Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 13

Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 13

Toán

Đ61. LUYỆN TẬP CHUNG

I- MỤC TIÊU

- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.

- Vận dụng tính chất nhân một số TP với một tổng một hiệu hai STP trong thưch hành tính.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU.

1. ổn định tổ chức(1p)

2. Kiểm tra bài cũ(4p): Gọi h/s làm bài tập3.

3. Bài mới(30p) : a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài, nêu các bài tập cần luyện tập

 

doc 23 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
 Ngày soạn: 15/ 11 / 2010 
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Toán
Đ61. Luyện tập chung
I- Mục tiêu
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất nhân một số TP với một tổng một hiệu hai STP trong thưch hành tính. 
II.Đồ dùng dạy học:
III - Các hoạt động dạy chủ yếu.
1. ổn định tổ chức(1p)
2. Kiểm tra bài cũ(4p): Gọi h/s làm bài tập3.
3. Bài mới(30p) : a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài, nêu các bài tập cần luyện tập 
 b.Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
Hướng dẫn HS làm bài tập1: 
- HS đọc yêu cầu BT 1.
- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
- GV cho HS tự thực hiện các phép tính rồi chữa bài. Khi HS chữa bài GV có thể yêu cầu HS nêu cách tính.
Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
- HS nêu bài tập 2, nêu cách làm.
- Củng cố quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,và nhân nhẩm với 0,1 ; 0, 01 ; 0, 001
- GV cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi HS chữa bài. 
- GV cho HS đọc kết quả tính nhẩm để ôn tập về cách đọc số thập phân.
Hướng dẫn HS làm bài tập3(không bắt buộc:
- HS nêu yêu cầu BT 3.
- Cho HS tự giải bài toán rồi chữa bài.
- HS nêu câu lời giải và phép tính khác.
- GV nhận xét bài làm.
Hướng dẫn HS làm bài tập4a:
GV cho HS làm bài rồi chữa bài. GV vẽ bảng ( như trong SGK) lên bảng của lớp để HS tự chữa bài. Khi HS chữa bài, GV hướng dẫn để HS tự nêu được : 
Từ đó nêu NX : ( a + b ) x c = a x c + b x c 
 hoặc a x c + a x b = ( a + b ) x c
Toán
 Luyện tập chung
Bài 1:Đặt tính rồi tính.
Bài 2: Tính nhẩm.
a) 78,29 x10 = 782,9.
 78,29 x0,1 = 7,829.
b)265,307 x100 = 26530,7.
 265,307 x0,01 = 2,65307.
c).
Bài3. 
 Bài giải
Giá tiền 1 kg đường là:
38500 : 5 = 7700 (đồng)
Số tiền mua 3,5 kg đường là:
 7700 x 3,5 = 26950 ( đồng)
Mua 3,5 kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5 kg đường (cùng loại ) là:
 38500 – 26950 = 11550 (đồng)
 Đ/s; 11550 đồng.
Bài4:
a) Nhận xét:
 ( a + b ) x c = a x c + b x c 
 4. Củng cố(4p) : GV hệ thống bài, nhắc nội dung cần ghi nhớ nhân một tổng với một số.
 5. Dặn dò(1p) : Về nhà học bài và làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài tiết sau.
 Tập đọc 
Đ25. Người gác rừng tí hon
I - Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi phù hợp với diễn biến của sự việc. 
- GD kỹ năng ứng phó với căng thẳng, đảm nhận trách nhiệm với cộng động.
- Hiểu ý nghĩa truyện : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.Trả lời được các câu hỏi 1, 2,3(b)
II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc SGK
III- Các hoạt động dạy học: 
1.ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : 2, 3 HS đọc thuộc bài thơ Hành trình của bày ong, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3 . Dạy bài mới:a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
a. Luyện đọc;
- Hai HS khá giỏi nối tiếp nhau đọc toàn truyện.- Từng tốp nối tiếp nhau đọc 3 phần của bài văn .+Phần 1 : bìa rừng chưa ?+ Phần 2 : thu lại gỗ.+ Phần 3 : Đoạn còn lại.
GV kết hợp hướng dẫn HS đọc dúng các câu hỏi, câu cảm, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài :
 rô bốt, ngoan cố, còng tay.
- HS luyện đọc theo cặp .- 1, 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn .
b. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi SGK
.- GV gọi HS trả lời .
- HS, GV bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời, rút ý của từng phần.
- Trao đổi nhóm để làm rõ ý sau : Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ ? Em học tập ở bạn nhỏ điều gì ?
GV tổ chức cho các nhóm trao đổi.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc lại truyện . GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng ; câu giới thiệu về cậu bé và tình yêu rừng của cậu - đọc chậm rãi ; đoạn kể về hành động dũng cảm bắt trộm của cậu bé nhanh, hồi hộp , gấp gáp. Chú ý những câu dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2.
Tập đọc
Người gác rừng tí hon
I. Luyện đọc:
1.Đọc đúng:
- rô bốt, ngoan cố, còng tay.
-Mày đã dặn lãochưa?
2Đọc diễn cảm:
 II.Tìm hiểu bài:
1.Phát hiện của bạn nhỏ.
-dấu chân người lớn.
- cây to bị chặt
- có tiếng bàn bạc.
2. Sự thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ.
- gọi điện thoại.
- lao ra.
Nội dung: như mục (y/c)
4. Củng cố: 1 HS nêu ý nghĩa của truyện. GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: Dặn học bài và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Đ13. Kính già, yêu trẻ ( tiết 2 )
I- Mục tiêu: Học xong bài này HS biết :- Vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già , yêu thương , nhường nhịn em nhỏ. - Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già , thương yêu em nhỏ. - Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ. - Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
- Rèn KN tư duy phê phán, KN ra quyết định, KN giao tiếp ứng xử với người già và trẻ em
II- Tài liệu và phương tiện: Đồ dùng để đóng vai cho hoạt động 1.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.ổn định tổ chức: Cho lớp hát
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b/ Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ 1 : Đóng vai ( BT 2- SGK )
* Mục tiêu: HS biết chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện TC kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành: GV chia HS thành các nhóm và phân công mỗi nhóm xử lí, đóng vai một tình huống trong BT 2.- Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai.- Ba nhóm đại diện lên thể hiện.
- Các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
- GV kết luận cách xử lí trong mỗi tình huống.
HĐ 2 : Làm bài tập 3- 4, SGK
* Mục tiêu : HS biết được những tổ chức và những ngày dành cho người già, em nhỏ.
* Tiến hành : Các nhóm HS làm BT 3- 4. Đại diện các nhóm trình bày. GV kết luận :
HĐ 3 : Tìm hiểu về truyền thống " kính già, yêu trẻ của địa phương , của dân tộc ta.
*MT : HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn quan tâm, chăm sóc người già, trẻ em.
* Tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS : tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.Từng nhóm thảo luận và đại diện lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. GV kết luận :
Đạo đức
Kính già, yêu trẻ ( tiết 2 )
 BT 2,3,4:
kết luận :
+ Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1- 10 hàng năm.
+ Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế thiếu nhi mùng 1- 6.
+ Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi.
+ Các tổ chức dành cho trẻ em là : Đội TNTP Hồ CM, sao nhi đồng.
kết luận :
a. Về các phong tục tập quán kính già, yêu trẻ của địa phương.
b. Về các phong tục tập quán kính già yêu trẻ của dân tộc:
- Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi chỗ trang trọng . Con cháu luôn quan tâm chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà cho bố mẹ. Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ . Trẻ em thường được mừng tuổi, tặng quà mỗi dịp lễ tết.
4. Củng cố : GV nêu câu hỏi để HS nêu lại nội dung bài .
5. Dặn dò : HS thực hiện theo bài học, xem trước bài sau.
Địa lí
Đ13. Công nghiệp (tiếp theo)
I - Mục tiêu:
- Nêu được tình hình phân bố một số ngành công nghiệp của nước ta.
 + Công nghiệp phân bố rộng rãi khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng ven biển
 + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành CN khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng ven biển.
- Hai trung tâm công nghiệp lớn ở Hà Nội, TPHCM.
 + Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của CN
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ HN,TPHCM,đà Nẵng...
II- Đồ dùng dạy học: GV: Bản đồ kinh tế VN.Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp.
- HS: Nội dung bài.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Kể tên một số ngành thủ công chính ở nước ta?
3- Dạy học bài mới: a). Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b).Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
3. Phân bố các ngành công nghiệp.
HĐ1. Tìm hiểu sự phân bố ngành công nghiệp:
- Phân bố ngành công nghiệp:
Bước 1: học sinh trả lời câu hỏi mục sách giáo khoa .
Bước 2: học sinh trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ nơi phân bố của một số ngành công nghiệp.
KL: Công nghiệp tập trung ở đồng bằng, vùng ven biển.
- Phân bố các ngành:
+ Khai thác khoáng sản: than ở Quảng Ninh,
HĐ2: Làm việc theo cặp.
Bước 1: Học sinh dựa vào sách giáo khoa và hình 3, sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng.
4. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
HĐ3: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Học sinh làm các bài tập của mục 4 .
Bước 2: Học sinh trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta.
Kết luận: sách giáo khoa .
- Giáo viên liên hệ thêm ở các thành phố lớn.
-TPHCM là trung tâm văn hoá khoa học – kỹ thuật lớn bậc nhất ở nước ta. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin,Đây là nơi có vị trí thuận lợi cho giao thông, là thành phố đông dân nhất cả nước, có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn.
Địa lí
Công nghiệp
(tiếp theo)
3. Phân bố các ngành công nghiệp.
- Công nghiệp tập trung ở đồng bằng, vùng ven biển.
- Phân bố các ngành:
+ Khai thác khoáng sản: than ở Quảng Ninh,
4. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
- TP HCM
- Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì,
Thái Nguyên 
4. Củng cố:- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: học bài, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 16 / 11 / 2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Toán
Đ62. Luyện tập chung
I- Mục tiêu:
Giúp HS : - Củng cố về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân.
- Biết vận dụng tính chất nhân mộttổng các số thập phân với một số với một thập phân trong thực hành tính.
- Củng cố về giải toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ .
II.Đồ dùng dạy học:
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức(1p).
2. Chữa bài tập về nhà(4p).
3.Bài mới (30p): a) Giới thiệu bài:Trực tiếp
- GV nêu các bài tập cần luyện trong tiết học.
b. Nội dung:- Hướng dẫn HS tự làm bài tập rồi chữa bài.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
Hướng dẫn HS làm bài tập1: 
- Cho HS tính rồi chữa bài.
Lưu ý HS thứ tự thưc hiện phép tính.
Hướng dẫn HS làm bài tập2: Cho HS tính rồi chữa bài.
? Hỏi HS yếu : muốn nhân một số với một tổng ta làm thế nào ?
Hướng dẫn HS làm bài tập3b
a. Cho HS tự làm rồi chữa bài.
b. HS tự tính nhẩm rồi nêu kết quả
- GV yêu cầu HS nêu cách nhẩm.
Hướng dẫn HS làm  ...  sao nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc: ngày 23-11-1946, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng; ngày 17- 12- 1946 quân Pháp bắn phá vào một số khu phố ở Hà Nội ; ngày 18-12- 1946 Pháp gửi tối hậu thư cho chính phủ ta 
- GV hướng dẫn HS QS bảng thống kê và nhận xét thái độ của thực dân Pháp.GVKLGV trích đọc một đoạn trong lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh , sau đó cho HS trả lời câu hỏi: câu nào thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta ?
HĐ 3( nhóm ) Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào ?+ Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao? ( tiêu biểu là ở Huế, Đà Nẵng)
+ vì sao quân và dân ta lại có quyết tâm như vậy ?
- HS báo cáo kết quả thảo luận. GV kết luận.
HĐ4 ( cả lớp )GV sử dụng một số ảnh tư liệu( SGK ) và trích dẫn tư liệu tham khảo để HS nhận xét vể tinh thần quyết tử của quân và dân Hà Nội .- GV kết luận về nội dung bài học.
- Yêu cầu HS sưu tầm tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương.
Lịch sử
" Thà hi sinh tất cả chứ nhất định
không chịu mất nước "
- Kết luận :
Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng đứng lên.
4. Củng cố:- HS nêu tóm tắt nội dung chính cuối bài.
5 Dặn dò:- Dặn HS học bài , chuẩn bị bài sau : Bài 14.
 Mĩ thuật 
13. Tập nặn tạo dáng: Nặn dáng người
I - Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết đợc đặc điểm của một số dáng ngời đang hoạt động .
- học sinh nặn đợc một số dáng ngời đơn giản.
- Học sinh cảm nhận đợc vẻ đẹp của các bức tợng thể hiện về con ngời .
II- Đồ dùng dạy học:
 + Giáo viên : Su tầm tranh ảnh về các dáng ngời đang hoạt động. Một số tợng về dáng ngời.
 + Học sinh : Su tầm tranh ảnh theo nội dung bài học .
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định: GV nhắc nhở HS chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3. Dạy học bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b.Các hoạt động:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh về các bức tợng về dáng ngời và gợi ý bằng câu hỏi sau:
- Nêu các bộ phận của con ngời?
- Mỗi bộ phận cơ thể ngời có hình dạng gì?
- Nêu một số dáng hoạt động của con ngời?
Hoạt động 2: Cách nặn
- Giáo viên năn mẫu.
- Học sinh quan sát .
- Nêu các bớc nặn?
- Giáo viên chốt ý.
- giáo viên gợi ý cho học sinh xắp xếp các hình nặn theo đề tài: Kéo co, đấu vật
Hoạt động 3: Thực hành 
- Tổ chức cho học sinh nặn theo nhóm.
- Giáo viên quan sát, hớng dẫn thêm cho từng em.
Hoạt động 4: nhận xét , đánh giá
- Giáo viên và học sinh chọn và nhận xét , xếp loại mmột số bài nặn.
- Giáo viên nhận xét và khen ngợi những em có bài vẽ đẹp.
Mĩ thuật
Tập nặn tạo dáng:
 Nặn dáng ngời
1: Quan sát nhận xét 
- đầu tròn, thân và chân tay có dạng hình trụ.
- dáng đi, đứng , ngồi 
2: Cách nặn
- Nặn các bộ phận chính trớc, nặn chi tiết sau.
- Có thể nặn ngời từ một thỏi đất, nặn thêm các chi tiết sau rồi tạo dáng theo ý thích.
4. Củng cố: HS nêu lại cách nặn tạo dáng ngời.
 GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Su tầm tranh ảnh về trang trí đờng diềm và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 19 / 11 / 2010 
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Toán
Đ65. Chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;
I - Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu và bước đầu thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10; 100; 1000; 
II- Đồ dùng dạy học: + GV: Chuẩn bị nội dung bài.
 + HS : Học bài và xèm trước bài: Chia 1 số TP cho 10, 100, 1000,
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p): GV cho lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ(3p) Học sinh làm lại bài t ập 4 sách giáo khoa . Chữa bài tập về nhà.
3.Bài mới(32p) :a) Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b) Nội dung:.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
1. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;
 - Học sinh nêu phép chia ở vd1.
 - Học sinh tự thực hiện.
 - Học sinh nhận xét 2 số 213,8 và 21,38 có điểm nào giống và khác nhau?
* Kết luận: sách giáo khoa 
2. Thực hành.
+Bài 1: -HS đọc- nêu y/c 
- Học sinh thi tính nhẩm nhanh.
- Giáo viên chốt lại ý đúng.
+Bài 2:-HS nêu y/c
- Học sinh tự làm bài.
- Giáo viên giúp học sinh yếu.
- Nêu cách tính nhẩm?
- Học sinh yéu nhắc lại.
+Bài 3:-HSđọc - xác định y/c
- Học sinh nêu đề toán.
- Học sinh tiến hành làm bài.
 - Chữa bài trên bảng lớp.
Toán
Chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;
1.Ví Dụ:
a/ Ví dụ1 : 213,8: 10 =?
213,8	10
 13 
 38 21,38
 80
 0
213,8:10 = 21,38
+Nhận xét: SGK ( Trang 65 )
b/ Ví dụ 2: 89,13:100 = ?
2. Quy tắc:(sgk )
3. Luyện tập :
+Bài1:Tính nhẩm:
+Bài 2: Tính nhẩm rồi so sánh kết quả
+Bài 3: Giải
 Số gạo đã lấy ra là:
 537,25 : 10 = 53,725 ( tấn)
 Số gạo còn lại trong kho là:
 537,25 – 53,725 = 483,525 ( tấn)
 Đáp số: 483,525 tấn.
 4. Củng cố(3p): - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
 ? Muốn chia 1 số TP cho 10, 100, 1000,ta làm thế nào. Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò(1p): Học bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Đ13. Nhớ - viết: Hành trình của bầy ong
I - Mục tiêu:
- Nhớ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơlục bát. 
- Làm được bài tập 2b.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết dòng thơ có chữ cần điền biết 3a, 3b.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p).
2. Kiểm tra(3p): HS viết tiếng có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
Chữa bài tập về nhà.
3.Bài mới (32p):
a) Giói thiệu bài:Trực tiếp, GVnêu mục đích yêu cầu giờ học. 
b. Nội dung: 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
+ Hướng dẫn học sinh nhớ- viết
- Học sinh đọc sách giáo khoa 2 khổ cuối của bài thơ.
- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 2 khổ thơ .
- Cả lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ.
- Học sinh tự nhớ viết .- Xem lại cách trình bày các câu thơ lục bát, những chữ dễ viết sai( rong ruổi, lặng thầm, rù rì, nối liền)
- HS nhớ viết 2 khổ cuối bài
- Giáo viên chấm điểm một số bài.
+ Hướng dẫn học sinh làm c chính tả.
Bài tập 2a:
- Giáo viên cho học sinh bốc thăm để trả lời.
VD: sâm- xâm, Học sinh tìm nhanh và viết lên bảng: củ sâm- ngoại xâm.
- Học sinh làm vào vở.
- Giáo viên giúp học sinh yếu.
Bài tập 3(không bắt buộc)
 - GV chốt bài .
Chính tả
Nhớ- viết: Hành trình của bầy ong
1. Học sinh nhớ- viết:
2. Bài tập:
+ Bài2:
 2a)
củ sâm, sân chim
Sương giá, sương mù
Say sưa
Siêu nước,cao siêu
xâm nhập, xâm lược
Xương tay, xương trâu
Ngày xưa
Xiêu vẹo
 2b)
 rét buốt,
 con chuột
Xanh mướt,
 Viết,
tiết kiệm
Buộc tóc
Bắt chước
Xanh biếc
+Bài 3(không bắt buộc)
 a/ Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh.
 Gặm cỏ hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại. 
 b/ Sột soạt gió trêu tà áo biếc. 
4. Củng cố :- Giáo viên cho HS nêu lại ND bài học. Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Dặn học sinh ghi nhớ từ ngữ dẫ luyện viết chính tả.
Tập làm văn
Đ26. Luyện tập tả người
(Tả ngoại hình)
I - Mục tiêu:
1. Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Nội dung bài. Bảng phụ viết gợi ý 4.
- HS: Đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III- Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p).
2. Kiểm tra bài cũ(5p):
- Học sinh trình bày dàn ý đã chuẩn bị- Chấm điểm kết quả ghi chép của học sinh.
3.Bài mới(30p) :
a) Giới thiệu bài:Trực tiếp
b. Nội dung:.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Hai hoặc 4 Học sinh đọc nối tiếp yêu cầu của bài và gợi ý trong sách giáo khoa.Cả lớp theo dõi trong SGK.
-Gọi 1-2 Học sinh giỏi đọc dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn và yêu cầu viết đoạn văn.
- Học sinh đọc thầm gợi ý .
- Cấu tạo của bài văn tả người?
- Đoạn văn cần có câu mở đoạn 
- Nêu được đúng đủ, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình của người em chọn tả. thể hiện được t/c của em với người đó.
- Học sinh tiến hành làm bài .
- Trình bày trước lớp.- Nhận xét, bổ sung.- Giáo viên chốt lại ý đúng.
Tập làm văn
 Luyện tập tả người
 (Tả ngoại hình)
Đề bài:
Dựa theo dàn ý mà em đã lập từ bài trước, hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
4. Củng cố(3p): Giáo viên cùng học sinh hện thống bài.Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò(1p): Về viết lại đoạn văn. Lớp chuẩn bị bài sau
 - Xem lại thể thức trình bày một lá đơn. 
Khoa học
Đ26. Đá vôi
I - Mục tiêu:
- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi- Nêu ích lợi của đá vôi.
- Quan sát nhận biết đá vôi.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Hình trang 54, 55 SGK .
- Một vài mẫu đá vôi, đá cuội, giấm chua, axít .
- Sưu tầm các thông tin tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
III- Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p).
2. Kiểm tra bài cũ(3p): Kể tên những đồ dùng bằng nhôm? Nhôm có đặc điểm gì?
- Học sinh trình bày dàn ý đã chuẩn bị- Chấm điểm kết quả ghi chép của học sinh.
3.Bài mới(32p) :
a) Giới thiệu bài:Trực tiếp
b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ1: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
* MT: HS kể tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động và nêu lợi ích của đá vôi.
* Cách tiến hành:
B1: Làm việc theo nhóm- Các nhóm viết tên hoặc dán tranh ảnh núi đá vôi cùng hang động và lợi ích đá vôi .- Nếu HS không sưu tầm được thì yêu cầu các em kể tên một số vùng núi đá vôi mà em biết.
B2 : Làm việc cả lớp - Các nhóm treo sản phẩm lên bảng, cử người trình bày.-GV Kết luận :Trang 102 SGV
HĐ2:Làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình.
*MT : HS biết làm thí nghiệm hoặc quan sát hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
* Cách tiến hành 
B1:Làm việc nhóm:-Theo hướng dẫn ở mục thực hành hoặc quan sát hình 4,5 ( Nếu không sưu tầm được mâu vật ) trang 55 SGK và ghi vào bảng sau : 
B2: Làm việc cả lớp - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả- GV nhận xét, uốn nắn
Khoa học
 Đá vôi
KL :- Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi ( Ninh Bình),
- Có nhiều loại đá vôi được dùng vào những việc khác nhau như : lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất si măng, tạc tượng, làm phấn viết,
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ sát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội
Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a-xít loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội
KL: Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a- xít thì đá vôi bị sủi bọt.
4.Củng cố(3p): Gọi HS trả lời 2 câu hỏi ở trang 55 SGK để củng cố các kiến thức đã học 
5.Dặn dò(1p): Học bài và chuẩn bị bài sau.
Nhận xét ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc