Giáo án Lớp 5 - Tuần học 1 - Trường tiểu học Phổ Quang - Huỳnh Tấn Nhanh

Giáo án Lớp 5 - Tuần học 1 - Trường tiểu học Phổ Quang - Huỳnh Tấn Nhanh

-Biết được thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược,Trương Định là thủ lĩnh nỗi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì.Nêu sự kiện chủ yếu về Trương Đinh không tuân theo lệnh vua,cùng nhân dân chống Pháp.

+Trương Định quê ở Bình Sơn Quảng Ngãi

+Triều đình ký hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp

+Trương Định không tuân theo lời vua

-Biết các đường phố , trương học ở địa phương mang tên Trương Định

II- Đồ dụng dạy học:

 

doc 40 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1056Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần học 1 - Trường tiểu học Phổ Quang - Huỳnh Tấn Nhanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:	Thứ tư ngày 18 tháng 8 năm 2010
Lịch sử
“ Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định
I- Mục tiêu: 
-Biết được thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược,Trương Định là thủ lĩnh nỗi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì.Nêu sự kiện chủ yếu về Trương Đinh không tuân theo lệnh vua,cùng nhân dân chống Pháp.
+Trương Định quê ở Bình Sơn Quảng Ngãi
+Triều đình ký hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp
+Trương Định không tuân theo lời vua 
-Biết các đường phố , trương học ở địa phương mang tên Trương Định
II- Đồ dụng dạy học:
- Hình trong SGK phóng to (nếu có thể)
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập
III- Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1: 
Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bài, dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ? 
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ?
Hoạt động 2: 
Làm việc theo nhóm
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm giải quyết một ý
- HS làm việc với phiếu học tập
Hoạt động 3: 
Làm việc cả lớp
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Cả lớp nhận xét
Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò 
Làm việc cả lớp 
- GV nhấn mạnh những kiến thức cần nắm được theo 3 ý đã nêu
- GV đặt vấn đề, HS thảo luận chung cả lớp
+ Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp?
+ Em biết gì thêm về Trương Định?
+ Em có biết đường phố, trường học nào mang tên Trương Định? 
Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS ghi nhớ những điều đã học
Lịch sử
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
I,Mục tiêu: 
- Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với monh muốn lam cho đất nước giàu mạnh :
+ Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước
+ thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai \, khoáng sản 
+ Mở các trường học đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc 
II- Đồ dụng dạy học:
- Hình trong SGK 
III- Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1: 
Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bài
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
+ Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không? Vì sao?
+ Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.
Hoạt động 2: 
Làm việc theo nhóm
- HS thảo luận theo nhóm 4, trả lời các câu hỏi trên
Hoạt động 3: 
Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp nhận xét
Hoạt động 4:
Làm việc cả lớp 
? Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?
- HS thảo luận biết được:
Trước hoạ xâm lăng, bên cạnh những người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí đứng lên chống Pháp như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, ... còn có những người đề nghị canh tân đất nước, mong muốn dân giàu, nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ.
Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS ghi nhớ những điều đã học
Lịch sử
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
I- Mục tiêu: 
- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức.
- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương: Phạm Bành- Đinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật ( Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Hương Khê)
- Nêu tên một số đừờng phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong, ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên
II- Đồ dụng dạy học:
- Hình trong SGK .
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.
- Phiếu học tập
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III- Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1: 
Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu một số nét chính về tình hình nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nước ta. Tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục. Lúc này, các quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành hai phái: phái chủ chiến và phái chủ hoà.
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình nhà Nguyễn.
+ Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
+ Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.
+ Ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế.
Hoạt động 2: 
Làm việc theo nhóm
- HS thảo luận theo nhóm 6, mỗi nhóm thảo luận 1 nhiệm vụ
Hoạt động 3: 
Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp nhận xét
- GV nhấn mạnh: 
+ Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng núi Quảng Trị ( trong xã hội phong kiến, việc đưa vua và đoàn tuỳ tùng ra khỏi kinh thành là một sự kiện hết sức hệ trọng ).
+ Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “Cần vương”, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp.
+ Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu; giới thiệu hình ảnh một số nhân vật lịch sử.
Hoạt động 4:
Làm việc cả lớp 
- GV nhấn mạnh những kiến thức của bài
? Em biết gì thêm về phong trào Cần Vương?
? Em biết ở đâu có đường phố, trường học, ... mang tên các lãnh tụ trong phong trào Cần vương ?
Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS ghi nhớ những điều đã học
Lịch sử
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
I- Mục tiêu: 
- Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+ Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt
+ Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân
II- Đồ dụng dạy học:
- Hình trong SGK 
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III- Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1: 
Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bài
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
+ Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam trong thời kì này.
Hoạt động 2: 
Làm việc theo nhóm
- HS thảo luận theo nhóm 4, thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành kinh tế nào chủ yếu? Sau khi thực dân Pháp xâm lược, những ngành kinh tế nào mới ra đời ở nước ta? Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế?
+ Trước đây, xã hội Việt Nam chủ yếu có những giai cấp nào? Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới nào? Đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam ra sao?
Hoạt động 3: 
Làm việc cả lớp
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện phần trả lời của HS
Hoạt động 4:
Làm việc cả lớp 
- Tổng hợp ý kiến của HS
- GV nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỉ XX
Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS ghi nhớ những điều đã học
Lịch sử
Phan Bội Châu và phong trào Đông du
I- Mục tiêu: 
Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An.
Phan Bội Châu lớn lên khi đến nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc
+ Từ năm 1905-1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du
II- Đồ dụng dạy học:
- Hình trong SGK 
- Bản đồ thế giới ( để xác định vị trí Nhật Bản )
- Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
III- Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1: 
Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bài
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
+Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?
+Kể lại những nét chính về phong trào Đông du.
+Ý nghĩa của phong trào Đông du.
Hoạt động 2: 
Làm việc theo nhóm
- HS thảo luận theo nhóm 4
Hoạt động 3: 
Làm việc cả lớp
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét
- Bổ sung: 
+ GV giới thiệu về Phan Bội Châu
+ ? Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp?
- HS tìm hiểu về phong trào Đông du
- ? Phong trào Đông du kết thúc như thế nào?
- ? Tại sao Chính phủ Nhật Bản thoả thuận với Pháp chống lại phong trào Đông du, trục xuất Phan Bội Châu và những người du học? 
Hoạt động 4:
Làm việc cả lớp 
- GV nhấn mạnh những nội dung chính
- Nêu YC HS tìm hiểu thêm:
+ Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào tới phong trào cánh mạng ở nước ta đầu thế kỉ XX?
+ Ở địa phương có những di tích về Phan Bội Châu hoặc đường phố trường học mang tên Phan Bội Châu không ?
Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS ghi nhớ những điều đã học
Lịch sử
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
I- Mục tiêu: 
Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước
II- Đồ dụng dạy học:
- Ảnh về quê hương Bác Hồ, bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX
- Bản đồ hành chính Việt Nam
III- Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1: 
Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Tìm hiểu về gia đình, quê hương của Nguyễn Tất Thành 
+ Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?.
+Quyết tâm của Nguyễn Tất Thành muốn ra nước ngoài để tìm đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
Hoạt động 2: 
Làm việc theo nhóm
- Thảo luận nhiệm vụ 1
- HS phát biểu, cả lớp bổ sung ý kiến 
- GV chốt ý bổ sung hoàn thiện
- HS đọc SGK 
- Trả lời câu hỏi: Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì?
Hoạt động 3: 
Làm việc theo nhóm
- HS thảo luận nhiệm vụ 2,3
- HS báo cáo kết quả thảo luận
- GV kết luận
Hoạt động 4: 
Làm việc cả lớp
- HS xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ. Kết hợp với ảnh bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX
- GV giới thiêụ sự kiện ngày 5-6-1911
Hoạt động 5:
Làm việc cả lớp 
- GV nhấn mạnh những nội dung chính
- Nêu YC HS tìm hiểu thêm:
+ Thông qua bài học, em hiểu Bác Hồ là người như thế nào?
+ Nêú không có việc Bác Hồổa đi tìm đường cứu nước, thì nước ta sẽ như thế nào? ... iệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri (nếu có)
III- Các hoạt động dạy - học:
	1. Kiểm tra bài cũ: GV YC HS trả lời: 	 
- Trong 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ, quân ta đã thu được những kết quả gì?
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
	2. Dạy bài mới
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1:
 (Làm việc cả lớp)
GV giới thiệu bài
- Gv nêu tình hình dẫn đến việc kí Hiệp định Pa-ri
+ GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
Tại sao Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri?
Lễ kí Hiệp định diễn ra như thế nào ?
Nội dung chính của Hiệp định.
Việc kí kết đó có ý nghĩa gì?
Hoạt động 2(Làm việc theo nhóm 4 )
- HS thảo luận về lí do buộc Mĩ phải kí Hiệp định theo gợi ý:
. Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu?
. Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
Lớp nhận xét
HS thuật lại diễn biến lễ kí kết.
Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri.
Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm đôi )
HS nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam.
HS đọc SGK, thảo luận
Kết luận
. Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam.
. Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược đế quốc Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp ) 
- Gv nhắc lại câu thơ chúc tết năm 1969 của Bác Hồ
 “Vì độc lập, vì tự do.
 Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào”.
Nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri.
Hoạt động nối tiếp
 Yêu cầu HS ghi nhớ ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri.
Lịch sử
Tiến vào Dinh Độc lập
I- Mục tiêu:
- Biết ngày 30-4-1975 quân ta giải phóng Sài Gòn kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn thống nhất
II- Đồ dùng dạy học:
 Ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân 1975 (ảnh tư liệu gắn với địa phương, nếu có)
	Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975.
III- Các hoạt động dạy - học:
	1. Kiểm tra bài cũ: GV YC HS trả lời: 	 
- Lễ kí Hiệp định diễn ra như thế nào?
- Nêu nội dung chính của Hiệp định?
	2. Dạy bài mới
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1:
 (Làm việc cả lớp)
GV giới thiệu bài
+ GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
Thuật lại sự kiện tiêu biểu của chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30/4/1975.
Hoạt động 2(Làm việc cả lớp )
GV tường thuật lại sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc lập.
GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
+ Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc lập thể hiện điều gì?
HS tường thuật cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc lập.
1HS đọc SGK.
Diễn tả lại cảnh cuối cùng khi Nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm 4 )
Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30/4/1975.
GV nêu câu hỏi – Các nhóm thảo luận, rút ra kết luận:
+ Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc (như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ)
+ Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam; chấm dứt 21 năm chiến tranh.
+ Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp ) 
GV nêu nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Hoạt động nối tiếp
 Yêu cầu HS ghi nhớ ý nghĩa lịch sử ngày 30/4/1975.
Lịch sử
Hoàn thành thống nhất đất nước
I- Mục tiêu:
Biết tháng 4 -1976 , Quốc hôi chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976
II- Đồ dùng dạy học:
 Ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI, năm 1976.
III- Các hoạt động dạy - học:
	1. Kiểm tra bài cũ: GV YC HS trả lời: 	 
- Thuật lại sự kiện tiêu biểu của chiến dịch giải phóng Sài Gòn
- Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30/4/1975.
	2. Dạy bài mới
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1:
 (Làm việc cả lớp)
GV giới thiệu bài
+ GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
Cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất (Quốc hội khoá VI) diễn ra như thế nào?
Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI.
Ý nghĩa của cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI
Hoạt động 2(Làm việc theo nhóm 4 )
GV nêu thông tin về cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta. (6/01/1946) , từ đó nhấn mạnh ý nghĩa của lần bầu cử Quốc hội khoá VI.
Các nhóm nêu rõ không khí tưng bừng của cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI.
Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm 4 )
Tìm hiểu quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, năm 1976.
Các nhóm trao đổi tranh luận đi tới thống nhất các ý: 
+ Tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội, Chính phủ.
Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp ) 
- HS thảo luận làm rõ các ý: Những quyết định của kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì?
Hoạt động 5: (Làm việc cả lớp ) 
GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Quốc hội khoá VI .
HS nêu cảm nghĩ về cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất.
Hoạt động nối tiếp
 Yêu cầu HS ghi nhớ Ý nghĩa của cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI
Lịch sử
Xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân hai nước Việt-Xô.
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước : cung cấp điện, ngăn lũ.
II- Đồ dùng dạy học: Ảnh tư liệu về Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Bản đồ hành chính VNam.
III- Các hoạt động dạy - học:
	1. Kiểm tra bài cũ: GV YC HS trả lời: 	 
Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI.
Ý nghĩa của cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI.
	2. Dạy bài mới
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1:
 (Làm việc cả lớp)
GV giới thiệu bài
+ GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu?
- Trên công trường xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc với tinh thần như t. nào?
- Những đóng góp của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đối với đất nước.
Hoạt động 2 (Làm việc theo nhóm 4 )
HS thảo luận các ý:
+ Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979.
+ Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà Bình.
+ Sau 15 năm thì hoàn thành.
Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm đôi )
- HS đọc SGK.
- Thảo luận về nhiệm vụ 2: Trên công trường xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình , công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc với tinh thần như thế nào?
- HS phát biểu.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 4: (Làm việc cá nhân ) 
- HS đọc SGK. Nêu ý chính vào phiếu học tập.
- Cả lớp thảo luận, GV kết luận:
+ Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
+ Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi tới đồng bằng, nông thôn đến thành phố, phục vụ cho đời sống và sản xuất.
+ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội.
Hoạt động 5: (Làm việc cả lớp ) 
- GV nhấn mạnh : Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống nhất đất nước.
- HS nêu cảm nghĩ sau bài học.
-Nêu một số nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước ta đãvà đang được xdựng
Hoạt động nối tiếp
 Yêu cầu HS ghi nhớ những đóng góp của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đối với đất nước.
Lịch sử
Lịch sử địa phương
I- Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
	Biết được thân thế và sự nghiệp Huỳnh Thúc Kháng
II- Các hoạt động dạy - học:
	1. Kiểm tra bài cũ: GV YC HS trả lời:
	- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu?
	- Những đóng góp của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đối với đất nước.
	2. Dạy bài mới	
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1:
 (Làm việc cả lớp)
GV giới thiệu bài
+ GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
Tiểu sử của Huỳnh Thúc Kháng
Những cống hiến của Huỳnh Thúc Kháng
Hoạt động 2 (Làm việc theo nhóm 4 )
HS thảo luận các ý:
+ Tên thật của Huỳnh Thúc Kháng?
+ Quê quán?
+ Khi học đã đạt những gì?
+ Những cống hiến cho Cách mạng?...
Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp )
- HS thảo luận phát biểu.
- GV nhận xét, bổ sung..
Hoạt động nối tiếp
 Yêu cầu HS ghi nhớ những cống hiến của nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng đã biết và noi gương theo.
Lịch sử
Lịch sử địa phương
I- Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
	Tìm hiểu về khu chứng tích Sơn Mỹ
II- Các hoạt động dạy - học:
	1. Kiểm tra bài cũ: 
	2. Dạy bài mới	
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1:
 (Làm việc cả lớp)
GV giới thiệu bài
+ GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
- Vị trí của khu chứng tích Sơn Mỹ
- Biết được lịch sử của khu chứng tích Sơn Mỹ
Hoạt động 2 (Làm việc theo nhóm )
HS thảo luận các ý:
+ Vị trí địa lí của khu chứng tích Sơn Mỹ.
+ Sơ lược lịch sử khu chứng tích Sơn Mỹ.
+ Di tích và thắng cảnh Quảng Ngãi.
Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp )
- HS thảo luận phát biểu.
- GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nối tiếp
 Yêu cầu HS ghi nhớ và có ý thức bảo vệ chứng tích lịch sử của tỉnh nhà.
Lịch sử
Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
I- Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
- Ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiêú học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy - học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	2. Dạy bài mới
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1:
 (Làm việc cả lớp)
Giới thiệu bài 
GV nêu bốn thời kì lịch sử đã học:
+ Từ năm 1858 đến năm 1945;
+ Từ năm 1945 đến năm 1954;
+ Từ năm 1954 đến năm 1975;
+ Từ năm 1975 đến nay.
- Gv chốt lại và yêu cầu HS nắm những mốc quan trọng
Hoạt động 2(Làm việc theo nhóm) 
- GV chia HS thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm nghiên cứu, thảo luận ôn tập một thời kì theo 4 nội dung:
+ Nội dung chính của thời kì;
+ Các niên đại quan trọng;
+ Các sự kiện lịch sử chính; 
+ Các nhân vật tiêu biểu. 
- HS thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm khác nêu ý kiến, thảo luận.
- Gv nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
- GV nêu: Từ sau 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hoạt động nối tiếp
Nhận xét tiết học và dặn dò HS cho tiết kiểm tra học kì tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an su lop 5.doc