Giáo án Lớp 5 tuần 8 đến 14

Giáo án Lớp 5 tuần 8 đến 14

TOÁN ($36)

 SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

A. Mục tiêu: Giúp HS :

- Biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

B. Đồ dùng dạy – học:

- GV: SGK, bảng phụ.

- HS: SGK, bảng con.

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 125 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 8 đến 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Toán ($36)
 Số thập phân bằng nhau
A. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
B. Đồ dùng dạy – học: 
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK, bảng con.
C. Các hoạt động dạy học:	
1-Kiểm tra : 
- Lấy ví dụ về STP?
- STP gồm có mấy phần? Là những phần nào?
2-Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Ví dụ:
+9dm bằng bao nhiêu cm?
+9dm bằng bao nhiêu m? 
b) Nhận xét:
- Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì ta được một số thập phân như thế nào với số thập phân đã cho? Cho VD?
- Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi ta được một số thập phân như thế nào với số thập phân đã cho? Cho VD?
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
2. Luyện tập.
*Bài 1 (40)
- GV nhận xét.
*Bài 2 (40).
- GV chấm, chữa bài, nhận xét.
*Bài 3 (40).(Dành cho HS khá, giỏi)
3-Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài: Giá trị của STP không đổi khi nào?
- GV nhận xét giờ học. Làm vở bài tập.
- HS tự chuyển đổi để nhận ra:
 9dm = 90cm
 9dm = 0,9m
 Nên: 0,9m = 0,90m
 Vậy: 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9
- HS tự nêu nhận xét và VD.
+Bằng số thập phân đã cho.
VD: 0.9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000
+Bằng số thập phân đã cho.
VD: 0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào bảng con.
- Nhận xét.
*Kết quả:
7,8 ; 64,9 ; 3,04
2001,3 ; 35,02 ; 100,01
-1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Chữa bài.
*Kết quả:
5,612 ; 17,200 ; 480,590
24,500 ; 80,010 ; 14,678
- Đọc bài, nêu yêu cầu.
- Làm bài vào nháp.
- Chữa bài.
Đáp số : Bạn Lan và bạn Mỹ viết đúng, bạn Hùng viết sai.
Vì : 0,100 = 
 Toán (c)
Luyện tập về đọc, viết số thập phân
A. Mục tiêu:
- Biết phân tích cấu tạo hàng của số thập phân.
- Biết viết số thập phân bằng nhau.
B. Đồ dùng dạy học:
GV: SBTT. Bảng nhóm.
HS: SBTT, vở, bảng con.
C. Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra : 
- Nêu cách viết STP bằng nhau? Cho VD?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
* HD học sinh làm bài:
Bài 86 SBT- 18):Viết mỗi chữ số của 1 STP vào 1 ô trống ở “hàng” thích hợp(theo mẫu)
- 1 HS lên bảng trả lời và lấy VD. 
- HS khác nhận xét, đánh giá.
- HS đọc BT
- HS làm bài vào PBT, 1 HS làm bảng nhóm.
Số thập phân
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
Hàng phần mười
Hàng phần trăm
Hàng phần nghìn
 62,568
6
2
5
6
8
 197,34
 85,206
1954,112
2006,304
 931,08
- GV nhận xét, chốt KQ đúng.
- Củng cố về hàng của STP
Bài 87 ( SBT-18 ):Khoanh vào chữ đạt trước câu trả lời đúng.
Trong STP 86,324, chữ số 3 thuộc hàng nào?
A. Hàng chục B. Hàng phần mười 
C. Hàng trăm D. Hàng phần trăm
- GV nhận xét, chốt KQ đúng.
- Củng cố về hàng của STP
Bài 91a,b,c ( SBT-19 ): Tìm chữ số x, biết:
a) 8,x2 = 8,12 ; b) 4x8,01 = 428,010 
c) 154,7 = 15x,70
- GV chấm chữa 1 số bài của HS, nhận xét.
- Dựa vào đâu mà em có thể tìm được giá trị của x?
3. Củng cố – Dặn dò: TK bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS VN ôn lại bài.
- Chữa bài, nhận xét.
- HS đọc BT
- HS làm bảng con (ghi đáp án).
* Đáp án: 
 B. Hàng phần mười 
- HS đọc BT
- HS làm vào vở.
- 1 HS làm bảng nhóm, dán lên bảng chữa bài rồi cho điểm.
* Đáp án:
a) x = 1 ; b) x = 2 ; c) x = 4
- Dựa vào quy tắc STP bằng nhau, các hàng của STP.
- HS nhắc lại những kiến thức vừa luyện tập.
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Toán ($37)
So sánh hai số thập phân
A. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhận biết cách so sánh 2 số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).
- Giáo dục HS ý thức học bộ môn.
B. Đồ dùng dạy học:
	- VBT
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra : 
- Học sinh chữa bài tập 3.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.	
Hoạt động 1: Giáo viên nêu ví dụ 1.
So sánh 8,1m và 7,9 m.
- Hướng dẫn học sinh tìm cách so sánh 2 độ dài: 8,1 m và 7,9 m.
g Giáo viên đưa ra nhận xét.
* 8,1 m > 7,9 m nên 8,1 > 7,9
* Các số thập phân 8,1 và 7,9 có phần nguyên khác nhau và 8 > 7 nên 8,1 > 7,9.
Vậy: Trong 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn.
Hoạt động 2: Nêu ví dụ 2.
- Hướng dẫn học sinh tìm cách so sánh 2 số thập phân khác nhau.
So sánh 35,7 và 35,698.
- Thực hiện tương tự như ví dụ 1.
Vậy: Trong 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Hoạt động 3: Quy tắc (sgk)
Hoạt động 4: Luyện tập.
Bài 1: 
- Khi làm nên cho học sinh giải thích cách làm.
Bài 2: 
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét chữa bài.
? Nêu cách viết ?
Bài 3: ( Dành cho HS khá, giỏi )
- Hướng dẫn làm tương tự như bài tập 2.
? Giải thích cách làm ?
3. Củng cố- dặn dò:
- Nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
8,1 m = 81 dm và 7,9 m = 79 dm
Ta có 81 dm > 79 dm (ở hàng chục có 
8 > 7) g 8,1 m > 7,9 m
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh đọc to trước lớp.
- Đọc bài, nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài vào bảng con.
- Chữa bài.
a) 48, 97 < 51,02
b) 96,4 > 96,38
c) 0,7 > 0,65
- Nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài.
Viết theo thứ tự từ bé đến lớn.
6,375 < 6,735 < 7,19 < 8,72 < 9,01
- Nêu yêu cầu.
- Học sinh tự làm vào nháp và chữa bài.
Viết theo thứ tự từ lớn đến bé.
0,4 > 0,32 > 0,321 > 0,197 > 0,187
Khoa học ($15)
Phòng bệnh viêm gan A
A. Mục tiêu:
- HS nắm được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
- Biết cách phòng tránh bệnh viên gan A.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ bản thân.
B. Đồ dùng dạy-học: 
- GV : Thông tin và hình trang 32,33 SGK
- HS : sưu tầm các thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
C. Các hoạt động dạy-học:
1-Kiểm tra :
- Nêu tác nhân, đường lây truyền, cách phòng bệnh viêm não?
2- Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- 2 HS.
- Nhận xét, đánh giá.
* Mục tiêu: HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A
* Cách tiến hành.
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 trang 32 SGK và trả lời các câu hỏi:
? Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A ?
-Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì? 
- Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? 
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- HS thảo luận và trình bày KQ thảo luận.
- Dấu hiệu:
 + Sốt nhẹ.
 + Đau ở vùng bụng bên phải.
 + Chán ăn.
-Vi-rút viêm gan A.
-Bệnh lây qua đường tiêu hoá.
*Mục tiêu: Giúp HS : - Nêu được cách phòng bệnh viêm gan A.
	 - Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A.
*Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát các hình 2,3,4,5 (tr.33 SGK) 
- Em hãy chỉ và nói về nội dung từng hình?
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A?
GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
- Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A?
- Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì?
- Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A
GV kết luận: (SGV-tr. 69)
- HS quan sát.
- Hình 2: Uống nước đun sôi để nguội.
- Hình 3: Ăn thức ăn đã nấu chín.
- Hình 4: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn.
- Hình 5: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi đại tiện.
- HS nêu.
- Cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm
-Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín, uống sôi rửa tay 
- HS nêu ghi nhớ(SGK)
Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2010
 Toán ($38)
 Luyện tập
A. Mục tiêu: HS biết: 
- So sánh 2 số thâp phân.
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1-Kiểm tra :
- Nêu cách so sánh hai số thập phân? ví dụ ?
2-Bài mới: Giới thiệu bài.
*Bài tập 1 (43).
- GV nhận xét.
- 1 HS
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào bảng con.
*Kết quả:
 84,2 > 84,19
 6,843 < 6,85
 47,5 = 47,500
 90,6 > 89,6 
*Bài tập 2 (43).
- GV nhận xét, cho điểm. 
- Giải thích cách điền dấu? 
*Bài tập 3 (43).
- GV nhận xét, chốt KQ đúng. 
- Vì sao điền chữ số 1 ?
*Bài 4. (Phần b dành cho HS khá, giỏi)
- GV chấm chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ 
- Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai số thập phân.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm vào nháp + bảng nhóm
- HS lên dán bảng nhóm, chữa bài.
- HS khác nhận xét.
*Kết quả:
 4,23 < 4,32 < 5,3 < 5,7 < 6,02
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm ra nháp, 1 HS chữa bài,nhận xét.
*Kết quả:
 9,708 < 9,718
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở. 
- 1 HS lên bảng chữa bài, nhận xét.
*Lời giải:
x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2
. . . . . .
Kỹ thuật ($8)
Nấu cơm ( Tiết 2)
A. Mục tiêu: 
- Biết cách nấu cơm.
- Không yêu cầu HS thực hành nấu cơm ở trên lớp.
- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
B. Đồ dùng dạy - học
- Gv : SGK, Phiếu học tập.
- HS: SGK.
C.Các hoạt động dạy - học.
1.Kiểm tra :-? Nêu cách nấu cơm bằng bếp đun.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
 Hoạt động3 . Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện 
-? So sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun.
- Gv cho H thảo luận nhóm theo ND phiếu học tập.
-Hs trả lời câu hỏi.
-Hs đọc ND mục 2+ q/s H4 Sgk và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình để thảo luận nhóm, sau đó các nhóm báo cáo kết quả.
Nội dung phiếu học tập.
1.Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện 
2.Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng nồi cơm điện và cách thực hiện.
3.Trình bày cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
4.Theo em, muốn nấu cơm bằng nồi cơm điện đạt yêu cầu( chín đều, dẻo), cần chú ý nhất khâu nào?
5.Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm bằng nồi cơm điện?
6. Nếu được lựa chọn một trong hai cách nấu cơm, em sẽ lựa chọn cách nấu cơm nào khi giúp đỡ gia đình? Vì sao?
- GV lưu ý HS cách xác định lượng nước, cách san đều mặt gạo, cách lau khô đáy nồi.
- HS lắng nghe.
 Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập.
-? Có mấy cách nấu cơm? Đó là những cách nào?
-?Gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào? Em hãy nêu cách nấu cơm đó.
- GV NX, đánh giá kết quả học tập của HS.
-HS trả lời câu hỏi.NX
3. Củng cố- dặn dò:
- G nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi những cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt
-H/d HS đọc trước bài" Luộc rau" và  ... ạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: 
	2. Bài mới:	
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết:
- Giáo viên đọc đoạn văn cần viết.
- Hướng dẫn viết từ dễ sai.
- Giáo viên đọc mỗi câu 2 lượt.
- Chấm, chữa.
2.3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2.
- Cho học sinh thảo luận, đọc kết quả nhóm mình.
- Giáo viên ghi lên bảng.
- Nhận xét, chữa.
2.4. Hoạt động 3: Làm nhóm.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Phát phiếu cho các nhóm.
- Đại diện lên trình bày.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh viết.
- Soát lỗi.
Bài 2a: Đọc yêu cầu bài.
tra lúa- cha mẹ làm trò- cây chò
trà xanh- chà rát trèo cây- hát chèo.
trả lại- gò chả trào dâng- chào hỏi
tròng dây- chòng nghẹo.
Bài 3a: 
- cho chê
- truyện trả
- chẳng trở
	3. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. 
- Dặn viết lại những từ dễ sai.
âm nhạc:
Ôn tập : tập đọc nhạc số 3 , số 4
kể chuyện âm nhạc
A. Mục tiêu:
- HS ôn đọc nhạc đúng cao độ, trường độ hai bài TĐN số 3 và số 4 kết hợp gõ đệm.
- HS nắm được nội dung câu chuyện và biết được tài năng của nghệ sĩ Cao Văn Lầu.
- Qua câu chuyện, giáo dục HS biết trân trọng tài năng của nghệ sĩ.
B. Đồ dùng dạy học:
- Máy nghe nhạc, nhạc cụ thường dùng
- Nhặc cụ gõ đệm.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ 
- Tiến hành trong quá trình ôn tập.
2. Bài mới 
A. Phần mở đầu:
- GV giới thiệu nội dung tiết học.
+ Ôn 2 bài TĐN số 3 và 4.
+ Kể chuyện âm nhạc
B. Phần hoạt động:
a. Ôn bài tập đọc nhạc số 3:
* Hoạt động 1:
- Hướng dẫn HS đọc độ cao các nốt theo thang âm để giúp HS nhớ và đọc đúng tên , cao độ các nốt nhạc.
- GV treo bài tập đọc nhạc số 3 và hướng dẫn HS ôn đọc đúng cao độ, trường độ.
+ Mời HS đọc và ghép lời ca của bài tập đọc nhạc.
+ Y/c HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách
+ Hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/ 4
* Hoạt động 2: Ôn bài tập đọc nhạc số 4.
( Ôn tương tự như bài tập đọc nhạc số 3)
* Hoạt động 3: Kể chuyện âm nhạc Cao Văn Lầu và bản Dạ Cổ Hoài Lang.
- Đọc lại câu chuyện trong sgk.
+ Y/c HS đọc lại một lần.
- Đặt một số câu hỏi để qua đó HS hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
3. Phần kết thúc:
- Y/c HS nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS nghe.
- Luyện đọc cao độ các nốt đồ- rê- mi- son- la theo hướng dẫn.
- Ôn đọc bài TĐN số 3 theo hướng dẫn.
- HS đọc nhạc và ghép lời ca.
- HS đọc kết hợp gõ phách.
- HS đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2 /4
- HS thực hiện tương tự.
- HS nghe.
- HS nghe và trả lời một số câu hỏi.
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn
Luyện tập tả người (tả hoạt động)
A. Mục đích, yêu cầu: 
	- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
	- Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
II. Tài liệu và phương tiện: 
	- Tranh ảnh sưu tầm được về những người bạn những em bé kháu khỉnh ở độ tuổi này (nếu có)
III. Hoạt động dạy học: 
	1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên chấm bài trước và nhận xét.
	2. Bài mới: 
	a) Giới thiệu bài.
	b) Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: 
- Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh minh hoạ em bé.
- Giáo viên gợi ý và hoàn thiện dàn ý:
1. Mở bài: Bé Bông- em gái ròi, đang tuổi bi bô tập nói, chập chững tập đi.
2. Thân bài: 
a) Ngoại hình (không phải quan tâm)
+ Nhận xét chung: bụ bẫm.
+ Chi tiết:	
- Mái tóc: thưa, mềm như tơ, buộc thành một túm nhỏ trên đỉnh đầu.
- Hai má: bầu bĩnh, hồng hào.
- Miệng: nhỏ, xinh, hay cười.
- Chân tay: trắng hang, nhiều ngấn.
b) Hoạt động:
+ Nhận xét chung: như một cô bé búp bê biết đùa nghịch, khóc, cười, 
+ Chi tiết: 	- lúc chơi: ôm mèo, xoa đầu cười khành khạch.
	- luc làm nũng mẹ: + kêu a  a  khi mẹ về.
	 + Lẫm chẫm từng bước tiến về phía mẹ.
	 + Ôm mẹ, rục mặt vào ngực mẹ, đòi ăn.
	3. Kết thúc: Em rất yêu Bông. Hết giờ học là về nhà ngay với bé.
Bài 2: 	 - Học sinh yêu cầu bài.
	 Lớp viết 1 đoạn văn.
- Giáo viên thu 1 số vở chấm và nhận xét.
	3. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết đoạn văn chưa đạt.
Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Hoạt động dạy học: 
	1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
	2. Bài mới: 	
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn học sinh giải toán về tỉ số phần trăm.
* Hoạt động 1: Ví dụ: sgk
Tóm tắt: Học sinh toàn trường: 600
 Học sinh nữ: 315
- Học sinh đọc sgk và làm theo yêu cầu của giáo viên.
Tính tỉ số phần trăm học sinh nữ và học sinh cả trường?
+ Giáo viên hướng dẫn:
	- Viết tỉ số của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường (315 : 600)
	- Thực hiện phép chia (315 : 600 = 0,525)
	- Nhân với 100 và chia cho 100 (0,525 x 100 : 100 = 525 : 100 = 52,5 %)
Giáo viên nêu: thông thường ta viết gọn cách tính như sau:
	315 : 600 = 0,525 = 5,25%
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm như sau:
b1: Tìm thương của 315 và 600
b2: Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tich tìm được .
	- Học sinh đọc lại quy tắc.
* Hoạt động 2: Giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm.
Bài toán: Trong 80 kg nước biển có 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.
- Giáo viên đọc đề và giải thích: Khi 80 kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.
c) Thực hành:
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn và làm mẫu.
0,57 = 57 %; 0,3 = 30%
Bài 2:
Giáo viên hướng dẫn và làm mẫu:
19 : 30 = 0,6333  = 63,33%
Thương chỉ lấy sau dấu phẩy 4 số.
Bài 3: 
Giáo viên hướng dẫn và giúp đỡ học sinh yếu
Giải
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển:
2,8 : 80 = 0,035 = 35%
 Đáp số: 35%
- Học sinh đọc yêu cầu bài g làm vở.
0,234 = 23,4% ; 1,35 = 35 %
- Học sinh lên chữa và nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Học sinh quan sát g làm vở bài tập và lên bảng.
46 : 61 = 0,7377  = 73,77 %
1,2 : 20 = 0,0461  = 4,61 %
c, Dành cho HS khá giỏi
- Học sinh đọc yêu cầu bài g làm vở.
13 : 25 = 0,52 = 52%
 Đáp số: 52%
	3. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Thể dục.
Bài 30
A. Mục tiêu
- Ôn bài thể dục phát triển chung y êu cầu hoàn thiện toàn bài.
- Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động 
II. Địa điểm-Phương tiện.
 - Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
 - Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
 Nội dung
1.Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
-Chạy vòng tròn quanh sân tập
-Khởi động xoay các khớp.
- Kiểm tra bài cũ. 
2. Phần cơ bản.
*Ônbài thể dục phát triển chung.
-Lần 1: Tập từng động tác.
-Lần 2-3: Tập liên hoàn 7động tác.
- *Thi xem tổ nào tập đúng và đẹp nhất.
*Trò chơi “Thỏ nhảy”
-GV tổ chức cho HS chơi như giờ trước.
3 Phần kết thúc.
-GV hướng dẫn học sinhtập một số động tác thả lỏng.
-GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
+Ôn bài thể dục.
Định lượng
6-10 phút
1-2 phút
2phút
1 phút
2 phút
18-22 phút
 10-12 phút
4-5 phút
5-6 phút4-
5 phút
1 phút
2 phút
1 phút
 Phương pháp tổ chức
-ĐHNL.
 * * * * * * * *
GV * * * * * * * *
 * * * * * * * *
-ĐHTC.
ĐHTL: GV @ 
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
* * * * * * *
Lần 1-2 GV điều khiển
Lần 3-4 cán sự điều khiển
ĐHTC: GV
 * * * * *
 * * * * *
 GV
Khoa học
Cao su
A. Mục tiêu:
	Sau bài học, HS biết:
 -Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
 -Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
 -Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
B. Đồ dùng dạy học:
	-Hình và thông tin trang 62, 63 SGK.
	-Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su.
C. Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ:-Thuỷ tinh được dùng để làm gì? 
- Nêu tính chất của thuỷ tinh? 
	2.Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
-Em hãy kể tên những đồ dùng bằng cao su trong các hình Tr.62 SGK 
	2.2-Hoạt động 1: Thực hành.
-Cho HS làm thực hành nhóm 7 theo chỉ dẫn trang 60 SGK.
-Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Cho HS rút ra tính chất của cao su.
-GV kết luận: Cao su có tính đàn hồi.
-HS thực hành theo nhóm 7.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-Nhận xét.
-HS rút ra tính chất của cao su.
	2.3-Hoạt động 2: Thảo luận. 
- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung phiếu học tập.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi:
+Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
+Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì?
+Cao su được sử dụng để làm gì?
+Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su?
-Mời đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một câu.
- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: SGV-Tr.113.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giáo viên và theo nội dung của phiếu học tập.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
	3- Củng cố, dặn dò: - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Giáo dục tập thể
Sơ kết tuần 15
Nói chuyện với anh bộ đội
A. Mục đích, yêu cầu: 
	- Học sinh hiểu được truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.
	- Từ đó học sinh tự hào về anh bộ đội cụ Hồ và nguyện cố gắng rèn luyện theo gương anh bộ đội cụ Hồ.
II. Hoạt động dạy học:
	1. Sơ kết tuần 15
* Nhận xét chung:
- Đi học chuyên cần: nhìn chung các em đi học đều đúng giờ không có HS nghỉ học tự do
- Thực hiện tốt các nề nếp quy định: nề nếp truy bài, vệ sinh trước giờ, thể dục, đọc truyện báo vào buổi chiều
- Hăng hái phát biểu xây dựng bài, trật tự chú ý nghe giảng xong 1 số em còn chưa chú ý, lười học.
- Về đạo đức các em đều ngoan, lễ phép, với cô giáo và người trên. đoàn kết với bạn bè, không nói tục chửi bậy
- Thực hiện tốt các buổi lao động
* Các hoạt động khác:
- Tham gia đầy đủ nhiệt tình.
	2. Nội dung sinh hoạt: 
a) Nói chuyện về anh bộ đội.
- Giáo viên kể về những việc làm, những chiến công của anh bộ đội.
- Học sinh trả lời
- Học sinh thảo luận và trả lời (cặp đôi)
+ Kết luận: Chúng ta sống và làm việc theo anh bộ đội cụ Hồ: tác phong làm việc (nhanh nhẹn, khẩn trương  ), cách sống giản dị, 
b) Phương hướng tuần 16.
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục những tồn tại.
	- Sưu tầm những mẩu chuyện, tranh, ảnh nói về những anh bộ đội dũng cảm, mưu trí làm kinh tế giỏi.
	3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Tích cực học tập noi gương anh bộ đội cụ Hồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5Q2LAN.doc