Giáo án Lớp 5 - Tuần học 33 tháng 4 năm học 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần học 33 tháng 4 năm học 2011

I. MỤC TIÊU

-Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

-Hiểu ND: 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

• Tranh minh học trang 145, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

• Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 29 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần học 33 tháng 4 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
Tập đọc
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
I. MỤC TIÊU
-Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
-Hiểu ND: 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh minh học trang 145, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Hỏi:
+ Bài Luật tục xưa của người Ê - đê cho em biết điều gì?
- Nêu: Nhà nước ta đã ban hành nhiều luật. Trong các luật đó có luật liên quan đến các em. Đó là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bài học hôm nay, các em được tìm hiểu một số điều trong luật này.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- GV đọc mẫu điều 15. Chú ý cách đọc ngắt giọng sau điều luật.
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng điều luật (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từn HS (nếu có).
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi theo SGK.
- Trả lời: Bài luật tục xưa của người Ê - đê cho biết người Ê - đê từ xưa đã có luật tục để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Điều 15
+ HS 2: Điều 16
+ HS 3: Điều 17
+ HS 4: Điều 21
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng điều luật (đọc 2 vòng).
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi.
+ Toàn bài đọc với giọng thông báo, rõ ràng, rành mạch.+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: trẻ em có quyền, chăm sóc sức khoẻ, trẻ em có bổn phận, yêu qúy, kính trọng, hiếu thảo, kính trọng lễ phép, thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ, chăm chỉ, giữ gìn, rèn luyện, thực hiện, bảo vệ, yêu, giúp đỡ.
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em đọc thầm bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Gọi 1 HS điều khiển cả lớp báo cáo kết quả tìm hiểu bài. GV chỉ theo dõi, bổ sung, hỏi thêm khi cần.
- Câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?
+ Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
+ Điều luật nào trong bài về bổn phận của trẻ em?
+ Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.
+ Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện?
+ Qua 4 điều của “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, em hiểu được điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
c) Thi đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc nối tiếp từng điều luật. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm Điều 21:
+ Treo bảng phụ có viết Điều 21.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Làm việc theo nhóm để tìm hiểu bài. Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc.
- 1 HS lên bảng điều khiển cả lớp trao đổi tìm hiểu bài.
- Câu trả lời tốt:
+ Điều 15, điều 16, điều 17.
+ Điều 15: Quyền trẻ em được chăm sóc, bảo vệ.
+ Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em.
+ Điều 17: Quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em.
+ Điều 21.
+ Trẻ em có các bổn phận sau:
* Phải có lòng nhân ái.
* Phải có ý thức nâng cao năng lực của bản thân.
* Phải có tinh thần lao động.
* Phải có đạo đức, tác phong tốt. 
* Phải có lòng yêu nước và yêu hoà bình.
- 3 HS đến 5 HS nối tiếp nhau liên hệ bản thân để phát biểu. Ví dụ:
+ Tôi đã thực hiện tốt bổn phận có lòng nhân ái: có đạo đức, tác phong tốt. ở lớp, ở nhà tôi luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ mọi người. Riêng bổn phận phải có tinh thần lao động tôi thực hiện chưa tốt vì ở nhà tôi rất lười làm việc nhà. Mẹ tôi rất hay kêu. Tôi sẽ cố gắng để làm việc giúp mẹ.
+ Em hiểu mọi người trong xã hội đều phải sống và làm việc theo pháp luật, trẻ em cũng có quyền và bổn phận của mình đối với gia đình, xã hội.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp ghi vào vở.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, cả lớp theo dõi. Sau đó 1 HS nêu ý kiến, cả lớp theo dõi bổ sung và thống nhất cách đọc như mục 2.2a đã nêu.
+ Theo dõi GV đọc mẫu, đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
Điều 21: Trẻ em có bỏn phận sau đây:
1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.
2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường.
3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức để thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội; soạn bài Sang năm con lên bảy.
Toán ( 161 )
ÔN TẬP VỀ DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH
MỘT SỐ HÌNH
I. MỤC TIÊU
Thuộc cộng thức tinhd diện tích và thể tích các hìn đã học.
Vận dụng tính diện tích , thể tích một số hình trong thực tế.
Bài 1
Bài 3
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm bài tập 2 và 3 của tiết học trước.
- GV nhận xét chữa bài, ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV : Trong tiết học này chúng ta ôn tập về diện tích của một số hình đã học.
2.2. Ôn tập hình dạng, công thức tính diện tích và thể tích của hình lập phương, hình hộp chữ nhật
- GV vẽ lên bảng 1 hình hộp chữ nhật, 1 hình lập phương yêu cầu HS chỉ và nêu tên của từng hình.
- GV yêu cầu HS nêu các quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, thể tích của từng hình.
- GV nghe, viết lại các công thức lên bảng.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ câu hỏi b và hỏi: Bạn An muốn dán giấy màu lên mấy mặt của hình lập phương ?
- GV : Như vậy diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích nào của hình lập phương ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS.
Bài 3
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
- G V nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập về nhà.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- 1 HS lên bảng chỉ vào hình và gọi tên hình.
- 2 HS lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu về một hình, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS tóm tắt bài toán.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Diện tích xung quanh phòng học là:
(6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là:
6 x 4,5 = 27 (m2)
Diện tích cần quét vôi là:
84 + 27 - 8,5 = 102,5 (m2)
Đáp số : 102,5 m2
- HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS tóm tắt bài toán.
- HS : Bạn An muốn dán giấy màu lên tất cả các mặt (6 mặt) của hình lập phương.
- HS : Diện tích giấy màu cần dùng chính bằng diện tích toàn phần của hình lập phương.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
a, Thể tích của cái hộp hình lập phương
10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)
b, Vì bạn An muốn dán tất cả các mặt của hình lập phương nên diện tích giấy màu cần dùng bằng diện tích toàn phần của hình lập phương và bằng :
10 x 10 x 6 = 600 (cm3)
Đáp số : 1000 cm3, 600 cm3
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. HS cả lớp đối chiếu và tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS tóm tắt bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Thể tích của bể nước là:
2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:
3 : 0,5 = 6 (giờ)
Đáp số : 6 giờ
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị giờ sau.
Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG
 I. MỤC TIÊU
- Nhận biết tác động của con người đến môi trường rừng.
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá
- Nêu tác hại của việc phá rừng 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	HS chuẩn bị tranh ảnh, bài báo nói về nạn rừng và hậu quả của việc phá rừng.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ
+ GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 64.
+ Môi trường tự nhiên cho con người những gì?
+ Môi trường tự nhiên nhận lại từ các hoạt động sống và sản xuất của con người những gì?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
+ Nhận xét, cho điểm HS
- Giới thiệu bài
+ Kiểm tra việc sưu tầm tranh ảnh, bài báo của HS
+ Nêu: Bài học hôm nay các em cùng tìm hiểu về những tác động của con người đến môi trường rừng.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời 
Hoạt động 1
NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC RỪNG BỊ TÀN PHÁ
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng:
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS
+ Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trong bài và trả lời các câu hỏi trang 134, SGK.
+ GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì? Em hãy nêu việc làm đó tương ứng với từng hình minh hoạ trong SGK.
+ Có những nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
- Kết luận: Có nhiều lý do khiến rừng bị tàn phá như đốt rừng làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng... phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường, xây dựng các khu công nghiệp, khu sinh thái, vui chơi giải trí... Việc phá rừng dẫn đến những hậu ... ng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Vì bài toán cho tổng số HS, cho tỉ số giữa HS nam và HS nữ. Để tính được số HS nữ hơn số HS nam bao nhiêu em trước hết ta phải tính số HS nam và số HS nữ.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Theo sơ đồ, lớp 5A có số HS nam là:
35 : (4 + 3) x 3 = 15 (học sinh)
Số HS nữ của lớp 5A là:
35 – 15 = 20 (học sinh)
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là:
20 – 15 = 5 (học sinh)
Đáp số : 5học sinh
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán, HS cả lớp tóm tắt trong vở
100 km :
12l
75km :
l ?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Ô tô đi 75km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 100 x 75 = 9 (l)
Đáp số : 9l
- 1 HS làm được bài như sau:
Bài giải
Tỉ số phần trăm của số HS khá là:
100% - 25 % - 15% = 60%
Số HS khối 5 của trường là:
120 x 100 : 60 = 200 (học sinh)
Số HS giỏi là:
200 x 25 : 100 = 30 (học sinh)
Đáp số : 50 HS giỏi
30 HS trung bình
- 1 HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị giờ sau
Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
 I. MỤC TIÊU
Nhận biết tác động của con người đối với môi trường đất.
Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái. 	
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV, HS sưu tầm tranh, ảnh, bài báo nói về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ
+ GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 65.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
- Giới thiệu bài: Con người là nguyên nhân chính gây nên việc rừng bị tàn phá trong khi rừng cung cấp cho con người rất nhiều tài nguyên phục vụ cho lợi ích của bản thân con người cũng như cộng đồng. Với môi trường đất thì sao? Con người đã làm gì mà môi trường đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá? Các em cùng tìm hiểu bài tác động của con người đến môi trường đất để hiểu rõ về vấn đề này.
- 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+Những nguyên nhân nào dẫn đến việc rừng bị tàn phá?
+ Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì?
Hoạt động 1
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC ĐẤT TRỒNG NGÀY CÀNG BỊ THU HẸP
- GV yêu cầu hS quan sát hình minh hoạ1,2 trang 136 và trả lời các câu hỏi:
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
+ ở địa phương em, nhu cầu về sử dụng đất thay đổi như thế nào?
+ Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
- Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp.Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích để ở hơn. Ngoài ra, ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đời sống của con người được nâng cao cũng cần diện tích đất vào trong những việc khác như thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông...
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- 2 HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
+ Hình 1 và 2 là trên cùng một địa điểm. Trước kia con người sử dụng đất để trồng trọt, xung quanh có nhiều cây cối. Hiện nay, diện tích đất trồng trọt hai bên bờ sông ngày trước đã được sử dụng làm đất ở, khu công nghiệp, chợ...
+ Nguyên nhân dẫn đến thay đổi nhu cầu sử dụng đó là dân số ngày càng tăng, đô thị hoá ngày càng mở rộng nên nhu cầu về nhà ở tăng lên, do vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.
+ Nhu cầu về sử dụng đất do:
C Thêm nhiều hộ dân mới.
C Xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất.
C Xây dựng các khu vui chơi giải trí.
C Mở rộng đường.
+Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó là do dân số tăng, nhu cầu về đô thị hoá ngày càng cao.
Hoạt động 2
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG NGÀY CÀNG SUY THOÁI
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 3,4 SGK và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
+ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu ... đối với môi trường đất.
+ Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất?
+ Em còn biết những nguyên nhân nào làm cho môi trường đất bị suy thoái.
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 1137 SGK
- 2 HS ngôi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- 2 HS nối tiếp nhau trả lời.
+ Việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu là cho môi trường đất trồng bị suy thoái. Đất trồng bị ô nhiễm và không còn tơi xốp, màu mỡ như sử dụng phân chuồng, phân bắc, phân xanh.
+ Rác thải là cho môi trường đất bị ô nhiễm, bị suy thoái đất.
+ Rác thải của nhà máy, bệnh viện, sinh hoạt...
- 2 Hs nối tiếp nhau đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
Hoạt động 3
CHIA SẺ THÔNG TIN
- GV tổ chức cho HS đọc các bài báo về nạn phá rừng và hậu quả của việc phá rừng.
- GV ngồi cùng HS để nghe những HS đọc.
- GV có thể hỏi HS dưới lớp về nội dung bài báo HS đọc.
- Yêu cầu HS đọc lại mục bạn cần biết
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
- Nhận xét tiết học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết , ghi lại vào vở và sưu tầm tranh ảnh, bài báo nói về tác động của con người đến môi trường không khí và nước;hậu quả của nó.
Địa lí
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I) MỤC TIÊU
 -T×m ®­îc c¸c ch©u lôc, ®¹i d­¬ng vµ n­íc VN trªn b¶n ®å thÕ giíi.
-HÖ thèng mét sè ®Æc ®iÓm chÝnh vÒ ®iÒu kiÖn tù nhiªn(vÞ trÝ ®Þa lÝ, ®Æc ®iÓm thiªn nhiªn), d©n c­, ho¹t ®éng kinh tÕ ( mét sè s¶n phÈm c«ng nghiÖp, s¶n phÈm n«ng nghiÖp) cña c¸c ch©u lôc: ch©u ¸, ch©u ¢u, ch©u Phi, ch©u MÜ, ch©u §¹i D­¬ng, ch©u Nam Cùc.) 
II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
bản đồ thế giới để chống tên các châu lục và châu đại dương
quả địa cầu
phiếu học tập của HS
thẻ từ ghi các châu lục và đại dương
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ-GIỚI THIỆU BÀI MỚI
-GV gọi 5 học sinh lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh
-5 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tên và tìm 4 đại dương trên quả địa cầu (1 HS)
+ Mô tả từng đại dương theo thứ tự: vị trí địa lý, diện tích, độ sâu (4 HS)
-GV giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay các em cùng ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về địa lý thế giới
Hoạt đông 1
THI GHÉP CHỮ VÀO HÌNH
-GV treo 2 bản đồ thế giới để chống tên các châu lục và các đại dương
-CHọn 2 đội chơi, mỗi đội chơi 10 xếp thành 2 hàng dọc ở 2 bên bảng
-Phát cho mỗi em ở mỗi đội một thể từ ghi tên một châu lục hoặc 1 đại dương
-Yêu cầu các em tiếp nối nhau dán các thẻ từ vào đúng vị trí các châu lục, đại dương được ghi tên trên thẻ từ
-Tuyên dương đội làm nhanh, đúng là đội thắng cuộc
-Yêu cầu từng học sinh trong đội thua dựa vào bản đồ mà đội thắng đã làm nêu vị trí địa lý của từng châu lục từng đại dương
-Nhận xét kết quả trình bày của học sinh
-quan sát hình
-20 HS chia thành 2 đội lên tham gia thi
-Đọc bảng từ của mình và quan sát bản đồ để tìm chỗ dán thẻ từ
-10 HS tiếp nối nhau nêu trước lớp mỗi học sinh nêu về một châu lục hoặc 1 đại dương
Hoạt động 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CÁC CHÂU LỤC VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
-GV chia học sinh thành 6 nhóm yêu cầu học sinh đọc bài 2 sau đó:
nhóm 1,2 hoàn thành bảng thống kê a
nhóm 3,4 hoàn thành bảng thống kê b (phần châu á, âu, phi)
nhóm 5,6 hoàn thành bảng thông kê b (các châu lục còn lại)
-GV giúp học sinh làm bài
-GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày
-GV chỉnh sửa câu trả lời cho học sinh và kết luận đúng đáp án như sau:
-HS chia thành các nhóm kẻ bảng vào phiếu của nhóm mình và làm việc theo yêu cầu:
-HS làm bài và nêu câu hỏi khi cần giáo viên giúp đỡ
-Các nhóm 1,3,5 dán phiếu mình lên bảng và trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến
a)
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung quốc
Châu á
ô-xtrây-li-a
Châu đại dương
Ai cập
Châu phi
Pháp
Châu âu
Hoà kì
Châu mĩ
Lào
Châu á
Liên bang nga
đông âu bắc á
Cam pu chia
Châu á
b) 
Châu lục
vị
 trí
đặc điểm
 tự nhiên
Dân
 cư
Hoạt động
 kinh tế
Châu á
Bán cầu bắc
đa dạng và phong phú, có cảnh biển, rừng tai-ga, đồng bằng, rừng rậm nhiệt đới, núi cao
đông nhất thế giới chủ yếu là người da vàng người dân vùng nam á có mầu sẫm hơn sống tập chung ở đồng bằng
Hầu hết có vùng nông nghiệp giữ vai trò chính trong vùng kinh tế các sản phẩm chính là lúa gạo, bông lúa mì, trâu, bò công nghiệp phát triển chủ yếu là khai thác khoáng sản, dầu mỏ, một số nước có nền công nghiệp phát triển như nhật, hàn quốc
Châu âu
Bán cầu bắc
Thiên nhiên vùng ôn đới, rừng tai-ga chiếm đa số, ngoài ra có dãy cao (an-pơ) quanh năm tuyết phủ, biển ăn sâu vào vùng núi đá tạo thành các phi o có phong cảnh kì vĩ
Dân cư đông thứ tư trong các châu lục trên thế giới chủ yếu là người da trắng sống tập trung ở các thành phố phân bố tương đối giữa các châu lục
Có nền kinh tế phát triển cao, có sản phẩm công nghiệp nỗi tiếng là máy bay, ô tô, thiết bị hàng điện tử, len dạ, dược phẩm, mĩ phẩm
Châu phi
Trong các khu vực chí tuyến có đướng xích đạo đi qua lãnh thỗ
Chủ yếu là hoang mạc vào các xa-van vì đây có khí hậu khô nóng nhất thế giới ngoài ra ven biển phía đông phía tây có 1 số rừng rậm nhiệt đới
Dân đông thứ 2 thế giới hầu hết là người da đen sống tập chung ở ven biển và các thung lũng sông đời sống rất nhiều khó khăn
Kinh tế kém phát triển tập chung khai thác khoáng sản để xuất khẩu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới như: cà phê, ca cao, cao su, bông lạc
Châu mĩ
Trải dài từ bắc xuống nam là lục địa duy nhất có bán cầu tây
Thiên nhiên đa dang phong phú rừng a-ma-dôn là rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới
Phần lớn dân cư là người nhập cư nên nhiều thành phần từ âu, á,phi, người lai người anh-điêng là người bản địa
Bắc mĩ có nền kinh tế phát triển có nông nghiệp như lúa mì bông lợn bò, sản phẩm công nghiệp như ,máy móc thiết bị, hàng điện tử, máy bay
Nam mĩ có nền kinh tế đang phát triển chuyên trồng chuối, cà phê, mía, bông và khai thác khoáng sản để xuất khẩu
Châu đại dương
 Nằm ở bán cầu nam
Ô-xtrây-li-a có khí hậu nóng khô nhiều hoang mạc xa-van, nhiều thực vật và động vật lạ
các đảo có khí hậu nóng ẩm chủ yếu là rừng nhiệt đới bao phủ`
Người dân ô-ztrây-li-a và đảo niu-di-len là người gốc anh da trắng
Dân của đảo là người bản địa có nước da sẫm tóc đen xoăn
ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển nỗi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò, sữa
Châu nam cực
Nằm ở vùng địa cực
Lạnh nhất thế giới chỉ có chim cánh cụt sống
Không có dân cư sinh sống thường xuyên
-GV tổng kết tiết học, dặn dò học sinh về nhà ôn tập để tổng kết cuối năm
Duyệt
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5(9).doc