. MỤC TIÊU
- Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
- Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết đề bài của tiết kể chuyện, các gợi ý 3,4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện em đã nghe về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
Tuần 31 Ngày soạn: 01– 04 – 2011 Ngày dạy: Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011 Chào cờ Kể chuyện Tiết 31: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục tiêu - Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn. - Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện. II. đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết đề bài của tiết kể chuyện, các gợi ý 3,4. III. các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS kể lại câu chuyện em đã nghe về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn HS kể chuyện * Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS đọc các gợi ý. + Gợi ý 1: Một người bạn nam như thế nào được mọi người yêu quý? Một người bạn nữ như thế nào được mọi người yêu quý? + Gợi ý 2: Em chọn người bạn nào? + Gợi ý 3: Em kể chuyện gì về bạn? + Gợi ý 4: Trình tự kể. + Gợi ý 5: Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. * Thực hành kể chuyện trong nhóm - GV nêu câu hỏi gợi ý: + Bạn có suy nghĩ gì khi chứng kiến việc làm đó? + Việc làm của bạn ấy có gì đáng khâm phục? Tính cách của bạn ấy có gì đáng yêu? + Nếu là bạn bạn sẽ làm gì khi đó? - HS dựa vào các câu hỏi gợi ý kể chuyện trong nhóm. * Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện - Từng HS nhìn dàn ý đã lập, kể lại câu chuyện trong nhóm. GV giúp đỡ, uốn nắn khi HS kể chuyện. - Đại diện nhóm kể. - 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với các bạn về việc làm tốt của bạn. - Cả lớp trao đổi ý nghĩa câu chuyện, nhận xét. - Cả lớp và GV bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Tập đọc Tiết 61: Công việc đầu tiên I. mục tiêu - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật. - Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra 2,3 HS thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi nội dung bài thơ. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc - Yêu cầu 1 HS khá, giỏi đọc bài. - GV hướng dẫn HS chia đoạn: Có thể chia làm 3 đoạn như sau: + Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy tờ gì. + Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách song chạy rầm rầm. + Đoạn 3: Còn lại. - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài văn. - GV giúp các em giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu (nếu có). - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài + Công việc đầu tiên của anh Ba giao cho út là gì? + Những chi tiết nào cho thấy út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? + út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3. + Vì sao út muốn được thoát ly? c. Đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS tìm giọng bài văn (giọng kể hồi tưởng chậm rãi, hào hứng). - Hướng dẫn HS tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn đối thoại. - GV đọc mẫu đoạn đối thoại trên. - Yêu cầu HS luyện đọc đoạn đối thoại. - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò ? Nêu nội dung bài? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung của bài tập đọc. - HS nghe. - 1 HS khá, giỏi đọc bài. - HS nghe. - HS tiếp nối nhau đọc bài văn. - Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK (về bà Nguyễn Thị Định và chú giải những từ ngữ khó). 1-2 HS đọc hoặc giải nghĩa các từ đó (truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát ly). - HS luyện đọc theo cặp. - HS nghe. + Rải truyền đơn. + út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn. + Giả bán cá từ ba giờ sáng, tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. - Cả lớp đọc thầm đoạn 3. + Vì út đã quen hoạt động, muốn làm nhiều việc cho Cách mạng. * Nội dung: Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. - HS luyện đọc. - HS thi đọc diễn cảm từng đoạn văn, cả bài văn. - HS nhận xét. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011 Luyện từ và câu Tiết 61: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ I. Mục tiêu - Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam. - Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) và đặt được một câu với một trong ba câu tục ngữ ở BT2 (BT3). * HS khá, giỏi đặt câu được với mỗi câu tục ngữ ở BT2. II. đồ dùng dạy học - Bút dạ, một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT1a. - Bảng phụ viết sẵn lời giải cho BT1a,b,c. III. các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS tìm ví dụ nói về ba tác dụng của dấu phẩy. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 1: - HS đọc các yêu cầu a, b, c của BT. - HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, lần lượt trả lời các câu hỏi 1a, b, c. - GV phát bút dạ và phiếu cho 3, 4 HS. HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. - 1 HS đọc lại lời giải đúng của lần lợt trong bài tập 1a-b-c. - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. * Lời giải: a. + Anh hùng: có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường. + Bất khuất: Không chịu khuất phục trước kẻ thù. + Trung hậu: có những biểu hiện tốt đẹp và chân thành trong quan hệ với mọi người. + Đảm đang: gánh vác mọi việc, thường là việc nhà một cách giỏi giang. b. Những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam: cần cù, nhân hậu, độ lượng, khoan dung, dịu dàng, nhường nhịn, * Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm việc cá nhân. - HS nêu kết quả. - HS và GV nhận xét, kết luận. - Cả lớp chữa bài. * Lời giải: a. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: Mẹ bao giờ cũng dành những gì tốt nhất cho con à Lòng thương con đức hi sinh của người mẹ. b. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi: Khi gia cảnh gặp khó khăn phải trông cậy người vợ hiền. Đất nước có loạn phải nhờ cậy vị tướng giỏi à Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình. c. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh: Khi đất nước có giặc, phụ nữ cũng sẵn sàng tham gia giết giặc à Phụ nữ dũng cảm, anh hùng. * Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm bài vào vở. - GV chấm bài HS. - HS đọc bài trước lớp. - HS và GV nhận xét, kết luận. * Ví dụ: + Mẹ luôn vì chồng con. Có đĩa thịt gà mẹ dành những miếng ngon cho bố và em, mẹ thường gắp những miếng xương xẩu. Đưa em đi học, mẹ đi trước chắn đỡ gió cho em. Lúc ấy em lại nghĩ tới câu tục ngữ: Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con. + Mẹ rất thương yêu em, chăm sóc cho em. Khi vui, khi buồn, lúc nào em cũng có mẹ ở bên. Thật đúng là Con có mẹ như măng ấp bẹ. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Lịch sử Tiết 31: Tìm hiểu lịch sử địa phương trong công cuộc chống ngoại xâm I. Mục tiêu - Biết được quá trình hình thành huyện Xuân Trường. - Nắm được truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và phong kiến tay sai của người dân huyện Xuân Trường. II. Đồ dùng dạy học - ảnh tư liệu Bản đồ hành chính huyện Xuân Trường và tỉnh Nam Định. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - GV cho HS nêu sự kiện lịch sử ngày 25- 4-1976. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình hình thành huyện Xuân Trường - GV hướng dẫn HS tìm hiểu quá trình hình thành huyện Xuân Trường. - GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời. ? Tên huyện Xuân Trường có từ thời nào? + Xuân Trường dưới thời Lê thuộc phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam, đời Nguyễn thuộc phủ Xuân Trường. Năm 1945 đổi là huyện Xuân Trường. Từ ngày 21-4-1965 thuộc tỉnh Nam Hà. Từ ngày 6-11-1996 thuộc tỉnh Nam Định. Từ ngày 22-12-1967 hợp nhất với huyện Giao Thuỷ thành huyện Xuân Thuỷ. Huyện tái lập trở lại tên cũ từ 16 tháng 2 năm 1997. ? Hiện nay huyện Xuân Trường gồm mấy xã, thị trấn? + Gồm 20 xã (có 1 thị trấn): Xuân Thượng, Xuân Ngọc, Xuân Kiên, Xuân Tiến, Xuân Ninh, Xuân Vinh, Xuân Trung, Xuân Phương, Thọ Nghiệp, Xuân Đài, Xuân Bắc, Xuân Thủy, Xuân Phú, Xuân Hồng, Xuân Tân, Xuân Phong, Xuân Thành, Xuân Hòa, Xuân Châu. ? Dân số huyện Xuân Trường hiện nay là bao nhiêu? + Số dân: 185407 người (năm 2008) - Cho HS chỉ vị trí huyện Xuân Trường trên bản đồ hành chính tỉnh Nam Định; vị trí các xã, thị trấn trên bản đồ hành chính huyện Xuân Trường. - GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động 2: Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và phong kiến tay sai - Cho HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi. ? Em biết gì về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và phong kiến tay sai của người dân huyện Xuân Trường? - Cho đại diện nhóm trình bày. - HS và GV nhận xét, bổ sung. - GV giảng thêm về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và phong kiến tay sai của người dân huyện Xuân Trường. + Xuân Trường là một huyện có truyền thống cách mạng. Người dân Xuân Trường có truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất, có Chi Bộ Đảng cộng sản Xuân Việt Nam từ đầu năm 1930 và có nhiều nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, giữ các cương vị trọng trách của Đảng, Nhà Nước, Quân Đội,... tiêu biểu là cố Tổng bí thư – cố Chủ tịch nước Trường Chinh. + Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, Xuân Trường đã có cống hiến rất nhiều sức người, sức của cho cách mạng. Tổng kết các cuộc kháng chiến, toàn huyện có gần 3000 liệt sĩ, trên 1900 thương binh, bệnh binh (trong đó có 48 thương – bệnh binh nặng); 121 bà mẹ liệt sĩ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; trên 10 ngàn người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân - Huy chương; trên một 1.000 người là nạn nhân chất độc màu da cam; 07 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 02 anh hùng lao độn ... ng Đông dài 51 km. Đường 56 liên tỉnh từ Bình Lục (Hà Nam) đi Gôi (Vụ Bản), qua Liễu Đề (Nghĩa Hưng), Yên Định (Hải Hậu) đến Ngô Đồng (Giao Thuỷ) dài 70 km. + Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua Nam Định dài 42km, với các ga: ga Nam Định là điểm dừng chân của các đoàn tàu tốc hành chạy suốt Bắc - Nam, ga Cầu Họ, ga Đặng Xá, ga Trình Xuyên, ga Gôi, ga Cát Đằng. + Đường thuỷ: Hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài 251km cùng với hệ thống cảng sông Nam Định, cảng biển Thịnh Long thuận lợi trong việc phát triển vận tải thuỷ. * Huyện Xuân Trường + Quốc lộ 1A chạy qua huyện. + Một số con đường mới được xây dựng. + Hệ thống sông ngòi rải đều trong huyện, thuận tiện giao lưu kinh tế, văn hoá trong và ngoài tỉnh. * Hoạt động 4: Kinh tế - văn hoá - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. ? Nghề chính của người dân tỉnh Nam Định, huyện Xuân Trường là gì? ? Kể tên một số làng nghề ở Xuân Trường? ? Nêu những hiểu biết về văn hoá của tỉnh Nam Định, huyện Xuân Trường? - Cho HS trình bày. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. + Nghề chính là nông nghiệp. + Một số làng nghề thủ công truyền thống: Dệt may; cơ khí, đúc đồng nề; + Là đất hiếu học, chuộng văn chương; hầu hết các xã đều có văn miếu, tư văn, tư võ, hội đồng môn, - GV giảng thêm và đưa thêm một số ví dụ về một số làng, cá nhân điển hình. * Tỉnh Nam Định + Nam Định là vùng đất đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Đất nông nghiệp: 115.174,2 ha, đất phi nông nghiệp: 46.247,7 ha, đất chưa sử dụng: 3.583,5 ha. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp: 580 m2. Vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, đất đang được bồi tụ ra biển với tốc độ nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển đươợc 80-120m và cứ sau 5 năm thì diện tích đất có khả năng tăng thêm từ 1.500 - 2.000ha. + Số người trong độ tuổi lao động chiếm 50% dân số, năm 2006 là 984,4 nghìn ngươời. Có 84,7% lao động làm việc trong các ngành kinh tế và khoảng 2,26% số lao động chơưa có việc làm (không kể số lao động trong độ tuổi đang đi học). Về chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động, 78% số lao động trong độ tuổi có trình độ học vấn từ THCS trở lên (cả nước là 48%). + Lực lượng lao động là một thế mạnh nổi bật của tỉnh. Nhân dân cần cù lao động và có nhiều lao động lành nghề với tay nghề truyền thống cao. Lực lượng lao động dồi dào nên các giải pháp để tạo việc làm cho người lao động được tỉnh đặc biệt quan tâm * Huyện Xuân Trường + Địa hình đồng bằng tích tụ gian sông. Sông Hồng chảy qua phía bắc huyện, sông Ninh Cơ chảy qua phía tây huyện nên phát triển trồng lúa, cây màu, mía; chăn nuôi gia cầm, cá, lợn và chế biến nông sản. + Xuân Trường còn là một vùng đất văn hiến, có nhiều người học đỗ đạt cao. Xuân Trường là vùng đất văn hiến và là quê hương của nhiều nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, tiêu biểu như: Cố Tổng bí thư Trường Chinh, trung tướng Đặng Quân Thuỵ- nguyên phó chủ tịch Quốc hội, anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Gia Triệu, Nguyễn Đăng Kính Xuân Trường là khu vực đạo Thiên Chúa truyền bá vào sớm và có ảnh hưởng sâu rộng. Nơi đây, nhà thờ tập trung với mật độ cao và quy mô lớn. Toàn huyện có 17 di tích văn hóa lịch sử được nhà nước xếp hạng là: Nhà lưu niệm cố Tổng Bí Thư Trường Chinh, chùa Keo Hành Thiện, đền Ngọc Tiên – xã Xuân Hồng; đền Xuân Bảng, đền, chùa, chùa Ngọc Tỉnh – Thị trấn Xuân Trường; chùa Trà Lũng Trung – xã Xuân Trung; đền, chùa xã Xuân Bắc; đền Xuân Hy – xã Xuân Thuỷ đền An Cư – Xuân Vinh; đền, chùa Kiên Lao – xã Xuân Kiên; đền, chùa Thọ Vực - xã Xuân Phong; từ đường họ Trần, họ Ngô - xã Thọ Nghiệp; chùa Lãng Lăng – xã Xuân Đài; đền chùa An đạo, đền Liêu Đông – xã Xuân Tân; chùa Viên Quang – xã Xuân Ninh. * Hoạt động 5: Du lịch ? Trình bày những địa điểm du lịch nổi tiếng của Nam Định? + Thành phố Nam Định. + Quần thể di tích lịch sử văn hoá Trần. + Quần thể di tích lịch sử văn hoá Phủ Dày. + Cụm di tích lịch sử văn hoá: Nhà lưu niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh, chùa Keo Hành Thiện và làng văn hoá Hành Thiện. + Bãi biển Thịnh Long. + Bãi biển Quất Lâm. + Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Rạng Đông. + Làng nghề cây cảnh Vị Khê. + Làng nghề đúc đồng Tống Xá. + Làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên. + Làng nghề ươm tơ Cổ Chất và dệt đũi Cự Trữ. + Phường rối nước làng Rạch. ? Nêu những địa điểm du lịch nổi tiếng của Xuân Trường? + Cụm di tích lịch sử văn hoá: Nhà lưu niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh, chùa Keo Hành Thiện và làng văn hoá Hành Thiện (xã Xuân Hồng) . + Toà giám mục Bùi Chu (xã Xuân Ngọc), nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương). + Đền chùa Kiên Lao (xã Xuân Kiên), đền chùa Thọ Vực (xã Xuân Phong), đền Xuân Bảng (xã Xuân Hùng), đền Xuân Hy (xã Xuân Thuỷ), chùa Xuân Trung (xã Xuân Trung), chùa Nghĩa Xá (xã Xuân Ninh), đền An Cư (xã Xuân Vinh), 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011 Khoa học Tiết 61: Ôn tập thực vật và động vật I. Mục tiêu ôn tập về: - Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng. - Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con. - Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện. - Có ý thức bảo vệ môi trường yêu thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập cá nhân. III. các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Trình bày những nét chung về sự sinh sản và nuôi dạy con của hổ và hươu? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Nội dung * Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập Phiếu học tập Họ và tên: ... Lớp:Trường:. 1. Chọn các từ trong ngoặc (sinh dục, nhị, sinh sản, nhuỵ) để điền vào chỗ chấm trong các câu cho phù hợp. Hoa là cơ quan của những loài thực vật có hoa. Cơ quan . đực gọi là . Cơ quan sinh dục cái gọi là 2. Viết chú thích vào hình cho đúng. 3. Đánh dấu nhân vào cột cho đúng. Tên cây Thụ phấn nhờ gió Thụ phấn nhờ côn trùng Râm bụt Hướng dương Ngô 4. Chọn các cụm từ cho trong ngoặc (trứng, thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực và cái) để điền vào chỗ trống trong các câu sau. - Đa số các loài vật chia thành hai giống Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra.. - Hiên tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành., mang những đặc tính của bố và mẹ. 5. Đánh dấu vào nhân vào cột sao cho phù hợp. Tên động vật Đẻ trứng Đẻ con Sư tử Chim cánh cụt Hươu cao cổ Cá vàng * Đáp án: Câu 1: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Câu 2: 1 - nhuỵ; 2 - nhị Câu 3: + Cây hoa hồng (a) và cây hoa hướng dương (c) là hoa thụ phấn nhờ côn trùng. + Cây ngô (3) thụ phấn nhờ gió. Câu 4: + Đa số loài vật chia thành 2 giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực sinh ra tinh trùng (d). Con cái có cơ quan dục cái tạo ra trứng (a) + Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của cả bố và mẹ. Câu 5: + Những động vật đẻ con: sư tử, hươu cao cổ. + Những động vật đẻ trứng: chim cánh cụt, cá vàng. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên. Toán Tiết 155: Phép chia I. Mục tiêu - Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm. * Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3. II. đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. các hoạt động dạy – học chủ yếu Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ ? Hãy nêu các tính chất của phép chia? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Ôn tập về phép chia * Phép chia hết - GV viết phép tính lên bảng a : b = c - Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính. ? Hãy nêu các tính chất của phép chia? * Phép chia có dư - GV viết lên bảng phép chia a : b = c (dư r) ? Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia? c. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài. * Bài 2: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS nêu cách chia hai phân số. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. * Bài 3: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở rồi nêu miệng kết quả. - GV yêu cầu HS đổi chéo bài để kiểm tra lẫn nhau. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. ? Hãy nêu cách chia nhẩm với 0,1 ; 0,01; 0,001;? ? Muốn chia một số cho 0,25; 0,5 ta làm thế nào? * Bài 4 (HS khá, giỏi): - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét, nêu cách làm. - GV nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. - HS nêu. - HS nghe. - HS theo dõi. - HS nêu: a là số bị chia, b là số chia, c gọi là thương. - Tính chất của phép chia: + a : 1 = a + a: a = 1 ( a khác 0 ) + 0 : b = 0 ( b khác 0 ) - HS theo dõi. - HS nêu thành phần của phép chia. + Số dư bé hơn số chia ( r<b). - HS nêu yêu cầu của bài. - HS dưới lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét. - HS chữa bài. a) 8192 : 32 = 256 Thử lại : 256 x 32 = 8192 b) - HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu. - HS dưới lớp làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét. - HS chữa bài. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở rồi nêu miệng kết quả. - HS đổi chéo bài để kiểm tra lẫn nhau. - HS nhận xét. - HS chữa bài. - Chia một STP cho 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc lấy số đó nhân với 10; 100; 1000;... - Muốn chia một số cho 0,25; 0,5 ta chỉ việc lấy số đó nhân với 4; 2. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS dưới lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xet, nêu cách làm. - HS chữa bài. a) Cách 1: * Cách 2: b) Cách 1: (6,24 + 1,26) : 0,75 =7,5 : 0,75 = 10 * Cách 2: (6,24 + 1.26 ) : 0,75 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 =8,32 + 1,68 = 10 - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. Ký duyệt của BGH . . . . . Sinh hoạt lớp Đánh giá, nhận xét công tác trong tuần: Ưu điểm: .... Nhược điểm: .. Triển khai công việc tuần tới: .... III- Giao lưu văn nghệ: ........
Tài liệu đính kèm: