I. MỤC TIÊU
Ở tiết học này, học sinh biết:
- Đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Học sinh khá giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4).
Ngày soạn: 30. 4. 2011 Ngày dạy: 04. 5. 2011 Tuần 33 Thứ hai ngày 04 tháng 5 năm 2011 Tập đọc (tiết 67) LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU Ở tiết học này, học sinh biết: - Đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài. - Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). - Học sinh khá giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh hoạ trang 153 SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi về nội dung bài - Nhận xét, cho điểm HS. 2. Dạy - học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ của bài tập đọc và mô tả những gì vẽ trong tranh. - Giới thiệu: Bài tập đọc Lớp học trên đường trích trong truyện Không gia đình của nhà văn Pháp Héc-to Ma-lô kể về một cụ già nhân từ và một câu bé nghèo ham học. Đây là câu chuyện được nhiều người yêu thích, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, các em cùng học bài để tìm hiểu xem tại sao câu chuyện lại có sức lôi cuốn người đọc như vậy. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a). Hoạt động 1: HDHS luyện đọc - Gọi HS đọc xuất xứ truyện sau bài đọc. - Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài. - Gợi ý HS chia đoạn. - Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài lần 1. - HDHS đọc từ, câu khó, dễ lẫn khi đọc. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2. - Gọi HS đọc phần chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. b). Hoạt động 2: HDHD tìm hiểu bài - GV chia HS thành nhóm, yêu cầu HS trong nhóm cùng đọc bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK. - Gọi 1 HS khá điều khiển lớp. - Câu hỏi tìm hiểu bài. + Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào? + Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh? + Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học. - Giảng: Cậu bé Rê-mi rất ham học. Cuộc đời lưu lạc của cậu đã may mắn gặp được cụ Vi-ta-li. Lớp học của cậu là những bãi đất trống, không có bảng, không bàn ghế, không bút mực . đồ dùng học tập duy nhất là những mảnh gỗ khắc chữ cái. Thời gian học của cậu là những lúc nghỉ chân. Vậy mà trong lòng cậu vẫn say mê học, nung nấu một điều đam mê. Đó là âm nhạc. + Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em? + Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện? - Ghi nội dung chính của bài. c). HDHS luyện đọc diễn cảm. - Yêu cầu 3 HS đọc toàn bài theo vai. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn cuối bài: + Treo bảng phụ. + Đọc mẫu + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Không gia đình, học bài và soạn bài Nừu trái đất thiếu trẻ em. - 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời từng câu hỏi theo SGK. - Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá. - Quan sát và nêu: Tranh vẽ một bãi đất rải những mảnh gỗ vuông, mỗi mảnh khắc một chữ cái. Một cụ già dạy một câu bé đang ghép chữ, con chó và con khỉ ngồi xem. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi đọc thầm. - HS chia 3 đoạn. - HS đọc bài nối tiếp theo từng đoạn. - HS luyện đọc cá nhân. - HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc toàn bài, em khác đọc thầm theo. - Theo dõi GV đọc mẫu. - HS làm việc theo nhóm. - 1 HS lên điều khiển lớp. - Trả lời: + Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống. + Lớp học của Rê-mi có cả một chú chó. Nó cũng là thành viên của gánh xiếc. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ cái, được cụ Vi-ta-li nhặt trên đường. + Những chi tiết cho thấy Rê-mi rất hiếu học: C Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái. C Khi bị thầy chê trách, so sánh với con chó Ca-pi vì chậm biết đọc, từ đó cậu không dám sao nhãng một phút nào. C Khi thầy hỏi có muốn học nhạc không, Rê-mi đã trả lời đó là điều cậu thích nhất. + Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.. + Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp viết vào vở. - HS đọc theo vai, nêu cách đọc toàn bài, từng đoạn. + Theo dõi GV đọc mẫu. + HS luyện đọc theo cặp. - 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. Toán (tiết 166) LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Ở tiết học này, học sinh biết: - Thực hiện giải bài toán về chuyển động đều. - Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - GV mời HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết học trước. - GV nhận xét chữa bài, ghi điểm 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - GV: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập về dạng toán chuyển động đều. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập - GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính quãng đường, vận tốc, thời gian trong toán chuyển động đều. Bài 1 - GV mời HS đọc đề toán. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV mời HS đọc đề toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp. - GV nhận xét bài làm và cho điểm HS. Bài 3: Khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện. - GV mời HS đọc đề toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập về nhà. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét. - Cùng GV nhận xét, đánh giá. - Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học. - 3 HS lần lượt nêu 3 quy tắc và công thức. - 1 HS đọc đề bài toán trớc lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS tóm tắt bài toán. - 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Chiều rộng của nền nhà là: 8 x = 6 (m) Diện tích của nền nhà là: 6 x 8 = 48 (m2) hay 4800dm2 Mỗi viên gạch có diện tích là: 4 x 4 = 16 (dm2) Số viên gạch cần dùng để lát nền nhà : 4800 : 16 = 300 (viên) Số tiền để mua gạch để lát nền là: 20000 x 300 = 6000000(đồng) Đáp số: 6 000 000đồng - 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Vận tốc của ô tô là: 90 : 1,5 = 60 (km/giờ) Vận tốc của xe máy là : 60 : 2 = 30 (km/giờ) Thời gian xe máy đi quãng đường AB là: 90 : 30 = 3 (giờ) Vậy ô tô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là: 3 - 1,5 = 1,5 (giờ) Đáp số : 1,5 giờ - Cùng GV nhận xét, đánh giá. - 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ là: 180 : 2 = 90 (km) Vận tốc của xe từ A là : 90 : (2+3) x 2 = 36 (km/giờ) Vận tốc của xe đi từ B là : 90 - 36 = 54 (km/giờ) Đáp số : 36 km/giờ và 54 km/giờ - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị giờ sau. Đạo đức DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (Có giáo án soạn riêng) ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa học (tiết 34) TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC I. MỤC TIÊU Ở tiết học này, học sinh: - Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm. - Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình minh hoạ trang 138, 39 SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Kiểm tra bài cũ: + GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 66. + Nhận xét, cho điểm HS. - Giới thiệu bài. + Con người cần nước để làm gì? + Con người cần không khí để làm gì? + Nêu: Không khí, nước là những điều kiện không thể thiếu trong điều kiện sống của con người. Trong thực tế, con người đã tác động lên môi trường không khí, nước như thế nào? Các em cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay. - 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường đất bị thu hẹp? + Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường đất bị suy thoái? + Con người cần nước để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày, cho các hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. + Con người cần không khí để duy trì sự thở. Hoạt động 1 NGUYÊN NHÂN LÀM Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng. + Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. + Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 138, 139 SGK và trả lời câu hỏi. + GV đi giúp đỡ từng nhóm gặp khó khăn. - GV mời 1 HS khá lên điều khiển và bạn báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV theo dõi, giảng thêm, giải thích nếu cần, làm trọng tài khi có tranh luận - Các câu hỏi: 1. Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm nước? 2. Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm không khí? 3. Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ? 4. Tại sao một số cây trong hình bị trụi lá? 5. Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước. - Nhận xét, khen ngợi những nhóm HS tích cực hoạt động, HS trả lời lưu loát. - Kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất. - Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV. + Các thành viên trong nhóm cùng trao đồi, thảo luận, trả lời các câu hỏi, nhóm trưởng ghi câu trả lời đã thống nhất vào giấy. - 1 HS khá lên điều khiển lớp trao đổi, trả lời câu hỏi. + Nêu câu hỏi. + Mời bạn trả lời + Mời bạn bổ sung ý kiến. + Chuyển câu hỏi tiếp theo - Các câu trả lời đúng là: 1. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước: + Nước thải từ các thành phố, nhà máy thải ra sông, hồ. + Nước thải sinh hoạt của con người thải trực tiếp xuống ao hồ, sông. + Nước trên các đồng ruộng bị nhiễm thuốc trừ sâu, chịu ảnh hưởng của phân bón hoá học. + Rác thải sinh hoạt của con người, của các nhà máy, xí nghiệp không được chôn lấp đúng cách. .. 2. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí: + Khí thải của nhà máy và các phương tiện giao thông. + Tiếng ồn do sự hoạt động của các nhà máy và phương tiện giao thông gây ra. + Do cháy rừng. 3. Nếu tàu biển bị đắm hoặc những ống dẫn dầu qua đại dương bị rò rỉ sẽ làm môi trường biển bị ô nhiểm, động vật và thực vật sống ở biển sẽ bị chết, những loài chim kiếm ăn ở biển ... nh. - Lắng nghe và thực hiện. Địa lí (tiết 34) ÔN TẬP HỌC KÌ 2 I) MỤC TIÊU Trong tiết học này, học sinh: -Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bản đồ thế giới, tự nhiên các châu lục III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học KIỂM TRA -GIỚI THIỆU BÀI MỚI -GV gọi 5 học sinh lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài đã học, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh. -5 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau: + Nêu tên và tìm 4 đại dương trên quả địa cầu (1 HS). + Mô tả từng đại dương theo thứ tự: vị trí địa lý, diện tích, độ sâu (4 HS). - GV giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay các em cùng ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về địa lý thế giới. Hoạt đông 1 THI GHÉP CHỮ VÀO HÌNH -GV treo 2 bản đồ thế giới để chống tên các châu lục và các đại dương. -Chọn 2 đội chơi, mỗi đội chơi 10 xếp thành 2 hàng dọc ở 2 bên bảng. -Phát cho mỗi em ở mỗi đội một thể từ ghi tên một châu lục hoặc 1 đại dương. -Yêu cầu các em tiếp nối nhau dán các thẻ từ vào đúng vị trí các châu lục, đại dương được ghi tên trên thẻ từ. -Tuyên dương đội làm nhanh, đúng là đội thắng cuộc. -Yêu cầu từng học sinh trong đội thua dựa vào bản đồ mà đội thắng đã làm nêu vị trí địa lý của từng châu lục từng đại dương -Nhận xét kết quả trình bày của học sinh -Quan sát hình. -20 HS chia thành 2 đội lên tham gia thi. -Đọc bảng từ của mình và quan sát bản đồ để tìm chỗ dán thẻ từ. -10 HS tiếp nối nhau nêu trước lớp mỗi học sinh nêu về một châu lục hoặc 1 đại dương. Hoạt động 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CÁC CHÂU LỤC VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI -GV chia học sinh thành 6 nhóm yêu cầu học sinh đọc bài 2 sau đó: nhóm 1,2 hoàn thành bảng thống kê a nhóm 3,4 hoàn thành bảng thống kê b (phần châu á, âu, phi). nhóm 5,6 hoàn thành bảng thông kê b (các châu lục còn lại). -GV giúp học sinh làm bài. -GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. -GV chỉnh sửa câu trả lời cho học sinh và kết luận đúng đáp án như sau: -HS chia thành các nhóm kẻ bảng vào phiếu của nhóm mình và làm việc theo yêu cầu: -HS làm bài và nêu câu hỏi khi cần giáo viên giúp đỡ. -Các nhóm 1,3,5 dán phiếu mình lên bảng và trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. a) Tên nước Thuộc châu lục Tên nước Thuộc châu lục Trung Quốc Châu Á Ô-xtrây-li-a Châu Đại Dương Ai cập Châu Phi Pháp Châu Âu Hoà kì Châu Mĩ Lào Châu Á Liên bang Nga đông âu bắc á Cam pu chia Châu Á b) Châu lục vị trí đặc điểm tự nhiên Dân cư Hoạt động kinh tế Châu Á Bán cầu bắc Đa dạng và phong phú, có cảnh biển, rừng tai-ga, đồng bằng, rừng rậm nhiệt đới, núi cao. Đông nhất thế giới chủ yếu là người da vàng người dân vùng nam á có mầu sẫm hơn sống tập chung ở đồng bằng Hầu hết có vùng nông nghiệp giữ vai trò chính trong vùng kinh tế các sản phẩm chính là lúa gạo, bông lúa mì, trâu, bò. công nghiệp phát triển chủ yếu là khai thác khoáng sản, dầu mỏ, một số nước có nền công nghiệp phát triển như nhật, hàn quốc. Châu Âu Bán cầu bắc Thiên nhiên vùng ôn đới, rừng tai-ga chiếm đa số, ngoài ra có dãy cao (an-pơ) quanh năm tuyết phủ, biển ăn sâu vào vùng núi đá tạo thành các hang động có phong cảnh kì vĩ Dân cư đông thứ tư trong các châu lục trên thế giới chủ yếu là người da trắng sống tập trung ở các thành phố phân bố tương đối giữa các châu lục Có nền kinh tế phát triển cao, có sản phẩm công nghiệp nỗi tiếng là máy bay, ô tô, thiết bị hàng điện tử, len dạ, dược phẩm, mĩ phẩm. Châu Phi Trong các khu vực chí tuyến có đướng xích đạo đi qua lãnh thỗ Chủ yếu là hoang mạc vào các xa-van vì đây có khí hậu khô nóng nhất thế giới ngoài ra ven biển phía đông phía tây có 1 số rừng rậm nhiệt đới Dân đông thứ 2 thế giới hầu hết là người da đen sống tập chung ở ven biển và các thung lũng sông đời sống rất nhiều khó khăn Kinh tế kém phát triển tập chung khai thác khoáng sản để xuất khẩu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới như: cà phê, ca cao, cao su, bông lạc. Châu Mĩ Trải dài từ bắc xuống nam là lục địa duy nhất có bán cầu tây Thiên nhiên đa dang phong phú rừng a-ma-dôn là rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới Phần lớn dân cư là người nhập cư nên nhiều thành phần từ âu, á,phi, người lai người anh-điêng là người bản địa Bắc mĩ có nền kinh tế phát triển có nông nghiệp như lúa mì bông lợn bò, sản phẩm công nghiệp như ,máy móc thiết bị, hàng điện tử, máy bay. Nam mĩ có nền kinh tế đang phát triển chuyên trồng chuối, cà phê, mía, bông và khai thác khoáng sản để xuất khẩu Châu Đại Dương Nằm ở bán cầu nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu nóng khô nhiều hoang mạc xa-van, nhiều thực vật và động vật lạ các đảo có khí hậu nóng ẩm chủ yếu là rừng nhiệt đới bao phủ` Người dân Ô-xtrây-li-a và đảo Niu-di-len là người gốc anh da trắng Dân của đảo là người bản địa có nước da sẫm tóc đen xoăn Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển nỗi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò, sữa. Châu Nam Cực Nằm ở vùng địa cực Lạnh nhất thế giới chỉ có chim cánh cụt sống Không có dân cư sinh sống thường xuyên - GV tổng kết tiết học, dặn dò học sinh về nhà ôn tập để tổng kết cuối năm. - Lắng nghe và thực hiện. Ngày soạn: 30. 4. 2011 Ngày dạy: 10. 5. 2011 Thứ sáu ngày 10 tháng 5 năm 2011 Toán (tiết 165) LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU Trong tiết học này, học sinh: - Biết thực hiện phép nhân, chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giảI toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1); bài 2 (cột 1); bài 3. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ - GV mời 1 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. Thu và chấm vở bài tập của một số HS. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - GV: Trong tiết học toán này chúng ta tiếp tục làm các bài toán luyện tập về các phép tính nhân, chia giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. 2.2. Hướng dẫn làm bài Bài 1 cột 1. Các cột còn lại khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện. - GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài cho HS nêu lại cách thực hiện các phép tính nhân chia với số đo thời gian. Bài 2 cột 1. Các cột còn lại khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV yêu cầu HS chữa bài của bạn trên bảng lớp. a) c) - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV mời HS đọc đề bài toán - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán và tự làm bài và đi hướng dẫn riêng cho các HS kém. Câu hỏi hướng dẫn làm bài: + Số ki – lô - gam đường bán trong ngày thứ ba chiếm bao nhiêu phần trăm? + Biết cả ba ngày ( tức là 100%) bán được 2400 kg, hãy tính số ki-lô-gam tương ứng với 25%. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS Bài 4: Khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện. - GV mời HS đọc đề bài toán - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán và tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò Hs về nhà làm các bài hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - HS thực hiện. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. b) d) - 1 Hs đọc đề bài toán trước lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Tỉ số phầm trăm của số ki-lô-gam đường bán trong ngày thứ ba là: 100% - 35% - 40% = 25% Ngày thứ ba cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là: Đáp số: 600kg - 1 Hs nhận xét, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra lại bài của mình. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. - 1 Hs lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Vì tiền vốn là 100%, tiền lãi là 20%, nên số tiền bán hàng 1 800 000 chiếm số phần trăm là: 100% + 20% = 120% Tiền vốn để mua hoa quả là (đồng) Đáp số: 1500 000 đồng Tập làm văn (tiết 68) TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU Trong tiết học này, học sinh: - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp ... cần chữa chung cho cả lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Chấm điểm đoạn văn trong bài văn tả cảnh HS đã viết lại của 3 HS. - Nhận xét ý thức học bài của HS. 2. Dạy - học bài mới 2.1. Nhận xét chung bài làm của HS. - Gọi HS đọc lại đề tập làm văn. - Nhận xét chung về bài của HS. - 3 HS mang vở lên cho GV chấm. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Lắng nghe. *Ưu điểm: + HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề bài. + Bố cục bài văn rõ ràng. + Diễn đạt câu ý sáng tạo. + Dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động làm nổi bật len vẻ đẹp của ngời mình tả. - GV nêu tên HS viết bài đúng yêu cầu, lời văn sinh động, chân thực, có sự liên kết giữa mở bài, thân bài, kết bài. * Hạn chế: + GV nêu tên điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày văn bản, lỗi chính tả. + Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa bài. - Trả bài cho HS 2.2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV, tự nhận xét bài làm của mình theo gợi ý trong SGK. - GV đi giúp đỡ từng cặp HS. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi: + Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả. + Đoạn văn diễn đạt chưa rõ ý. + Đoạn văn dùng từ chưa hay. + Mở bài, kết bài đơn giản. +Đoạn văn chưa sử dụng phép so sánh hoặc nhân hoá - Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại. - Nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà mợi bài của bạn được điểm cao để học đọc và viết lại bài văn. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - Xem lại bài của mình. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi cùng chữa bài. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
Tài liệu đính kèm: