Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 16

Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 16

Toán

Đ76. LUYỆN TẬP

I- MỤC TIÊU:

Giúp HS : - Biết tínhtỉ số phần trăn của hai số và ứng dụng trong giải toán.

BT cần làm: BT1, BT2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV vẽ sẵn hình vẽ trong SGK lên trên bảng phụ .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.

2. Kiểm tra bài cũ: học sinh chữa bài tập3

3. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

 b.Nội dung:

 

doc 25 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1096Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 
Ngày soạn: 6 / 12 / 2010 
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010 
Toán
Đ76. Luyện tập
I- Mục tiêu: 
Giúp HS : - Biết tínhtỉ số phần trăn của hai số và ứng dụng trong giải toán.
BT cần làm: BT1, BT2.
II. Đồ dùng dạy học: GV vẽ sẵn hình vẽ trong SGK lên trên bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ: học sinh chữa bài tập3
3. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b.Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
Bài 1 : - Cả lớp tự đọc đề bài, trao đổi nhóm đôi về mẫu.
 - GV kiểm tra xem HS đã hiểu mẫu chưa ? ( 6% + 15% = 21% như sau : 
Để tính 6% + 15% ta cộng nhẩm 6 + 15 = 21 vì 6% = , 15% = rồi nối thêm kí hiệu % sau số 21 )
* Lưu ý cho HS khi làm phép tính với các tỉ số phần trăm phải hiểu đây là làm tính với tỉ số phần trăm của cùng một đại lượng. Ví dụ 6% HS lớp 5A cộng với 15% HS lớp 5A bằng 21% HS lớp 5A.
Bài 2 : GV giải thích 2 khái niệm mới với HS :
- Số phần trăm đã thực hiện được.
- Số phần trăm vượt mức so với kế hoạch cả năm.
a) 18 : 20 = 0,9 = 90% . Tỉ số này cho biết : coi kế hoạch là 100% thì đạt được 90% kế hoạch.
b) 23,5 : 20 = 1,175 = 117,5 %. Tỉ số phần trăm này cho biết : coi kể hoạch là 100% thì đã dạt được 117,5 % kế hoạch.
 117,5 % - 100% = 17,5%. Tỉ số này cho biết coi kế hoạch là 100% thì đã vượt 17,5% kế hạch.
Bài 3 : GV hỏi chung HS để tóm tắt bài toán lên bảng :
Tiền vốn : 42000 đồng.
Tiền bán 52000 đồng.
a) Tìm tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn.
b) Tìm xem người đó lãi bao nhiêu phần trăm .
- HS làm bài, một HS làm bảng lớp.
- GV giúp đỡ HS còn chậm .- Nhận xét, chữa bài . 
Toán
Luyện tập
Bài 1. Tính ( theo mẫu)
6% + 15% = 21%
a. 65,5%
b. 14%
c.56,8%
d. 27%
Bài 2:
Bài 3: Giải
a. Tỉ số phần trăm của tiền bán rau so với tiền vốn là:
52500 ; 42000 = 1,25
1,25 = 125%.
b.Tỉ số phần trăm của tiền bán rauvà tiền vốnnlà 125% nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó số phần trăm tiền lãi là:
125% - 100% = 25%
ĐS: a)125%; b) 25%.
4. Củng cố: Tìm tỉ số phần trăm qua mấy bước? GV hệ thống bài.
5. Dặn dò: Học bài và xem trước bài sau.Dặn HS làm thêm BT ở nhà.
Tập đọc 
Đ31. Thày thuốc như mẹ hiền
I- Mục đích, yêu cầu:
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng ,tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. ( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- HS: Đọc trước bài ở nhà.
III- Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ 
HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây, và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Hoạt động của thày và trò
Nd bài dạy
HĐ1. luyện đọc:- Học sinh tiếp nối nhau đọc bài. Có thể chia bài thành 3 phần để HS luyện đọc:+ Phần 1 : từ đầumà còn cho thêm gạo, củi.+ Phần 2 : tiếpcàng nghĩ càng hối hận.+ Phần 3 : Còn lại 
- Lượt 1: Giáo viên nhận xét và sửa nỗi về phát âm, giọng đọc, cách ngắt nghỉ cho học sinh.
-Lượt 2: Giúp học sinh luyện đọc câu và hiểu nghĩa các từ ngữ đã được chú giải ,giải thích thêm về biệt hiệu Lãn Ông là biệt hiệu danh y tự đặt cho mình, ngụ ý rằng ông lười biếngvới chuyện danh lợi.
.-Lượt 3: Luyện đọc lưu loát.- Học sinh luyện đọc theo nhóm 2 .-1 HS khá,giỏi đọc bài- GV đọc mẫu toàn bài và nêu cách đọc. Giọng kể phù hợp, nhẹ nhàng, điềm tĩnh thể hiện tháI độ cảm phục lòng nhân áI của Hải Thượng Lãn Ông. 
HĐ2. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm và thảo luận 4 câu hỏi SGK theo nhóm đôi.- Đại diện nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi .
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.- GV chốt lại ý đúng, ghi ý của từng đoạn lên bảng- HS nêu ND Bài.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
- HS luyện đọc từng đoạn: HS đọc – HS nêu cách đọc – Lớp NX bổ sung –Hs đọc lại. HS đọc diễn cảm đoạn 2. Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ nói về tình cảnh người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu của Lãn Ông ( nhà nghèo đầy mụn mủ, nồng nặc, không ngại khổ, ân cần, suốt một tháng trời, cho thêm ) ; ngắt câu: Lãn ông biết tin / bèn đến thăm.- HS luyện đọc theo cặp,
-1HS đọc toàn bài:? Khi đọc bài này em cần đọc với giọng ntn? Cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- HS nêu. 
- HS thi đọc1 -2 HS đọc lại bài.
Tập đọc
Thày thuốc như mẹ hiền
I. Luyện đọc:
1. Đọc đúng:
- mụn mủ, nồng nặc, suốt,
- Lãn Ông biết tin/ bèn đến thăm.
2. Đọc diễn cảm:
II.Tìm hiểu bài 
1.Lòng nhân ái của Lãn Ông.
- không ngại khổ
- không lấy tiền
 - cho gạo củi.
2.Tài năng và nhân cách cao thượng của Lãn Ông.
 - không màng danh lợi
- Tiến cử chức ngự y
- chối từ
4. Củng cố: ? Trong bài em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao? GV nhận xét.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Thầy đi bệnh viện”.
Đạo đức 
Đ16. Hợp tác với những người xung quanh (T1)
I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết :
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.
- Có tháI độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáovà mọi người trong công công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
II- Tài liệu và phương tiện - Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3 tiết 2 .
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3 tiết 1.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định tổ chức. Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng ? 
3.Bài mới : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ 1 : Tìm hiểu nhanh tình huống ( trang 25, SGK )
* Mục tiêu : HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu các nhóm HS quan sát 2 tranh ở trang 25 và thảo luận các câu hỏi nêu dưới tranh.
- Các nhóm HS độc lập làm việc.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp ; các nhóm khác có thể bổ sung hoặc nêu ý kiến khác.
- GV kết luận : 
HĐ 2 : Làm BT 1, SGK
*MT : HS biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác.
* Cách tiến hành
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để làm BT 1 
- Từng nhóm thảo luận .
- Đại diện một số nhóm trình bày; các nhóm khác có thể bổ sung hay nêu ý kiến khác.
- GV kết luận 
Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ ( BT 2, SGK)
* Mục tiêu : HS biết phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác những người xung quanh.
* Cách tiến hành
- HS lần lượt nêu từng ý kiến trong BT 2 .
- HS dùng thẻ màu bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với từng ý kiến.
- GV mời một vài HS giải thích lí do.
- GV kết luận từng nội dung.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Đạo đức
Hợp tác với những người xung quanh
KL : Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung : người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây,Để cây được trồng ngay ngắn thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là một biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh.
BT 1, SGK: KL : Để hợp tác tốt với người xung quanh , các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ phối hợp với nhau trong công việc chung, tránh các hiện tượng việc ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi,
Bày tỏ thái độ (BT 2,SGK)
4. Củng cố: Hoạt động nối tiếp HS thực hành theo nội dung trong SGK trang 27.
5. Dặn dò: Thực hiện tốt nội dung bài học.
Địa lí
 Đ16. Ôn tập
I - Mục tiêu:
- Biết hệ thống các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta, cảng lớn ở nước ta.
II- Đồ dùng dạy học:
Bản đồ kinh tế VN.
Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học..
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số ngành thủ công chính ở nước ta?
3. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b.Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
Bài tập 1:Hoạt động nhóm đôi.
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- GV bổ xung ý kiến.
Bài tập 2: Hoạt động nhóm theo tổ.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Thảo luận trong 5’tìm hiểu về các thành phố.
- Giáo viên giúp học sinh yếu.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác,nhận xét bổ sung.
Bài tập 3: Cá nhân
- Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta? Những thành phố nào cảng lớn nhất ở nước ta?
- Học sinh trả lời.
- Học sinh yếu nhắc lại.
- Giáo viên chốt ý.
Bài tập 4: Hoạt động nhóm 4
- Các nhóm thảo luận trong 3’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét- KL.
Địa lí
Ôn tập
1. Nước ta có 54 dân tộc
a, e. sai.
b,c,d. đúng.
2. Các thành phố vừa là trung tâm công nghiệp vờa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là:
- TPHCM
- TPHN
- TP cảng: HP, Đà Nẵng, HCM
4. Củng cố: - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học, học bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 7 / 12 / 2010 
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010 
Toán
Đ77. Giải toán về tỉ số phần trăm ( tiếp theo )
I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách tìm một số phần trăm của một số .
 - Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số. BT cần làm: BT1, BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy -học . 
1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra: - HS làm bài tập của tiết trước.- GV NX cho điểm từng HS.
3. Bài mới: a. GT bài; Nêu mục tiêu bài học.
 b. Nội dung:
Các hoạt động dạy - học
 Nội dung bài
1)Ví dụ: - HS nêu bài toán SGK 
? Em hiểu câu: “ số HS nữ chiếm 52,5% số HS cả trường NTN? “
? Cả trường có bao nhiêu HS ?
 HS tự làm- HS lên bảng làm.
 Lớp theo dõi NX.Lắng nghe,xác định nv.- HS lắng nghe, trả lời các câu hỏi:
+ Coi số HS cả trường là 100% thì số HS nữ là 25% .
+ Cả trường có 800 HS - HS tóm tắt lên bảng.
? Để tính 52,5% ta đã làm như thế nào?
2)Ví dụ 2: 
- GV nêu bài toán như SGK:
? Em hiểu câu “ Lãi suất tiết kiệm 0,5% một thág” NTN? 
- HS tóm tắt :- YC HS làm bài: - 1 HS lên bảng làm, lớp làmvào vở. - HS NX cách tính và kết quả tính.- GV chữa bài của HS làm trên bảng.?Để tính 0,5% của 1000000 đồng ta làm TN?
3) Luyện tậ ... hứ nhất.
+ Nhằm tổng kết biểu dương những thành tích của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ Anh Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên , Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
4.Củng cố: GV nêu lại nội dung bài học.
5. Dặn dò: - NX đánh giá tiết học,về nhà ôn bài và cbị bài sau. 
 Mĩ thuật
 Đ16. Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật mẫu
I - Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được đặc điểm của mẫu .
- Học sinh biết cách xắp xếp bố cục và vẽ được hình có tỉ lệ gần đúng mẫu.
- Học sinh quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh .
II- Đồ dùng dạy học:
Một vài mẫu vẽ có hai vật mẫu.
Một số bài vẽ mẫu.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
Hoạt động dạy - học
Nội dung bài
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số mẫu đã chuẩn bị, nhận xét về đặc điểm của mẫu.
+ Sự giống nhau , khác nhau về đặc điểm của một số đồ vật ?
+ Sự khác nhau về vị trí và tỉ lệ , độ đậm nhạt giữa các mẫu vật trong một mẫu vẽ? 
Hoạt động 2: Cách vẽ
- Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh cách sắp xếp bố cục bài vẽ.
- Học sinh quan sát .
- Nêu các cách sắp xếp?
- Học sinh quan sát các bước vẽ trong sách giáo khoa .
- nêu các bước vẽ?
- Giáo viên chốt ý.
Hoạt động 3: Thực hành 
- Tổ chức cho học sinh vẽ theo nhóm.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn thêm cho từng em.
Hoạt động 4: nhận xét , đánh giá
- Giáo viên và học sinh chọn và nhận xét , xếp loại một số bài vẽ
- Giáo viên nhận xét và khen ngợi những em có bài vẽ đẹp
 Mĩ thuật
 Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật mẫu
1. Quan sát nhận xét 
- sự giống nhau:
- khác nhau: vị trí, tỉ lệ, đậm nhạt
2. Cách vẽ
- bố cục:
- khung hình chung, riêng của từng vật mẫu
- vẽ phác những nét chính từng vật mẫu
- vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình
- vè phác đậm , nhạt
3. Thực hành
Vẽ lọ và quả vẽ bằng chì đen.
4. Củng cố: Nêu lại cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. – GVNX giờ học
5. Dặn dò: sưu tầm tranh ảnh vủa hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
Ngày soạn: 10 / 12 / 2010 
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010 
Toán
Đ80. Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết làm ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm. 
- Tính tỉ số phần trăm của hai số.- Tính một số phần trăm của một số .
 - Tính một số biết một số phần trăm của nó .BT cần làm: BT1(b), BT2(b), BT3(b).
II. Đồ dùng dạy học: ND bài
III. Các hoạt động dạy-học:
 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ: Làm bài 3 tiết trước, HS làm bài tập của tiết trước.
- GV NX cho điểm từng HS.
3.Bài mới : a. Giới thiệu bài: GV Nêu mục tiêu bài học.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
Hướng dẫn HS làm BT số 1 : 
- GV yêu cầu HS đọc đề.
? Nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số 37 và 42 .
- Yêu cầu HS làm bài. 2 HS lên bảng làm., lớp làm vào vở.
- Gọi HS NX bài làm của bạn trên bảng.
- Yêu cầu HS nêu cách tính và kết quả tính của mình.
- GV NX và cho điểm HS.
Hướng dẫn HS làm BT số 2 : 
Gọi HS đọc đề bài toán.
? Muốn tìm 30% của 97 ta làm như thế nào? 
- HS tự làm các bài tập. Gv giúp đỡ từng em. HS đọc k/q.- Gọi HS NX chữa bài trên bảng
- GV NX cho điểm từng học sinh
Hướng dẫn HS làm BT số 3 : 
- Gọi HS đọc đề bài .
- YC HS khá tự làm bài
 - GV HD HS yếu bằng 1 số CH gợi ý.
? Hãy nêu cách tìm một số biết 30% của nó là 72 .
- Gọi HS NX bài làm trên bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Toán
 Luyện tập 
Bài 1: 
a) Tỉ số phần trăm của 37 và 42 là :
37 : 42 = 0,8809 = 88,09% 
b) Bài giải
 Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là: 
126 : 1200 = 0.105 = 10,5%
Đáp số : 10,5%
Bài 2: Bài giải
a) 30% của 97 là:
 97 x 30 : 100 = 29,1 
b) Số tiền lãi của cửa hàng là: 
 6000000 x 15 : 100 = 900000( đồng)
 Đáp số : a, 29,1
 b, 900000đồng
Bài 3: Bài giải
a)Số đó là: 72 x 100 : 30 = 240
b) Trước khi bán cửa hàng có số kg gạo là:420 x 100 : 10,5 = 4000(kg) = 4 tấn
 Đáp số : a) 240
 b) 4tấn
4.Củng cố: Tìm tỉ số phần trăm gồm mấy dạng là những dạng nào.GV nhận xét chung giờ học
5. Dặn dò: Học bài và xem trước bài sau.
Chính tả
 Đ16.Nghe - viết: Về ngôi nhà đang xây
I - Mục tiêu:
1. Viết đúng chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài Về ngôi nhà đang xây
2. Làm được (BT2) a/b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện (BT3).
II- Đồ dùng dạy học: GV: Nội dung bài.
 HS: Vở chính tả, vở nháp.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết tiếng có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/ c.
3. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ1:Hướng dẫn học sinh nghe- viết
- Học sinh đọc sách giáo khoa 2 khổ của bài thơ.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của hai khổ thơ?
- Cả lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ.
- Tìm các tiếng, từ khó viết, dễ nhầm?
- Học sinh luyện viết từ khó.
- GV lưu ý HS tư thế ngồi, đặt vở, cầm bút.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Đọc cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên chấm điểm một số bài.
- HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
- GV nhận xét bài đã chấm và rút kinh nghiệm.
HĐ2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2a:
- Giáo viên cho học sinh bốc thăm để trả lời.
VD: rẻ- giẻ: Học sinh tìm nhanh và viết lên bảng: giá rẻ- giẻ rách  - Học sinh làm vào vở.
- Cho HS đọc lại các từ vừa tìm được.
- Giáo viên giúp học sinh yếu.
Bài tập 3: tương tự
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên nhắc học sinh ghi nhớ : ô đánh số 1chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi; ô đánh số 2 chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d.
- Giáo viên giúp học sinh yếu.
- Sau khi hoàn thành bài tập, học sinh đọc lại mẩu chuyện.
 - Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
- HS nêu, HS khác nhận xét, bổ xung.
- GV Lưu ý những chỗ HS còn vướng mắc.
Chính tả
Nghe - viết: Về ngôi nhà đang xây
Bài tập 2a:
giá rẻ, đắt rẻ
Rây bột, mưa rây..
hạt dẻ,thân hình mảnh dẻ
Nhảy dây, chăng dây
giẻ rách,giẻ lau
Giây bẩn, giây mực
Bài tập 3: Lời giải
Rồi , vẽ, rồi, rồi, vẽ,vẽ, rồi, dị:
4. Củng cố: - Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò- Dặn học sinh ghi nhớ từ ngữ đã luyện viết chính tả.
Tập làm văn
Đ33. làm biên bản một vụ việc
I. Mục tiêu.
 1. Nhận biết được sự giống nhau, khác nhau giữa biên bản về một vụ việc với biên bản một cuộc họp.
 2. Biết làm một biên bản về việc cụ ún trốn viện(BT2).
 3. Rèn KN ra quyết định, giải quyết vấn đề; KN hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản vụ việc.
II. Đồ dùng dạy- học: - Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy- học .
 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - 3 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của một em bé.
 - Nhận xét bài làm của HS.
 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: GV Nêu mục đích, y/c bài học
 b. Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc YC và ND bài tập
- Yêu cầu HS làm theo cặp. GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi HS làm ra giấy, dán lên bảng, đọc. HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
GV cùng cả lớp nhận xét, sửa chữa để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- Gọi HS đọc lại sự giống và khác nhau đó.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài. - 2 HS tiếp nối nhau đọc to.
- 1 HS làm giấy to, cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS tự làm.Gợi ý HS dựa vào biên bản về việc mèo Vằn ăn hối lộ của nhà chuột và phần gợi ý trong SGK để làm bài.
 3-5 HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS đọc bài.
- GV nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu .
- GV đọc cho HS nghe ví dụ về biên bản
( sách TKBG)
Tập làm văn
làm biên bản một vụ việc
Bài tập 1:
Sự giống nhau
- Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.
- Phần mở đầu: Có tên biên bản, có quốc hiệu tiêu ngữ.
- Phần chính: Cùng có ghi:
+ Thời gian
+ Địa điểm.
+ Thành phần có mặt.
+ Nội dung sự việc.
- Phần kết: Cùng có ghi
+ Ghi tên.
+Chữ ký của người có trách nhiệm.
Sự khác nhau
- Biên bản cuộc họp có: Báo cáo, phát biểu.
- Biên bản một vụ việc có: Lời khai của những người có mặt.
Bài tập 2: Lập biên bản cụ ún trốn viện.
4.Củng cố: - HS nhắc lại ND bài. Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: - HSTB về nhà hoàn thành biên bản và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Đ32.Tơ sợi 
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết một số tính chất của tơ sợi .
 - Nêu một số công dụng, cách bảo quả các đồ dùng bằng tơ sợi.
 - Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
II. Đồ dùng: 
 - tranh ảnh minh hoạ SGK - Phiếu học tập.
 - Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu tính chất của của chất dẻo, chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? 
 - GV NX cho điểm HS
2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: GV Nêu mục đích, y/c bài học
 b. Nội dung: 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ1 Tìm hiểu Nguồn gốc của một số loại tơ sợi 
 - HS Tl theo cặp : 
- HS QS hình trong SGK và cho biết những hình nào liên quan đến việc làm ra sợi đay, làm ra tơ tằm, sợi bông. 
+H1 phơi đay liên quan đến việc làm ra sợi đay.
+ H2 Cán bông liên quan đến việc làm ra sợi bông.
+ H3: Kéo tơ liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
? Sợi bông, sợi đay, sợi tơ tằm, sợi lanh, loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật
GV kết luận Có nhiều loại tơ sợi khác nhau làm ra các loại sản phẩm khác nhau. Sợi đay, tơ tằm, lanh , bông gọi là tơ sợi tự nhiên, có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. Có tơ sợi nhân tạo được tổng hợp từ CN hoá học .
 HĐ2: Tìm hiểu Tính chất của tơ sợi .
-YC HS đọc thông tin SGKvà làm TN
-Vải các loại , diêm, bát nước. 
- Các nhóm làm TN quan sát các hiện tượng xảy ra và kết quả của TN và ghi vào phiếu
- Gọi nhóm làm song trước dán phiếu 
lên bảng và trình bày
- Các HS khác NX bổ sung.
- Gọi HS đọc thông tin trong SGK 
- GV kết luận như SGK.
Khoa học
 Tơ sợi
1. Nguồn gốc của một số loại tơ sợi: 
- KL : Có nhiều loại tơ sợi khác nhau làm ra các loại sản phẩm khác nhau. Sợi đay, tơ tằm, lanh , bông gọi là tơ sợi tự nhiên, có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. Có tơ sợi nhân tạo được tổng hợp từ CN hoá học .
 2. Tính chất của tơ sợi:
+ Sợi bông: thấm nước có thể dàn mỏng, nhẹ như màn .
+ Sợi đay: thấm nước, bền, dùng làm buồm, vảiđệm ghế.
+ Tơ tằm: óng ả, nhẹ nhàng.
+ Tơ sợi nhân tạo: ko thấm nước dai, mềm, ko nhàu.
3. Củng cố: - Nhận xét tiết học. 
4. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài sau.
Nhận xét, ký duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc