Giáo án lớp 5 - Tuần 8 năm 2011

Giáo án lớp 5 - Tuần 8 năm 2011

I.- Mục tiêu:

1)Đọc trôi chảy toàn bài

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.

2) Hiểu các từ ngữ trong bài văn.

-Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng.

-Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1060Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 8 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Ngày soạn :08/10/2011
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm2011
Môn : Tập đọc
KÌ DIỆU RỪNG XANH
 Theo Nguyễn Phan Hách
I.- Mục tiêu:
1)Đọc trôi chảy toàn bài
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.
2) Hiểu các từ ngữ trong bài văn.
-Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng.
-Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.
* Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường
II.- Đồ dùng dạy học:
-Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng.
III.- Các hoạt động dạy – học:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1) Kiểm tra bài cũ :
 H: Tìm hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên.
 H: Hình ảnh “ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên nói lên sức mạnh của con người như thế nào?
 + Câu thơ: “Chỉ có tiếng đàn ngân ngasông Đà” thể hiện gắn bó hoà quyện giữa con người với thiên nhiên. 
 + Nói lên sức mạnh “Dời non lấp biển” của con người có thể làm nên những điều bất ngờ, kì diệu.
32’
1’
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
+ HS lắng nghe.
11’
b) Luyện đọc:
 - Gọi một HS khá (giỏi) đọc bài.
 - GV chia đoạn: 3 đoạn.
 - HS đọc nối tiếp.
 + Lượt 1: GV sửa lỗi phát âm .Luyện đọc các từ ngữ: loanh quanh, lúp xúp, sặc sỡ, mải miết
 + Lượt 2: Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ có tronng đoạn.
 + Lượt 3: HS đọc trơn.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài.
+ Cả lớp đọc thầm.
+ HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.
+ HS đọc đoạn nối tiếp.
+ HS luyện đọc từ ngữ.
+ Một HS đọc chú giải.
+ Cả lớp theo dõi.
10’
c) Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn.
H: Những cây nấm rừng đã khiến cho tác giả có những liên tưởng thú vị gì ?
H: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
- Cho HS đọc đoạn 2-3.
H: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
H: Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
H: Vì sao rừng Khộp được gọi là : ”Giang sơn vàng rợi”?
 Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên. 
+ Một HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Nhìn cây nấm rừng mọc suốt dọc lối đi, tác giả nghĩ đó như một thành phố nấm. Mỗi chiếc nấm như một toà kiến trúc. Tác giả nghĩ mình như người khổng lồ lạc vào kinh đô của một vương quốc tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
 + Cảnh vật trong rừng trở nên đẹp thêm, vẻ đẹp lãng mạn thần bí của truyện cổ tích.
 + Một HS đọc to, lớp đọc thầm.
 +Những con thú được miêu tả: 
 * Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp.
 * Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng.
 + Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy bất ngờ và những điều kì thú.
 + Vì có sự hoà quyện của rất nhiều màu vàng trong một không gian rộng lớn: Thảm lá vàng dưới gốc, lá vàng trên cây. Những con mang lẫn vào sắc vàng của lá khộp, sắc nắng cũng rực vàng nơi nơi.
 + HS phát biểu tự do.
11’
 d) Đọc diễn cảm:
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm như phần 1- mục I
- GV viết đoạn văn lên bảng phụ, hướng dẫn HS cách đọc : 
+ Đoạn 1: Cảnh vật được miêu tả qua một loạt liên tưởng : đọc khoan thai, thể hiện thái đọ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ. 
+ Đoạn 2: đọc nhanh ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú.
+ Đoạn 3: Đọc thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông. 
- GV đọc mẫu đoạn văn 1 lần.
- Cho HS luyện đọc 
- HS thi đọc diễn cảm 
+ HS đọc đoạn theo hướng dẫn.
+ HS luyện đọc theo cặp; nhóm 
+HS thi đọc diễn cảm.
2’
3) Củng cố :
- H: Bài văn ca ngợi rừng xanh như thế nào?
* giáo dục bảo vệ môi trường
+ Bài văn ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.
1’
4) Nhận xét, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Các em về nhà luyện đọc bài văn nhiều lần và đọc trước bài “Trước cổng trời”.
+ Lắng nghe.
Môn : Toán
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I– Mục tiêu :
 - Rèn HS viết số TP bằng nhau nhanh,thành thạo.
 Giúp HS biết : Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
*Bài tập 3 đàn cho hs khá, giỏi.
II- Đồ dùng dạy học :
 -Bảng phụ , Phấn màu.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/
1– Ổn định lớp : 
+ Hát 
5
2– Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số, rồi thành số thập phân ?
- Gọi 1 HS lên bảng chưã bài 4 .
+ HS lên bảng.
1/
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
+ HS nghe.
28/
13’
b– Hoạt động : 
 * HĐ 1 : Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó.
- Hướng dẫn HS chuyển đổi các Ví dụ để rút ra nhận xét .
- Cho HS nêu V/dụ minh hoạ cho nhận xét đã nêu ở trên.
- Cho HS nêu ví dụ minh hoạ cho nhận xét đã nêu ở trên.
* Chú ý : Số tự nhiên được coi là số TP đặc biệt.
+ 9dm = 90 cm.
 Mà 9dm = 0,9 m . 90cm = 0,90m .
Nên 0,9m = 0,90m.
Vậy 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9 .
* Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP của 1 số TP thì được 1 số TP bằng nó.
+ Ví dụ : 8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000.
* Nếu 1 số TP có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần TP thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được 1 số TP bằng nó.
+ Ví dụ :12,000 =12,00 =12,0=12
15’
5’
* HĐ 2 : Thực hành : 
Bài 1 : Nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập.
 - Nhận xét, sửa chữa.
+ Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần TP để các số TP viết dưới dạng gọn hơn.
a) 7,800 = 7,8 
b) 2001,300 = 2001,3
64,9000 = 64,9.
35,020 = 35,02.
3,0400 = 3,04.
100,0100 = 100,01.
5’
Bài 2 : Cho HS làm bài vào vở rồi đổi vở kiểm tra.
+ HS làm bài. 
a) 5,612 
b)24,5 = 24,500.
17,2 = 17,200.
80,01 = 80,010.
480,59=480,590
 14,678
5’
* Bài 3 dành cho hs khá, giỏi: Cho HS làm bài rồi trả lời miệng.
- Nhận xét, sửa chữa.
+ HS làm bài.
Các bạn Lan và Mỹ viết đúng vì : 
0,100 = 
 0,100 = và 0,100 = 0,1 = 
- Bạn Hùng viết sai vì : 
0,100 = nhưng thực ra 0,100 = 
3/
4– Củng cố :
- Nêu cách viết số thập phân bằng nhau ? 
+ HS nêu
2/
5– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau : So sánh hai số thập phân.
+ HS nghe.
Môn : Đạo đức
 NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( Tiết 2 )
 I/ MỤC TIÊU :
 Kiến thức : HS biết trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên , gia đình , dòng họ.
 Kĩ năng : Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ bằng những việc làm cụ thể , phù hợp với khả năng . 
 Thái độ :Biết ơn tổ tiên ; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ .
II/ TÀI LIỆU , PHƯƠNG TIỆN : 
 -GV: Tranh vẽ phóng to SGK .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3’
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ : 
Bài : Nhớ ơn tổ tiên 
+ HS trả lời 
3/ Bài mới 
Giới thiệu bài : Nhớ ơn tổ tiên ( T2 )
+ Lắng nghe.
10’
HĐ1: Tìm hiểu về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Bài tập 4)
* Mục tiêu : Giáo dục HS ý thức về cội nguồn. 
Cách tiến hành : Cho các đại diện nhóm lên giới thiệu các tranh, ảnh, thông tin mà các em thu nhập được về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. 
- Cho HS thảo luận cả lớp theo các gợi ý sau : 
+ Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên ?
+ Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 hằng năm thể hiện điều gì ?
- GV kết luận về ý nghĩa cửa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
+ Đại diện nhóm lên giới thiệu các tranh..
+ HS thảo luận cả lớp.
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
 + HS lắng nghe.
10’
HĐ2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ (Bài tập 2SGK) .
* Mục tiêu : HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình và có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống đó.
* Cách tiến hành : - GV mời một số HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. 
- GV chúc mừng các HS đó và hỏi thêm 
+ Em có tự hào về các truyền thống đó không ?
+ Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó ? 
- GV kết luận : Mỗi gia đình , dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
+ HS giới thiệu về truyền thống tốt đẹp.
+ HS trả lời câu hỏi. 
+ HS lắng nghe.
9 ‘
HĐ3: HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện về chủ đề Biết ơn tổ tiên (Bài tập 3 SGK).
* Mục tiêu : Giúp HS củng cố bài học.
 Cách tiến hành : - Mời một số HS trình bày.
- Cho cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV khen các em đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm.
- GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
+ HS trình bày trước lớp.
+ Lớp trao đổi, nhận xét.
+ HS đọc phần ghi nhớ SGK.
2 ‘
HĐ nối tiếp : 
- Về nhà mỗi nhóm chuẩn bị đồ dùng hóa trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn SGK.
- Nhận xét tiết học 
+ Lắng nghe.
 Môn : KHOA HỌC 
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A.
I/MỤC TIÊU : 
* Sau bài học, HS cần biết :
 - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
 - Nêu cách phòng bệng viêm gan A.
 - Có ý thức thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A.
*Kỷ năng sống:
- Kỷ năng phân tích, đối chiếu các thông tin về bệnh viêm gan A.
- Kỷ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 GV : + Thông tin và hình trang 32, 33 SGK. 
 + Sưu tầm các thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
 HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định lớp : 
+ Lớp hát.
3’
2/ Kiểm tra bài cũ : 
“ Phòng bệnh viêm não “ 
 - Nguyên nhân gây bệnh viêm não ?
 - Nêu cách đề phòng bệnh viêm não ?
+ HS trả lời.
30’
3/ Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài : “ Phòng bệnh viêm gan A “
+ HS nghe.
b) Hoạt động :
* HĐ 1 : - Làm việc với SGK.
 - Mục tiêu: HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
 * Cách tiến hành :
 Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 SGK và trả lời các câu hỏi:
 + Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A.
 + Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì ?
 + Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
 Bước 2: Làm việc theo nhóm.
 Bước 3: Làm việc cả lớp.
 Kết luận: Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hoá.
+ HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 SGK và trả lời các câu hỏi.
+ ... ũ : 
- Nêu cách đọc, viết số thập phân ?
- Nêu cách so sánh 2 số thập phân ?
+ HS nêu.
29’
1/
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
+ HS nghe.
28/
8’
b– Hoạt động : 
Bài 1 : Đọc các số TP sau đây.
- Gọi 2 HS đọc các số, các HS khác nghe rồi nêu nhận xét.
- GV hỏi HS về giá trị của chữ số trong mỗi số :
+Nêu giá trị chữ số 5 trong số 7,5 ? 
a) bảy phẩy năm, hai mươi tám phẩy bốn tră m mười sáu 
b) Ba mươi sáu phẩy hai, chín phẩy không trăm linh một
+ Chữ số 5 chỉ năm phần mười.
+ a) 5,7 b) 32,85.
 c) 0,01 d) 0,304.
+ HS nêu.
7’
Bài 2 : Viết số TP có.
- Cho HS viết số vào vở, 1 HS viết lên bảng. 
- Nêu cách viết số TP.
- Nhận xét, sửa chữa.
+ HS làm bài 
41,358 ;41,538; 41,835; 42,538.
6’
Bài 3 : Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
+ Nêu yêu cầu.
+ Làm bài.
7’
*Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Cho HS thảo luận theo cặp rồi gọi 2 HS lên bảng trình bày.
- Nhận xét, sửa chữa.
- HS thảo luận theo cặp.
a) 
b) 
3/
4– Củng cố :
- Nêu cách đọc, viết số thập phân ?
- Nêu cách so sánh các số thập phân ?
+ HS nêu.
+ HS nêu.
2/
5– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :”Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân”. 
+ HS nghe.
Môn : ĐỊA LÍ
DÂN SỐ NƯỚC TA
 I/MỤC TIÊU:
* Học xong bài này, HS :
 - Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm tăng dân số nước ta
 - Biết được nước ta có dân số đông , gia tăng dân số nhanh.
 - Nhớ số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất.
 - Nêu được một số hậu quả do dân số tăng nhanh.
 - Thấy được sự cần thiết sinh ít con.	
*Hs khá giỏi nêu một số vd về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.
*Giáo dục bảo vệ môi trường.
II/CHUẨN BỊ :
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004
- Tranh thể hiện hậu quả của tăng dân số nhanh.
III/CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌ CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1/ Ổn định lớp : 
+ Hát tập thể.
3’
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Chỉ và nêu vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ.
- Nêu vai trò của đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- Nêu vai trò của biển Viêt Nam với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
+ 3 HS trả lời câu hỏi; lớp nhận xét.
30’
1’
3/ Bài mới :
 a) Giới thiệu :
+ Lắng nghe.
29’
b) Tìm hiểu bài:
a) Dân số.
* Hoạt động1: (làm việc cá nhân)
- GV hướng dẫn HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận : 
+ Năm 2004, nước ta có số dân là 82 triệu người.
+ Dân số nước ta đứng thứ ba ở Đông Nam Á và là một trong những nước đông dân trên thế giới.
+ HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và trả lời câu hỏi mục SGK
+ HS trình bày kết quả.
b) Gia tăng dân số.
* Hoạt động 2: (Làm việc theo cặp)
- GV treo biểu đồ dân số VN lên bảng và yêu cầu HS đọc. Hỏi:
+ Đây là biểu đồ gì, có tác dụng gì?
+ Nêu giá tri được biểu hiện ở trục ngang và trục dọc của biểu đồ ?
+ Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện cho gía trị nào?
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi 2 trong SGK theo cặp 
 - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận : Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm một triệu người.
- GV liên hệ dân số ở địa phương.
+ HS quan sát biểu đồ dân số và thảo luận.
+ HS dựa vào biểu đồ dân số qua các năm, để thảo luận và trình bày kết quả.
Hoạt động3: (làm việc theo nhóm)
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập có nội dung về hậu quả của sự gia tăng dân số.
- GV kết luận : Gia đình đông con sẽ có nhu cầu về lương thực thực phẩm,, nhu cầu về nhà ở, may mặc,  lớn hơn nhà ít con. Nếu thu nhập của bố mẹ thấp sẽ dẫn đến thiếu ăn, không đủ chất dinh dưỡng, nhà chật vật, 
+ Mỗi nhóm có 4-6 em cùng làm việc .
+ Lần lượt từng nhóm báo cáo kết quả ; cả lớp cùng theo dõi và nhận xét.
*s khá giỏi nêu một số vd về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.
2’
4/ Củng cố :
- Gọi vài HS đọc lại nhắclại nội dung bài học.
- GV nhấn mạnh : Sinh ít con để nuôi dạy con cái tốt hơn và nâng cao chất lượng của cuộc sống .
1’
 5/ Nhận xét , dặn dò :
 - Về nhà xem lại bài, trả lời câu hỏi SGK.
 - Chuẩn bị bài sau: Các dân tộc , sự phân bố dân cư.
 - Nhận xét tiết học.
 Môn :Kĩ thuật
NẤU CƠM (Tiết 2)
I.- Mục tiêu:
 HS cần phải:
- Biết cách nấu cơm
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
*Kỷ năng sống:
+ Khi nấu cơm, luộc rau bằng bếp củi cần đun lửa vừa phả ở mức độ cần thiết để tiết kiệm củi, ga.
+ Sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lảng phí chất đốt.
 II.- Đồ dùng dạy học:
- Gạo tẻ. 
– Chậu, rá để vo gạo. 
- Nồi nấu cơm thường và nấu cơm điện.	 
- Đũa dùng để nấu cơm.
- Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch. 
– Xô chứa nước sạch.
- Dụng cụ đong gạo (lon sữa bò, bát ăn cơm, ống nhựa) 
* Phiếu học tập. 
III / Các hoạt động dạy –học 
T/g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
1) Ổn định tổ chức 
+ Hát .
2’
 2) Kiểm tra bài cũ 
- Em hãy kể tên những dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun.
+ 1-2 HS trả lời. 
29’
1’
3)Dạyhọc bài mới
A/ Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu - ghi đề lên bảng.
+ HS lắng nghe.
28’
15’
B/ Hoạt động 
* HĐ1: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4( SGK )
- Yêu cầu HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện và nấu cơm bằng bếp đun.
- Yêu cầu HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện 
- GV yêu cầu HS so sánh cách nấu cơm bằng bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện.
+ 1-2 HS nhắc lại. 
+ HS đọc nộidung mục 2và quan sát hình 4(SGK).
+ Giống nhau : cùng phải chuẩn bị gạo, nước sạch, rá và chậu để vo gạo.
+ Khác nhau : Về dụng cụ nấu, về nguồn cung cấp nhiệt khi nấu cơm.
+ 1 – 2 HS nêu.
+ HS so sánh.
13’
* HĐ2: Đánh giá kết quả học tập 
- GV nêu câu hỏi để đánh giá kết quả học tập của HS:
+ Có mấy cách nấu cơm ? Đó là những cách nào ?
+ Gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào ? Em hãy nêu cách nấu cơm đó 
- GV nhận xét.
+ 1 – 2 HS trả lời.
+ 1 2 HS trả lời.
3’
4/ Nhận xét – dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS đọc trước bài Luộc rau 
và tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị và cách luộc rau ở gia đình.
+ HS lắng nghe.
+ HS xem trước bài.
Ngày soạn: 08/10/2011
Ngày dạy:14/10/2011
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
Môn : TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết trong bài văn tả cảnh.
 - Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bảng phụ
III / HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
T. G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1/ Ổn định tổ chức 
+ Hát.
4’
2/ Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
+ HS lần lượt đọc bài làm của mình.
31’
1’
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
+ HS lắng nghe.
8’
b) Hướng dẫn HS luyện tập:
 * Bài tập 1 :
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học về 2 kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp).
- GV cho HS đọc thầm 2 đoạn văn và chỉ rõ đoạn văn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, kiểu gián tiếp.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng 
+ HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+ HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu mở bài.
+ HS làm việc cá nhân : 
+ Đọc thầm 2 đoạn văn và suy nghĩ trả lời.
+ HS trình bày, lớp nhận xét.
8’
* Bài tập 2 :
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cho HS đọc thầm 2 đoạn văn. Nêu nhận xét 2 cách kết bài.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
+ 1HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
+ Đọc thầm 2 đoạn văn. Suy nghĩ phát biểu ý kiến.
+ Lớp nhận xét.
14’
* Bài tập 3 :
- GV nêu yêu cầu đề bài.
- Cho HS làm bài.
- GV cho HS đọc đoạn văn.
- GV nhận xét và khen những học sinh viết đúng, viết hay.
+ HS đọc.
+ HS làm việc cá nhân.
+ 1 số HS đọc đoạn mở bài, 1số đọc đoạn kết bài.
+ Lớp nhận xét.
5’
4/ Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học .
- Ghi nhớ 2 kiểu mở bài ( trực tiếp, gián tiếp ), hai kiểu kết bài ( không mở rộng, mở rộng )trong bài văn tả cảnh. 
-Viết 2 đoạn mở bài, kết bài chưa đạt để tiết sau kiểm tra.
- Chuẩn bị tiết sau : 
+ Đọc trước bài : Cái gì quý nhất ?
+ HS lắng nghe.
Môn : Toán
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I– Mục tiêu :
 * Giúp HS ôn : 	
 - Bảng đơn vị đo độ dài.
 - Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thông dụng.
 - Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
 II- Đồ dùng dạy học :
 - Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn ,để trống 1 số ô.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/
1– Ổn định lớp : 
+ Hát. 
5/
2– Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu cách đọc, viết và so sánh số thập phân ?
+ HS nêu.
30’
1/
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
+ HS nghe.
28/
12’
b– Hoạt động : 
 * HĐ 1 : Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài .
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề (cho HS thảo luận theo cặp )
- Cho ví dụ 
+ km , hm , dam , m , dm , cm , mm 
+Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó.
+ Mỗi đơn vị đo độ dài bằng một phần mười (0,1) đơn vị liền trước nó.
-1km = 10hm
- 1hm =km=0,1km
- 1hm = 10dam
- 1dam = 10m
. .
1m = 10dm ; 1dm = m = 0,1m
* HĐ 2 : Ví dụ.
- GV nêu vd 1 : Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm . 6m4dm = m
- Cho HS nêu cách làm, GV ghi bảng.
- VD 2:Viết số thập phânthích hợp vào chỗ chấm :
 3m5cm = m
- Cho HS thực hiện tương tự như vd1.
+ 6m 4dm = 6m = 6,4 m
Vậy 6m 4dm = 6,4 m
HS thực hiện.
+ 3m 5dm = 3,05 m
16’
* HĐ 3 : Thực hành 
Bài 1:cho HS làm bài vào vở , gọi 4 HS lên bảng làm trên bảng phụ.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- Nhận xét, sửa chữa.
+ HS làm bài .
a)8m6dm = 8m=8,6m
b)2dm2cm = 2dm = 2,2dm
c)3m7dm = 3m = 3,07m
d)23m13cm = 23m = 23,13m
Bài 2:
- Chia lớp làm 4 nhóm.
+ Nhóm 1,2 thảo luận câu a), nhóm 3,4 thảo luận câu b).
- Đại diện 4 nhóm lên trình bày kết quả.
- Nhận xét, sửa chữa.
+ HS thảo luận.
+ Đại diện nhóm trình bày.
Bài 3 :
- Cho HS làm bài rồi đổi vở kiểm tra.
- GV nhận xét chung.
+ HS làm bài rồi chữa bài.
a)5km302m=5km = 5,302km
b)5km75m = 5km = 5,075km
c) 302m = km = 0,302km
3/
4– Củng cố :
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài
+ HS nêu.
2/
 5– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập. 
+ HS nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 tuan 8 da tich hop giao duc.doc