Giáo án Lớp 5 - Tuần học thứ 33 năm học 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần học thứ 33 năm học 2011

A. Mục tiêu:

 - Đọc đúng các tiếng từ khó: sức khoẻ, lễ phép, rèn luyện.

 - Đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

 - Từ ngữ: quyền, bổn phận.

 - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 - HS có ý thức bảo vệ, thực hiện đúng luật bảo vệ trẻ em.

 

doc 57 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần học thứ 33 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
THỨ 2
Ngày soạn: 15/04/2011
Ngày giảng: 18/04/2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
LUẬT BẢO VỆ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
A. Mục tiêu:
 	- Đọc đúng các tiếng từ khó: sức khoẻ, lễ phép, rèn luyện.
 	- Đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
 	- Từ ngữ: quyền, bổn phận.
 	- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
 	- HS có ý thức bảo vệ, thực hiện đúng luật bảo vệ trẻ em.
B. Đồ dùng dạy - học:
 	GV: - Tranh minh hoạ bài đọc.
 	HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
ĐL
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài thuộc lòng bài Những cánh buồm và nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài.
(?) Bài chia làm mấy đoạn? 
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- Luyện đọc tiếng khó: sức khoẻ, lễ phép, rèn luyện.
- Cho HS luyện đọc câu khó: 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo N4.
- Đọc mẫu toàn bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và đọc câu hỏi cuối bài.
(?) Những điều luật nào trong bài nói lên quyền của trẻ em? 
- GT: quyền.
(?) Đặt tên cho điều luật nói trên?
(?) Điều luật nào trong bài nói về bổn phận của trẻ em? 
(?) Nêu những bổn phận của trẻ em qui định trong luật? 
- GT: bổn phận.
(?) Em đã thực hiện được bổn phận gì? Còn những bổn phận gì cần cố gắng thực hiện ? 
- Nhận xét tuyên dương những em đã thực hiện tốt nhiều bổn phận.
(?) Qua 4 điều luật trên em hiểu được điều gì? 
- Tiểu kết bài.
(?) Nêu nội dung chính của bài? 
- Ghi bảng nội dung.
4. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- HDHS đọc điều 21, đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Nêu những bổn phận của trẻ em qui định trong luật? 
- GV tổng kết nội dung chính của bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1'
3'
1'
12'
10'
10'
4'
- Hát.
- 2 HS đọc thuộc lòng bài và một HS đọc nội dung chính của bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS khá đọc toàn bài, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Bài chia làm 4 đoạn: mỗi đoạn là một điều luật.
- Đọc nối tiếp bài. 
- HS luyện đọc từ khó.
- HS luyện câu khó.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Nghe – theo dõi sgk.
- Đọc như yêu cầu.
- Điều 15 ; 16 ; 17.
- Điều 15: Quyền trẻ em được chăm sóc bảo vệ.
- Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em.
- Điều 17: Quyền được vui chơi giải trí của trẻ em.
- Điều 21.
- Trẻ em có các bổn phận sau: 
 + Phải có lòng nhân ái.
 + Phải có ý thức nâng cao năng lực của bản thân.
 + Phải có tinh thần lao động.
 + Phải có đạo đức tác phong tốt.
 + Phải có lòng yêu nước, yêu hoà bình.
- 3 – 4 HS nối tiếp nhau liên hệ bản thân, các bạn khác theo dõi nhận xét.
- Em hiểu mọi người trong xã hội đều phải sống và làm việc theo pháp luật, trẻ em cũng có quyền và bổn phận của mình đối với gia đình, xã hội.
- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, qui định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
- 4 HS đọc.
- Nghe.
- Đọc bài theo cặp.
- 3 – 4 em tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 HS đọc lại điều 21.
Tiết 3: Toán
ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH 
A. Mục tiêu:
- Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
- Có ý thức học bài và làm bài.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Bảng vẽ sẵn các hình trong sgk.
HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
ĐL
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
(?) Muốn tính diện tích hình thang, hình thoi ta làm ntn ?
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Ôn tập dạng hình, công thức tính diện tích một số hình đã học 
- Gắn hình vẽ lên bảng.
(?) Đây là hình gì? 
(?) Nêu qui tắc và công thức tính Sxq, Stp và thể tích HHCN, HLP?
3. HDHS làm bài tập:
Bài 1(tr.168)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
(?) Bài toán cho biết gì? Hỏi gì ?
(?) Người ta quét vôi 5 bức tường và trần nhà là quét vôi mấy mặt của hình hộp chữ nhật? 
(?) Muốn tính diện tích phần quét vôi đó ta làm ntn? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nêu bài giải của mình.
- Nhận xét, ghi điểm.
1'
3'
1'
5'
9'
- Hát.
- 2HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- Quan sát hình vẽ.
- Hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
* Hình hộp chữ nhật:
 Sxq = (a + b) 2 c
 Stp = Sxq + S2 đáy
 V = 
* Hình lập phương:
 Sxq = 
 Stp = 
 V = 
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi. 
- 1 HS nêu.
- Ta phải tính diện tích của 4 mặt bên và 1 mặt đáy.
- Ta lấy diện tích của 5 mặt trừ đi diện tích cửa.
- Tự làm bài vào vở.
 Bài giải: 
Diện tích xung quanh phòng học là 
 (6 + 4,5) = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là: 
 6 4,5 = 27 (m2)
Diện tích phần quét vôi là: 
 84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m2)
 Đáp số: 102,5 m2
- 3 – 4 HS đọc bài giải, lớp theo dõi nhận xét.
Bài 2 (tr.168)
- Gọi HS đọc bài.
(?) Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
(?) Muốn tính xem bạn An cần dùng bao nhiêu giấy màu để dán hết mặt ngoài của hộp thì ta phải tính gì? 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, ghi điểm.
9'
- 1 HS đọc, lớp theo dõi sgk 
- 1 HS nêu.
- Tính Stp của hình lập phương.
- 1 HS làm bài trên bảng.
 Bài giải: 
a) Thể tích của cái hộp là: 
 = 1000 (cm3)
b) Vì bạn An muốn dán tất cả các mặt ngoài của hình lập phương nên diện tích giấy màu diện tích toàn phần của hình lập phương và bằng: 
 = 600 (cm3)
 Đáp số: a) 1000 cm3
 b) 600 cm3
- Nhận xét bài làm của bạn.
Bài 3 (tr.168)
- Yêu cầu HS đọc bài trong sgk.
- Yêu cầu HS thảo luận và làm bài vào vở (hai nhóm làm bài vào bảng nhóm).
- Gọi đại diện hai nhóm làm bài vào bảng nhóm dán bảng và trình bày kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng, trình bày đẹp.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Nêu qui tắc và công thức tính Sxq, Stp và thể tích HHCN, HLP?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
9'
3'
- Đọc thầm bài trong sgk.
- Thảo luận nhóm 4, làm bài như yêu cầu.
Bài giải:
Thể tích của bể nước là: 
 3 (m3)
T/g để vòi nước chảy đầy bể là
 3 : 0,5 = 6 (giờ)
 Đáp số: 6 giờ
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả như yêu cầu, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- 1 HS nhắc lại.
Tiết 4: Lịch sử
ÔN TẬP LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY
A. Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1958 đến nay.
- Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
- GDHS ham học bộ môn.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Bản đồ hành chính Việt nam.
HS: - Tranh ảnh tư liệu có liên quan tới kiến thức các bài.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
ĐL
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu bài học của bài: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay.
- GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng che kín các nội dung.
- GV đặt một số câu hỏi:
(?) Từ năm 1945 đến nay lịch sử nước ta chia làm mấy giai đoạn?
(?) Thời gian của mỗi giai đoạn?
(?) Mỗi giai đoạn có sự kiện lịch sử tiêu biểu nào? Sự kiện đó xảy ra vào thời gian nào?
- GV cho HS xem bảng thống kê.
1'
3'
1'
14'
- Hát.
- 2 HS nêu.
Bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu từ 1858 đến nay
Giai đoạn lịch sử
Thời gian xảy ra
Sự kiện lịch sử
- Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ 
(1858- 1945)
1859-1864
5-7-1885
1904-1907
5- 6-1911
3-2-1930
1930-1931
Mùa thu 1945
2-9-1945
- Khởi nghĩa Bình tây Đại nguyên soái Trương Định.
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế, bùng nổ phong trào Cần Vương.
- Phong trào đông Du do Phan Bội Châu tổ chức.
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
- Phong trào xô viết Nghệ Tĩnh.
- Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước, tiểu biểu là cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội.
- Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập: Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Bảo vệ chính quyền non trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp
1945-1954
- Cuối năm 1945 đến năm 1946
- 19-12-1946
Thu đông 1947
Thu đông 1950
7-5-1954
- Toàn đảng toàn dân diệt “ Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm ”.
- Toàn quốc đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Chiến dịch việt Bắc.
- Chiến dịch Biên giới.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước 
1954 - 1975
- Sau năm 1954
- 12- 1955
- 17 -1 - 1960
- tết mậu thân năm 1968
- 12 - 1972
Mùa xuân 1975 ( 30 - 4 - 1975)
- Nước nhà bị chia cắt.
- Miền Bắc xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội.
- Miền Nam đồng khởi tiêu biểu là của nhân dân tỉnh Bến Tre.
- Tổng tấn công vào các thành phố lớn, cơ quan đầu não của Mĩ Ngụy.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
- Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước từ 1975 đến nay
- 25- 4- 1976
- 6- 11 -1979
- Tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam thống nhất.
- KHởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.
(?) Từ đó, em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất và giải thích tại sao lại chọn 5 sự kiện đó.
- Cho HS thảo luân cặp đôi để tìm ra 5 sự kiện có ý nghĩa nhất. 
- Gọi đại diện cặp trình bày.
* Hoạt động 2: Bài 2
- GV nêu câu hỏi dể HS trả lời.
(?) Qua các bài lịch sử L4 và L5 cho biết vì sao nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc giữ nước và dựng nước ?
- Nhận xét. 
* Hoạt động 3: Bài 3.
- Cho HS tự viết bài vào vở.
+ Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ của em về công lao của Bác Hồ đối với lịch sử dân tộc.
- Gọi HS đọc bài viết.
- Nhận xét và tuyên dương.
- Gọi HS đọc nội dung bài trong SGK trang 63.
IV. Củng cố - dặn dò:
(?) Từ năm 1945 đến nay lịch sử nước ta chia làm mấy giai đoạn?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
6'
10'
4'
- HS thảo luận theo cặp.
- Đại diện cặp trình bày, các cặp khác theo dõi nhận xét.
- Lớp thống nhất các sự kiện:
 + Ngày 19-8-1945 cách mạng tháng 8 thành công
 + Ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
 + Ngày 7-5-1954 Chiến t ... 
 12 : 100 75 = 9 (l) 
 Đáp số: 9l
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét.
(HĐ nhóm 4)
- 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Thảo luận nhóm 4 làm bài như yêu cầu.
- Đại diện hai nhóm làm bài vào bảng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét.
 Bài giải: 
Tỉ số phần trăm HS khá của trường Thắng Lợi là:
 100% - 25% - 15% = 60%
Số HS khối 5 của trường là: 
 120 : 60 100 = 200 (HS)
Số HS giỏi là: 
 200 : 100 25 = 50 (HS) 
Số HS trung bình là: 
 200 : 100 15 = 30 (HS) 
 Đáp số: Giỏi: 50 HS
 TB: 30 HS
- 1 h\s nhắc lại.
Tiết 2: Tập làm văn
TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)
A. Mục tiêu:
- HS viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
- Lời văn tự nhiên chân thật, biết cách dùng từ ngữ thể hiện được những quan sát riêng.
- Có ý thức tự giác làm bài.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: - Viết sẵn đề bài lên bảng.
HS: - Chuẩn bị trước dàn ý.
C. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
ĐL
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét chung.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS làm bài:
* Đề bài: 
1) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.
2) Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng tổ dân phố, bà cụ bán hàng nước, ...) 
3) Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Nhắc nhở HS viết bài.
3. Thực hành:
- Cho HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- Quan sát HS làm bài.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Thu bài của HS.
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1'
2'
1'
5'
28'
3'
- Hát.
- Ghi đề bài.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đề, lớp theo dõi đọc thầm.
- Nghe.
- Viết bài vào giấy kiểm tra.
- Nộp lại bài cho GV.
Tiết 3: Chính tả (nghe - viết)
TRONG LỜI MẸ HÁT
A. Mục tiêu:
- HS nhớ-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng.
- Viết hoa đúng tên các cơ quan tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2).
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp ; viết đúng tên cơ quan đơn vị.
- Có ý thức luyện chữ viết đẹp.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: - Bảng phụ viết bài tập 2, bút dạ, sgk.
HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
ĐL
Hoạt động học
I I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng viết, đọc cho HS viết.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS viết chính tả:
a. Tìm hiểu nội dung bài:
- Gọi HS đọc bài viết.
(?) ND bài thơ nói nên điều gì? 
b. HDHS viết từ khó:
- Gọi HS lên bảng viết, đọc cho HS viết.
- Nhận xét chữa lỗi chính tả.
c. Đọc cho HS viết bài:
- GV đọc từng câu trong bài chính tả.
d. Soát lỗi chính tả: 
- Yêu cầu HS soát lỗi.
- Thu một số vở của HS chấm, nhận xét.
3. HDHS làm bài tập: 
Bài 2 (tr.147) 
- Treo bảng phụ - Yêu cầu HS đọc bài.
(?) Đoạn văn nói lên điều gì? 
- Yêu cầu HS đọc lại tên cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn.
- Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị , tổ chức.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài vào vở (1 nhóm làm bài vào bảng nhóm gắn bảng và trình bày kết quả).
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét kết luận bài làm đúng.
1'
4'
1'
22'
9'
- Hát.
- 2 HS lên bảng viết, lớp theo dõi nhận xét.
 Nhà hát Tuổi trẻ;
 Nhà xuất bản Giáo dục;
 Trương Mầm non Sao Mai.
- Ghi đầu bài.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa bé.
- 1HS lên bảng viết, lớp viết nháp sau đó nhận xét bài bạn viết trên bảng: chòng chành, nôn nao, lời ru.
- Viết bài vào vở.
- Soát lỗi bằng bút chì.
- Đổi chéo vở cho nhau soát lỗi.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm bài.
- Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em. Quá trình soạn thảo công ước diễn ra 10 năm. Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế vào năm 1980. VN là quốc gia đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước về quyền trẻ em.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- 1 HS nhắc lại.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài như yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
Phân tích tên thành các bộ phận
Liên hợp quốc.
Uỷ ban/ Nhân quyền Liên hợp quốc
Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc.
Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế.
Tổ chức/ Quốc tế/ Về bảo vệ trẻ em.
Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em.
Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế.
Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thụy Điển.
Đại hội đồng/ Liên hợp quốc.
Cách viết hoa
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
Bộ phận thứ ba là tên địa lý nước ngoài (Thuỵ Điển) phiên âm theo âm Hán Việt viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) ND bài thơ nói nên điều gì? 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Yêu cầu: Về nhà học bài, chuẩn bi bài sau.
- Nhận xét tiết học.
3'
- Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.
- Lắng nghe.
Tiết 4: Địa lí
ÔN TẬP CUỐI NĂM
A. Mục tiêu:
	- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ Thế giới.
	- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sàn phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
	- H\s có ý thức tự giác học bài.
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV: - Bản đồ thế giới.
	HS: - Quả địa cầu.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
ĐL
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài học của bài: Các đại dương trên thế giới.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Tiến hành các hoạt động:
* Hoạt động 1: Bài tập 1
- GV treo bản đồ thế giới lên bảng gọi HS lên chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới.
- Nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 2: Bài tập 2
- GV treo bảng phụ kẻ phần a, cho HS thảo luận theo cặp.
- Gọi các cặp nói tiếp trình bày để hoàn thành phần a.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
1'
4'
1'
10'
20'
- Hát.
- 2 HS đọc bài
- Ghi đầu bài.
- 3 HS lên chỉ, lớp theo dõi nhận xét.
- HS thảo luận.
- Đại diện cặp trình bày, các cặp khác theo dõi nhận xét.
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung Quốc
Ai Cập
Hoa Kì
LB. Nga
Châu Á
Châu Phi
Châu Mĩ
Đông Âu-Bắc Á
Ô-xtrây-li-a
Pháp
Lào
Cam-pu-chia
Châu Đại Dương
Châu Âu
Châu Á
Châu Á
- Phần b cho HS thảo luận theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận và điền vào phiếu học tập.
- Thảo luận nhóm như yêu cầu (Mỗi nhóm điền đặc điểm của 3 châu lục).
Châu Á
Châu Âu
Châu Phi
- Vị trí (Thuộc bán cầu nào)
- Thiên nhiên (Đặc điểm nổi bật).
- Dân cư.
- Hoạt động kinh tế:
+ Một số sản phẩm công nghiệp.
+ Một số sản phẩm nông nghiệp.
- Bán cầu bắc.
- Đa dạng và phong phú, có đủ các đới khí hậu.
- Có số dân đông nhất châu Á, phần lớn là người da vàng.
- Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á.
- Khai thác khoáng sản, sản xuất máy móc.
- Lúa gạo, lúa mì, bông, cao su, cà phê, cây ăn quả,... nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm,...
- Nằm ở phía tây châu Á.
- Rừng tai ga chiến đa số, khí hậu ôn hòa.
- Đa số dân cư châu Âu là người da trắng.
- Châu Âu có nền kinh tế phát triển.
- Máy bay, ô tô, thiết bị, hàng điện tử, len dạ, dược phẩm, mĩ phẩm.
- Lúa mì. 
- Phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á.
- Địa hình tương đối cao, khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới
- Dân cư châu Phi chủ yếu là người da đen.
- Châu Phi là châu lục có kinh tế chậm phát triển.
- Khai thác khoáng sản (Vàng, kim cương, phốt pho, dầu khí).
- Ca cao, cà phê, bông, lạc
Châu Mĩ
Châu Đại Dương
Châu Nam Cực
- Vị trí (thuộc bán cầu nào).
- Thiên nhiên (đặc điểm nổi bật).
- Dân cư.
- Hoạt động kinh tế:
+ Một số sản phẩm công nghiệp.
+ Một số sản phẩm nông nghiệp.
- Nằm ở bán cầu tây, bao gồm Bắc Mĩ, Nam Mĩ và dải đất hẹp trung Mĩ nối Bắc Mĩ với Nam Mĩ
- Có thiên nhiên đa dạng và phong phú. 
Rừng A-ma-dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới.
- Phần lớn dân cư châu Mĩ là người nhập cư.
- Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất, Trung và Nam Mĩ có nền kinh tế...
- Hàng điện tử, hàng không vũ trụ.
- Lúa mì, bông, lợn, bò sữa, cam nho, chuối, cà phê, mía.
- Gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, các đảo và quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.
- Có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa-van.
- Dân cư chủ yếu là người da trắng. 
- Có nền kinh tế phát triển.
- Năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm.
- Nuôi cừu để xuất khẩu lông cừu, thịt bò, sữa.
- Nằm ở vùng cực địa.
- Là châu lục lạnh nhất thế giới.
- Không có dân cư sinh sống.
- Hết thời gian thảo luận, gọi các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Nhận xét.
IV. Củng cố - dặn dò:
(?) Hãy nhắc lại nội dung ôn tập?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Yêu cầu: Về nhà học bài.
- Nhận xét tiết học.
4'
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác theo dõi nhận xét.
- 1 h\s nhắc lại...
Tiết 5: Sinh hoạt
SINH HOẠT TUẦN 33
A. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu, khuyết điểm của các hoạt động trong tuần 33.
- Hướng phấn đấu khắc phụ trong tuần 34.
- Tự giác học tập, rèn luyện đạo đức tốt.
B. Lên lớp: 
	* Nhận xét chung:
- Đạo đức: Các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau.
- Học tập: 
 + Đa số các em có ý thức tốt trong học tập: Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học có xin phép cô giáo. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, về nhà có ý thức học bài ở nhà trước khi đến lớp như: Công, Cha, Pó, Vàng,...
 + Xong bên cạnh đó vẫn còn lại một số em còn thiểu ý thức trong học tập. Trong lớp chưa chú ý còn hay nói chuyện riêng, về nhà chưa chịu khó ôn bài như: Lệnh, Chay.
- Các hoạt động khác:
 + Tham gia đầy đủ mọi hoạt động của nhà trường đề ra.
 + Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng.
 + Có ý thức truy bài đầu giờ.
 + Đã có tiến bộ hơn trong buổi sinh hoạt đội.
 + T/C chơi trò chơi dân gian theo quy định.
	* Phương hướng tuần tới: 
- Phát huy ưu điểm đã đạt được ở trên, khắc phục những khuyến điểm còn tồn tại.
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp học tập, chuẩn bị cho thi định kì.
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 15/5, 19/5.	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 33(1).doc