.Mục đích yêu cầu:
+ Bước đầu đọc diễn cảm bài văn
+ Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quí của loài cá heo đối với con người.
II.Chuẩn bị: - GV : Tranh SGK phóng to, bảng phụ.
- HS : Xem trước bài trong sách.
III.Các hoạt động dạy học
TUẦN 7 Thứ hai, 05/10/2009 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Tập đọc ST13: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT I.Mục đích yêu cầu: + Bước đầu đọc diễn cảm bài văn + Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quí của loài cá heo đối với con người. II.Chuẩn bị: - GV : Tranh SGK phóng to, bảng phụ. - HS : Xem trước bài trong sách. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiểm tra bài cũ Hs lên bảng đọc bài “ Tác phẩm của Si-le và tên phát xít” và trả lời các câu hỏi trong Sgk. Gv nhận xét và ghi điểm. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn Hs luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc - GV đọc mẫu bài tập đọc - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài (2-3 lượt.). Đoạn I đọc chậm hai câu đầu, những câu sau đọc diễn tả tình huống nguy hiểm. Đoạn I giọng sảng khoái, thán phục . - Lần 1: theo dõi và sửa sai phát âm cho HS. - Lần 2: Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. - Lần 3: HS đọc phần giải nghĩa trong SGK. GV Kết hợp giải nghĩa thêm: dong buồm : là dương cao buồm để lên đường. kì lạ : một câu chuyện lạ khác thường - Tương tự đối với các đoạn còn lại - Gọi 1 - 2 HS đọc cả bài. - Nhận xét, tuyên dương. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. + Đoạn1 (từ đầu đất liền) (?)Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ? (vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham,cứơp hết tặng vật của ông đòi giết ông?) H: Nêu ý đoạn 1? -Chốt ý: Tình huống nguy hiểm mà A-ri-ôn đang gặp phải + Đoạn 2: Phần còn lại (?) Điều gì đã xẩy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (?) Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu, đáng quí ở điểm nào? (?) Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo với nghệ sĩ A-ri-ôn ? - GV chốt ý : Cá heo là một loài cá thông minh, có ích. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra ý nghĩa truyện. - Giáo viên chốt đại ý: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người * Luyện đọc diễn cảm + Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2. Nhắc HS chú ý nhấn mạnh các từ ngữ :Đã nhầm, đàn cá heo, say sưa thưởng thức, nhanh hơn, toàn bộ, không tin..và nghỉ hơi sau các từ ngữ nhưng, trở về đất liền. - GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc. - Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. - Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dăn dò - 2Hs lên bảng đọc và trả lời. - Cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK. - Nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo. - 1 em đọc. cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK. - Lắng nghe. 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. - Lắng nghe - Thực hiện đọc thầm và trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung. - 2-3 HS nêu, bạn khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và nhắc lại. - Cả lớp đọc thầm. thảo luận nhóm bàn để trình bày các nội dung GV yêu cầu. - 2-3 HS nêu, mời bạn nhận xét. - Lắng nghe, nhắc lại. - 4 HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét bạn đọc đã đúng chưa. - Lắng nghe, theo dõi. - 3-4 cặp HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét. - Đại diện nhóm đọc, lớp theo dõi, nhận xét. Tiết 3: Toán ST 31: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu : - Ôn lại quan hệ giữa 1 và ; và ; va ø - Rèn kỹ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số - Giải toán liên quan đến trung bình cộng. II. Các hoạt động dạy - học : ND Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: KTB HĐ2: Thực hành HĐ3: Củng cố, dặn dò - Gv gọi 2 Hs lên bảng làm bài tập 1)Tính: + + 2) Giải bài tập 4 (Tr32) - Gv nhận xét, ghi điểm Bài 1 Giáo viên ghi bảng bài 1(a) a) 1 gấp bao nhiêu lần ? - Y/C một học sinh làm bài và nêu cách làm (?) Vậy 1 gấp bao nhiêu lần ? - Tương tự Y/C học sinh làm bài cá nhân GV gọi 2 học sinh lênbảng làm (b; c) . Y/C học sinh nhận xét bài bạn làm (?)Em có nhận xét gì về mối quan hệ: a) 1 gấp ? Lần ( 10 lần) b) gấp ? Lần (10lần) c) gấp? lần (10lần) GV chốt ý học sinh vừa nhận xét Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu đề bài ? (tìm x) - GV yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi một số học sinh lên bảng sửa bài, nêu lại cách thực hiện Bài 3: 1HS đọc đề bài. -Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề. (?) Bài toán cho biết gì ? (?) Bài toán tìm gì ? - HĐ thảo luận nhóm bàn, về cách giải bài toán. - Giáo viên chấm những học sinh làm xong trước. - GV nhận xét bài HS làm trên bảng và làm vở đã chấm. Bài 4: + Gọi Hs đọc bài (?) Nêu yêu cầu bài tập? + Yêu cầu Hs làm bài + Gv chấm vở Hs. Nhận xét bài + Gọi Hs lên chữa bài (?) Nêu cách làm bài? - (?) Các em vừa giải bài toán dạng gì ? GV chốt lại nội dung luyện tập - Giáo viên nhận xét tiết học - 2 HS lên bảng -1học sinh làm và nêu cách làm bài a) 1 : = 1 x = 10 (lần) - HS trả lời - Cả lớp làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài b)gấp bao nhiêu lần ? c) gấp bao nhiêu lần ? -HS nhận xét. - Hs nêu - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Học sinh nhận xét bài của bạn làm kiểm tra chéo lẫn nhau. - 1 em đọc đề. Lớp đọc thầm. - Học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. - Thảo luận nhóm bàn. - Giải toán nhanh vào vở. 1 HS lên bảng. - Học sinh nhận xét bài trên bảng. - HS dò bài, sửa nếu sai -HS trả lời, nhắc lại cách giải toán TB cộng. + Hs đọc bài + Hs làm bài + Hs trả lời Tiết 4: Đạo đức ST 7: NHỚ ƠN TỔ TIÊN I. Mục tiêu : - Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên - Nêu được những việc làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên - Biết làm những việc cụ thể để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên II. Chuẩn bị : - GV : Tranh vẽ, tư liệu nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương (nếu có). - HS : Xem trước bài, sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, truyện . nói về lòng biết ơn tổ tiên. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ : (?) Kể một tấm gương về lòng vượt khó mà em biết ? B.Bài mới : 1. Giới thiệu bài – Ghi đề. 2. Các hoạt động *HĐ1 : Tìm hiểu nội dung truyện “Thăm mộ” Mục tiêu: Giúp HS biết một biểu hiện của lòng biết ơn. Cách tiến hành: Mời một học sinh kể chuyện “Thăm mộ” - Y/c HS thảo luận nhóm 2 em tìm hiểu các nội dung sau: (?) Nhân ngày tết cổ truyền, bố Việt đã làm gì để biết ơn tổ tiên? (?) Theo em bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên? (?) Vì sao Việt muốn lau dọn nhà giúp mẹ? - HS thảo luận nhóm 2 và trả lời lần lượt từng câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung. - GV chốt ý : Câu chuyện trên đã cho các em thấy : Ai cũng có tổ tiên gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện bằng những việc làm cụ thể. - GV nêu câu hỏi học sinh rút ra bài họcvà đọcphần ghi nhớ trong Sgk. *HĐ 2: Làm bài tập 1 SGK. Mục tiêu: HS biết những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV phát phiếu ghi nội dung yêu cầu của bài tập cho từng nhóm. - Đại diện nhóm nêu yêu cầu của bài tập. “Những việc làm nào dưới đây biểu hiện lòng biết ơn” - GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận *HĐ3 : Tự liên hệ bản thân - GV gọi học sinh trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu học sinh tự bản thân mình kể cho bạn bên cạnh nghe những việc mình đã làm thể hiện lòng biết ơn hay những việc mình làm chưa tốt . - Gọi một số em kể lại. - GV khen những em đã có những việc làm tốt, nhắc nhở học sinh học tập theo bạn. *HĐ4 : Các tổ thi trưng bày tranh đã sưu tầm - Các nhóm lên dán tranh, đại diện nhóm thuyết minh tranh, đọc ca dao, tục ngữ thơ về chủ đề tổ tiên. - GV tuyên dương nhóm có sự chuẩn bị tốt, sưu tầm được nhiều tài liệu cho bài học. 3. Củng cố, dặn dòá : - 1 học sinh nhắc lại ghi nhớ. (?) Kể một số việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về học bài. Chuẩn bị tiết sau : Nhớ ơn tổ tiên (tiết 2) Thứ ba, 06/10/2009 Tiết 1: Mỹ thuật (Giáo viên bộ môn) Tiết 2: Tiếng Anh (Giáo viên bộ môn) Tiết 3: Luyện từ và câu ST 13: TỪ NHIỀU NGHĨA I . Mục đích yêu cầu: - Nắm được kiến thức sơ giản vê ø từ nhiều nghĩa - Nhận biết về từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển tdrong các câu văn có sử dụng từ nhiều nghĩa, tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận trên cơ thể con người và động vật. II. Chuẩn bị: - Giấy khổ to kẻ sẵn BT1, BT2, bút dạ. - Một số tranh vẽ biểu thị chân bàn, chân người, chân núi III.Các hoạt động dạy và học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũõ : Kiểm tra 2 HS lên bảng: Đặt câu để phân biệt nghĩa của một cặp từ đồng âm. - Gv nhận xét, ghi điểm B. Bài mới 1. Tìm hiểu từ nhiều nghĩa - GV treo bảng nội dung bài tập 1. phần nhận xét - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 - Yêu cầu HS mở SGK dùng bút chì tìm nghĩa ở cột B thích hợp nối với mỗi từ ở cột A. -Một học sinh lên bảng làm. -GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: * Các nghĩa mà các em vừa xác định cho các từ răng mũi tai là nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) của mỗi từ. Bài 2: Y/c học sinh đọc đề bài. GV treo bài thơ ở bài tập 2 lên bảng, gạch chân các từ răng, mũi, tai. Vd: Răng của chiếc cào Làm sao nhai được? (?) Nghĩa của từ “răng” ở câu thơ trên có gì khác nghĩa của nó ở bài tập 1? (từ răng ở đây không có nghĩa là để nhai như răng của người va ... thập phân của số thập phân gồm những hàng nào ? (?) Mỗi đơn vị của một hàng bằng bao nhiêu đơn vị của hàng thấp hơn liền sau? Bằng bao nhiêu đơn vị liền trước. - GV chốt lại mối quan hệ giữa các đơn vị kề nhau của số thập phân. (?) Hãy nêu rõ cấu tạo của số thập phân: 375,406 ? (gợi ý học sinh nêu rõ phần nguyên,phần thập phân ) - Gọi học sinh đọc số thập phân trên. -Tiếp tục cho học sinh nêu cấu tạo và đọc số thập phân : 0,1985. -GV nhận xét sửa sai. (?) Qua các VD trên nhận xét cách đọc, cách viết số thập phân ? (rút ra qui tắc SGK) Bài 1: - Học sinh đọc và nêu yêu cầu đề bài. - Học sinh thảo luận nhóm bàn về các nội dung mà đề bài yêu cầu . GV gọi một số học sinh trình bày. - GV nhận xét phần trình bày của học sinh. Bài 2 : (HS làm việc cả lớp) - HS nêu yêu cầu đề bài. Yêu cầu một học sinh lên đọc số STP, cả lớp ghi kết quả vào thẻ cá nhân (Ghi số thập phân bạn vừa đọc), giáo viên gõ thước thì HS giơ thẻ. -GV cùng học sinh quan sát nhận xét kết quả. Bài 3: HS đọc và nêu yêu cầu đề bài (viết các số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân) -Yêu cầu một học sinh làm mẫu (GV gợi ý nếu HS lung túng) -Yêu cầu cả lớp làm vào vở các bài tập còn lại. (?)Nêu cách đọc, viết số thập phân? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò 2 HS lên bảng làm bài - HS quan sát bảng, trả lời câu hỏi giáo viên nêu. - HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị kề nhau của số thập phân. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Hs đọc - HS trao đổi nhóm đôi . -HS trả lời miệng. -Học sinh nhận xét. - Hs nêu -Học sinh nêu cấu tạo, đọc . -HS nêu cách đọc,cách viết. -Vài HS nhắc lai qui tắc. -1HS đọc nêu yêu cầu bài. - Hs làm mẫu - Hs làm bài Tiết 4: Khoa học ST 14: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO I. Mục tiêu : Qua bài HS biết : - Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm não. II. Chuẩn bị:- GV : Tranh minh họa trang 30, 31; Phiếu học tập : Bảng con, bút viết, các thẻ có ghi chữ, một chuông nhỏ (hoặc vật có thể phát ra âm thanh). II: Các họat động dạy - học 1. Bài cũ : “Bệnh sốt xuất huyết”. (?) Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào ? (?) Nêu những việc làm để đề phòng bệnh sốt xuất huyết ? - Gv nhận xét, ghi điểm 2 Bài mới : - Giới thiệu bài - Ghi đề. HĐ 1: Tìm hiểu tác nhân gây bệnh và sự nguy hiểm của bệnh viêm não. - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh,ai đúng” -GV phổ biến cách chơi và luật chơi. -Phân lớp thành 4 nhóm, GV yêu cầu mọi thành viên trong nhóm đọc các câu hỏi và câu trả lời SGKrồi tìm xem mỗi câu hỏi ứng với câu trả lời nào. Cử một bạn viết nhanh kết quả vào bảng con và lắc chuông báo hiệu đã xong. - HS làm việc theo nhóm. Báo thời gian làm xong bằng chuông -GV theo dõi và ghi rõ nhóm nào xong trước, nhóm nào xong sau. - Cả lớp làm xong mới yêu cầu các nhóm giơ đáp án. - GV cùng HS nhận xét kết quả và công bố: - Nhóm nào xong trước và đúng là thắng cuộc. * Đáp án: 1-c ; 2-d ; 3-b ; 4-- a . -GV yêu cầu HS nhắc lại và chốt ý: (?) Tác nhân gay ra bệnh viêm não là gì ? (?) Lứa tuổi nào hay mắc nhiều nhất ? Bệnh lây truyền như thế nào ? (?) Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào ? HĐ 2:Tìm hiểu cách đề phòng bệnh viêm não. - GV dán lần lượt từng bức tranh lên bảng yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm đôi. -HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi. HS chỉ tranh trình bày. -Gọi học sinh chỉ tranh và nêu nội dung của bức tranh ? Cho biết tác dụng của việc làm đó ? -GV bổ sung. (?) Qua những hình ảnh, việc làm trên, các em hãy suy nghĩ xem ta cần làm gì để đề phòng bệnh viêm não ? - Gợi ý cho các em liên hệ sát thực tế địa phương. (biện pháp tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại và môi trường xung quanh, không để ao tù, nước đọng, cần diệt muỗi, bọ gậy, có thói quen ngủ mắc màn. Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng..) - HS thảo luận nhóm bàn, trao đổi với nhau những việc làm cần thiết để phòng bệnh viêm não. HS trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung -GV chốt lại các nội dung, gọi học sinh đọc phần bài học SGK. 3.Củng co, dặn dò : - Nhận xét tiết học -Về học thuộc bài,chuẩn bị bài tiếp : Phòng bệnh viêm gan A Thứ sáu, 09/10/2009 Tiết 1: Thể dục (Gv bộ môn) Tiết 2: Âm nhạc (Gv bộ môn) Tiết 3: Toán ST 35: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Học sinh biết chuyển một phân số thập phân thành hỗn số - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. II. Chuẩn bị : - GV: phiếu học tập. - HS: Xem trước bài. III. Các họat động dạy và học: ND Họat động Của GV Họat động của HS HĐ1: Củng cố cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân. HĐ2: Củng cố viết số TP thành số đo viết dưới dạng STN với đơn vị đo thích hợp HĐ 3: Củng cố, dặn dò A. Bài cũ: (?) Nêu cách đọc viết số thập phân ? Đọc các số TP : 6,9 ; 0,087. (?) viết số thập phân sau thành hỗn số có chứa phân số thập phân:6,33; 21,908 B. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi đề . Bài 1: HS nêu yêu cầu đề bài. - GV ghi bảng . (?) Có nhận xét gì về phân số thập phân trên? (phân số TP này có tử số lớn hơn mẫu số). GV giới thiệu: Ta sẽ chuyển phân số thập phân này về hỗn số bằng cách sau? -Yêu cầu HS đặt tính thực hiện phép chia 162 : 10 và nêu kết quả? (kết quả phép chia là 16 và dư 2) -GV nêu và viết lên bảng, thương các em vừa tìm là phần nguyên (của hỗn số) .Ta viết phần nguyên đó kèm theo một phân số mà tử số là số dư của phép chia và mẫu số là số chia. Vậy ta có: = 16 -Yêu cầu học sinh thực hành chuyển phân số thập phân thành hỗn số . = 73 ; = 56 ; . -GV nhận xét sửa sai. - Yêu cầu HS nhớ lại cách viết hỗn số thành số thập phân (đã học bài trước) để chuyển các hỗn số vừa tìm thành số thập phân. 73= 73,4 ; 56 = 56, 08 ; Bài 2 : Học sinh nêu yêu cầu đề bài . Lớp làm bài vào vở -GV nhắc học sinh viết ngay kết quả là STP không qua bước chuyển về hỗn số . VD: = 4,5 ; . GV hướng dẫn HS làm mẫu để giải thích 2,1m = 21dm 2,1m = 2m = 2m1dm=21 dm. Bài 3: -Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, gọi một số em lên bảng làm. (nhắc HS khi làm bỏ qua bước trung gian) -GV nhận xét, sửa sai. -GV chốt lại các nội dung bài luyện tập cho học sinh làm phiếu. Tính nhanh kết quả. -GV phát phiếu, HS làm trong thời gian qui định, nhận xét kết quả. Điền kết quả vào chỗ trống: a) = b) = , Bài 4: - Gv yêu cầu Hs đọc đề bài - Yêu cầu Hs làm bài - Gv nhận xét (?) Qua bài tập trên em thấy những phân số nào bằng . Các số thập phân này có bằng nhau không? Vì sao? - Nhắc lại cách chuyển phân số thập phân về STP - Nhận xét tiết học. - 2 Hs trả lời - 1 em nêu yêu cầu đề bài. -HS nhận xét và thực hiện phép chia, nêu kết quả. - Hs thực hiện phép chia - HS nối tiếp lên bảng làm theo mẫu. Lớp làm vở nháp, theo dõi và nhận xét bài bạn làm. -HS tiếp tục lên bảng chuyển các hỗn số thành số thập phân. Lớp hoàn thành yêu cầu phần (b) của bài tập. -HS nêu yêu cầu bài 2 -HS làm bài vào vở - Một học sinh lên bảng làm. -nhận xét bài làm của bạn. - Đổi vở chấm đ/s. -HS làm bài, sửa bài. -HS nhận phiếu làm bài Hs đọc Hs tự làm vào vở. 1 Hs lên chữa bài - Hs nêu - Hs nhắc lại Tiết 4: Tập làm văn ST 14: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I.Mục đích yêu cầu: HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả. II. Đồ dùng dạy học: - GV : - Một số bài văn,đoạn văn hay tả cảnh sông nước. - HS : Dàn bài tả cảnh sông nước. III. Các Hoạt động dạy –học : Họat động của GV Họat động của HS A. Bài cũ: (?) Em hãy cho biết vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn văn, bài văn? (?) Đọc câu mở đoạn của em (BT3) tiết trước? - Gv nhận xét, ghi điểm B. Bài mới: - GV giới thiệu bài – Ghi đề. HĐ1: Gợi ý hướng dẫn viết đoạn văn. -GV kiểm tra phần dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của học sinh. -Yêu cầu học sinh đọc đề bài,cả lớp đọc thầm đề bài. -Gọi một số học sinh nêu phần chọn để chuyển thành đoạn văn. -GV nhắc nhở học sinh một số chú ý khi lựa chọn và cách viết đoạn văn. * Trong thân bài thường có thể gồm nhiều đoạn, nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài để viết một đoạn văn ngắn. * Chú ý câu mở đầu của đoạn phải nêu ý bao trùm của toàn đoạn. * Các câu trong đoạn phải có sự gắn bó về ý và làm nổi bật được đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc người viết. - GV đọc cho học sinh nghe một số đoạn văn hay, có thể gọi một số em nhận xét về chủ đề, nội dung của đoạn. HĐ2: Học sinh luyện tập viết đoạn văn. -HS viết đoạn văn, GV theo dõi học sinh ,uốn nắn,giúp đỡ một số HS yếu. - Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn, giáo viên nhận xét cho điểm. -Yêu cầu cả lớp bình chọn người viết văn hay nhất, có nhiều sáng tạo nhất. GV tuyên dương học sinh những học sinh viết hay, nhắc những học sinh viết chưa đạt về nhà viết lại. HĐ 3: Củng co, dặn dò: (?) Khi viết đoạn văn cần chú ý điều gì? - Nhận xét tiết học. - Về luyện viết nhiều đoạn văn với chủ đề khác nhau Chuẩn bị bài sau. - 2 Hs lên bảng trả lời - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Vài HS nêu ý lựa chọn của mình. -HS theo dõi. - 1-2 HS nhận xét. - Cả lớp làm bài viết - Nhận xét bài làm của bạn. -HS nêu ý kiến bình chọn. -HS lắng nghe. - Hs trả lời
Tài liệu đính kèm: