Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Trần Văn Lượng - Trường tiểu học Mỹ Thạnh Tây - Năm học 2010 - 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Trần Văn Lượng - Trường tiểu học Mỹ Thạnh Tây - Năm học 2010 - 2011

I- YÊU CẦU

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu nội dung: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.

- HS trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.

II- ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

 Tranh minh họa bài đọc; tranh ảnh về cá heo.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1- Ổn định

 

doc 37 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Trần Văn Lượng - Trường tiểu học Mỹ Thạnh Tây - Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
 Thứ 2 
Ngày soạn:28/9/2010	 Tập đọc
Ngày dạy: 04/10/2010 NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
YÊU CẦU
Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
Hiểu nội dung: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.
HS trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.
ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
	Tranh minh họa bài đọc; tranh ảnh về cá heo.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định 
Kiểm tra
	HS đọc bài Tác phẩm của Si-le và trả lời câu hỏi SGK.
Bài mới
Giới thiệu bài mới 
Luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc.
	+ 1 học sinh đọc cả bài
	+ GV cho HS xem tranh minh họa bài tập đọc.
+ HS luyện đọc nối tiếp.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ 1 HS đọc cả bài.
+ GV đọc diễn cảm cả bài.
Tìm hiểu bài.
	+ Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?
	HS làm việc cá nhân
	+ Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?
	HS làm việc cá nhân
	+ Câu 3: Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào ?
	HS thảo luận nhóm đôi.
	+ Câu 4: Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn ?
 	HS HS khá, giỏi nêu ý kiến. GV nhận xét, kết luận.
	+ GV gợi ý, HS nêu nội dung bài.
c) HD HS đọc diễn cảm.
+ HS nối tiếp luyện đọc diễn cảm.
+ GV HD HS cả lớp đọc diễn cảm đoạn 2.
Củng cố-dặn dò
	HS nhắc nội dung bài.
	GV nhận xét tiết học.	Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
YÊU CẦU: HS biết
Mối quan hệ: 1 và ; và ; và 
Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định
Kiểm tra: Luyện tập chung
	GV kiểm tra việc làm lại bài tập ở nhà của HS.
Bài mới
 Giới thiệu bài mới
HD HS luyện tập
* Bài tập 1a): 1 gấp bao nhiêu lần ?
	1b) gấp bao nhiêu lần ?
1c) gấp bao nhiêu lần ?
HS thảo luận cặp và nêu miệng kết quả.
Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài 2 : Tìm x
- HS nêu cách tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- HS lần lượt làm bài vào vở.
- 4 HS sửa bài ở bảng.
- GV chấm một số vở, nhận xét bài làm ở bảng.
* Bài 3: 
- HS nêu bài toán rồi tự làm vào vở.
- 1 HS làm ở bảng.
- GV nhận xét, kết luận:
* Bài 4: HS khá, giỏi
1HS khá làm ở bảng. 
GV nhận xét, kết luận.
Củng cố-dặn dò
	GV nhận xét tiết học.
	Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
Địa lý
ÔN TẬP
YÊU CẦU
Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ..
Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: Đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
	Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định
Kiểm tra: “ Đất và rừng”
	HS trả lời câu hỏi SGK.
	1 HS đọc ghi nhớ.
Bài mới
Giới thiệu bài mới
HD HS tìm hiểu bài
* HĐ 1: Làm việc cả lớp.
- GV gọi một số HS lên bảng chỉ và mô tả vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ.
- GV sủa chữa và giúp HS hoàn thện phần trình bày.
* HĐ 2: Trò chơi “Đối đáp nhanh”
GV chọn HS tham gia trò chơi: Chia số HS đó thành 2 nhóm và gắn số thứ tự bắt đầu từ 1. Hai em có số thứ từ giống nhau sẽ đứng đối diện nhau.
Em số 1 ở nhóm 1 nói tên 1 dãy núi, một con sông hoặc một đồng bằng mà em đã được học, em số 1 ở nhóm 2 có nhiệm vụ chỉ trên bản đồ đối tượng địa lý đó, và cứ tiếp tục như thế.
HS nhận xét, đánh giá cụ thể.
* HĐ 3: làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành câu 2 trong SGK.
- Các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp HS điền các kiến thức đúng vào bảng.
- GV chốt lại các điểm chính đã nêu trong bảng.
Củng cố-dặn dò
	GV nhận xét tiết học.
	Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
Khoa học
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
YÊU CẦU
Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
Có ý thức trong việc ngăn chặn không co muỗi sinh sản và đốt người.
-	GD MT: giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh
ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
	Thông tin và hình trang 28, 29 SGK
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định
Kiểm tra: “ Phòng bệnh sốt rét”
	HS trả lời câu hỏi SGK.
	1 HS đọc ghi nhớ.
Bài mới
Giới thiệu bài mới
HD HS tìm hiểu bài
* HĐ 1: Thực hành làm bài tập trong SGK.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK.
- 1 số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân.
- Cả lớp và GV nhận xét. Kết luận:1b; 2b; 3a; 4b; 5b.
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không ? Tại sao ?
"Kết luận: Như mục Bạn cần biết – 2 ý đầu.
* HĐ 2: Quan sát và thảo luận.
- HS quan sát hình 2, 3, 4 trang 29 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ và nói về nội dung của từng hình.
+ Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi.
+ Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết.
+ Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy ?
"Kết luận: Như mục “Bạn cần biết- phần cuối.
	HS đọc mục Bạn cần biết SGK.
GV GD BV MT
Củng cố-dặn dò
	GV nhận xét tiết học.
	Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
	 Thứ 3 
Ngày soạn: 29/09/2010 	 Tập làm văn
Ngày dạy:5/10/2010 	 	LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
YÊU CẦU
	Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (Bài tập 1); hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (Bài tập 2,3).
* GDMT: Ngữ liệu dùng để luyện tập (bài Vịnh Hạ Long) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng GD BVMT.
ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
Ảnh minh họa Vịnh Hạ Long trong SGK.
Phiếu khổ to ghi lời giải của bài tập 1.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định
Kiểm tra
HS trình bày dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước.
Bài mới
Giới thiệu bài mới
HD HS luyện tập
* Bài tập 1:
- HS đọc thầm bài-trao đổi với bạn, trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét. GV kết luận:
a/ + Mở bài: Câu mở đầu.
 + Thân bài: Gồm 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả 1 đặc điểm của cảnh.
 + Kết bài: Câu văn cuối.
 b/ Phần thân bài gồm 3 đoạn.
 + Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của VHL với hàng nghìn hòn đảo.
 + Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của VHL.
 + Đoạn 3: Tả - nét riêng biệt, hấp dẫn của VHL qua mỗi mùa.
 c/ Các câu in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn, những câu văn đó còn có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau.
	GV GD BVMT.
* Bài tập 2: HS làm việc cá nhân (Đoạn 1- câu b; đoạn 2 câu c)
* Bài tập 3: HS Làm việc cá nhân.
	GV nhắc HS viết xong phải kiểm tra xem câu văn có nêu được ý bao trùm của đoạn, có hợp với câu tiếp theo trong đoạn hay không.
4- Củng cố-dặn dò
	HS nhắc lại tác dụng của câu mở đoạn.
	GV nhận xét tiết học.
	Dặn HS chuẩn bị cho tiết tập làm văn sau.
Toán
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN
YÊU CẦU: 
Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản.
ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
	Các bảng nêu trong SGK.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định
Kiểm tra: “ Luyện tập”
	GV kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS
Bài mới
Giới thiệu bài mới
Giới thiệu khái niệm về số thập phân .
* HD HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần a) để nhận ra:
- Có 0m1dm tức là có 1dm; viết lên bảng: 1dm=m.
GV giới thiệu: 1dm hay m còn được viết thành 0,1m.
Viết 0,1m lên bảng cùng hàng với m.
- Tương tự với 0,01; 0,001.
- GV nêu: Các phân số thập phân ; ; được viết thành 0,1; 0,01; 0,001. GV HD cách đọc.
- GV giúp HS tự nêu rồi viết lên bảng: 0,1 = ; 
- GV giới thiệu: 0,1; 0,01; 0,001 gọi là số thập phân.
* Thực hiện tương tự như phần a) để giúp HS nhận ra các số 0,5; 0,07; 0,009 cũng là số thập phân.
c) Thực hành.
* Bài tập 1: Đọc các phân số thập phân và số thập phân trên các vạch của tia số:
HS đọc nối tiếp.
* Bài tập 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
- 1HS khá làm mẫu như SGK.
- HS thực hiên các bài còn lại vào vở
- HS nêu miệng kết quả.
* Bài tập 3: Viết phân số thập phân và số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (HS khá, giỏi)
- GV kẻ bảng như SGK ở bảng phụ.
- HS làm bài vào SGK và HS khá lên bảng chữa bài.
- Khi chữa bài, GV cho HS đọc các số đo độ dài viết dưới dạng số thập phân.
4- Củng cố-dặn dò
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
Lịch sử
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI.
YÊU CẦU
-	Biết Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập ngày 03/02/1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng:
Biết lý do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
Hội nghị ngày 03/02/1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
	Ảnh trong SGK.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định
Kiểm tra: “ Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”
	HS trả lời câu hỏi SGK
Bài mới
* HĐ 1: làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bài.
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS.
+ Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
+ Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong Hội nghị thành lập Đảng ?
+ Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
* HĐ 2: làm việc cả lớp.
GV tổ chức cho HS tìm hiểu về việc thành lập Đảng .
* HĐ 3: Làm việc cá nhân.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về Hội nghị thành lập Đảng.
- HS đọc SGK và trình bày lại theo ý của mình, chú ý khắc sâu về thời gian và nơi diễn ra Hội nghị.
* HĐ 4: làm việc cả lớp
- HS trả lời câu hỏi:
+ Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?
+ Liên hệ thực tế.
- GV kết luận: cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn.
- HS đọc phần đóng khung SGK.
Củng cố-dặn dò
	GV nhận xét tiết học.
	Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
 Thứ 4 
Ngày soạn:30/9/2010 	 	Tập đọc
Ngày dạy: 06/10/2010 TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
YÊU CẦU
Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. 
Hiểu ý nghĩa: Cảnh đẹp kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.
Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2 khổ thơ ( HS khá, giỏi thuộc cả bài)
ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
	Ảnh nhà máy thủy điện Hòa Bình.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định
Kiểm tra : “ Những người bạn tốt” 
 	2 HS đọc bài , trả lời câu hỏi SGK
Bài mới
Giới thiệu bài mới
Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- 1 học sinh đọc cả bài
- GV cho HS xem tranh minh họa bài tập đọc.
- HS luyện đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
* Tìm hiểu bài
- Câu 1: HS thảo luận nhóm đôi.
- Câu 2: Tr ... 
- GV phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu có nội dung như SGK, một tờ giấy khổ to. Yêu cầu các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất.
- HS Làm việc theo nhóm.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo. Nhóm nào làm đúng, nhanh và trình bày đẹp là thắng cuộc.
- GV nhận xét, kết luận: 1-c ; 2-b ; 3-d ; 4-e ; 5-a.
* HĐ 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm.
- GV yêu cầu các nhóm sắp xếp, trình bày các thông tin, tranh ảnh, tờ rơi,  đã sưu tầm được và trình bày trong nhóm.
- Mỗi nhóm cử 2 bạn ở lại để thuyết minh khi có bạn ở nhóm khác sang xem khu vực triển lãm của nhóm mình; các bạn khác thì đi xem triển lãm của các nhóm bạn.
* HĐ 3: HS đọc thông tin và quan sát hình trang 32 SGK để thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
- Tìm xem thông tin nào nói về cách phòng tránh HIV/AIDS, thông tin nào nói về cách phát hiện một người có nhiểm HIV hay không.
- Theo bạn có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu.
4- Củng cố-dặn dò
- HS đọc mục “Bạn cần biết”
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài 17.
 Thứ 5 
Ngày soạn: 07/10/2010 	 Luyện từ và câu
Ngày dạy: 14/10/2010 	LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
YÊU CẦU
Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ đã nêu ở bài tập 1.
Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (bài tập 2) ; biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa (bài tập 3).
ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
	Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập 1.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định
Kiểm tra
	HS làm lại bài tập 3, 4 của tiết luyện từ và câu trước.
Bài mới
Giới thiệu bài mới
HD HS làm bài tập
* Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả, GV nhận xét, kết luận: 
+ 1a) Từ chín ở câu 1 với từ chín ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ chín ở câu 2.
+ 1b) Từ đường ở câu 2 với từ đường ở câu 3 là từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ đường ở câu 1.
+ 1c) Từ vạt ở câu 1 và từ vạt ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ vạt ở câu 2.
* Bài tập 2:
- HS thảo luận cặp.
- HS phát biểu: Cả lớp nhận xét, GV kết luận: 
+ a) Xuân (1): Chỉ mùa đầu tiên trong bốn mùa.
Xuân (2): Tươi đẹp.
+b) Xuân ở đây có nghĩa là tuổi.
* Bài tập 3:
- HS làm việc cá nhân.
- HS lần lượt đọc câu mình đặt.
- Cả lớp và GV nhận xét.
4- Củng cố-dặn dò
HS nhắc lại về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
	GV nhận xét tiết học.
	Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
YÊU CẦU: HS biết:
Đọc, viết sắp thứ tự các số thập phân.
Tính bằng cách thuận tiện nhất.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng con.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1- Ổn định
2- Kiểm tra
	GV kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
	HS nhắc cách so sánh hai số thập phân.
3- Bài mới
a) Giới thiệu bài mới
b) HD HS luyện tập.
* Bài tập 1: Đọc các số thập phân sau đây:
- HS nối tiếp nhau đọc các số thập phân.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS nhắc lại cách đọc các số thập phân.
* Bài tập 2: Viết số thập phân.
	- HS nhắc lại cách viết số thập phân
	- HS làm ở bảng con.
* Bài tập 3: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
- HS tự làm bài vào vở.
- 1 HS thực hiện ở bảng.
- GV chấm 1 số vở, nhận xét bài làm ở bảng.
* Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- a) HS tự làm bài vào vở và sửa bài ở bảng.
	GV giúp đỡ HS yếu.
- b) (HS khá, giỏi)
1 HS khá thực hiện ở bảng. Cả lớp làm vào nháp.
GV nhận xét bài làm ở bảng.
4- Củng cố-dặn dò
	HS nhắc lại cách đọc, cách viết và cách so sánh hai số thập phân.
	GV nhận xét tiết học.
	Dặn HS xem trước bài tiếp theo.
Chính tả (nghe - viết)
KÌ DIỆU RỪNG XANH
YÊU CẦU
- 	Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- 	Tìm được các tiếng có chứa yê, ya trong đoạn văn (bài tập2); Tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào chổ trống (bài tập3)
ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- 	Phiếu học tập	
- 	Bảng phụ
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định
Kiểm tra
	HS viết bảng con: thăm viếng; tình nghĩa; hiền lành; việc làm; điều kiện; lo liệu.
Bài mới
Giới thiệu bài mới
HD HS nghe-viết.
GV đọc đoạn chính tả 
HS nêu nội dung đoạn chính tả
HS đọc từng câu, tìm từ khó viết.
HS phân tích từ khó, viết bảng con.
HS viết chính tả.
Chấm và sửa bài.
HS đổi tập bắt lỗi.
GV chấm một số vở, nhận xét bài viết của HS.
HD HS làm bài tập.
* Bài tập 2:
- HS làm bài vào phiếu học tập.
- GV chấm một số phiếu, nhận xét bài làm của HS.
- HS nhận xét cách đánh dấu thanh.
* Bài tập 3: HS thảo luận nhóm.
- Nhóm 1, 2: thảo luận câu a.
- Nhóm 3, 4: thảo luận câu b.
* Bài tập 4: HS chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng”
- GV HD cách chơi và chia lớp thành 2 đội.
- HS tiến hành chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
4- Củng cố-dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
 Thứ 6
Ngày soạn: 08/10/2010 	 Tập làm văn
Ngày dạy: 15/10/2010 	LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
	 (Dựng đoạn mở bài, kết bài)
YÊU CẦU
	Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: Mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (bài tập1).
	Phân biệt được hai cách kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng (bài tập2); Viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (bài tập3)
ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
	Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập 1.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định
Kiểm tra
	HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại.
Bài mới
Giới thiệu bài mới
HD HS luyện tập
* Bài tập 1:
- HS đọc nội dung bài tập
- HS nhắc lại hai kiểu mở bài.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày ý kiến, GV nhận xét, kết luận:
+ a) Mở bài trực tiếp.
+ b) Mở bài gián tiếp.
* Bài tập 2:
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài.
- HS thảo luận theo tổ và báo cáo kết quả thảo luận.
* Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu.
- GV gợi ý: có thể nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp ở địa phương mình.
- HS làm bài vào nháp.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- HS trình bày bài làm của mình
4- Củng cố-dặn dò
GV nhắc HS ghi nhớ hai kiểu mở bài, hai kiểu kết bài trong bài văn tả cảnh.
GV nhận xét tiết học. 
Dặn những HS viết mở bài và kết bài chưa hay về viết lại để GV kiểm tra trong tiết sau.
Toán
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN.
YÊU CẦU:
	Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân ( trường hợp đơn giản)
ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
	Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẳn, để trống một số ô.
	Bảng con
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1- Ổn định
2- Kiểm tra: Luyện tập chung
 	HS viết bảng con:
- Ba đơn vị, bảy phần trăm.
- Không đơn vị, tám phần mười, chín phần trăm.
- Không đơn vị, năm trăm linh hai phần nghìn.
3- Bài mới
a) Giới thiệu bài mới
b) HD HS tìm hiểu bài
* HĐ 1: Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài:
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài.
- HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
- GV cho HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
* HĐ 2: Tìm hiểu VD SGK:
- VD1: Viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm.
+ GV nêu VD.
+ Vài HS nêu cách làm.
+ 1 HS thực hiện ở bảng, cả lớp làm vào nháp.
- VD2: Thực hiện tương tự VD1.
c) Thực hành:
* Bài tập 1: Viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm:
- HS tự làm vào vở, GV giúp đỡ HS yếu.
- 4 HS thực hiện ở bảng.
* Bài tập 2: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:
- HS tự làm bài vào vở.
- GV chấm một số vở và gọi HS lên bảng sửa bài.
* Bài tập 3: Viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm:
- 3 HS lần lượt thực hiện ở bảng.
- Cả lớp làm bài vào nháp.
4- Củng cố-dặn dò
	HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài.	
	GV nhận xét tiết học.
	Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
YÊU CẦU
HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
GDMT: HS hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
	Bảng lớp viết đề bài.
	Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định
Kiểm tra
	HS kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện Cây cỏ nước Nam.
Bài mới
Giới thiệu bài mới
HD HS kể chuyện.
* HĐ 1: HD HS hiểu đúng yêu cầu của đề.
- HS đọc đề bài. GV gạch dưới những chữ quan trọng trong đề bài.
- 1 HS đọc gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
- GV nhắc HS: các em có thể kể chuyện ngoài SGK.
- HS nói tên câu chuyện sẽ kể.
* HĐ 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi: Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp ?
- HS kể chuyện theo cặp.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm; bình chọn bạn tìm được chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất 
- HS trả lời câu hỏi, GV kết hợp GDMT.
Củng cố-dặn dò
	GV nhận xét tiết học.
	Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết kể chuyện tuần 9.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
I- NHẬN XÉT TUẦN 8
- Về học tập: Đa số các em đều học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp. Song còn một HS chưa học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- GV nhắc nhở, động viên những HS yếu. 
- Về nền nếp: thực hiện tốt nền nếp ra vào lớp. Các em nghỉ học đều có xin phép.
- Về đạo đức, tác phong: Đa số các em đều thực hiện tốt.
- Về vệ sinh: thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
- Thực hiện tốt việc súc miệng với flu-or, việc nuôi heo đất.
- Tham gia tốt các hoạt động do trường đề ra.
II- PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 9
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Thực hiện phong trào hoa điểm 10 chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.
 - Vệ sinh cá nhân, trường lớp. Trồng và chăm sóc bồn hoa, cây xanh trong phòng học và trước lớp.
 - Trang trí lơp học.
 - Ăn măc sạch sẽ, thực hiện đúng nội quy lớp học. 
 - Duy trì phong trào nuôi heo đất (500đ mỗi tuần).
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM: Truyền thống nhà trường
I- YÊU CẦU
 - Học tập 5 điều Bác Hồ dạy. 
 - Giúp HS có ý thức làm sạch đẹp trường, lớp.
II- CHUẨN BỊ
 Dụng cụ lao động làm vệ sinh trường lớp .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
* HĐ 1: Giới thiệu bài 
* HĐ 2: Học tập 5 điều Bác Hồ dạy. 
	 -	HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
	- Cả lớp nhẩm thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy.
	- Cả lớp thi đua đọc thuộc lòng 5 điểu Bác Hồ dạy.
	- GV giới thiệu tấm gương lao động, học tập cần cù,vượt khó của Bác.
* HĐ 2: Làm vệ sinh trương, lớp
	- HS chia nhóm làm vệ sinh trường lớp.
	- GV quan sát, HD các nhóm làm việc.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 7 8.doc