Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 21 - Trường TH Nậm Sài

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 21 - Trường TH Nậm Sài

Tiết 2: Đạo đức

Đ21: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ PHƯỜNG EM

I.MỤC TIÊU.

- Bước đầu biết vai trò của Uỷ ban nhân dân (UBND) xã (phường) đối với công cộng.

- Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã ( Phường) đối với tre em ở địa phương.

- Ý thhức tôn trọng UBND xã (phường)

- Giáo dục vệ sinh môi trường: Học sinh biết bảo vệ và giữ gìn UBND xã nơI mình đang sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Ảnh trong bài phô tô.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Kiểm tra bài cũ

B. Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: Đến uỷ ban nhân dân phường

 

doc 48 trang Người đăng hang30 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 21 - Trường TH Nậm Sài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
 Thứ hai ngày 9 tháng 2 năm 2012
	Tiết 1:	 Chào cờ 
Đ21:
Sơ kết tuần 20
Tiết 2:
Đạo đức
Đ21: 
Uỷ ban nhân dân xã phường em
I.Mục tiêu.
- Bước đầu biết vai trò của uỷ ban nhân dân (UBND) xã (phường) đối với công cộng.
- Kể được một số công việc của uỷ ban nhân dân xã ( Phường) đối với tre em ở địa phương.
- ý thhức tôn trọng UBND xã (phường) 
- Giáo dục vệ sinh môi trường: Học sinh biết bảo vệ và giữ gìn UBND xã nơI mình đang sống.
II. Đồ dùng dạy học 
- ảnh trong bài phô tô.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: Đến uỷ ban nhân dân phường 
* Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã (phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND phường xã.
- Cho HS đọc câu truyện SGK
- 1,2 HS đọc
- Thảo luận cả lớp theo câu hỏi sau:
- Bố Nga đến UBND xã (phường) để làm gì?
- để làm giấy khai sinh
- UBND phường làm các công việc gì?
- Xác nhận chỗ ở, quản lý việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em
- GV kết luận: UBND xã phường có vai trò quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND?
- Tông trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện và giúp đỡ để UBND phường, xã hoàn thành nhiệm vụ.
- Kết luận: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương vì vậy mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ uỷ ban hoàn thành công việc.
- 1,2 HS đọc ghi nhớ SGK (32)
- HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK
* Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND xã (phường)
- GV chia lớp theo nhóm và giao nhiệm vụ đọc yêu cầu BT1 và thảo luận từng việc nào cần đến UBND xã, phường để giải quyết.
- HS thảo luận
- Đại diện lớp trình bày ý kiến
- Cả lớp trao đổi bổ xung
- GV kết luận: UBND xã (phường) làm các việc.
- Hoạt động 3: Làm bài tập 3 SGK
- Mục tiêu: HS biết được các hành vi việc làm phù hợp khi đến UBND xã phường
- GV yêu cầu: Đọc yêu cầu và nội dung bài tập 3. tìm hiểu những hành vi việc làm nào dưới đây là phù hợp khi đến UBND xã phường
- HS làm việc cá nhân, đọc thầm kỹ từng hành vi việc làm.
- Một số HS trình bày ý kiến
- GV kết luận, chốt đúng
- b, c là hành vi việc làm đúng
- a là hành vi việc làm sai
- Hoạt động nối tiếp
- Tìm hiều UBND phường tại nơi mình ở các công việc chăm sóc bảo vệ trẻ em mà UBND phường đã làm.
Tiết 3
Toán
Đ101: 
Luyện tập về tính diện tích
I.Mục tiêu.
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- Học sinh yếu biết cách phân tích và tìm hướng giảI BT1 trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu cách tính.
- GV treo bảng phụ có vẽ sẵn hình minh hoạ trong VD ở SGK trang 103
- HS quan sát
- GV đọc yêu cầu: tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ trên bảng.
- HS lắng nghe quan sát hình treo của GV
- Có thể áp dụng ngay công thức để tính diện tích của mảnh đã cho thừa?
- Chưa có công thức nào để tính được diện tích của mảnh đất đó?
- Muốn tính diện tích mảnh đất này ta làm ntn?
- Ta chia nhỏ các hình đó thành các phần nhỏ là hình đã có công thức tính diện tích.
Khẳng định lại: với các bài toán kiểu này, ta phải chia cắt hình về các hình cơ bản, rồi vận dụng công thức để tính.
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đối, tìm ra cách giải bài toán khuyến khíc HS tìm nhiều cách giải khác nhau.
- Các nhóm trình bày kết quả.
 20cm	
	 A 20 cm B
 P 25cmQ E Q
 40,1cm
 M N K H
 C D
(thời gian thảo luận 3 phút).
- Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình.
- Yêu cầu HS nói lại cách làm của mình.
- Lưu ý: HS khi giải toán cần tìm ra nhiều cách giải, ngắn gọn, chính xác.
- Cách 1: 
a. Chia mảnh đất hình chữ nhật AGAR và hình vuông MNPQ.
b. Tính
Độ dài của cạnh DC là
25+20+25 = 70 m
Diện tích HCN ABCD là
70x40,1=2807 (m2)
Diện tích hai hình vuông EGHK và MNPQ là:
20x20x2=800 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
2807 + 800 = 3607 (m2)
Đáp số: 3607 (m2)
- Ngoài cách giải trên ai còn có cách giải khác (gọi HS khá lên).
Cách 2:
a. Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn
- Nhận xét chung: Yêu cầu về nhà làm cáhc giải khác vào vở.
 A B
 25cm
 P Q E G
 40,1 m
 N M K H
 C D
a. Chia mảnh đất HCN ABCD và hai hình chữ nhật bằng nhau MNQP và ERHG.
Ta có:
Độ dài cạnh AC là:
20+40,1+20=80,1 (m)
Diện tích của hình chữ nhật ABCD
20x80,1=1602 (m2)
Diện tích của HCN MNPQ và HCN EGHR là:
25x40,1x2=2005 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
1602+2005=3607 (m2)
Đáp số: 3607 (m2)
- Các cách giải trên thực hiện theo mấy bước.
- Quy trình gồm 3 bước:
- GV xác nhận: Do các mảnh đất trong thực tế ít khi là các hình cơ bản nên khi tiến hành tính diện tích người ta phải qua 3 bước.
- Bước 1: chia hình đã cho thành các hình có thể tích diện tính được.
- Bước 2: xác định số đo các hình theo hình vẽ đã cho.
- Bước 3: Tình diện tích của từng phần nhỏ từ đó suy ra tính diện tích toàn bộ hình (mảnh đất)
Bài tập 1: (104)
- Gọi HS đọc đề bài: xem hình vẽ
- Cho 4+5 em nhắc lại
- Yêu cầu HS làm vào vở nháp
- HS đọc và làm bài vào vở nháp.
- 1 HS làm bảng phụ
 A B 
 3,5m
 C 3,5m M N D
	6,5 m
	 P 4,2m Q
- Chữa bài
- Gọi HS lên trình bày bài làm: HS khác nhận xét, chốt đúng
Bài giải
Chia mảnh vườn thành 2 hình chữ nhật ABCI và FGDE chiều dài của hình chữ nhật ABCD và MNPQ.
Ta có:
Độ dài cành CD là:
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là
11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
Đáp số: 66,5 (m2)
- Ngoài cách giải trên ai còn cách giải khác gọi HS khá nên
- HS chữa bài
- Gọi HS nhận xét bài của bạn
- HS chỉ cần hình và nêu hướng giải
- Nhận xét chung: Yêu cầu HS về nhà làm các cách giải khác vào trong vở.
Cách 2:
 A H K B 
 I F G C
	E D
Bài 2:
- 1 HS đọc
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
- HS tự làm bài vào vở
- yêu cầu HS làm bài vào vở
- Lớp nhận xét
M A B 
	50 m
N 40,5m I K 40,5m P 
	30m
	D 100,5m C Q
+ Chia mảnh đất như hình vẽ sau chiều dài AD của hình chữ nhật ABCD là:
50+30=80 (m)
Chiều rộng CD của hình chữ nhật ABCD là:
100,5 – 40,5 = 60 (m)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là
80x60 = 4800 (m2)
Chữa bài:
Diện tích hai mảnh đất hình chữ nhật nhỏ là:
- Gọi HS đọc và giải thích cách làm của mình.
30x40x2 = 4230 (m2)
- HS khác nhận xét
Diện tích của khu đất đó là:
- GV nhận xét, chữa bài
2430 + 4800 = 7230 (m2)
- Yêu cầu HS về nhà trình bày thêm cách giải khác.
- Cho HS đọc bài làm
- 1 em đọc
- Bài làm dạng toán này có mấy bước.
- có 2 bước
- Bước 1: chia mảnh đất thành các hình cơ bản đã có công thức tính diện tích.
- Bước 2: Tính diện tích của các hình đã chia từ đó tìm được diện tích mảnh đất đó.
- GV chú ý: thông thương ở bài tập đã cho sẵn số đo, ta chỉ làm 2 bước còn thực tế ta phải thêm bước 2 là xác định số đo của các hình chia ra, rồi bước 3 mới tính kết quả.
IV. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà ôn bài.
Tiết 4:
Tập đọc
Đ41: 
Trí dũng song toàn (25)
I.Mục tiêu.
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng đọc của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa bài học: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước.
- Học sinh yếu đọc được 1 đoạn văn trong bài.
II. Đồ dùng dậy học 
- Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Nêu nội dung bài
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc.
- 1 HS đọc
- Lớp đọc thầm
- chia đoạn: 4 đoạn
- Đoạn 1: từ đầu -> ra lẽ
- Đoạn 2: tiếp -> liễu thăng
- Đoạn 3: Tiếp -> ám hại ông
- Đoạn 4: Còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp
- 4 HS đọc 1 lần
- Lần 1: đọc + luyện phát âm.
- 4 HS đọc phát âm một số từ khó: thảm thiết, cúng giỗ, ngạo mạn, yết kiến.
- Lần 2: đọc giải nghĩa từ.
- 4 HS đọc nối tiếp kết hợp 1 HS đọc chú giải SGK.
- Đọc theo cặp
- 2 HS cùng đọc
- HS đọc cả bài
- 1 HS đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Đọc với giọng xót xa, ân hận.
b. Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc đoạn 1+2 
- Lớp đọc thầm
- Sứ thần giọng văn minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ góp giỗ Liễu Thăng.
- Ông vờ than khóc vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời vua Minh biết đã bị mắc mau nên đành tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
- Giọng văn Minh khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
- Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lý bắt góp giỗ Liễu Thăng của mình nên phải bỏ lệ này.
- Giảng thêm: Sứ thần Giang Văn Minh đã khôn khéo đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô thừa nhận vô lý của mình. Nhà vua dù đã biết mình đã mắt mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.
- ý 1 nói lên điều gì?
- ý 1: Sự khôn khéo thông minh của sứ thần Giang Văn Minh 
- Cho HS đọc đoạn 3+4
- Lớp đọc thầm
- Em hãy nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
- Đại thần nhà Minh ra về đối:
Đến trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
Ông đố lại: Bặch Đằng thủa trước máu còn loang.
- Vì sao nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
- Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên cam ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhường trước câu đối của đại thần trong triều còn dám lấy việc quân đội cả ba triều Nam Hán, Tống, Nguyên đều thảm hại trên sông Bạch Đằng để đối lại nên giận quá, sai người ám hại ông.
- Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất, giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước ông dũng cảm không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn dầy lòng tự hào dân tộc.
- ý 2 nói lên điều gì?
- ý 2: Lòng dũng cảm mưu trí của Giang Văn Minh.
- ý nghĩa của bài.
- ý nghĩa: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- Cho 1 nhóm HS đọc phân vai toàn bài.
- 4 HS đọc phân vai
- Người dân chuyện
- Giang Văn Minh
- Vua nhà Minh
- Vua Lê Thành Tông
c. Đọc diễn cảm
- Cho HS đọc phân vai
- GV đưa bảng phụ ghi sẵn đoạn văn luyện đọc và HS đọc
- 4 em 
- HS đọc theo HS của GV
- Thi đọc phân vai
- Lớp nhận xét.
- Bài này đọc với giọng nhơ thế nào?
- Đọc với giọng lưu loát, diễn cảm đọc Giang Văn Minh khóc giọng ân hận xót thương, đọc đoạn ứng đối: giọng dõng dạc tự hào đoạn kết đọc chậm, giọng xót thương.
- Đọc diễn cảm đoạn 3+4
- HS ...  Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật vừa cho ta làm thế nào?
- Lấy diện tích xung quanh (4 mặt) cộng với diện tích hai đáy
Diện tích một mặt đáy là:
8x5=40 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là
104 + 40 x2 = 184 (cm2)
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Lớp nhận xét
- Kết luận: Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, ta lấy tổng của diện tích xung quanh và diện tích 2 đáy
- HS nhắc lại
- Gọi vài HS nhắc lại công thức tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- Chốt: Các kích thước cùng đơn vị đo
3. Luyện tập thực hành 
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- HS đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài vào nháp
- 1 HS lên bảng làm phụ
- Chữa bài
- HS làm bài
- Gọi HS nhận xét bài của bạn
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét chốt đúng
Tóm tắt
Hình hộp chữ nhật
Chiều dài: 5dm
Chiều rộng: 4 dm
Chiều cao: 3 dm
Diện tích xung quanh :? Dm
Diện tích toàn phần: ? dm
Bài giải
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
(5+4)x2=18 (dm)
Diện tích một mặt đáy là
18 x 3 = 54 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là
54 + 20 x 2 = 94 (dm2)
Đáp số: S xung quanh 54 (dm2)
S toàn phần 94 (dm2)
Bài 2:
- 1 HS đọc đề
- Bài toán cho em biết gì?
- Chiếc thúng tôn không có nắp
Có kích thước:
Chiều dài: 6 dm
Chiều rộng: 4 dm
Chiều cao: 9 dm
- Bài toán yêu cầu em tính gì?
- Tính dienẹ tích tôn để gò thùng không có nắp, không tình mép hàn
- Làm thế nào để tính được diện tích tôn cần dùng để gò thùng?
- Diện tích tôn gò thùng chính là diện tích xung quanh cộng với hình hộp chữ nhật
- ha làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm
- GV cùng HS nhận xét , chốt đúng
Bài giải
Diện tích xung quanh của thùng tôn là
(6+4)x2x9=108 (dm2)
Diện tích đáy của thùng tôn là
6x4=24 (dm2)
Diện tích tôn cần để làn thùng (không nắp) đó là
180+24=204 (dm2)
đáp số: 204 (dm2)
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm lại các bài tập đã học
Tiết 2:
Tập làm văn
Đ42: 
Trả bài văn tả người
I.Mục tiêu.
1. Rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục trình tự miêu tả, quan sát và chọn l chi tiết, cách diễn đạt trình bày trong bài văn tả người.
2. Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi, viết lại được một bài văn hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học 
- bảng phụ ghi 3 đề, bài kiểm tra + ghi một số lỗi chính tả học sinh mắc phải
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS
- 2 HS lần lượt đọc lại chương trình hoạt động đã làm ở tiết tập làm văn trước
B. Dậy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Nhận xét chung về kết quả của lớp.
- GV đưa bảng phụ đã ghi đề bài của tiết kiểm tra viết tuần trước
- 1 HS đọc lại 3 đề bài
- GV nhận xét chung về kết quả của cả lớp
 Ưu điểm:
- Xác định đúng đề bài
- Có bố cục hợp lý
- Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp
Khuyết điểm:
- Một số bài bố cục chưa chặt chữ
- Còn sai lỗi chính tả
- Còn sai dùng từ, đặt câu
- Thông báo điểm cho HS
3. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn các loại lỗi cho HS mắc phải
- GV trả bài cho HS
- HS nhận bài, xem lại những lỗi mình mắc phải.
- Cho HS lên chữa lỗi trên bảng phụ
- Lần lượt một số HS lên chữa lỗi trên bảng HS còn lại tự chữa trên nháp.
- Lớp nhận xét phần chữa lỗi trên bảng.
- GV nhận xét và chữa lại những lỗi HS viết sai trên bảng phấn màu
b. Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài
- Cho HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi
- HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi
- GV theo dõi HS kiểm tra HS làm việc
c. Hướng dẫn HS tập những bài văn hay đoạn văn hay
- GV đọc những đoạn văn hay
- HS lắng nghe và trao đổi về cái hay, cái đẹp của đoạn văn của bài.
d. Cho HS chọn viết lại một đoạn văn trong bài của mình cho hay hơn
- Mỗi HS tự chọn một đoạn văn trong bài của mình để viết lại cho hay hơn
- Một số HS đọc đoạn văn vừa viết
- GV chấm một số đoạn văn HS vừa viết lại
IV.Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt.
Tiết 3:
Khoa học
Đ42: 
Sử dụng năng lượng chất đốt
I.Mục tiêu.
- Kể tên một số lại chất đốt.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt trong đời sống và sản xuất: Sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy.
- Giáo dục vệ sinh môi trường: Học sinh biết cách sử dụng năng lượng chất đốt phù hợp tránh làm ảnh hưởng tới môi trường.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài học:
Kĩ năng biết cách tìm tòi sử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực:
Động não
Quan sát và thảo luận nhóm.
IV phương tiện dạy học: 
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt
- Hình và thông tin trang 86, 87, 88, 89 SGK
V. Tiến trình dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ
- Năng lượng mặt trời ảnh hưởng thế nào đến thời tiết khí hậu?
- 2 HS trả lời
- ở những nơi gần xích đạo nơi ánh sáng mặt trời chiếu thẳng thì nhiệt độ cao, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nắng lớn gậy hạn hán ở vùng này và gây lũ lụt ở vùng khác
- Vì sao nói Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống.
- Vì mặt trời giúp cho con người khoẻ mạnh, vui chơi, học tập, lao động. Nguồn nhiệt mặt trời cung cấp không thể thiếu được đối với cuộc sống con người.
B. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài - ghi bảng
1. Kể tên một số loại chất đốt
Hoạt động 1: HS nêu tên một số loại chất đốt.
- Gv nêu câu hỏi và thảo luận 
 - HS mở SGK trang 86
+ Hãy nêu tên một số chất đốt thường dùng trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng và chất đốt nào ở thể khí
- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi hoặc các tổ thi đáu viết trên bảng nhóm (trong 3’) rồi trình bày.
- HS sung phong lên chỉ hình và nêu
- Hình 1: Bếp than tổ ong dùng than, chất đốt, thể rắn.
- Hình 2: Bếp dầu, dùng dầu hoả, chất đốt thể lỏng
- Kể tên một số chất đốt mà em biết?
- Hình 3: bếp ga dùng ga, chất đốt thể khí.
- Than ủi, dầu,xăng
- GV kết luận: có nhiều loại chất đốt, mỗi loại có những tính năng vượt trội hơn so với loại khác.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: HS kể tên và nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm
- HS thảo luận nhóm 4
- Mỗi nhóm chuẩn bị một loại chất đốt
- Các nhóm thảo luận
- Gv yêu cầu: cử đại diện mỗi nhóm lên rút thăm
- Các nhóm thảo luận
Thăm 1: Sử dụng các chất đốt rắn
- Kể tên các chất đốt rắn thường dùng ở vùng nông thôn và miền núi
- Củi, tre, rơm, rạ, là khô, cành khô
- Than đã được sử dụng trong những việc gì? ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
- Chạy máy phát điện, làm chạy một số loại động cơ đầu xe lửa) đun nấu, sưởi ấm, ở nước ta khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh.
- Ngoài than đá bạn biết thêm loại than đá nào khác.
 than bùn, than củi
- Thăm 2: Sử dụng chất đốt lỏng thường dùng. Chúng thường sử dụng trong những việc gì?
 dầu hoả, xăng
- sử dụng trong việc đun nấu chạy máy.
- ở nước ta dầu mỏ chủ yếu được khia thác ở đâu?
- Khai thác chủ yếu ở biển vũng tàu
- Đọc các thông tin, quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi.
- Hs đọc và trả lời câu hỏi
Thăm 3: Sử dụng các chất đốt khí
 khí đốt tự nhiên ga, khí đốt sinh học (bi-ô-ga)
- Làm thế nào để khai thác được khí đốt sinh học
- ủ rác, phân gia súc, gia cầm, trong bể kín, khí tạo ra trong quá trình ủ sẽ đưa ra theo đường ống riêng.
- GV ghi kết luận lên bảng
- Chất đốt có nhiều loại, chất đốt rắn than , chất đốt lỏng, dầu hoả, xăng chất đốt khí ga. Thông thường người ta sử dụng các loại chất đốt trong việc đun nấu chạy động cơ máy, chạy máy phát điện 
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, xem bài 43
Tiết 4 
.Âm nhạc
Học hát : Tre ngà bên lăng Bác.
I. Mục tiêu.
- HS hát đúng giai điệu và thể hiện tình cảm tha thiết của bài hát .
- Hát đúng nhịp 3/8 .
- Qua bài hát giáo dục các em lòng kính yêu Bác Hồ .
II. Đồ dùng dạy học .
- Máy nghe . bang đĩa bài hát lớp 5.
Tranh ảnh về năng Bác Hồ .
- SGK âm nhạc lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. ổn định tổ chức .
B. Kiểm tra bài cũ .
C. Dạy học bài mới .
I. Giới thiệu bài .
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích . Tác giả bài hát Tre Ngà Bên Lăng Bác.
2. Phần hoạt động .
- Học hát bài , Tre Ngà Bên Lăng bác.
GV cho HS nghe băng đĩa bài hát : Tre Ngà Bên Lăng Bác.
+ Cho HS đọc lời ca .
+ Gv dạy HS hát từng câu , cho đến hết bài.
- GV cho HS luyện tập theo tổ , nhóm , dãy bàn.
- Luyện tập cá nhân .
- Hát kết hợp gõ đệm , phách , theo nhịp.
- Gv cho Hs hát đơn ca , mỗi HS hát một lần , GV theo dõi sửa sai.
3. Phần kết thúc .
- Cả lớp hát lại toàn bài một lần .
- Cho HS nghe lại bài hát trình bày qua băng đĩa .
- Hát .
- HS hát bài : Hát Mừng .
- HS lắng nghe.
- HS học hát theo h/d của GV .
- HS đọc lời ca .
- HS học hát từng câu .
- HS tập hát theo tổ, nhóm , dãy bàn .
- HS hát cá nhân.
- Hát kết hợp gõ phách , nhịp .
- Cả lớp hát lại bài một lần .
_______________________________________________
Tiết 5:
Sinh hoạt lớp
Sơ kết tuần 21
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc