Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 14

Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 14

Toán

 Đ66. CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN

 MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ SỐ THẬP PHÂN

I- MỤC TIÊU: - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. Bài tập cần làm: BT1a ; BT2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.

2. Kiểm tra bài cũ(3p): Làm bài 3 tiết trước,

3.Bài mới(30p) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp

 b. Nội dung:

 

doc 24 trang Người đăng nkhien Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Ngày soạn:22 / 11 / 2010
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Toán
	Đ66. Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên
 mà thương tìm được là số thập phân
I- Mục tiêu: - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. Bài tập cần làm: BT1a ; BT2
II. Đồ dùng dạy học:
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ(3p): Làm bài 3 tiết trước,
3.Bài mới(30p) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
+HĐ1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân.- GV nêu bài toán ở ví dụ 1, rồi hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán và hướng dẫn HS thực hiện phép chia theo các bước như trong SGK.
 Chú ý HS bước viết dấu phẩy ở thương và thêm 0 vào bên phải số bị chia để chia tiếp.
- GV nêu ví dụ 2 rồi đặt câu hỏi: Phép chia 43 : 52 có thực hiện được tương tự như phép chia 27 : 4 không ? tại sao ? (Phép chia này có số bị chia 43 bé hơn số chia 52)
GV hướng dẫn HS thực hiện bằng cách chuyển 43 thành 43,0 rồi chuyển phép chia thành phép chia quen thuộc 43, 0 : 52 và thực hiện phép chia một số thập phân cho một dsố tự nhiên đã học.
- HS nêu qui tắc trong SGK .
- GV giải thích kĩ các bước.
+HĐ2. Thực hành 
Bài 1(a) : GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện hai phép chia 12 : 5 và 882 : 36 và yêu cầu các HS khác làm vào vở.
 Làm tương tự với phép chia còn lại.
 Kết quả phép tính lần lượt là : 
a) 2,4 ; 5,75 ; 24,5 .
b) 1,875 ; 6, 25 ; 20, 25 .
Bài 2 : Gọi một HS đọc đề toán, GV tóm tắt trên bảng.
 HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng lớp.
 Nhận xét và chữa bài.
Bài 3(HSKG) : HS làm bài và chữa bài .
 Phân công HS khá giúp đỡ HS yếu.
Toán
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân
1.VD1 27 : 4 =? ( m )
-Thông thường ta làm như sau:
27 4
 30
 20 6,75 (m )
 0
Vậy: 27 : 4 = 6,75 ( m)
VD2 ; 43 : 52 = ?
Quy tắc: SGK – 67.
2. Bài tập:
Bài1 (a): Đặt tính rồi tính
Bài 2: Bài giải
Số vải để may 1 bộ quần áo là: 
 70 : 25 = 2,8 (m).
Số vải để may 6 bộ quần áo là: 
2,8 x6 = 16,8 (m) 
 ĐS: 16,8 m.
Bài3:
 4.Củng cố, dặn dò (5p) : HS nhắc lại quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là số thập phân.dặn HS về nhà học bài và làm bài tập ở nhà.
 Tập đọc 
Đ27. Chuỗi ngọc lam
I- Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật thể hiện được tính cách nhân vật : 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p). Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ(3p): 
 HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Dạy bài mới (32p): a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
a. Luyện đọc:Chia bài làm 2 đoạn :+ Đoạn 1 :... mất người anh yêu quý. + Đoạn 2 : Còn lại 
Lần1:Đọc kết hợp sửa phát âm.
Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ Lễ Nô- en.,..
Lần 3:Đọc lưu loát- GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; nhỉ hơi đúng sau dấu câu.- HS luyện đọc theo cặp.-1em đọc bài.-GV đọc mẫu.
b.tìm hiểu bài:- HS đồng thời đọc các câu hỏi 1,2,3 ; sau đó từng nhóm đọc lướt đoạn 2 , trao đổi; đại diện các nhóm thi trả lời lần lượt từng câu hỏi. Cả lớp và GV bình chọn đại diện trả lời câu hỏi đúng nhất.
- Câu hỏi bổ sung : Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
GV : Ba nhân vật trong truyện đều nhân hậu, tốt bụng: người chị thay mẹ nuôi em từ bé. Em gái yêu chị, dốc hết tiền tiết kiệm tiết kiệm để mua tặng chị món quà nhân ngày lễ no- en. Chú Pi-e tốt bụng muốn mang lại niềm vui cho hai chị em đã gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì đã mua được chuỗi ngọc . Người chị nhận món quà quý, biết em gái không thể mua nổi chuỗi ngọc đã đi tìm chủ tiệm để hỏi, muốn trả lại món hàng. Những con người trung hậu ấy đã đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau.
c. Luyện đọc diễn cảm
- Ba HS phân các vai luyện đọc diễn cảm đoạn 2 . GV hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi, câu kể, câu cảm, thể hiện đúng lời các nhân vật. Sau đó mời 2 tốp HS thi đọc diễn cảm đoạn 2 theo cách phân vai. HS phân vai đọc diễn cảm cả bài văn.
Tập đọc
Chuỗi ngọc lam
I.Luyện đọc:
a. Luyện đọ đúng: Pi- e, Gioan. 
-Thưa  có phải ngọc thật không ? "
c. Luyện đọc diễn cảm
II.Tìm hiểu bài:
-Cháu mua tặng chị
-trả giá rất cao.
- lễ Nô-en.
4. Củng cố(3p): GV mời một bạn nói nội dung câu chuyện. - GV nhận xét tiết học .
5. Dặn dò: Nhắc nhở HS hãy biết sống đẹp như các nhân vật trong câu chuyện.
Đạo đức
Đ14. Tôn trọng phụ nữ ( tiết1)
I. Mục đích:
- Nêu được vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội 
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm không phân biệt đối xử chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. 
- Rèn KN tư duy phê phán, KN ra quyết định phù hợp, KN giao tiếp ứng xử,
II. Tài liệu và phương tiện 
- Thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3 tiết 1.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức(1p). Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ(3p): Kể tên những phong tục tập quán thể hiện sự kính già, yêu trẻ? 
3.Bài mới(30P) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ1 : Tìm hiểu thông tin( trang 22, SGK)
* MT : HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình, ngoài xã hội .
*TH:- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát , chuẩn bị giới thiệu nội dung một bức ảnh trong SGK .
- Đại diện các nhóm lên trình bày .-nhóm khácNX- bổ sung ý kiến GV kết luận
- Thảo luận: Em hãy kể các công việc của phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết ?
+ Tại sao những người phụ nữ là những người đáng kính trọng ? HS trình bày ý kiến. Lớp bổ sung. 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ2 : Làm bài tập 1 SGK
*MT : HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối sử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái.
*TH: HS làm việc cá nhân tập 2 SGK )
* MT : HS biết đánh giá, bày tỏ thái độ tán thành với ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó.
*TH: GV nêu yêu cầu BT 2 và hướng dẫn HS cách bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu. GV lần lượt nêu ý kiến, HS cả lớp bày tỏ thái độ theo qui ước. GV mời một số HS giải thích lí do, cả lớp lắng nghe và bổ sung ( nếu cần ).
Đạo đức
Tôn trọng phụ nữ
KL1 : Bà Nguyễn Thị Bình, chị Nguyễn Thúy Hiền, bà mẹ trong bức ảnh đều là những người phụ nữỉ có vai trò quan trọng trong gia đình, công cuộc đấu tranh và xây dựng đát nước ta, trên các lĩnh vực quan sự, khoa học, thể thao, kinh tế.
 KL2:+ Các việc làm biểu hiện:Tôn trọng phụ nữ là a, b.+Chưa tôn trọng phụ nữ là c, d.
- KL3+ Tán thành với ý kiến a, d .
+ Không tán thành với ý kiến b, c, d vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ
4.Củng cố, dặn dò(4p) : Tìm hiếu và giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng,. Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. 
Địa lý
 Giao thông vận tải
I - Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta nhiều loại điường và phương tiện giao thông. 
- Tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ số 1 là tuyến đường sắt và quốc lộ dài nhất nước ta.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường saawts thống nhất, quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược dồ để bướcc đầu nêu nhận xét sự phân bố của giao thông vận tải.HSKGnêu đuựơc một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông ở nước ta, giảI thích tại sao nhiều tuyến GT chính của nước ta chạy theo chiều Bắc Nam.
II- Đồ dùng dạy học:Bản đồ Giao thông VN.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức. Chuẩn bị tiết học.
2.Kiểm tra bài cũ: 
Tại sao nói thành phố HCM là trung tâm công nghiệp lớn của nước ta ?
3.Bài mới : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung:	
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ 1. Các loại hình giao thông vận tải. 
(làm việc theo cặp hoặc theo nhóm )
 Bước 1: Học sinh trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa .
 Bước 2 : học sinh trình bày kết quả ,giáo viên giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời .
* Kết luận : - Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải.
- Đường ô tô quan trọng nhất.
- Giáo viên nêu câu hỏi : Kể tên một số phương tiện giao thông mà em biết. ? 
- Vì sao loại hình vận tải đường ô-tô có vai trò quan trọng nhất?
HĐ2:Phân bố một số loại hình giao thông. 
- Làm việc cá nhân:
-HS làm bài tập mục 2.
– HS trình bày kết quả , chỉ trên bản đồ vị trí đường sắt bắc –nam, quốc lộ 1a, các sân bay, cảng , biển.
*Kết luận :
- Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước.
- Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc- Nam
- Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam là tuyến đương ô tô và đương sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước.
- Các sân bay quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng.
- Những thành phố có cảng bển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM.
? Kể tên một số đường giao thông ở địa phương mà em biết?
- HS nêu, HS khác nêu và nhận xét.
? Khi tham gia giao thông đường bộ em phải chú ý điều gì?
Địa lý
Giao thông vận tải
1. Các loại hình giao thông vận tải. 
- có nhiều loại đường.
VD:
2. Phân bố một số loại hình giao thông. 
- mạng lưới giao thông toả khắp đất nước.
VD:
4. Củng cố dặn dò(4p) : - HS nêu lại ghi nhớ. Nhận xét tiết học .HS về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
Ngày soạn: 23 / 11 / 2010 
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Toán 
Đ67. Luyện tập
I- Mục tiêu: 
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân ,và vận dụng trong giải toán có lời văn. Bài tập cần làm: BT1 ; BT3 ; BT4
II.Đồ dùng dạy học: + GV: Nội dung bài.
 + HS: Vở bài tập, đồ dùng học tập.
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu,
1. ổn định tổ chứ(1p)c. Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ(4p) : Chữa bài tập về nhà.
3. Bài mới(30p) :
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
Bài 1: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm phần a)và phần c)
- Gọi một số HS đọc phần b) và d)
- Cho HS nhắc lại qui tắc thứ tự thực hiện các.
Bài 2 : HS Khá - giỏi
- một  ... g chiến của nhân dân ta ? 
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận .- GV giảng thêm .
Lịch sử
Thu- đông 1947, Việt Bắc " Mồ chôn giặc Pháp "
1. Âm mưu của địch
- mở cuộc tấn công quy mô lớn.
2. Chiến thắngViệt Bắc thu- đông 1947.
- Thị xã Bắc Kạn
-Chợ Mới
-
-
3. ý nghĩa
-Phá tan âm mưu của địch
-Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.
+Ghi nhớ( Trang 32) SGK
4. Củng cố: - HS trả lời các câu hỏi SGK .- Nêu tóm tắt cuối bài.
5. Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Bài 15.
Mĩ thuật
Đ14. Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm ở đồ vật
I - Mục tiêu:
- Hiểu cách trí đường diềm vào đồ vật. Biết cách vẽ đường diềm ở đồ vật. Vẽ đượcđường diềm vào đồ vật.
- HS khá - giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết đường diềm cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài vẽ mẫu. Hình gợi ý cách vẽ.
- HS: Vở vẽ, mầu vẽ, bút chì, tẩy,
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p): Nhắc nhở HS chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ(4p): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3. Dạy học bài mới(30p):
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b. Các hoat động dạy - học:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
+Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét 
Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu do giáo viên trưng bày.
Đường diềm thường được trang trí cho những đồ vật nào?
Khi được trang trí, hình dáng của đồ vặt thế nào?
Hoạ tiết đường diềm là gì?
HS trả lời, HS khác nhận xét.
Giáo viên chốt ý.
+Hoạt động 2: Cách trang trí
- Giáo viên cho học sinh quan sát các bước trang trí trong sách giáo khoa .
- Nêu các bước trang trí?
- Học sinh yếu nhắc lại. 
+Hoạt động 3: Thực hành
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài mẫu.
- HS lựa chọn cho mình một mẫu vẽ trang trí đường diềm.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh trước khi trang trí.
- Học sinh vẽ theo cảm nhận riêng. 
+Hoạt động 4: nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- HS trưng bãy sản phẩm đã vẽ. 
- Nhận xét đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên cùng học sinh chấm một số bài đã hoàn thành.
- GV biểu dương một số bài vẽ đẹp.
- Cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước.
Mĩ thuật
Vẽ trang trí: 
Trang trí đường diềm ở đồ vật
1. Quan sát,nhận xét
2. Cách trang trí.
3. Thực hành.
4. Củng cố(3p): GV cho HS nêu lại cách trang trí. GV hệ thống lại nội dung bài học.
5. Dặn dò(1p): GV dặn dò HS về nhà hoàn thành bài vẽ và chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: 26/ 11/ 2010.
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010.
Toán
70. Chia một số thập phân cho một số thập phân
I - Mục tiêu:
Giúp HS biết :
- Thực hiện được phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng giải các bài toán có lời văn.
- BT 1(a,b,c) , BT2.
II.Đồ dùng dạy học: GV nhắc nhở HS chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho tiết học. 
III. Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức: gv cho lớp hát.
2- Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập về nhà .
3- Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ1: Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân .
a)Ví dụ 1:- Giáo viên nêu bài toán. Hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán :
- Hướng dẫn học sinh chuyển phép chia thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên. Rồi thực hiện phép chia: 235,6 : 6,2.
b)Ví dụ 2 :GV nêu phép chia ở ví dụ 2 , cho HS vận dụng cách làm ở ví dụ 1 để thực hiện phép chia. GV nêu rõ thực hiện phép chia gồm mấy bước.
- HS nêu quy tắc , GV giải thích thêm đối với phép chia cụ thể. 
HĐ2: Thực hành 
Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập.Học sinh tự làm bài.
- Chữa bài trên bảng lớp. Phép nhân số thập phân có tính chất gì ?
- Phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân ?
- Học sinh yếu nhắc lại .
Bài 2: HS đọc bài toán rồi tóm tắt và giải bài.
- Học sinh tự làm bài rồi chữa bài. 
- HS nêu cách làm khác. HS khác nhận xét bổ xung. 
Bài 3: HS nêu bài toán.
? Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?
- Học sinh cả lớp làm bài , chữa bài.
- Gọi một số HS nêu kết quả.
- Gọi HS nêu cách làm khác.
Toán
Chia một số thập phân cho một số thập phân
a. VD1: 23,56 : 6,2 = ? (kg)
b. VD2: 82,55 : 1,27 = ? 
+ Quy tắc: ( SGK Tr 71)
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a. 19,72 : 5,8 b. 8,216 :5,2
c. 12,88 : 0,25 d. 17,4 : 1,45 
Bài 2: 
Tóm tắt: 4,5l: Nặng 3,42kg
 8l : Nặngkg?
Bài 3:
4. Củng cố: HS nêu lại cách chia số thập phân cho số thập phân.
5. Dặn dò : Giáo viên nhắc nhở HS học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
Chính tả
14. Nghe- viết: Chuỗi ngọc lam
I - Mục tiêu:
1. Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi trong bài Chuỗi ngọc lam
2. Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3; 
Làm được BT (2) a / b.
II- Đồ dùng dạy học: Từ điển HS
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức: - GV nhắc nhở HS chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết các từ ngữ theo yêu cầu BT3a hoặc 3b, tiết 13.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp – GV nêu mục đích – yêu cầu bài.
b. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ1: Hướng dẫn học sinh nghe- viết:
- Học sinh đọc đoạn viết .- HS theo dõi
- Nội dung đoạn văn ?( chú Pi-e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm mua tặng chị chuỗi ngọc)
- Học sinh đọc thầm đoạn văn.Chú ý
- Tìm một số từ dễ viết sai, các câu đối thoại, câu cảm, câu hỏi.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm một số bài, nhận xét chung .
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài2: Chọn 2a hoặc 2b
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài theo nhóm tổ.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên chốt lại ý đúng.
Bài 3: HS đọc y/c- nhắc HS ghi nhớ đ/k của bài- hs làm việc cá nhân – Lớp nối tiếp đọc k/q – nhận xét bổ sung.- GV chốt lời giải đúng
Chính tả
Nghe- viết: Chuỗi ngọc lam
Bài tập 2a.
Tranh ảnh, bức tranh,
tranh giành, tranh thủ 
Trưng bày, đặc trưng, sáng trưng, trưng cầu. 
Trúng đích, bắn trúng.trúng tim , trúng đạn. trúng tuyển, 
Leo trèo, trèo cây,
Quả chanh, chanh cốm, chanh chua,
Bánh chưng , chưng cất, chưng mắm, chưng hửng
Chúng ta, chúng mình, chúng tôI, dân chúng, công chúng
Hát chèo. chèo đò, chèo lái, chèo chống,..
Bài 3:Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu tin sau. Biết rằng 
 1. chứa tiếng có vần ao hoặc au.
 2. chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch.
 Thứ tự cần điền là:
đảo, hào, dạo, trọng, tàu, vào, trước, trường, vào, chở, trả.
4. Củng cố: Giáo viên gọi HS nêu lại ND bài học,GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà luyện viết lại các từ ở bài tập 2, 3 cho nhớ ,đúng đẹp.
Tập làm văn
28. Luyện tập Làm biên bản cuộc họp
I - Mục tiêu:
- HS ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
- Rèn KN ra quyết định, giải quyết vấn đề; KN hợp tác; KN tư duy phê phán.
II- Đồ dùng dạy học: - Viết gợi ý trong sách giáo khoa .
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
3. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b.Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
+ HĐ1. Nhận xét:
* Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập 1.
- Một học sinh đọc đề bài và các gợi ý trong sách giáo khoa .
- Học sinh đọc và tìm hiểu cấu trúc của biên bản đại hội chi đội.
? Cấu trúc của biên bản đại hội chi đội gồm mấy phần ? là những phần nào?
- HS nêu, HS khác nhận xét.
- HS đọc lại cấu trúc của biên bản.
- GV nêu biên bản đại hội chi đội cũng là biên bản cuộc họp.
* Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài 2.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS nêu ND thảo luận. HS khác nhận xét.
? Nêu cách làm biên bản cuộc họp.
+ HĐ2. Ghi nhớ: 
- HS đọc ghi nhớ SGK.
+ HĐ3. Luyện tập: 
 Bài 1. HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- HS làm cá nhân rồi nêu kết quả. 
- HS nhận xét, bổ xung.
- GV nêu ý kiến nhận xét, bổ xung.
 Bài 2. HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
- Các em chọn viết về biên bản cuộc họp nào?
- Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì?
- Diễn ra vào thời điểm nào?
- Học sinh tiến hành viết theo nhóm?
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp?
- Nhận xét, bổ sung.
Tập làm văn
Luyện tập Làm biên bản cuộc họp
I. Nhận xét:
1. Đọc biên bản dưới đây:
2. Trả lời câu hỏi:
II. Ghi nhớ: (SGK tr 142)
III. Luyện tập:
1. Theo em những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản? Vì sao?
2. Hãy đặt tên cho các biên bản cần lập ở bài tập 1.
4. Củng cố: Giáo viên nêu lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò: HS về nhà đọc kỹ bài và nắm vững nội dung của biên bản cuộc họp.
Khoa học 
28. Xi măng
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết : - Nhận biết một số tính chất của xi măng.
 - Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
 - Quan sát nhận biết xi măng.
II. Đồ dùng dạy học:
 Hình và thông tin trang 58, 59 SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ : Kể tên một số đồ gốm mà em biết ? 
 Nêu công dụng của gạch, ngói ?
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ 1 : Thảo luận 
* Mục tiêu : HS kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.
* Cách tiến hành:
- HS đọc câu hỏi SGK trang 58.
- HS quan sát tranh SGK trang 58.
- ở địa phương bạn xi măng được dùng để làm gì ?
- Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.
- HS kể tên một số nhà máy xi măng.
- HS nêu, HS khác nhận xét, bổ xung.
HĐ 2 : Thực hành sử lí thông tin. 
* Mục tiêu : Giúp HS :
- Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng .
- Nêu được tính chất , công dụng của xi măng.
* Cách tiến hành:
Bước 1 : Làm việc nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi tr. 59 SGK.
- HS thảo luận nhóm đôi.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK, các nhóm khác bổ sung.
- Tiếp theo GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Xi măng được làm từ những vật liệu nào ?
- HS nêu, HS khác nhận xét, bổ xung.
- GV nêu lại những nội dung chính.
? Gia đình các em dùng những vật liệu gì để xây nhà?
Khoa học 
 Xi măng
Kết luận : 
 Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến những công trình phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo, và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thủy điện.
4. Củng cố: - GV nêu câu hỏi để HS trả lời các nội dung vừa học.
5. dặn dò: Dặn HS học bài và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống.
Nhận xét ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc