Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 12

Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 12

Toán

56. NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,

I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Biết nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,

- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- BT cần làm: BT1, BT2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Nội dung bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: ? Muốn nhân 1 số TP với 1 số TN ta làm thế nào.

3. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

 b.Nội dung bài:

 

doc 24 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
 Ngày soạn: 8/ 11/ 2010.
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Toán
56. Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- BT cần làm: BT1, BT2.
II. đồ dùng dạy học: Nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: ? Muốn nhân 1 số TP với 1 số TN ta làm thế nào.
3. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b.Nội dung bài:
Hoạt động của gv - hs
Nội dung bài
+HĐ1: Hình thành qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
a. Ví dụ 1:- Y/c HS tìm kết quả của 27, 867 x 10 = ?
- Gợi ý để HS NX, từ đó nêu được cách nhân nhẩm 1 số với 10.
b. Ví dụ 2 : 
- Y/c HS tìm kq của phép nhân 53,286 x 100 = ?từ đó rút ra NX, nêu được cách nhân nhẩm 1 số với 100 .
-HS nêu QTắc nhân nhẩm 1STP với10,100, 1000,
- Y/c một vài HS nhắc lại qui tắc vừa nêu trên.
+HĐ2: Thực hành 
Bài 1: HS nêu y/c, nhẩm và đọc kết quả. 
Bài 2:- Hướng dẫn HS suy nghĩ rồi thực hiện lần lượt các thao tác :+Nhắc lại quan hệ giữa dm và cm; giữa m và cm.
+ Vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo để làm bài.
VD : 10, 4dm =104cm ( vì 10,4 x 10= 104)
- HS giải bằng cách dựa vào bảng đơn vị đo độ dài, rồi dịch chuyển dấu phẩy.
Toán
Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
1.Hình thành qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
a. Ví dụ 1: 
27, 867 x 10 = ?
 27,867
 x 10
 278,670 
 27, 867 x 10 = 278,670
NX: SGK Tr 57.
 b. Ví dụ 2:
53,286 x 100 = ? 
( tương tự VD1)
 b. Ghi nhớ: SGK Tr 57.
2. Luyện tập:
+ Bài 1:Tính nhẩm:
+ Bài 2: 10,4dm = 104cm 
 12,6m = 1260cm
 0,856m = 85,6cm
 5,75dm = 57,5cm
4. Củng cố: 
 HS nhắc lại qui tắc nhân nhẩm 1 STP với 10, 100, 1000, 
5.dặn dò :GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài và xem lại bài tập đã làm.
Tập đọc 
23. Mùa thảo quả
I - Mục đích, yêu cầu 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọngnhững từ ngữ hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả .( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- HS khá- Giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc SGK . Quả thảo quả hoặc ảnh về rừng thảo quả .
III- Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài thơ Tiếng vọng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài : Trực tiếp
b.Nội dung:
Hoạt động của gv - hs
Nội dung bài
HĐ1:. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc : - HS đọc toàn bài .
 - Đọc nối tiếp 3 phần 
+ Phần 1:Từ đầu đến nếp khăn:+ Phần 2 : Từ Thảo quả đến không gian.+ Phần 3 : Còn lại.
 GV chú ý giới thiệu quả thảo quả, ảnh minh họa rừng thảo quả; sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho từng em; giúp các em hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải - HS luyện đọc theo cặp ; một hai em đọc cả bài.
- GV đọc mẫu cả bài.
HĐ2. Tìm hiểu bài 
HS đọc thầm và thảo luận 3 câu hỏi SGK theo nhóm đôi, sau đó trả lời trước lớp .- HS nêu ý của từng phần 
HĐ3. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài văn . GV hướng dẫn các em tìm giọng đọc thể hiện diễn cảm bài văn. Chọn đoạn 2 để luyện đọc diiễn cảm. Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ : lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ấp ủ.
Tập đọc 
Mùa thảo quả
I. Luyện đọc:
1/ Đọc đúng:, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp .
 2/ Đọc diễn cảm;
- giọng nhẹ nhàng, nghỉ hơi lâu ở những câu ngắn, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn của thảo quả.
II. Tìm hiểu bài 
1. Dấu hiệu của thảo quả khi vàò mùa
- ngọt lựng, thơm nồng
2. Sự phát triển rất nhanh của thảo quả.
- mạnh mẽ,
-lấn chiếm không gian.
3. Nét đẹp của hoa, rừng thảo quả khi chín.
- đỏ chon chót,ngập hương thơm.
4. Củng cố: - 1-2 em nhắc lại nội dung bài văn.
5. Dặn dò: - GV nhận xét tiết học.Về nhà học bài và xem trước bài sau.
Đạo đức - Tiết 12
Kính già, yêu trẻ (T1)
I- Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết :- Vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già , yêu thương , nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già , thương yêu em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
II- Tài liệu và phương tiện: Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.ổn định tổ chức: Cho lớp hát
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b/ Nội dung:
Hoạt động của gv - hs
Nội dung bài
HĐ 1 : Tìm hiểu nội dung truyện sau đêm mưa.
* MT : HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già, em nhỏ.
* Cách tiến hành:- GV đọc truyện sau đêm mưa trong SGK. HS đóng vai minh họa theo nội dung truyện. HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi :
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ? Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn ? Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện ?
 - GV Kết luận :
 - GV mời 1-2 em đọc phần ghi nhớ SGK.
HĐ 2 : Làm bài tập 1, SGK
* MT : HS nhận biết được các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân BT1.
- GV gọi HS trình bày ý kiến - HS NX, bổ sung.
HĐ nối tiếp: Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta. 
 Đạo đức
 Kính già, yêu trẻ
Kết luận HĐ1 :
- Cần phải tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng .
- Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biẻu hiện của người văn minh, lịch sự .
 KL HĐ2 :
+ Các hành vi a,b,c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
+ Hành vi (d) chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
4. Củng cố:- Tóm tắt nội dung chính.
5. Dặn dò: - Về học bài và vận dụng thực hành. GV nhận xét giờ học.
Địa lý
12. Công nghiệp
I - Mục tiêu:
- Biết nnước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp: + Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí,
+ Làm đồ gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,
- Kể được tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp .
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
- HS Khá- Giỏi: + Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: Nhiều nghề, nhiều thợ khéo tay, nguồn nhiên liệu sẵn có.
+ Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương.
+ Xác định trên bản đồ những địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.
II- Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp , thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng. 
 Bản đồ hành chính Việt Nam .
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu cách trừ 2 số thập phân? Chữa bài tập về nhà.
3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: trực tiếp.
 b/ Nội dung bài:
Hoạt động của gv - hs
Nội dung bài
1 Các ngành công nghiệp: 
+HĐ1: (làm việc theo cặp hoặc theo nhóm )
Bước 1: HS làm bài tập trong SGK.
Bước 2 : HS nêu kết quả, HS khác NX bổ xung.
 +Hình a thuộc ngành công nghiệp cơ khí .
+ Hình b thuộc công nghiệp điện ( nhiệt điện ) .
+ Hình c và d thuộc ngành sản xuất hàng tiêu dùng .
+ Hàng công nghiệp sản xuất của nước ta là dầu mỏ, than, quần áo ,giầy dép , cá tôm đông lạnh .
 ?ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất ? 
2. Nghề thủ công: 
+ HĐ2: ( làm việc cả lớp )
- HS trả lời câu hỏi trong SGK.
* Kết luận :( làm việc cá nhân hoặc theo nhóm ) 
+ HĐ3: ( làm việc cá nhân hoặc theo cặp )
Bước1: HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi : nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì ?
Bước2 : HS trình bày kết quả, HS khác NX bổ xung.
Địa lý 
 Công nghiệp
1 Các ngành công nghiệp:
KL:- Nước ta có nhều ngành công nghiệp .
- Sản phẩm của từng ngành công nghiệp rất đa dạng .
- Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu.
2. Nghề thủ công: 
+KL:- Vai trò : Tận dụng lao động , nguyên liệu , tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu .
-Đặc điểm:+ Nghề thủ công ngày càng phát triển rộng khắp cả nước , dựa vào sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có .
+ Nước ta có nhiều hành thủ công nổi tiếng từ xa xưa như lụa Hà Đông , gốm Bát Tràng , gốm BiênHoà , hàng cói Nga Sơn .
4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại ND bài học.
5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học .	 - Học sinh chuẩn bị bài tiếp theo.
 Ngày soạn: 9/ 11/ 2010.
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Toán
 57. Luyện tập
I- Mục tiêu
Giúp HS : 
- Rèn luyện kĩ năng nhân một số thập phân với một số tròn trục, tròn trăm.
- Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, 
- Bài tập cần làm: BT1(a), BT2 (a,b), BT3.
II. đồ dùng dạy học: Nội dung bài.
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ : Chữa bài tập về nhà 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học .
b. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Hoạt động của gv - hs
Nội dung bài
- Hướng dẫn HS lần lượt làm từng BT rồi chữa. 
Bài 1: a) vận dụng quy tắc nhân nhẩm 1số TP với 10, 100. 1000,
- GV yêu cầu HS tự làm , sau đó đổi vở kiểm tra , chữa chéo cho nhau.
- Y/c HS so sánh kq của các tích với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của qui tắc nhân nhẩm.
Bài 2 : Gọi HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở . HS nhận xét bổ xung.
- Gợi ý để HS tự nêu nhận xét chung về cách nhân một số thập phân với một số tròn chục.
 Bài 3 : HS tự giải bài và chữa bài. 
Hướng dẫn HS yếu - Tính số km người đi xe đạp đi được trong 3 giờ đầu.
- Tính số km người đi xe đạp đi được trong 4 giờ sau.
- Từ đó tính được người đi xe đạp đã đi được bao nhiêu km ?
Toán 
 Luyện tập
Bài 1 :
a. Tính nhẩm:
1,48 x 10 = 14,8 ; 5,12 x 100 = 512
5,271 x 1000 = 5271 ; 
Bài 2 : đặt tính rồi tính:
a, b,
Bài 3 : Giải
Ba giờ đầu đi được số ki lô mét là:
 10,8 x 3 = 32,4 ( km )
Bốn giờ sau đi được số ki lô mét là:
 9,52 x 4 = 38,08( km )
Người đó đi được tất cả số ki- lô -mét là:
 32,4 + 38,08 = 70,48( km )
 Đ/S: 70,48 km.
 4. Củng cố: 
 - GV hệ thống bài.
 5. dặn dò: - GV dặn HS làm bài tập ở nhà. 
Luyện từ và câu
23. Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường
I - Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1.
- Biết ghép một số tiếng gốc Hán ( bảo ) với những t ... reo sợi tóc”.
2.Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những việc :
-Bình dân học vụ.
-Lập hũ gạo cứu đói”.
- Hoà hoãn ,nhượng bộý nghĩa:
-ND đoàn kết một lòng, ND 1lòng tin tưởng vào c/m,vào Bác Hồ.
4. Củng cố: GV củng cố bài, giúp HS nắm vững :
- Những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
- ý nghĩa của sự việc vượt qua tình thế " nghìn cân treo sợi tóc ".
5. Dặn dò: học bài và chuẩn bị bài sau: Bài 13 “ thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”.
Mĩ thuật
12. Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật mẫu
I - Mục tiêu:
- Học sinh hiểu hình dáng, tỉ lệ hình và đậm nhạt đơn giản ở hai vật mẫu.
- Học sinh biết cách vẽ mẫu có hai hai vật mãu.
- Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu.
- Học sinh Khá - Giỏi sắp iếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gận với mẫu.
II- Đồ dùng dạy- học:
GV:Bài vẽ mẫu. Hình gợi ý cách vẽ.
Vật mẫu.
HS: Sách vẽ, đồ dùng học tập.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3. Dạy học bài mới: 
 a. Giới thiệu bài
 b. Các hoat động:
Hoạt động của gv - hs
Nội dung bài
+Hoạt động 1:Quan sát,nhận xét 
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu do giáo viên trưng bày.
- Hình dáng của từng vật?
- Tỉ lệ giữa 2 vật?
- Khung hình của vật mẫu?
+Hoạt động 2:Cách vẽ
- Vẽ khung hình chung.
- Ước lượng tỉ lệ.
- Vẽ nét chính bằng nét vẽ thẳng.
- Vẽ nét chi tiết, chỉnh hình cho gần giống mẫu.
- Phác các mảng đậm, nhạt
- Hoàn chỉnh bài.
+Hoạt động 3: Thực hành
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài mẫu
- Giáo viên nhắc nhở học sinh trước khi vẽ.
- Học sinh vẽ theo cảm nhận riêng.
Hoạt động4: nhận xét, đánh giá.
Giáo viên cùng học sinh chịn một số bài đã hoàn chỉnh và gợi ý để học sinh nhận xét.
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật mẫu
Quan sát,nhận xét
Cách vẽ
- Vẽ khung hình chung.
- Ước lượng tỉ lệ.
- Vẽ nét chính bằng nét vẽ thẳng.
- Vẽ nét chi tiết, chỉnh hình cho gần giống mẫu.
- Phác các mảng đậm, nhạt
- Hoàn chỉnh bài.
Thực hành
4. Củng cố: HS nhắc lại các bước vẽ.
5. Dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. Học sinh sưu tầm một số tranh chụp dáng người và tượng người.
Ngày soạn: 12/11/2010 
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010
Toán 
 Đ60. Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân. 
 - Sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính. 
- GD cho HS tính cẩn thận trong tính toán.
- BT cần làm: BT1, BT2.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Nội dung bài.
- HS : Sách vở và đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động- dạy học:
 1. ổn định tổ chức.
 2- Kiểm tra bài cũ: ? Khi nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;ta làm thế nào.
 3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. hướng dẫn luyện tập: 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
1. Bài 1
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Học sinh tự làm bài .
- Chữa bài trên bảng lớp .
- Phép nhân số thập phân có tính chất gì 
- Phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân ? Học sinh yếu nhắc lại .
2. Bài 2.
- HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS nêu cách làm.
- Học sinh tự làm bài theo các nhân. 
- Gọi một số HS nêu kết quả đã làm.
- HS nhận xét bổ xung.
- Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức ?
- Giáo viên chốt ý chính.
Toán
 Luyện tập
1.Bài1:
a/ Tính rồi so sánh giá trị của: 
 (a x b) x c và a x (b x c)
Nhận xét:
 (a x b) x c = a x (b x c)
b/ Tính bằng cách thuận tiện nhất:
9,65 x 0,4 x 2,5 7,38 x 1,25 x 80
= 9,65 x( 0,4 x 2,5) = 7,38 x(1,25 x 80)
= 9,65 x 1 = 7,38 x 100
= 9,65 = 738.
2.Bài 2: Tính.
 a/ (28,7 + 34,7) x 2,4
 = 63,4 x 2,4
 = 152,16.
 b/ 28,7 + 34,5 x 2,4
 = 28,7 + 82,8
 = 111,5.
 4. Củng cố: Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài .
 5. dặn dò: Học sinh chuẩn bị bài tiếp theo.
Chính tả
Đ12. Nghe- viết: Mùa thảo quả
I - Mục tiêu:
1. Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
2. Làm được BT2(a/b).hoặc BT3(a/b), hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm, bút dạ.
III- Các hoạt động- dạy học: 
 1. ổn định tổ chức: Nhắc HS chuẩn bị tiết học.
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết các từ ngữ theo yêu cầu BT3a hoặc 3b, tiết 11.
 3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b.Nội dung bài:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
1.Hướng dẫn học sinh nghe- viết:
- Học sinh đọc đoạn viết .
- Nội dung đoạn văn ?
- Học sinh đọc thầm đoạn văn.
- Tìm một số từ dễ viết sai?
( nảy, lặng lẽ, chứa lửa, chứa nắng,).
- HS viết một số từ thường hay viết sai. HS nhận xét.
- GV lưu ý HS khi viết chính tả: Tư thế ngồi, cầm bút, đặt vở,.....
- Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi.
- GV thu chấm một số bài, nhận xét chung.
 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.(Chọn 2a hoặc 2b)
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài theo nhóm tổ.
- 1 HS lên bảng làm.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên chốt lại ý đúng.
- HS đọc lại bài làm.
+Bài 3: (Chọn 3a hoặc 3b)
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài theo nhóm tổ.- 1 HS lên bảng làm.- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên chốt lại ý đúng.- HS đọc lại 
Chính tả
Nghe- viết: Mùa thảo quả
1. Nghe- viết: Mùa thảo quả.
2. Bài tập:
+ Bài tập 2: ý a.
Sổ sách, vắt sổ, sổ mũi,
Sơ sài, sơ lược,
Su su, su hào,
Bát sứ, đồ sứ,
Xổ số, xổ lồng,
Xơ múi, xơ mít,
đồng xu, xu nịnh,
Xứ sở, tứ xứ,
+ Bài tập 3: ý a.
 + Nghĩa của các tiếng ở dòng thứ nhất:(sóc, sói, sẻ, sên,sán.) đều chỉ tên các con vật.
 + Nghĩa của các tiếng ở dòng thứ hai: sả, si, sung,sồi) đều chỉ tên các loài cây.
 + Tiếng có nghĩa nếu thay âm đầu: s =x 
- xóc ( đòn xóc, xóc đồng xu,)
- xói (xói mòn, xói lở,)
-xẻ ( xẻ núi, xẻ gỗ,)
- xáo ( xáo trộn,)
- xít ( ngồi xít vào nhau)
 4. Củng cố: GV nêu lại nội dung tiết học. 
 5. dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. Học sinh chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Đ24. Luyện tập tả người
I - Mục tiêu:
 Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua bài văn mẫu trong SGK.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của bà(BT1), những chi tiết người thợ rèn đang làm việc(BT2).
- HS: Đọc và tìm hiểu trước bài.
III- Các hoạt động- dạy học:
1.ổn định tổ chức: Chuản bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dàn ý chi tiết của bài văn tả một người trong gia đình.
3. Dạy học bài mới:
 a. Giới thiệu bài:Trực tiếp.
 b.Hướng dẫn học sinh luyện tập:
HĐ của thày và trò
Nội dung bài dạy
Bài tập 1: Thảo luận nhóm đôi.
- Học sinh đọc bài, ghi ngững đặc điểm ngoại hình của bà trong đoạn văn(mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt).
- Học sinh trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc các đặc điểm của bà ở bảng phụ.
- Giáo viên chốt ý.
+Bài tập 2: Tiến hành tương tự bài 1.
- Học sinh đọc bài văn, ghi lại những đặc điểm nổi bật của người thợ rèn đang làm việc.
- Trình bày trước lớp.
- Giáo viên chốt ý.
Tập làm văn
Luyện tập tả người
1.Bài tập1:
+ Mái tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối; mớ tóc dày khiến bàđưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn
+ Đôi mắt: Khi bà mỉm cười: Hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui,
+ Khuôn mặt: Đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ,
+ Giọng nói: Trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông; khắc sâu vào trí nhớ của cậu bé; dịu dàng, rực rữ, đầy nhựa sống như những đoá hoa,
2. Bài tập 2: Những chi tiết tả người thợ rèn:
+ Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống.
+ Quai những nhát búa hăm hở
+ Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài,dúi đầu nó vào giữa đống than hồng; lệnh cho thợ phụ thổi bễ.
+ Lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe, vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to: “ Nàynàynày”
+ Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng,
 4. Củng cố:- Giáo viên nhận xét tiết học.
 5. dặn dò: - Học sinh về nhà quan sát cố chọn lọc chi tiết một người em thường gặp.
Khoa học 
24. Đồng và hợp kim của đồng
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng : - Nhận biết một số tính chất của đồng.
- Nêu được một một số ứng dụng trong đời sống và sản xuất của đồng.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
II- Đồ dùng dạy học:Thông tin và hình trang 50, 51 SGK . Một số đoạn dây đồng . Sưu tầm tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng. Phiếu học tập .
III- Hoạt động dạy học:
 	1. ổn định tổ chức.
2. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
3. Nội dung bài:
HĐ của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ1: Làm việc với vật thật.
* MT: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
* Cách tiến hành :Bước 1 : Làm việc theo nhóm. GV đi đến các nhóm giúp đỡ.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. nêu KL.
HĐ2:Làm việc với SGK
*MT:HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng .
*Cách tiến hành : GV phát phiếu học tập cho học sinh ,yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn trong trang 50 SGK và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập. GVgọi một số HS trình bày bài làm của mình ,các HS khác góp ý .
HĐ3:Quan sát và thảo luận
*MT: -HS kể được tên một số đò dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng .
*Cách tiến hành: GV yêu cầu HS:- Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50 ,51 SGK.Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng .
- Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng trong gia đình .
Khoa học 
Đồng và hợp kim của đồng
KL:Dây đồng có màu đỏ nâu,có ánh kim,không cứng bằng sắt,dẻo ,dể uốn ,dễ dát mỏng hơn sắt .
Phiếu học tập
 Hoàn thành vào bảng sau:
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
KL:Đồng là kim loại .Đồng- thiếc ,đồng -kẽm đều là hợp kim của đồng .
KL:- Đồng đượcsử dụng làm đồ điện,dây điện, một số bộ phận của ô tô,tàu biển ,.
 - Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình như nồi mâm ,; các nhạc cụ như kèn, cồng ,chiêng,hoặc để chế tạo vũ khí, đúc tượng ,Các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị sỉn màu ,vì vậy thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi , làm cho các đồ dùng đó sáng bóng trở lại.
4. Củng cố: HS nêu lại ND bài học. 
5. Dăn dò: Về nhà học bài và xem trước bài sau.
Nhận xét ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc