Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 34 năm 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 34 năm 2011

I. Mục đích – yêu cầu:

- Giúp hs hiểu: Chăm sóc người thân vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm của mỗi người.

- Biết quan tâm, chăm sóc người thân.

KNS: Luôn có ý thức quan tâm và chăm sóc người thân trong gia đình.

II. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 22 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1060Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 34 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011
Buổi sáng 
Tiết 1: 
Chào cờ
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
------------------------------------------------------
Tiết 2:
Đạo đức
QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN 
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp hs hiểu: Chăm sóc người thân vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm của mỗi người.
- Biết quan tâm, chăm sóc người thân.
KNS: Luôn có ý thức quan tâm và chăm sóc người thân trong gia đình.
II. Các hoạt động dạy – học:
GV 
 HS 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao chúng ta cần quan tâm, chăm sóc người thân?
- GV nhận xét và đánh giá.
2.Bài mới-Giới thiệu bài - ghi đầu bài
* HS kể những câu chuyện đã được đọc hoặc được chứng kiến về sự quan tâm của những ngừi thân trong gia đình.
* GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu nội dung câu chuyện bạn kể.
* Liên hệ theo nội dung bài học: Liên hệ bản thân:
+ Em đã làm được gì thể hiện sự quan tâm của bản thân đối với người thân? 
3. Dặn dò:
- Nhắc hs quan tâm, chăm sóc người thân nhiều hơn nữa.
- HS trả lời.
* Một số HS kể
* HS cả lớp lắng nghe để nhận xét.
* HS trả lời.
* HS liên hệ, nối tiếp nhau trả lời.
--------------------------------------------------
Tiết 3:
Tập đọc
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Biết đọc trôi trảy, diễn cảm bài văn,đọc đúng các tên riêng nước ngoài
- Hiểu nội dung : Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sựu hiếu học của Rê-mi.
- Thái độ ham học , biết giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa nội dung bài đọc
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1.Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm
- Đọc thuộc bài cũ + trả lời câu hỏi
HĐ 2.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:
HĐ 3: Luyện đọc : 
- HS lắng nghe
- Đưa tranh minh họa và giới thiệu tranh
Cho HS đọc phần xuất xứ của đoạn trích
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
- Quan sát + lắng nghe 
- HS đọc phần xuất xứ
GV chia đoạn
- HS đánh dấu trong SGK
- HS đọc nối tiếp
Cho HS luyện đọc tên riêng nước ngoài
+HS luyện đọc
+ Đọc chú giải
- Từng nhóm 2 HS đọc 
- HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
HĐ 4:Tìm hiểu bài 
Đoạn 1: 
HS lắng nghe 
- HS đọc to + đọc thầm 
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
* Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
- HS đọc lướt bài văn 
 + Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
+ Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau như thế nào?
* Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi, sách là những miếng gỗ mỏng, lớp học trên đường đi.
* Ca-pi không biết đọc nhưng có trí nhớ tốt hơn Rê-mi. Rê-mi học hay quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Rê-mi quyết chí học.Kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, ...
Đoạn 2 + 3: Cho HS đọc to + đọc thầm
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là cậu bé rất hiếu học?
* Lúc nào túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, Rê-mi không dám sao nhãng 1 phút...Khi thầy hỏi có thích học không, Rê-mi trả lời: Đấy là điều con thích nhất.
+ Qua câu chuyện em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
* HSKG trả lời : Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành. ...
HĐ 5: Đọc diễn cảm : 
- HD HS đọc diễn cảm 
- Đưa bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc đoạn cuối
- Cho HS thi đọc 
- Nhận xét + khen những HS đọc hay
- 3 HS nối tiếp đọc
- Đọc theo hướng dẫn GV 
- HS thi đọc 
- Lớp nhận xét 
HĐ6: Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn HS về tìm đọc truyện Không gia đình
- Nhắc lại ý nghĩa bài học
----------------------------------------------------------
Tiết 4:
Toán
I. Mục đích – yêu cầu:
- Biết giải toán về chuyển động đều.
- Áp dụng giải các bài toán có liên quan.
- HS yêu thích môn Toán
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1. Kiểm tra bài cũ: 
Hs làm bài toán sau: Một đội trồng cây có 50 người, trong đó số nam bằng 2/3 số nữ. Hỏi đội đó có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?
HĐ 2: Giới thiệu bài : 
HĐ 3: Thực hành : 
Bài 1
- Gv y/c hs đọc bài toán
- Hd hs tìm hiểu bài toán.
- Giải bt 
-Đọc đề.
-Nhắc lại các công thức.
-Làm bài vào vở.
2giờ 30 phút = 2,5giờ.
 Vận tốc của ôtô:
120 : 2,5 = 48(km/h)
 Nửa giờ = 0,5h. 
Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe:
15 x 0,5 = 7,5(km)
 Thời gian người đó đi bộ là:
6 : 5 = 1,2( giờ) = 1h12’
Bài 2;
-Dẫn dắt để Hs hình thành các bước giải bài toán:
+Tính vận tốc của ô tô và xe máy.
+Tính thời gian đi hết quãng đường AB của ô tô và xe máy.
+Tính thời gian ô tô đi đến trước xe máy.
-Chấm, sửa bài, nhận xét. Lưu ý: Hs có thể nhận xét: “Trên cùng quãng đường AB, nếu vận tốc ô tô gấp 2 lần vận tốc xe máy thì thời gian xe máy đi sẽ gấp 2 lần thời gian ô tô đi”
-Đọc đề.
-Theo dõi, trả lời.
Vận tốc của ôtô:
90 : 1,5 = 60(km)
Vận tốc của xe máy là:
60 : 2 = 30 (km)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB:
90 : 30 = 3 (h)
Vậy ôto đến âB trước xe máy là:
3 – 1,5 = 1,5(h)
Bài 3:
Bài 3:Dành cho HSKG
- Hs đọc đề, nêu dạng toán.
GV vẽ sơ đồ biểu diễn và gợi ý để Hs nhận xét: “Tổng vận tốc của 2 ô tô bằng độ dài quãng đường AB chia cho thời gian đi để gặp nhau.
-Làm bài vào vở.
HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
-Yêu cầu Hs nêu cách tính vận tốc, quãng đường, hời gian.
___________________________________________________________________________
Thứ 3 ngày 26 tháng 4 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1:
Chính tả ( Nhớ - viết)
SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Nhớ – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng khổ thơ 5 tiếng
- Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2) ; viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ty ở địa phương (BT3).
- Yêu thích sự trong sáng của TV
II. Chuẩn bị 
- Bút dạ + 3 tờ phiếu khổ to.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1.Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm 
- Viết tên các cơ quan, tổ chức do GV đọc
HĐ 2.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:
- HS lắng nghe
HĐ 3. Viết chính tả : 
 Hướng dẫn chính tả
- Luyện viết những từ ngữ dễ viết sai 
 Cho HS viết chính tả
 Chấm, chữa bài 
- Đọc bài chính tả một lượt 
- Chấm 5 ® 7 bài
- Nhận xét chung + cho điểm
1 HS đọc 2 khổ 2, 3
2 HS xung phong đọc thuộc lòng
Cả lớp đọc lại 2 khổ thơ để ghi nhớ
- Luyện viết từ ngữ khó : lớn khôn, chạy nhảy
- HS nhớ-viết 2 khổ 2, 3 
- HS tự soát lỗi
- Đổi vở cho nhau sửa lỗi
HĐ 4. Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu BT2 
- GV giao việc 
- GV dán lên bảng 3 tờ phiếu (ghi tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn)
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS lắng nghe 
- 3 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở
Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
Bộ Y tế
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Lao động – Thương binh xà Xã hội
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Lớp nhận xét
HĐ 5. Hướng dẫn HS làm BT3: 
- Cho HS làm bài theo nhóm. GV phát phiếu + bút dạ cho các nhóm
- Nhận xét + khen nhóm làm nhanh, đúng
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe 
- 1HS làm mẫu
Công ty / Thương mại /A Lưới 
- HS làm bài vào phiếu theo nhóm 
- HS trình bày
- Lớp nhận xét
HĐ 6: Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn HS ghi nhớ tên các cơ quan, tổ chức vừa luyện viết.
- Nhắc lại cách viết hoa tên các cơ quan tổ chức.
----------------------------------------------
Tiết 2:
Tập làm văn:
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục đích – yêu cầu:
- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn.
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn
- Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên
II. Chuẩn bị 
- Bảng lớp (hoặc bảng phụ) ghi 4 đề bài (Kiểm tra viết cuối TUẦN 32; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp).
- Phiếu để HS thống kê các lỗi.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:
HS lắng nghe
HĐ 2. Nhận xét chung: 
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài của tiết kiểm tra trước, một số lỗi HS mắc phải
GV nhận xét ưư điểm & khuyết điểm của cả lớp
1. Thông báo điểm số cụ thể: 
-1 HS đọc 4 đề 
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe
HĐ 4. HS chữa lỗi chung: 
- GV chỉ các loại lỗi HS mắc phải đã viết trên bảng phụ
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Chỗ nào HS làm sai, GV chữa lại cho đúng
2. Cho HS tự đánh giá bài làm của mình: 
3. Cho HS tự sửa lỗi trong bài:
GV theo dõi, kiểm tra
4. Cho HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay 
5 .Cho HS viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
GV nhận xét, cho điểm một số đoạn văn hay
- 1 số HS lên bảng chữa lỗi
- HS lắng nghe
- HS đánh giá bài làm của mình
- HS tự sửa lỗi
- Đổi vở cho nhau soát lỗi
- Lắng nghe + trao đổi
- HS viết lại một đạon văn
Lắng nghe 
HĐ 3: Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học 
Dặn HS viết chưa đạt về viết lại
Dặn HS về luyện đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng chuẩn bị ôn tập cuối năm
- HS lắng nghe 
-----------------------------------------------------
Tiết 3:
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố tính diện tích, thể tích một số hình.
- Rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học.
- Giáo dục học sinh tính chinh xác, khoa học, cẩn thận.
- BT2; BT3C: HSKG
 II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Hs làm bài toán sau: Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ tỉnh A đến tỉnh B. Quãng đường AB dài 120km. Thời gian ô tô thứ nhất đi từ A đến B là 2,5 giờ, vận tốc ô tô thứ nhất gấp 2 lần ô tô thứ hai. Hỏi ô tô thứ nhất đến B trước ô tô thứ hai bao lâu?
HĐ 2 : Giới thiệu bài : 
HĐ 3 : Thực hành : 
Bài 1: Hướng dẫn, gợi ý Hs nêu các bước giải: 
-Đọc đề, nêu tóm tắt.
- Đề toán hỏi gì?
- Nêu cách tìm số tiền lát nên nhà?
- Muốn tìm số viên gạch?
- Gọi 1 hs làm vào bảng phụ
Chiều rộng của nền nhà:
 8 = 6 (m)
Diện tích nền nha:
 8 6 = 48 (m2)
 Diện tích viên gạch hình vuông:
 4 4= 16(m2
Số viên gạch cần mua:
 4800 : 16 = 300(viên)
 Số tiền mua gạch:
20000 300 = 6 000 000(đồng)
Bài 2
- Nêu dạng toán.
- Nêu công thức tính.
- Gọi 1 hs làm vào bảng phụ
- Đọc đề.
 A,Cạnh mảnh đất hình vuông là:
96 :4 = 24(m)
 Diện tích mảnh đất hình vuông:
24 24 = 576 (m2)
Chiều cao của thửa ruộng hình thang:
576 : 36 = 16 (m)
 B,Tổng 2đáy hình thang :
36 2 = 72
 Độ dài đáy lớn: (72 + 10) :2 = 41(m)
 Độ dài đáy bé: 72 – 41 = 31 (m)
Bài 3 - Đề hỏi gì?
- Nêu công thức tính chu vi hình chữ nhật, diện tích hình thang, tam giác.
* Gợi ý : Phần a và b dựa vào công thức tính chu vi hình chữ nhật và diện tích hình thang để làm bài.
- Phần ... xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào ?
- Cho HS nêu một số nhà máy Thuỷ điện lớn của đất nước.
- Cho 2 HS chỉ trên bản đồ vị trí Nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước ta và nêu lợi ích của Nhà máy ấy.
3. củng cố 
 - Cho hs nêu lại ý nghĩa của sự hoàn thành thống nhất đất nước.
- Nêu những đóng góp của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với nứớc ta?
4.Dặn dò.
- Dặn hs về nhà ôn bài, chuẩn bị cho bài sau thi cuối kì 2.
- 2hs trả lời
- Hs trao đổi theo cặp và TLCH:
- Ngày 25-4-1976 trên đất nước ta diễn ra cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
- Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên đất nước tràn ngập cờ, hoa và biểu ngữ
- Nhân cả nước phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình. Các cụ già tuổi cao, sức yếu vẫn đến tận trụ sở bầu cử cùng con cháu. Các cụ muốn tự tay bỏ lá phiếu của mình, lớp thanh niên 18 tuổi thể hiện niềm vui sướng vì lần đầu tên được cầm lá phiếu bầu cử Quốc hội thống nhất.
- Chiều 25-4-1976 cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp , cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bầu cử .
- Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ ..
- Tên nước ta là : CHXHCNVN; quy định Quốc kì : Lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca:bài Tiến quân ca
 Quốc huy ; chọn Thủ đô : Hà Nội ; đổi tên thành phố Sài Gòn –Gia Định là TPHCM 
- Gợi nhớ đến ngày CMT8 thành công, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà. Sau đó ngày 6-11-1946 toàn dân ta đi bầu cử Quốc hội khoá 1, lập ra nhà nước của chính mình.
- Ý nghĩa : Có ý nghĩa trọng đại. Từ đây nước ta có bộ máy nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội .
Thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và nhà nước.
- Hs thi đua trả lời các câu hỏi bằng cách dùng thước gõ tín hiệu để giành quyền trả lời.
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước, CMVN có nhiệm vụ xây dựng đất nước tiến lên CNXH
- Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6-11-1979 trên sông Đà, tại thị xã Hoà Bình sau 15 năm thì hoàn thành.HS chỉ trên bản đồ.
- Chính phủ Liên Xô là người cộng tác giúp đỡ chúng ta XD nhà máy này.
- Suốt ngày đêm có 35000 người và hàng nghìn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Tinh thần thi đua lao động, sự hi sinh quên mình của những người công nhân xây dựng.
- Một số Nhà máy Thuỷ điện như : Thác Bà ở Yên Bái ; Đa Nhim ở Lâm Đồng ; laly ở Gia Lai. 
- 2 HS chỉ trên bản đồ vị trí Nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước ta và nêu lợi ích của Nhà máy ấy.
- Vài hs nêu lại.
--------------------------------------------------------
Tiết 6:
Địa lí
ÔN TẬP
I/ Môc tiªu: 
	Häc xong bµi nµy, HS:
- Nªu ®­îc vÞ trÝ ®Þa lÝ vµ d©n c­ cña ch©u Á, ch©u Phi.
- Nªu ®­îc mét sè ®Æc ®iÓm næi bËt cña c¸c n­íc Liªn Bang Nga, Hoa K×, ViÖt Nam.
II/ §å dïng d¹y häc: 
- B¶n ®å ThÕ giíi. Qu¶ §Þa cÇu.
III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:
 1-KiÓm tra bµi cò: 
Cho HS nªu mét sè ®Æc ®iÓm vÒ d©n c­, kinh tÕ, v¨n ho¸ cña Chí Linh
 2- Bµi míi:
 2.1- Giíi thiÖu bµi: 
 2.2- Ho¹t ®éng 1: (Lµm viÖc c¶ líp)
- GV cho c¶ líp th¶o luËn c¸c c©u hái:
+ Ch©u Á tiÕp gi¸p víi c¸c ch©u lôc vµ ®¹i d­¬ng nµo?
+ Nªu mét sè ®Æc ®iÓm vÒ d©n c­, kinh tÕ cña ch©u Á?
+Nªu nh÷ng ®Æc ®iÓm tù nhiªn cña ch©u Phi?
 2.3- Ho¹t ®éng 2: (Lµm viÖc theo nhãm)
- GV chia líp thµnh 4 nhãm.
-Ph¸t phiÕu häc tËp cho mçi nhãm. Néi dung phiÕu nh­ sau:
+Nªu mét sè ®Æc ®iÓm chÝnh vÒ Liªn Bang Nga.
+ Hoa K× cã ®Æc ®iÓm g× næi bËt?
+ H·y kÓ tªn nh÷ng n­íc l¸ng giÒng cña ViÖt Nam?
- HS trong nhãm trao ®æi ®Ó thèng nhÊt kÕt qu¶ råi ®iÒn vµo VBT
- Mêi ®¹i diÖn c¸c nhãm tr×nh bµy.
- C¸c nhãm kh¸c nhËn xÐt, bæ sung.
- GV nhËn xÐt, tuyªn d­¬ng nh÷ng nhãm th¶o luËn tèt.
- HS th¶o luËn theo h­íng dÉn cña GV.
- HS th¶o luËn nhãm theo h­íng dÉn cña GV.
- §¹i diÖn c¸c nhãm tr×nh bµy.
- NhËn xÐt, ®¸nh gi¸.
 3- Cñng cè, dÆn dß: 
 GV nhËn xÐt giê häc. Nh¾c häc sinh vÒ häc bµi ®Ó giê sau kiÓm tra.
-----------------------------------------------------
Tiết 7:
Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp Hs kiểm điểm lại nề nếp Đội trong tuần qua.
- Phương hướng trong thời gian tới.
- Hs có ý thức sửa chữa khuyết điểm.
II. Các hoạt động dạy – học:
 ( Theo sổ sinh hoạt Đội)
___________________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 29 tháng 4 năm 2011
Buổi sáng
( Đ/c T. Lụa soạn giảng)
-----------------------------------------------------------------
Buổi chiều( PĐ HSY)
Tiết 5
 Toán ( tăng)
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
I.Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về các dạng toán đã học.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 60% của 0,75 lít là:
A. 1,25 lít B.12,5 lít 
C. 0,45 lít D. 4,5 lít
b) Trung bình cộng của 1 cm, 2 dm và 3m là:
A.2dm B.2m 
C.17cm D. 107cm
c) Tìm hai số, biết tổng hai số là 10,8 và tỉ số của hai số là .
A.1,2 và 9,6 B. 2,4 và 8,4 
C. 2,16 và 8,64 D. 4,82 và 5,98
Bài tập 2: 
 Trung bình cộng của hai số là 66. Tìm hai số đó, biết rằng hiệu của chúng là 18.
Bài tập3:
Đặt tính rồi tính:
a) 24,206 + 38,497 b) 85,34 – 46,29
c) 40,5 5,3 d) 28,32 : 16
Bài tập4: 
Một người bán số gạo tẻ nhiều hơn số gạo nếp là 13,5 kg. Trong đó số gạo tẻ bằng số gạo nếp. Tính số kg gạo mỗi loại?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đáp án:
a) Khoanh vào C
b) Khoanh vào D
c) Khoanh vào B
 Lời giải : 
Tổng của hai số đó là:
 66 2 =132
Ta có sơ đồ:
18
132
Số bé 
Số lớn
Số bé là: (132 – 18) : 2 = 57
Số lớn là: 132 – 57 = 75
 Đáp số: 57 và 75
Đáp số:
a) 62,703 b) 39,05
c) 214,65 d) 1,77
Lời giải: Ta có sơ đồ:
Gạo tẻ
Gạo nếp	 13,5kg
Gạo nếp có số kg là:
 13,5 : (8 – 3) 3 = 8,1 (kg)
Gạo tẻ có số kg là:
 13,5 + 8,1 = 21,6 (kg)
 Đáp số: 8,1 kg; 21,6 kg
- HS chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------
Tiết 6
Tiếng Việt ( tăng)
LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
hoàn chỉnh. 
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài tập: Hướng dẫn học sinh lập dàn bài cho đề văn sau: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
- Gọi HS đọc và phân tích đề bài.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
* Mở bài:
- Giới thiệu người được tả.
- Tên cô giáo.
- Cô dạy em năm lớp mấy.
- Cô để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
* Thân bài:
- Tả ngoại hình của cô giáo (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng người, nụ cười, giọng nói,..)
- Tả hoạt động của cô giáo( khi giảng bài, khi chấm bài, khi hướng dẫn học sinh lao động, khi chăm sóc học sinh,)
* Kết bài:
 - ảnh hưởng của cô giáo đối với em.
- Tình cảm của em đối với cô giáo. 
- Gọi học sinh đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập.
- Cho cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét và đánh giá chung.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn thành. 
- Học sinh đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------
Tiết 7 
Tiếng Việt ( tăng)
LUYỆN TẬP VỀ CÂU.
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về các chủ đề và cách nối các vế câu ghép .
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: 
 Thêm vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép trong các ví dụ sau:
a/ Tuy trời mưa to ...
b/ ... thì cô giáo phê bình đấy.
c/ Nếu bạn không chép bài được vì đau tay... 
Bài tập 2: 
 Tìm những từ ngữ có tác dụng liên kết điền vào chỗ trống trong ví dụ sau:
 “...Núi non trùng điệp mây phủ bốn mùa. Những cánh rừng dầy đặc trải rộng mênh mông. Những dòng suối, ngọn thác ngày đêm đổ ào ào vang động không dứt ... ngọn gió núi heo heo ánh trăng ngàn mờ ảo càng làm cho cảnh vật ở đây mang cái vẻ âm u huyền bí mà cũng rất hùng vĩ. ... sinh hoạt của đồng bào ở đây lại thật là sôi động”.
Bài tập 3:
 Đặt 3 câu ghép có cặp quan hệ từ: a)Tuynhưng; 
b)Nếuthì; 
c)Vìnên; 
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn thành. 
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài làm:
a/ Tuy trời mưa to nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ.
b/ Nếu bạn không chép bài thì cô giáo phê bình đấy.
c/ Nếu bạn không chép bài được vì đau tay thì mình chép bài hộ bạn.
Bài làm:
 “...Núi non trùng điệp mây phủ bốn mùa. Những cánh rừng dầy đặc trải rộng mênh mông. Những dòng suối, ngọn thác ngày đêm đổ ào ào vang động không dứt và ngọn gió núi heo heo ánh trăng ngàn mờ ảo càng làm cho cảnh vật ở đây mang cái vẻ âm u huyền bí mà cũng rất hùng vĩ. Nhưng sinh hoạt của đồng bào ở đây lại thật là sôi động”.
Bài làm:
a/ Tuy nhà bạn Lan ở xa nhưng Lan chưa bao giờ đi học muộn.
b/ Nếu trời nắng thì chúng em sẽ đi cắm trại.
c/ Vì trời mưa to nên trận đấu bóng phải hoãn lại.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
_________________________________________________________________________
BGH kí duyệt ngày 25 tháng 4 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 34 CKT KNS.doc