Giáo án Lớp 5 - Tuần học 33 năm học 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần học 33 năm học 2011

/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết:

 Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.

 Nêu tác hại của việc phá rừng.

 Giáo dục HS biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Hình minh hoạ trang 134,135 SGK.

- Sưu tầm các tư liệu, thông tin về rừng ở địa phương bị tàn phá & tác hại của việc phá rừng. SGK.

 

doc 53 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần học 33 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 
Thứ hai ngày 2 tháng 05 năm 2011
KHOA HỌC ( tiết 65 ) : TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG
I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết: 
 Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
 Nêu tác hại của việc phá rừng.
 Giáo dục HS biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Hình minh hoạ trang 134,135 SGK. 
- Sưu tầm các tư liệu, thông tin về rừng ở địa phương bị tàn phá & tác hại của việc phá rừng. SGK.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU ( 35 phút ) .
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
A/ Kiểm tra bài cũ : 
“ Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”
 -Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?
 -Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt động của con người những gì?
 - Nhận xét, ghi điểm 
B/ Bài mới : 
1) Giới thiệu bài :
“ Tác động của con người đến môi trường rừng” 
 Hoạt động : 
a) Họat động 1:- Quan sát và thảo luận.
 Mục tiêu: HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
 Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 GV cho các nhóm quan sát các hình trang 134,135 SGK và trả lời các câu hỏi:
+Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
 +Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
 GV theo dõi nhận xét
 Kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường ,
 b) Họat động 2 :Thảo luận.
 Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi: 
Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì?
Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn 
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 -GV theo dõi nhận xét
 Kết luận: Hậu quả của việc phá rừng:
 Khí hậu bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
 Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
 Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
C/Củng cố, dặn dò: 
 : HS trình bày các thông tin, tranh ảnh đã sưu tầm về nạn phá rừng và hậu quả của nó.
 - Nhận xét tiết học.
 - Bài sau : “Tác động của con người đến môi trường đất” 
- HS trả lời, lớp nhận xét 
- HS nghe.
-HS quan sát 134,135 SGK và thảo luận trả lời câu hỏi:
Hình 1 : Con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng cây lương thực, cây ăn quả ,cây công nghiệp 
Hình 2 : Con người phá rừng để lấy chất đốt 
Hình 3 : Phá rừng để lấy gỗ xây nhà, đóng đồ đạc.
+Đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi,đốt than lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng
 +Ngoài nguyên nhân rừng bị tàn phá do chính con người khai thác, rừng bị tàn phá do những vụ cháy rừng, thiên tai 
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình ..
HS nghe
-HS quan sát các hình 5, 6,trang 135 SGK, và tham khảo các thông tin sưu tầm để trả lời
-Đại diện từng nhóm trình bày bình kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- HS lắng nghe.
-HS trình bày, lớp nhận xét 
 .............................................................
Tập đọc ( tiết 65) : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới, hiểu nội dung điều luật: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và XH. 
2. Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài; Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng, ngắt giọng làm rõ từng điều luật, khoản mục.
- Biết liên hệ những điều luật với thực tế, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Thái độ: Có ý thức về quyền, bổn phận của mình với gia đình, xã hội
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh minh hoạ bài học.
III.Các hoạt động dạy học: ( 40 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra:
-Kiểm tra 2HS.
-Gv nhận xét +ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểuvề luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
-GV Hướng dẫn HS đọc.
 ØChia đoạn theo 4 điều luật :15, 16, 17 , 21.
-Luyện đọc các tiếng khó: quyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc
-Gv đọc mẫu toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
GV Hướng dẫn HS đọc.
 ØĐiều 15,16 , 17:
+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ?
Giải nghĩa từ :quyền.
+ Hãy đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
ØĐiều 21:
+ Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.
+ Em đã thực hiện những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục thực hiện ?
-GV đọc mẫu toàn bài.
c/Luyện đọc lại:
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm như mục I
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm Điều 21: 
“ Trẻ em có bổn phận sau đây :
 Vừa sức mình .” Chú ý đọc rõ ràng rành mạch từng khoản mục, ngắt hơi đúng các dấu câu; nhấn giọng: yêu quý, kính trọng, lễ phép, thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ, chăm chỉ, giữ gìn, rèn luyện, thực hiện, tôn trọng, bảo vệ, yêu, giúp đỡ”
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm.
C. Củng cố, dặn dò :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần và thực hiện luật.
-Chuẩn bị tiết sau :Sang năm con lên bảy.
-2HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm, trả lời câu hỏi. 
-HS lắng nghe.
-1HS đọc toàn bài.
-HS đọc thành tiếng nối tiếp.
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
-HS lắng nghe.
-1HS đọc đoạn + câu hỏi 
-HS đọc lướt từng điều luật để trả lời.
+ Điều 15,16 , 17:
Điều 15:
 1/ Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
 2/ Trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu 
Điều 16: 
 1/ Trẻ em có quyền được học tập.
 2/ Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.
Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe 
Điều 16: Quyền học tập của trẻ em 
Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em 
-1HS đọc lướt + câu hỏi.
-HS đọc 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS đọc từng đoạn nối tiếp.
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp.
-HS luyệïn đọc cá nhân, cặp, nhóm.
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
Hiểu luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em , quy định bổn phần của trẻ em đối với gia đình và xã hội .biết liên hệ nhũng điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phần của trẻ em.
-HS lắng nghe.
 ................................................................
TOÁN ( tiết 161 ) : Ôn tập về tính diện tích , thể tích một số hình 
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về tính diện tích, thể tích một số hình. 
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi tóm tắt như SGK, mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC ( 40 phút ) .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/Kiểm tra bài cũ:
Nêu quy tắc công thức tính diện tích hình thang ?
Nêu cách tính chiều cao, tổng 2 đáy của hình thang 
Giải bài tập 4 
Gv nhận xét, ghi điểm 
B/Bài mới :
a)Giới thiệu bài: Ôn tập về diện tích, thể tích một số hình 
b)Hướng dẫn HS ôn tập: 
-GV treo mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương 
-Cho HS nêu qui tắc công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích 
-Cho HS nhắc lại 
-Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-GV hướng dẫn HS tính diện tích quét vôi 
-Gv nhận xét, sửa chữa 
 Bài 2: -Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-Hãy nêu cách tính thể tích cái hộp 
-Nêu cách tính toàn phần của hình lập phương ?
-Cho HS giải 
-Gv nhận xét 
Bài 3:-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-Muốn tính thời gian bơm đầy bể nước cần
 biết gì ?
-Tính thời gian để bơm đầy bể bằng cách nào ?
-Cho HS làm bài vào vở 
-Gv nhận xét, sửa chữa 
C/Củng cố, dăn dò : Nêu qui tắc công thức tính diện tích xung quanh ,diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương . Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở 
Chuẩn bị : Luyện tập 
HS nêu và làm bài tập 
-HS nêu 
-HS nhắc lại 
-HS đọc yêu cầu bài tập 
-HS thảo luận tìm cách tính 
Giải:
Diện tích xung quanh phòng học:
(6 + 4,5 ) x 2 x 4 = 84(m2 )
Diện tích trần nhà:
6 x 4,5 = 27 (m2)
Diện tích cần quét vôi:
84 + 27 - 8,5 = 102,5 ( m2)
Lớp nhận xét 
-HS đọc 
-HS trả lời 
Giải :
a/ Thể tích cái hộp hình lập phương:
10 x 10 x 10 = 1000( cm3)
b/ Diện tích giấy màu cần dán chính là diện tích toàn phần của hình lập phương. Vậy diện tích giấy màu cần dùng:
10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
-HS nhận xét 
-HS đọc 
-HS trả lời theo gợi ý của GV 
Giải :
Thể tích bể nước là:
2 x 1,5 x1 = 3 ( m3)
Thời gian để vòi chảy đầy bể là 
3 :0,5 = 6 (giờ )
HS nhận xét 
 ....................................................................
ĐẠO ĐỨC ( tiết 33 ) : THỰC HÀNH AN TOÀN GIAO THÔNG
I/MỤC TIÊU:-HS biết một số quy tắc chung về thực hành an toàn giao thông 
-Luôn có ý thức chấp hành đúng luật giao thông, cẩn thận khi tham gia giao thông và truyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-HS và GV sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông (tranh đúng và tranh sai luật giao thông)
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ( 35 phút ) .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/Kiểm tra bài cũ:
-HS1: Nêu nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
-HS2: Điều gì sẽ xảy ra khi người vi phạm tai nạn giao thông?
-HS3:Những việc làm để thể hiện an toàn giao thông.
B/Bài mới:
1)Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
Hoạt động 1: Tổ chức triển lãm tranh
-Các nhóm thi triển lãm tranh và nêu nội dung của từng tranh.
-Các nhóm nhận xét
-GV bổ sung
2)Xử trí tình huống:( đóng vai)
-Các nhóm tự đưa ra tình huống của nhóm mình, đóng vai.
Nhóm 1 : Đi xe đạp hàng 3 .
Nhóm 2 : dắt cụ già sang đường .
Nhóm 3 : Một bạn đi xe đạp sai làn đường .
-Qua trò chơi GV giảng dạy cho các em biết xử trí khi tham gia giao thông.
-GV nhậ xét, liên hệ.
C/Củng cố – dặn dò:
-Chuẩn bị tiết 34
-HS trả lời
-Các nhóm thi triển lãm tranh
- Các nhóm đưa ra tình huống của nhóm và đóng vai
-HS nhận xét phần trình bày của các nhóm. 
 ........................................................................
Thứ ba ngày 3 tháng 05 năm 2011
TẬP ĐỌC ( tiết 66 ) : SANG NĂM CON LÊN BẢY
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ khó và nội dung bài: Điều cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, nghỉ hơi đúng nhịp thơ; đọc diễn cảm bài thơ. Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: Yêu cuộc sống, cảnh vật xung quan ...  Để lắp được xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó. 
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
 Trong tiết học trước, các em đã được hướng dẫn các thao tác kĩ thuật lắp xe ben. Hôm nay, các em sẽ thực hành.
2/ Hoạt động 1: HS thực hành lắp xe ben
a) Chọn chi tiết
- GV yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
b) Lắp từng bộ phận
- GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe ben.
- GV yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm HS lắp sai và còn lúng túng.
c) Lắp ráp xe ben (H.1 – SGK)
- GV cho HS lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK. 
3/ Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- GV nêu lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
4/ Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét sự chuẩn bị của HS .
- GV nhắc HS về nhà thực hành lắp xe ben cho tốt.
HS trả lời: Cần lắp 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca bin.
- HS lắng nghe.
- HS chọn và xếp chi tiết theo yêu cầu.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS quan sát hình và đọc nội dung trong SGK.
- HS tiến hành lắp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
_____________________________________________
TẬP LÀM VĂN ( tiết 68 ) : TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
 I. Mục tiêu :
 - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người .
 - Biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. 
 - Nghe, học tập những bài văn hay .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả người); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp.
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai (nếu có) hoặc phiếu để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình theo từng loại (lỗi chính tả - dùng từ - đặt câu - diễn đạt - ý) và sửa lỗi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU ( 40 phút ) .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Nhận xét kết quả bài viết của HS:
GV mở bảng phụ đã viết 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả người); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- Những ưu điểm chính:
- Những thiếu sót, hạn chế. 
b) Thông báo điểm số cụ thể 
3. Hướng dẫn HS chữa bài:
GV trả bài cho từng HS.
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng phụ.
- GV gọi một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
- GV yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi trong bài làm và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết. GV chấm điểm những đoạn văn viết hay.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết trả bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau .
- HS nhìn bảng.
-HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Cả lớp tự chữa lỗi trên nháp.
- HS đọc và sửa lỗi theo nhóm 2.
- HS lắng nghe.
- HS chọn và viết lại đoạn văn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết.
____________________________________________
TOÁN ( tiết 170 ) : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
- Biết thực hiện phép nhân, phép chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - Giải đúng các bài tập ở SGK .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ ghi BT3
 - Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ: (3phút) Cho HS nêu 3 dạng toán về tỉ số phần trăm.
2. Dạy bài mới:
 Bài 1: GV cho HS làm bài ở cột 1.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét.
Bài 2: GV cho HS làm bài ở cột 1.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3: GV cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải. Sau đó.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài 4: - GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho làm vào vở
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: về xem lại các bài tập đã làm.
- HS nêu
- 1 HS đọc.
- HS làm bảng:
a) 23905; 
b) ; 
c) 4,7; 
d) 3 giờ 15 phút; 1 phút 13 giây.
- Làm vở:
a) x = 50
b) x = 10
c) x = 1,4
d) x = 4
- Làm vở:
Bài giải
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu là:
2400 : 100 x 35 = 840 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ hai là:
2400 : 100 x 40 = 960 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong hai ngày đầu là:
840 + 960 = 1800 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ ba là:
2400 - 1800 = 600 (kg)
Đáp số: 600 kg
- HS thảo luận nhóm cặp.
Bài giải
Vì tiền lãi bằng 20% tiền vốn, nên tiền vốn là 100% và 1800000 đồng bao gồm:
100% + 20% = 120%
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là:
1800000 : 120 x 100 = 1500000 (đồng)
Đáp số: 1500000 đồng
____________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( tiết 68 ) : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu gạch ngang ) .
I. Mục tiêu : - Biết tác dụng của dấu gạch ngang .
- Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang(BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng(BT2). 
- GDHS sử dụng dấu câu chính xác khi viết .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Hình và thông tin trang 140, 141 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC ( 40 phút ) .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu hai, ba HS đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh - tiết LTVC trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1
- GV cho một HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- GV mời 1 – 2 HS giỏi nói nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang.
- GV mở bảng phụ đã viết nội dung cần ghi nhớ; 1 – 2 HS nhìn bảng đọc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang.
- GV yêu cầu HS đọc từng câu, đoạn văn, làm bài vào VBT. GV phát riêng bút dạ và phiếu kẻ bảng tổng kết cho 3 – 4 HS; nhắc HS chú ý xếp câu có dấu gạch ngang vào ô thích hợp sao cho nói đúng tác dụng của dấu gạch ngang trong câu đó.
- GV cho HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét nhanh.
- GV mời những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2
- GV cho một HS đọc nội dung BT2. 
- GV hướng dẫn cho HS hiểu 2 yêu cầu của bài tập:
+ Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò.
+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.
- GV mời 1 HS đọc đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm mẩu chuyện Cái bếp lò, suy nghĩ, làm bài vào vở; xác định tác dụng của dấu gạch ngang dùng trong từng trường hợp bằng cách đánh số thứ tự 1, 2 hoặc 3.
- GV dán lên bảng tờ phiếu: mời 1 HS lên bảng, chỉ từng dấu gạch ngang, nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp. 
- GV nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nói lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang. - GV nhận xét tiết học.
- 2, 3 HS thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1, 2 HS giỏi trình bày.
- 1, 2 HS đọc lại: 
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu:
1. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
2. Phần chú thích trong câu.
3. Các ý trong một đoạn liệt kê.
- HS làm vở.
- HS phát biểu ý kiến:
1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
à Đoạn a
- Tất nhiên rồi.
- Mặt trăng cũng như vật, mọi thứ đều như vậy
2) Đánh dấu phần chú thích trong câu.
à Đoạn a
- Mặt trăng cũng như vật, mọi thứ đều như vậy - Giọng công chú nhỏ dần, nhỏ dần. (g chú thích đồng thời miêu tả giọng công chú nhỏ dần, nhỏ dần).
Đoạn b
Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.
(chú thích Mị Nương là con gái vua Hùng thứ 18).
3) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
à Đoạn c
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
- Tham gia tuyên truyền, cổ động
- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh
- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ ; giúp đỡ
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm và làm bài vào vở.
- 1 HS trình bày:
+ Tác dụng (2) (đánh dấu phần chú thích trong câu): Trong truyện. chỉ có 2 chỗ dấu gạch ngang được dùng với tác dụng (2)
Chào bác – Em bé nói với tôi. (g chú thích lời chào ấy là của em bé, em chào “tôi”).
Cháu đi đâu vậy ? – Tôi hỏi em. (g chú thích lời hỏi đó là lời “tôi”).
+ Tác dụng (1) (đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại): Trong tất cả các trường hợp còn lại, dấu gạch ngang được sử dụng với tác dụng (1).
+ Tác dụng (3) (đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê): không có trường hợp nào.
- HS lắng nghe.
 .
Sinh hoạt lớp: tuần 34
I. Mục tiêu :
- Giúp HS nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. HS nắm được nội dung công việc tuần tới.
- HS sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật.
II-Đánh giá nhận xét tuần 33:
1. GV nhận xét tình hình tuần 34:
* Nề nếp: HS đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. HS có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc.
 * Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Một số em chuẩn bị tốt .Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học bài, hay quên sách vở .
* Các hoạt động khác : Tham gia các hoạt động của nhà trường đầy đủ. 
2-Kế hoạch tuần 35:
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 .Tích cực ôn tập chuẩn bị thi .
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền qui định của nhà trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 33 34 soan ki.doc