Giáo án Lớp 5 - Tuần học 13 năm 2010

Giáo án Lớp 5 - Tuần học 13 năm 2010

Mục tiêu: HS biết:

- Thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.

- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

+ HS K,G làm thêm bài 3; bài 4b (nếu còn thời gian).

II. Đồ dùng: Bảng nhóm.

 

doc 11 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần học 13 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 61: luyện tập chung (Tr 61)
I. Mục tiêu: HS biết: 
- Thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
+ HS K,G làm thêm bài 3; bài 4b (nếu còn thời gian). 
II. Đồ dùng: Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ:
- HS phát biểu quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
B.Bài mới:
1HĐ 1: Giới thiệu bài.
GV nêu mục tiêu của giờ học.
2.HĐ 2: Luyện tập.
+Bài 1: Tr 61
- Rèn kĩ năng cộng, trừ , nhân STP.
- HĐ cá nhân.
+ HS đọc yêu cầu của bài.
(3 HS nối tiếp nêu quy tắc cộng, trừ, nhân STP)
HS lần lượt làm bài (Gọi 3 HS lên bảng )
- GV, HS chữa bài yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
+Bài 2:
- Củng cố quy tắc nhân nhẩm một STP với 10; 10; 1000... và nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001...
- HĐ nhóm 4 theo dãy.
- Bảng nhóm.
+ GV nêu yêu cầu của bài:
- HS làm dưới hình thức thi đua. Mỗi dãy 1 cột. HS làm xong, làm tiếp phần còn lại.
+ Khi chữa bài, GV cho HS nhận xét kết quả nhân cùng 1 STP với 10; 100; 1000,... và với 0,1; 0,01; 0,001...
- 2 HS nêu lại 2 quy tắc đã học.
+Bài 4: Phần a
 - HS nhận ra tính chất Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
- HĐ nhóm 4 theo dãy.
- Bảng nhóm.
+ HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
GV kẻ bảng như SGK phần a, yêu cầu HS tự tính kết quả : chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 dòng.
- HS nối tiếp lên điền kết quả .
- GV, HS xác nhận kết quả đúng.
+ HS (không nhìn sách) rút ra tính chất một tổng nhân với một số các STP bằng lời và dạng TQ:
( a+ b) c = a c + b c
- Vài HS nhắc lại tính chất một tổng nhân với một số. 
+ Bài 3; bài 4b:
* HS làm bài (nếu còn thời gian). 
C. Củng cố:
+ Một HS nêu lại tính chất một tổng nhân với một số.
- GV nhận xét đánh giá giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
LịCH Sử
THà HI SINH TấT Cả CHứ KHÔNG CHịU MấT NƯớC
I. Mục tiêu: 
- Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
+ Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta dành được độc lập nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
+ Rạng sáng ngày 19-12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
+ Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.
II. Đồ dùng: - Tranh, ảnh tư liệu. 
 - Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:
1.HĐ1: Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta.
- HĐ cả lớp.
- Tranh ảnh minh họa.
2.HĐ2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- HĐ nhóm đôi, cả lớp.
- Trích đọc 1 đoạn trong lời kêu gọi của Bác.
 3.HĐ3: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
- HĐ nhóm 4, cả lớp.
- Giới thiệu một số ảnh tư liệu. 
C. Củng cố :
- Vì sao nói : Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc” ?
+ HS HS đọc và TLCH trong SGK.
- Đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ.
- Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng.
- Ngày 18-12-1946 chúng ..... cho thấy thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.
+ HS đọc SGK từ Đêm 18 rạng 19-12-1946 đến nhất định không chịu làm nô lệ.
GV nêu câu hỏi: Điền vào chỗ chấm:
- Đêm 18 rạng sáng 19-12-1946
- ... Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ HS lắng nghe.
- Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra?
- HS quan sát, trả lời.
- HS theo dõi, nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên kháng chiến với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
+ Nhận xét về tinh thần quyết tử của quân và dân Hà Nội.
- Dặn HS xem lại bài+ Chuẩn bị bài tiết sau
- Nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
khoa học
Tiết 25 : nhôm
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết một số tính chất của nhôm. Nêu một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống. 
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng.
- HS có ý thức bảo quản các đồ dùng trong gia đình.
II. Đồ dùng: Một số dụng cụ đồ dung được làm từ nhôm.
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra kiến thức bài "Đồng và hợp kim của đồng”.
B.Bài mới: 
1.HĐ 1: Giới thiệu bài 
2.HĐ 2: Nguồn gốc và t/c của nhôm, hợp kim của nhôm. 
- HS quan sát và phát hiện một vài t/c của nhôm, nêu được nguồn gốc và t/c của nhôm, hợp kim của nhôm. 
- HĐ nhóm 4, cả lớp.
- Tranh ảnh, các đồ dùng bằng nhôm và hợp kim của nhôm.
+ KL: Như SGK.
3.HĐ 3: ứng dụng của nhôm, cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm và hợp kim của nó.
- HĐ nhóm đôi, cả lớp.
- Tranh ảnh, các đồ dùng bằng nhôm.
C. Củng cố: 
+ GV nêu mục tiêu của bài học. 
+ GV t/c cho HS quan sát đồ dùng được làm bằng từ nhôm HS mang đến lớp thảo luận mô tả: Màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng được làm từ nhôm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
+ GVKL: Các đồ dùng được làm từ nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
+ GV giao nv: Dựa vào thông tin SGK và QS vật thật hoàn thành các câu hỏi SGK/ 53.
- HS trình bày kq2 (t/c của nhôm và hợp kim của nhôm)
+ KL: T/C của nhôm và hợp kim nhôm.
 - Y/C HS thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên các đồ dùng khác được làm từ nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng đó.
GVKL: Nêu thêm các đồ dùng được làm từ nhôm, hợp kim của nhôm và cách bảo quản.
+ HS nêu ND cần ghi nhớ sau bài học.
- GVhệ thống ND bài.
Về ôn lại bài. CB bài sau.
Hoạt động ngoài giờ
(Dạy bù tiết Tin học)
 Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 62: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: HS biết :
- Thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
* HS làm thêm bài 3a (nếu còn thời gian). 
II. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS phát biểu quy tắc nhân một số với một tổng.
Làm bài 4b trang 61.
B.Bài mới:
1.HĐ 1: Giới thiệu bài.
+ GV nêu mục tiêu của bài học.
2.HĐ 2: Luyện tập.
+Bài 1: SGK(Tr 62)
- Rèn kĩ năng thực hiện thứ tự các phép tính trong dãy tính.
+ GV tổ chức cho HS làm bài và chữa bài.
- HS lên bảng thực hiện để rèn thứ tự thực hiện các phép tính.
 - GV, HS chữa bài, củng cố.
+Bài 2:
- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
- HĐ nhóm đôi, cả lớp.
+ Tổ chức hs làm bài 2.
 Gợi ý tính bằng hai cách 
- HS làm bài, hai HS lên bảng. GV giúp đỡ HS yếu.
- GV tổ chức chữa bài cho HS, củng cố tính chất...
+Bài 3b:
- Củng cố một số tính chất đã học, áp dụng vào tính nhanh.
- HĐ nhóm 6.
- Trò chơi: Đoán số.
+ Tổ chức cho HS làm bài.
- GV nêu yêu cầu, luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi trò đoán số, yêu cầu HS giải thích.
- GV nêu đáp án đúng.
+Bài 4: Giải toán về quan hệ tỉ lệ với cách giải rút về đơn vị.
- HĐ nhóm đôi, cả lớp.
+ HS đọc đề, xác định dạng toán.
- Y/C HS tóm tắt, phân tích bài toán và giải bài toán vào vở.
- Gv theo dõi gợi ý giúp đỡ HS làm bài.
- GV chấm chữa bài, củng cố dạng toán quan hệ tỉ lệ với cách giải rút về đơn vị.
+Bài 3a:
+ HS làm bài (nếu còn thời gian). 
C. Củng cố:
+ GV nhận xét đánh giá tiết học .
Chuẩn bị bài sau.
Toán (tăng)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kĩ năng nhân 1STP với 1STP, nhân nhẩm 1STP với 10,100,
1000... và nhân nhẩm với 0,1 ; 0,01 ; 0,001...
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính; nhân nhẩm, tính nhanh và vận dụng giải toán.
II.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: KT bài tập giao về nhà của học sinh.
B.Bài mới: 
1.HĐ 1: Giới thiệu bài.
+ GVnêu mục tiêu của bài học.
2.HĐ 2 : Luyện tập.
+ Bài 1: Đặt tính và tính. 
 42,52 7,21 4,52 67,03
 18,97 2,8 12,5 0,56
 1,2 0,253 6,9 5,413
- Củng cố cách đặt tính và tính nhân STP với STP. Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để đặt tính và nhân cho gọn.
+ HS đọc và nêu yêu cầu của bài .
- HS tự thực hiện nhiệm vụ của mình.
- GVgợi ý HS vận dụng tính chất giao hoán trong khi làm bài.
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp.
- GV, HS chữa bài, củng cố kiến thức.
+ Bài 2 : Tính nhanh
 a) 7,82 0,25 40
 3,55 1,5 + 6,45 1,5
 b) 54,9 99 + 54,9 + 0,9
 20,09 1,54 (15,32 - 10 + 5,32)
- Củng cố vận dụng tính chất đã học để tính nhanh.
+ HS đọc yêu cầu của bài. 
GV gợi ý giúp đỡ HS vận dụng tính chất đã học để thực hiện.
- HS tự hoàn thành bài (2HS làm bảng lớp). Cả lớp làm vào vở.
- GV, HS chữa bài, củng cố dạng bài.
- Nhận xét chốt kết quả đúng.
+ Bài 3: Nhân nhẩm.
 12,4 10 5,4 0,1
 69,8 100 69,3 0,01
 97,45 1000 67,1 0,001
+ Củng cố nhân nhẩm 1 STP với 10; 100; 1000....0,1; 0,01 ; 0,001.
+ HS nêu lại cách nhân nhẩm.
- GV chia lớp thành 2 đội. Tổ chức chơi trò chơi tiếp sức "Ai nhanh, ai đúng".
- GVvà học sinh nhận xét, đánh giá, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
+ Bài 4: Một mảnh vườn HCN có chiều dài là 37,8 m, chiều rộng kém chiều dài 7,2 m
a) Tính chu vi của mảnh vườn đó.
b) Tính diện tích mảnh vườn đó.
- Vận dụng vào giải toán có lời văn.
- HĐ nhóm đôi, cá nhân.
+ HS đọc, phân tích dữ kiện của bài toán theo cặp.
- HS trình bày vào vở .
- GV chấm, chữa bài, củng cố công thức tính chu vi và diện tích của HCN. 
C. Củng cố:
+ GV hệ thống nội dung bài .
- Về tự lấy ví dụ và thực hiện.
Toán (tăng)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp, nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính nhanh và giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học:
1.HĐ 1: Giới thiệu bài.
+ GVnêu mục tiêu của bài học.
2.HĐ 2 : Luyện tập.
+ Bài 1: Đặt tính và tính. 
 42,52 + 7,21 4,52 + 67,03
 18,97 - 2,8 12,57 0,6
 1,2 - 0,253 6,925 5,4
- Củng cố cách đặt tính và tính cộng, trừ nhân STP với STP. 
+ HS đọc và nêu yêu cầu của bài .
- HS tự thực hiện nhiệm vụ của mình.
- GVgợi ý HS vận dụng các quy tắc đã học để làm bài.
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp.
- GV, HS chữa bài, củng cố kiến thức.
+ Bài 2 : Tính nhanh.
 a) 7,39 0,125 80
 2,75 0,18 + 6,25 0,18 + 0,18
 b) 14,92 101 - 14,92 
 0,4 9,42 + 0,4 0,58
- Củng cố vận dụng tính chất đã học để tính nhanh.
+ HS đọc yêu cầu của bài. 
GV gợi ý giúp đỡ HS vận dụng tính chất đã học để thực hiện.
- HS tự hoàn thành bài (2HS làm bảng lớp).
- GV, HS chữa bài, củng cố dạng bài.
- Nhận xét chốt kết quả đúng.
+ Bài 3: Tính nhẩm.
 12,04 10 5,4 0,1
 64,8 100 9,3 0, ... 
*VD 2: 72,58 : 19 = ?
 72,58 19
 15 5 3,82
 38 	 
 0
- HĐ cá nhân.
+Vận dụng làm VD 2.
- HS làm việc cá nhân. Nêu cách thực hiện chia.
- HS nêu quy tắc chia một số thập phân với một STN.
-Vài HS đọc quy tắc. HS lớp nhẩm cho thuộc.
- Khuyến khích HS tự lấy VD, trình bày (chỉ yêu cầu các em lấy VD chia cho số có một, 2 chữ số)
3.HĐ 3 : Luyện tập, thực hành.
+Bài 1:
 - Củng cố quy tắc chia 1STP cho 1 số STN.
- HĐ cá nhân.
+ HS nêu yêu cầu của bài.
- 4 HS lên bảng. GV giúp đỡ HS làm bài.
- GV, HS chữa bài, củng cố cách đặt tính, đánh dấu phẩy.
+Bài 2: 
- Củng cố dạng toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- HĐ nhóm đôi, cả lớp.
+ HS nêu yêu cầu của bài
- 1 HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép nhân.
- HS tự làm bài (2 HS lên bảng).
GV, HS chữa bài, củng cố dạng toán.
+Bài 3:
* HS làm bài (nếu còn thời gian). 
C. Củng cố:
+ HS nhắc lại cách chia số TP cho số tự nhiên.
- GV nhận xét chung tiết học. Chuẩn bị bài sau.
địa lí
Công nghiệp (tt)
I. Mục tiêu:
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:
+Công nghiệp phân bố rộng khắp đắt nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển. Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành CN khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là HN và TPHCM.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của CN.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ HN, TPHCM, Đà Nẵng,
Tự hào về các ngàng công nghiệp nước ta đã theo kịp các nước trên thế giới.
II.Đồ dùng: - Bản đồ, lược đồ CN Việt Nam. Bảng phụ.
 - Tranh ảnh một số ngành công nghiệp
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:
1. HĐ1: Sự phân bố các ngành công nghiệp.
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.
- HĐ nhóm đôi, cả lớp.
- Lược đồ SGK.
2. HĐ2: Sự tác động của tự nhiên, dân số đến sự phát triển của 1 số ngành công nghiệp.
- HĐ nhóm 4, cá nhân.
- Bản đồ, lược đồ CN Việt Nam, bảng phụ.
3. HĐ3: Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta.
- HĐ nhóm 4, cá nhân.
- Tranh ảnh một số ngành công nghiệp của nước ta. Hình 4 SGK.
C. Củng cố :
- Ngành công nghiệp giúp ích gì cho đời sống nhân dân?
+ GV nêu yêu cầu:
- HS quan sát H3- SGK và cho biết tên, tác dụng của lược đồ.
- Tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a- pa- tít, nhiệt điện, thủy điện?
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời.
+ GV treo bảng bài tập nối 1 ý ở cột A và một ý ở cột B sao cho phù hợp. (bảng phụ)
- HS trình bày kết hợp chỉ bản đồ.
- HS sắp xếp các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng. GV chốt ý đúng.
- HS nêu kết quả. GV kết luận: 
+ GV nêu yêu cầu:
- Nêu những điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước?
- Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển?
- HS thảo luận nhóm 4. Quan sát lược đồ, hình 4 (SGK) và trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày(... do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ)
- GV nhận xét, kết luận.
+ Xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học. 
khoa học
Tiết 26: đá vôi
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
- Quan sát, nhận biết đá vôi.
- Biết ích lợi của đá vôi trong thực tế.
II. Đồ dùng: - Một số mẫu đá vôi, đá cuội , a xít. Tranh về một số hang động.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu tính chất của nhôm, cách bảo quản các đồ dùng làm bằng nhôm (hợp kim của nhôm trong gia đình.
B.Bài mới :
1.HĐ 1: Giới thiệu bài. 
+ GV nêu mục tiêu của giờ học.
2.HĐ 2: Làm việc với các thông tin, tranh ảnh sưu tầm được.
- HS kể tên một số vùng đá vôi cùng hang động của chúng và nêu công dụng của đá vôi.
- HĐ nhóm 6, cả lớp.
- Tranh ảnh HS sưu tầm theo yêu cầu.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ. 
- Nhóm trưởng tập hợp tranh vẽ vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của chúng mà nhóm mình sưu tầm được (g/ thiệu trước lớp).
- Nếu nhóm nào không sưu tầm được thì yêu cầu các em kể tên 1 số vùng núi đá vôi mà em biết.
- GV tổ chức các nhóm bổ sung cho nhau.
+GVKL, giới thiệu thêm một số hang động nổi tiếng của nước ta ... và công dụng của đá vôi trong thực tế.
3. HĐ 3 : Làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình.
- HS quan sát, nhận biết đá vôi. Nêu được một số tính chất của đá vôi.
- HĐ nhóm, cả lớp.
- Phiếu bài tập nhóm, một số mẫu đá vôi, đá cuội, a xít.
+ KL: Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi bị sủi bọt.
+ GV HD HS làm thí nghiệm SGK/ 55, quan sát và tự rút ra KL.
- GVđi từng nhóm giúp đỡ HS.
- Các nhóm báo cáo kết quả. GV ghi tóm tắt : 
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết quả
- Các nhóm nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
-1 HS nêu lại tính chất của đá vôi qua các thí nghiệm.
- GV kết luận, HS nhắc lại. 
C. Củng cố :
+HS liên hệ về công dụng của đá vôi, kết hợp liên hệ thực tế trả lời 2 câu hỏi trang 55 SGK.
- HS nêu ND cần ghi nhớ qua bài học.
- Về tìm hiểu thêm một số hang động, vùng núi đá vôi ở nước ta. Dặn chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 64: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- HS biết một số thập phân cho số tự nhiên.
- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
* HS K,G làm thêm bài 2; bài 4 (nếu còn thời gian). 
II. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
- HS phát biểu quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Lấy VD rồi thực hiện phép tính.
B.Bài mới:
1.HĐ 1: Giới thiệu bài.
GV nêu mục tiêu của giờ học.
2.HĐ 2: Luyện tập.
+Bài 1: (Tr 64)
- Củng cố quy tắc chia 1 STP cho 1 số tự nhiên.
- HĐ nhóm đôi, cả lớp.
+ GV nêu yêu cầu của bài và giao n/vụ:
- 4 HS lên bảng.
- HS làm bài, đổi vở đối chiếu kết quả.
GV, HS chữa bài củng cố cách chia 1STP cho1 số tự nhiên.
- Nhận xét, chốt kết quả.
+Bài 3: (Tr 65)
 - Rèn kĩ năng chia STP cho số tự nhiên trong trường hợp có dư có thể chia tiếp.
- HĐ cá nhân.
+ HS nêu yêu cầu của bài 3.
- HS thực hiện .
- GV chữa bài, nêu chú ý SGK phép chia còn dư muốn chia tiếp ta chỉ việc thêm chữ số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+Bài 2, bài 4 
* HS làm bài 2; bài 4 (nếu còn thời gian). 
C. Củng cố:
+ GV nhận xét chung tiết học.
- Xem trước bài sau “chia một số thập phân cho 10, 100, 1000...”.
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 65: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000...
I. Mục tiêu: 
- Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,... (so sánh với nhân nhẩm STP với 0,1; 0,01; 0,001) và vận dụng để gải bài toán có lời văn.
- HS ý thức tự giác học bài và biết vận dụng kiến thức vào thực hành.
* HS K,G làm thêm bài 2 c, d (nếu còn thời gian). 
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS phát biểu quy tắc nhân nhẩm một số với 10, 100, 1000...
B. Bài mới:
1.HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
2.HĐ 2: Hình thành kiến thức.
- HS nắm được cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000...
+VD1: 213,8 : 10 =?
+VD 2: 89,13: 100 = ?
- HĐ nhóm đôi, cả lớp.
+ Quy tắc: Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái 1, 2, 3 chữ số. (Như nhân STP với 0,1; 0,01; 0,001;...)
+ Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho 10, 100,1000...
- GV nêu VD1: 213,8 : 10 =?
- HS thực hiện và nêu được nhận xét.
- GV nêu câu hỏi: Hai số 213, 8 và 21,38 có điểm nào giống và khác nhau?
+Vậy muốn chia một STP cho 10 ta làm thế nào?
- HS trả lời nêu cách chia nhẩm một STP cho 10. 
- GV, HS nhận xét.
+ VD 2: 89,13: 100 = ? Hướng dẫn HS như VD1.
- HS thực hiện và nêu được cách chia nhẩm một số thập phân cho 100.
+ GV nêu câu hỏi: + Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000.. làm như thế nào?
- HS phát biểu quy tắc chia nhẩm một số thập phân cho 10,100, 1000...
- GV chốt quy tắc, 3 HS nhắc lại.
- GV nêu ý nghĩa của quy tắc này là không cần thực hiện phép chia cũng tìm được kết quả tính bằng cách dịch chuyển dấu phẩy thích hợp. 
- 2 HS lấy ví dụ. Nhận xét, bổ sung.
3.HĐ 3: Thực hành: 
+Bài 1: (Tr 66)
-Củng cố quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100,1000...
- HĐ cả lớp.
+ HS nêu yêu cầu của bài, GV giao nhiệm vụ. 
- HS tự làm bài, HS nối tiếp báo cáo kết quả kết hợp giải thích cách làm.
- GV, HS chữa bài, củng cố cách tính nhẩm.
+Bài 2a, b: -Tính nhẩm rồi so sánh kết quả.
- HS nắm được cách chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 1000... cũng giống như nhân số thập đó với 0,1; 0,01; 0,001...
- HĐ cả lớp.
+ HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thảo luận cặp đôi và làm bài.
- HS báo cáo kết quả.
- GV và HS cùng chữa bài.
- Gợi ý cho HS tự rút ra KL: Chia nhẩm 1 STP với 10, 100, 1000,... cũng giống như nhân nhẩm số thập đó với 0,1; 0,01; 0,001...
- GV chốt kết luận.
+Bài 3:
- Vận dụng giải toán có lời văn.
- HĐ nhóm đôi, cả lớp.
- Tranh SGK.
+ 1 HS đọc bài. Cả lớp quan sát tranh minh họa Tr 66, phân tích bài toán xác định dạng toán.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS làm bảng lớp.
- GV+ HS chữa bài. Chấm nhận xét chung.
+ Bài 2c, d:
+ HS làm bài (nếu còn thời gian). 
C.Củng cố:
+ GV nhận xét chung tiết học
- Dặn học thuộc quy tắc ,chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt 
Tổng kết tuần 13 
I. Mục tiêu:
- Đánh giá nền nếp của HS trong tuần 13.
- Học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của mình, của bạn có hướng rèn luyện.
- Nâng cao ý thức thực hiện nghiêm túc nền nếp của trường, lớp.
+ Giáo dục kĩ năng sống cho HS.
II.Chuẩn bị: Sổ theo dõi nề nếp của HS.
III.Tiến trình sinh hoạt :
1.HĐ 1: Học sinh tự đánh giá.
- GV điều khiển các tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo nền nếp: Học tập, các nề nếp đoàn đội của tổ, lớp trong tuần 13.
- Gọi một số HS chậm tiến bộ tự nhận xét về mình.
- Tổ chức cho HS tự đánh giá và nhận xét lẫn nhau giữa các tổ, cá nhân.
2.HĐ 2: GV đánh giá về các mặt : 
3.HĐ 3: Liên hệ thực tế.
- HS liên hệ thực tế về cách bảo quản đồ dùng làm bằng nhôm trong gia đình; nêu một số công dụng của đá vôi với đời sống hằng ngày; liên hệ về việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình .
- HS tiếp tục nêu các phong tục tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ ở địa phương.
4. Phương hướng tuần 14 : 
- Các đôi bạn học tập thi đua giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Tích cực tham gia trang trí lớp học thân thiện.
- Thực hiện nghiêm túc nền nếp của trường, lớp.
- Luyện tập văn nghệ thật tốt để thi tiếng hát dân ca vào 22- 12.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13 (10-11).doc