m vải mua được theo giá mới là:
 60 000 : 10 000 = 6(m)
 ĐS : 6m.
- Làm BT trong VBT.
.................................. *****..................................
Đạo đức
nhớ ơn tổ tiên (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết :
- Trách nhiệm của mỗi người đối với, tổ tiên, dòng họ.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp cả gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
- Biết ơn tổ tiên, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Các trang ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện,....nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: Yêu cầu HS kể về một tấm gương vượt khó vươn lên.
B. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ (10 phút).
- Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
- Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
- Vì sao Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ?
GV chốt lại: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
 Hoạt động 2. Làm BT1-SGK (7-8 phút):
Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập?
Kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng.
Hoạt động 3. Tự liên hệ( 8-9 phút):
- GV nhận xét, khen những em đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực và nhắc nhở các HS khác học tập theo bạn.
- HD HS rút ra ghi nhớ.
Hoạt động tiếp nối (3 phút):
- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị cho tiết 2 của bài.
- 1 em lên bảng kể trước lớp.
Cả lớp chú ý nghe, nhận xét.
- HS chú ý nghe.
- 2 em đọc truyện Thăm mộ.
- Bố đã đi thăm mộ tổ tiên. Bố mang xẻng ra những vạt cỏ phía xa, lựa sắn từng vầng cỏ đem về đắp lên mộ, rồi kính cẩn thắp hương lên mộ ông và cả những ngôi mộ xung quanh.
- Dù nghèo khó nhưng hãy giữ nề nếp gia phong, cố gắng học để thành người.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Những việc làm nào dưới đây biểu hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- HS thảo luậntheo cặp.
- Một số em trình bày trước lớp:
Các ý đúng: a, c, d, đ.
- HS kể những việc đã làm được và chưa làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên 
- HS kể trong nhóm đôi.
- Một số HS trình bày trước lớp.
Cả lớp nghe, nhận xét.
- HS rút ra ghi nhớ của bài.
- Các nhóm sưu tầm tranh, ảnh, bài báo nói về Ngày giỗ tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ,...nói về Biết ơn tổ tiên.
...............................*****................................
Luyện Tiếng việt
Kiểm tra
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
- Củng cố lại một số kiến thức đã học về từ đồng âm, cấu tạo từ, nghĩa của từ.
- Vận dụng kiến thức về từ và câu để viết đoạn văn miêu tả cảnh vật ở quê hương.
- Rèn kĩ năng trình bày bài cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy học:
Đề bài:
Bài 1. Gạch dưới các từ đồng âm trong những câu sau:
a, Bố tôi chèo đò chở đoàn chèo qua sông.
b, Nhà văn về thăm nhà.
c, Con chim sổ lồng bay qua cuốn sổ để trên bàn.
Bài 2. Dựa vào cấu tạo từ, em hãy xếp các từ sau thành ba nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm:
Mẹ, khoẻ khoắn, khôn khéo, trung hậu, đẹp, sao sáng, vui, sung sướng, chăm chỉ, yêu quý, êm đềm.
Bài 3. Xác định nghĩa đen, nghĩa bóng của từ “nhà” trong các kết hợp từ sau:
- Nhà rộng.
- Nhà nghèo.
- Nhà sáu miệng ăn.
- Nhà tôi đi vắng.
Bài 4. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) tả cảnh đẹp ở quê hương mà em yêu thích.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS làm bài:
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và xác định đúng dạng BT để trình bày.
B. HS làm bài:
- GV giúp đỡ HS làm bài.
C. HD HS chữa bài:
Bài 1: Cho HS đọc lại đề bài.
- BT yêu cầu gì?
- Cho HS nêu các từ đồng âm tìm được.
- Thế nào là từ đồng âm?
Bài 2: BT này có những yêu cầu gì?
- Căn cứ vào cấu tạo ta chia từ thành những loại nào?
- Cho HS nêu bài làm, lớp nhận xét.
- GV lưu ý HS các cách trình bày dạng BT này.
- Củng cố về chia từ theo cấu tạo.
Bài 3. Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm đôi xác định nghĩa của các từ “nhà”
- Củng cố về nghĩa đen và nghĩa bóng của từ.
 Bài 4. Cho HS đọc đề và nêu yêu cầu BT.
- Đoạn văn cần đạt được những yêu cầu gì? (về nội dung, thể loại, dùng từ đặt câu?)
- GV đọc một số đoạn văn trong bài làm của HS và HD lớp nhận xét.
- GV nhận xét bài làm, nhắc nhở HS rút kinh nghiệm qua từng bài được chữa.
Dặn dò: Nhắc HS làm lại những câu làm sai vào vở, nêu đoạn văn chưa hay viết lại cho hay hơn.
- HS đọc đề bài.
- Gạch chân các từ đồng âm.
- HS nêu ...
- Xếp từ thành 3 nhóm và đặt tên cho các nhóm đó.
- HS nêu: từ đơn, từ ghép, từ láy.
- Đại diện các nhóm nêu bài làm.
VD: Nhà (rộng) chỉ ngôi nhà - nghĩa đen.
Nhà (nghèo) chỉ hoàn cảnh - nghĩa bóng
Nhà (sáu miệng ăn) chỉ gia đình- nghĩa bóng. Nhà (tôi) chỉ chồng hoặc vợ- nghĩa bóng.
- HS xác định yêu cầu BT
- HS nêu ....
- Lớp nhận xét.
...............................*****................................
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
tiếng đàn ba- la- lai - ca trên sông Đà
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, đúng nhịp của thể thơ tự do.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành. 2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quện giữa con người với thiên nhiên.
3. Học thuộc lòng 2 khổ thơ, HS khá giỏi thuộc cả bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học: - ảnh về Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc truyện Những người bạn tốt. 
- Vì sao cá heo đ ... t các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
- Bảng đơn vị đo độ dài.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS chữa BT 1, 2 trong VBT.
Hoạt động 2: Ôn tập về đơn vị đo độ dài.
- Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài ?
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau?
GVyêu cầu HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
- GV viết bảng : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 6 m 4 dm = ......m
KL: Vậy 6m 4dm = 6,4 m.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành
- HD HS làm bài tập trang 44- SGK.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài toán?
- Mỗi hàng đơn vị đo độ dài ứng với mấy chữ số?
Bài 2 : Cho HS xác định yêu cầu bài toán?
Củng cố cách đổi các đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
BT 3 trang 44:
- HD HS đổi thành đơn vị đo là km.
- Cho HS nhắc lại cách viết các đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
3. Củng cố- dặn dò:
- km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau :
+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
+ Đơn vị bé bằng lần đơn vị lớn.
- HS lấy VD:
1km = 10 hm; 1hm = km = 0,1 km.
- 1 em lên làm VD:
1km = 1000m; 1m = km = 0,001km. 
- 1em lên chữa bài. Cả lớp cùng quan sát, nhận xét:
6m 4 dm = 6m = 6,4 m
- HS tự làm VD tiếp theo: 
8dm 3cm = .....dm; 8m 23cm = ......m
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
 - 2 em lên bảng chữa bài, cả lớp làm vào vở.
a. 8m 6 dm = 8m = 8,6 m.
b. 2dm 2cm = 2dm = 2,2 dm
c. 3m 7 cm = 3m = 3,07m
d. 23m 13cm = 23m = 23,13m
- HS nêu....
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân theo đơn vị là m, dm. HS trao đổi theo cặp.
- Đại diện 3 nhóm lên chữa bài:
a, 3m 4dm = 3m = 3,4 m....
b, 8dm 7cm = 8dm = 8,7 dm...
Lớp nhận xét bài làm.
- HS làm bài và nêu bài làm, lớp chữa bài nhận xét.
- HS chuẩn bị bài Luyện tập.
....................................*****.....................................
Tập làm văn
luyện tập tả cảnh ( Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp.
- Phân biệt được 2 cách kết bài: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
- Thực hành viết được đoạn mở bài theo lối gián tiếp, kết bài theo lối mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
- Rèn kĩ năng làm bài tả cảnh.
II. Các họạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 2 em đọc phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
 - GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài:
- Thế nào là mở bài trực tiếp trong bài văn tả cảnh?
- Thế nào là mở bài gián tiếp?
 - Kết bài mở rộng và không mở rộng khác nhau ở điểm nào? 
2. Hướng dẫn HS làm BT.
Bài 1: Nêu yêu cầu BT?
Yêu cầu HS đại diện các nhóm trả lời câu hỏi của bài.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
- 2 cách mở bài, cách nào sinh động hơn?
Bài 2: Cho HS đọc đề bài và xác định yêu cầu BT. 
- GV nhận xét và bổ sung bài.
- Qua 2 cách kết bài, em thấy kết bài nào sinh động hơn?
Bài 3: Cho HS đọc và xác định yêu cầu BT?
- Em định tả cảnh gì?
- Cho HS nêu đoạn văn và chữa bài.
- GV nhận xét góp ý cho HS sửa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét chung bài tả cảnh của HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc đoạn văn, lớp nhận xét.
- HS trả lời, lớp bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
 - 2 em nối tiếp nhau đọc đoạn văn trong SGK
- HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi.
+ Đoạn a là mở bài theo kiểu trực tiếp: giới thiệu trực tiếp con đường cần tả .
+ Đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp vì nói đến những kỉ niệm tuổi thơ với những cảnh vật quê hương.
- Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
- Hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng và mở rộng.
- 2 HS đọc 2 đoạn văn trongSGK, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận theo nhóm 4 và báo cáo KQ:
+ Giống nhau: đều nói lên tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của tác giả với con đường.
+ Khác nhau: Đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên: khẳng định con đường là người bạn quý, gắn bó với kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả. Đoạn kết bài theo kiểu mở rộng : vừa nói về tình cảm yêu quý con đường của bạn HS , ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân VS đã giữ cho con đường sạch đẹp.
- Vài HS nêu...
- Viết một đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
- Vài HS nêu...
- HS viết đoạn văn vào VBT. 2 em lên bảng viết bài. 
- HS nêu bài làm và lớp nhận xét, bổ sung.
- HS bình chọn bạn có đoạn văn sinh động.
..............................*****...............................
Sinh hoạt lớp
I - Mục tiêu : Giúp HS:
- Đánh giá một số hoạt động trong tuần 8.
- Phổ biến kế hoạch của nhà trường và các hoạt động của Đội.
- Tiếp tục giáo dục HS ý thức tự giác, tính kỉ luật và rèn nề nếp tự quản.
II - Các hoạt động trên lớp: 
Họat động 1 : Đánh giá nhận xét hoạt động tuần 8:
- Tổ trưởng 3 tổ đánh giá thực hiện các nề nếp của tổ mình.
- GV nhận xét về việc thực hiện các nề nếp lớp. 
+ Nhận xét đánh giá về tinh thần học tập: 
	Nhìn chung các em đi học đều đúng giờ, làm bài tập đầy đủ; công tác vệ sinh và việc thực hiện các nội quy của trường lớp tương đối tốt.
+ Nêu gương những học sinh tiến bộ: Toàn, Lan, Quang có tiến bộ hơn tuần trước: làm bài ở nhà tương đối đầy đủ. Một số em có tinh thần luyện viết như: Đạt, Thuý, Hồng, Tuế.
- Trong tuần vẫn còn HS chưa tích cực tự giác luyện viết nên chữ chưa tiến bộ như: Thanh, Vinh.
- Trong các giờ tự quản vẫn còn có em chưa tự giác.
- Đánh giá xếp loại thi đua giữa cá nhân và các tổ.
- Cho HS bình chọn cá nhân và tổ xuất sắc.
 Hoạt động 2 : Phổ biến kế hoạch tuần 9:
- GV triển khai công tác trọng tâm tuần 9.
- GV phát động phong trào thi đua học tốt chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam- 20/10.
- 3 tổ thống nhất kế hoạch phấn đấu của tổ mình.
- Lớp thông qua KH của từng tổ và bổ sung ý kiến.
- GV bổ sung, nhắc nhở cả lớp thực hiện kế hoạch đã đề ra và khắc phục những tồn tại của tuần 8; động viên HS tích cực làm bài tập bồi dưỡng Toán + Tiếng Việt, Thể dục và Luyện viết.
..............................*****.............................
Luyện toán
luyện tập về số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Cách viết, so sánh số thập phân; sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định.
- Cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra về khái niệm số thập phân:
- Nêu cách đọc, viết số thập phân.
- STP có cấu tạo thế nào?
Hoạt động 2: Luyện tập viết số thập phân:
HD HS làm bài tập trang 50,51 VBT BT1 trang 50: Nêu cầu bài toán?
- Cho HS tự làm bài
- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng: 5,9 ; 48,72 ; 0,404 ; 0,02 ; 0,005
- Cho HS đọc lại các STP vừa viết theo 2 cách khác nhau.
Bài 2: BT yêu cầu gì?
- GV HD mẫu
- Cho HS nêu nối tiếp kết quả và giải thích cách làm.
- GV chốt lại KQ đúng
Hoạt động 3: Luyện tập so sánh số thập phân:
Bài 3: Yêu cầu bài toán?
- Muốn so sánh các STP ta làm thế nào?
Hoạt động 4: Luyện tập viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân:
Bài 1 trang 51: Yêu cầu bài toán?
- GV HD mẫu: 6m7dm = 6,7m
- Chữa bài, nhận xét.
- Yêu cầu 1 số HS nêu cách làm.
Bài 2 trang 51: HD tương tự bài 1.
- Củng cố cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Bài 3 trang 51: Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- GV nhận xét.
Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tinh thần học tập của HS.
- Giao BT về nhà.
- HS trả lời, lớp bổ sung.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- 2 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét chữa bài
Viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân (theo mẫu) 
- HS làm việc theo cặp đôi.
- HS đổi vở kiểm tra kết quả.
- Lớp nhận xét.
Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
- HS làm việc cá nhân
- 1 em lên chữa bài:
74,296 < 74,692 < 74,926 < 74,962
- Ta so sánh phần nguyên,...
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu).
- 2 em lên chữa bài, lớp làm vào vở.
a. 2,507 8,658
c. 95,60 = 95,60 c. 42,080 = 42,08
- HS nêu cách làm.
- 2 em lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp nêu bài làm và giải thích cách làm.
- HS chữa bài và kiểm tra chéo bài làm của nhau trong nhóm đôi.
Đáp án đúng: 8km832m = 8,832km
753m = 0,753km ; 42m = 0,042km ...
Luyện toán Tuần 7
Luyện tập về Phân số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố các phép tính về phân số và cách so sánh các phân số.
- Giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
- Rèn kĩ năng giải toán.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Nêu cách nhân chia các phân số?
 GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Luyện xếp thứ tự các phân số:
Bài trang 40. Nêu yêu cầu bài toán?
GV cùng lớp nhận xét bài làm.
- Củng cố cách so sánh các phân số cùng mẫu số, cùng tử số, khác mẫu số.
Hoạt động 3: Luyện các phép tính về phân số:
Bài 2 trang 41: BT yêu cầu gì?
- Cho HS chữa bài.
- Củng cố thứ tự thực hiện các phép tính về phân số .
Hoạt động 4: Luyện tập giải toán:
- Bài 3 trang 41: Bài toán cho ta biết gì?
- Bài toán hỏi ta điều gì?
- Cho HS nêu cách làm, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài 4:(dành cho HS khá) BT yêu cầu gì
- Bài này thuộc dạng toán gì?
- Nhắc lại cách giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của chúng.
HD HS chữa bài.
- Củng cố về dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của chúng.
* Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện tính với các phân số.
- HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.
- Viết các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé. Cả lớp làm bài vào vở.
- 3 em lên chữa bài:
a. > > > > .
b. > > > > .
c. > > > .
- HS nêu....
- Tính. HS trao đổi trong nhóm đôi làm bài.
- 4 em lên chữa bài và nêu cách làm.
- 1 em đọc bài toán.
- Biết rằng diện tích trồng nhãn của một xã là 6 ha.
- Diện tích trồng nhãn của xã đó là bao nhiêu mét vuông.
- HS trả lời, lớp bổ sung.
 Đổi: 6 ha = 60 000 m2
Diện tích trồng nhãn của xã đó là:
 60 000 x = 36 000 ( m2)
 ĐS : 36 000 m2
- HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu bài.
- Bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của chúng.
- 1 em nêu các bước giải (4 bước), 1 em trình bày bài trên bảng.
 ĐS : con : 14 tuổi.
 mẹ : 42 tuổi
- vài HS nêu ...
- HS chuẩn bị bài về STP.
.............................*****.............................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7,8 5a-2010.doc