Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 9 (buổi 1)

Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 9 (buổi 1)

I- Mục tiêu : H cần phải :

 - Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau .

 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn .

 - Bước đầu giáo dục các em yêu lao động .

II- Đồ dùng dạy - học :

 + G và H : 1 số loại rau : rau muống , rau cải củ , bắp cải , đậu quả , . còn tươi non , nước sạch , nồi , xoong , đĩa , bếp đun , rổ , chậu , đũa , phiếu đánh giá kết quả học tập của H .

III- Các hoạt động dạy - học :

 

doc 15 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1014Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 9 (buổi 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Buổi 1:
Kĩ thuật :
Luộc rau
I- Mục tiêu : H cần phải :
 - Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau .
 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn .
 - Bước đầu giáo dục các em yêu lao động .
II- Đồ dùng dạy - học : 
 + G và H : 1 số loại rau : rau muống , rau cải củ , bắp cải , đậu quả , ... còn tươi non , nước sạch , nồi , xoong , đĩa , bếp đun , rổ , chậu , đũa , phiếu đánh giá kết quả học tập của H .
III- Các hoạt động dạy - học :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1, KT bài cũ (3’)
2, GT bài (2’)
3, Hướng dẫn H tìm hiểu nội dung bài .
a, Tìm hiểu cách thực hiện công việc chuẩn bị luộc rau (10’)
b, Tìm hiểu cách luộc rau (15’)
c, Đánh giá kết quả học tập (5’)
4, Củng cố , dặn dò (5’) 
- Có mấy cách nấu cơm , là những cách nào ? Nêu cách nấu cơm bằng bếp đun .
- Gọi H nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm. 
- Giới thiệu bài: “Luộc rau”
+ G hướng dẫn H tìm hiểu nội dung bài .
- Y/c H nhớ lại công việc luộc rau ở nhà và đọc Sgk nêu các công việc thực hiện khi luộc rau.
- Trước khi luộc rau cần làm gì ? Sơ chế bằng cách nào ? 
- Cho H quan sát hình 2 , đọc nội dung mục 1b và nêu cách sơ chế rau trước khi luộc .
- Gọi H lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau . G nhận xét , uốn nắn những H thao tác chưa đúng .
- Y/c H đọc mục 2 , quan sát hình 3 Sgk nhớ lại cách luộc rau ở gia đình và nêu cách luộc rau .
* Cần nhắc H lưu ý :
- Nên cho nhiều nước khi luộc rau để rau chín đều và xanh .
- Cho 1 ít muối để rau đậm và xanh .
- Lật rau 2 đ 3 lần để rau chín đều .
- Tuỳ khẩu vị của từng người mà luộc rau chín tới hay chín mềm .
+ Em hãy nêu các bước luộc rau 
+ So sánh cách luộc rau ở gia đình với cách luộc rau trong bài học .
- Gọi H nhắc lại mục ghi nhớ .
- Về thực hành luộc rau ở gia đình . Chuẩn bị bài sau .
- 2 H nêu : Có 2 cách nấu cơm : nấu cơm bằng bếp đun và bằng nồi cơm điện. 1 H nêu cách nấu cơm bằng bếp đun .
- 1 H nhận xét .
- H mở Sgk , vở ghi . 
+ H tìm hiểu nội dung bài.
- H đọc Sgk , nhớ lại và nêu :
+ Chuẩn bị rau , dụng cụ để luộc rau .
+ Tiến hành luộc rau .
- Cần sơ chế rau : Loại bỏ gốc , rễ , những phần rau già , lá héo úa , sâu và rửa sạch rau ( Với những loại củ , quả cần gọt vỏ , rửa sạch và cắt , thái thành miếng nhỏ . Loại đậu cu ve nên ngắt thành từng đoạn ngắn ).
- H hoàn thành các thao tác sơ chế rau .
- H đọc mục 2 , quan sát hình 3 Sgk , nhớ lại cách luộc rau ở gia đình và nêu:
+ Đổ nước sạch vào nồi , dùng đũa nấu lật rau ở trên xuống dưới cho rau ngập nước . Đậy nắp nồi và đun to lửa , rau chín gắp ra đĩa .
- H lắng nghe 1 số lưu ý và thực hành cho tốt .
- H đọc mục ghi nhớ Sgk .
+ 2 cách đều giống nhau .
- Nhắc lại mục ghi nhớ.
- Lắng nghe.
Tự học Tiếng Việt: Luyện đọc
Kì diệu rừng xanh
I- Mục tiêu :
 1, Luyện đọc : Đọc trôi chẩy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng , cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng . 
 2, Từ ngữ : Lúp xúp , ấm tích , tân kì , vượn bạc má , khộp, con mang .
 3, Nội dung : Tình cảm yêu mến , ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng từ đó cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng .
II- Đồ dùng daỵ - học :
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học : 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Họat động của hoc sinh
1. Giới thiệu bài (3')
2, Luyện đọc đúng .
a, Luyện đọc 
 ( 8’)
* Luyện đọc theo cặp.
* Thi đọc trước lớp.
b, Tìm hiểu bài (12’)
c, Luyện đọc diễn cảm (10’)
* Luyện đọc trong nhóm
* Thi đọc diễn cảm.
4, Củng cố, dặn dò (5’)
- Giới thiệu ngắn gọn mục đích của tiết luyện đọc: “Kì diệu rừng xanh”
- Gọi 1 hoc sinh khá giỏi đọc toàn bài.
-? Bài này chúng ta cần đọc với giọng ntn?
- Cho H luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1-2 hoc sinh thi đọc toàn bài trước lớp
- Cùng hoc sinh bình chon người đọc tốt.
+ Cho H đọc thầm , trao đổi theo cặp , trả lời câu hỏi Sgk .
+ Nội dung bài nói gì?
- Giáo viên chốt lại.
- Gọi 3 H nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài , y/cầu H tìm cách đọc hay .
- Tổ chức đọc diễn cảm đoạn 2 , G treo bảng phụ, giáo viên đọc mẫu. hoc sinh theo dõi cách đọc.
- Y/cầu H nêu cách đọc và luyện đọc đoạn 2.
- Cho hoc sinh luyện đọc theo nhóm2.
- Tổ chức cho H thi đọc diễn cảm, G nhận xét , cho điểm từng H. 
 - Y/cầu H hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên ? ( Đoạn văn giúp em thấy yêu mến những cánh rừng và mong muốn những cánh rừng luôn được mọi người bảo vệ )
- G nhận xét giờ học , về luyện đọc thêm . Chuẩn bị bài sau .
- Lắng nghe.
- H mở Sgk.
- 1 hoc sinh khá giỏi đọc toàn bài.
+ Đ1: Đọc với giọng chậm rãi, thể hiện sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
+ Đ2 + 3: Ban đầu đọc nhanhđể thể hiện sự di chuyển nhanh của muông thú. Sau đó đọc thong thả để thể hiện sắc vàng của cảnh rừng khộp.
- 2 H cùng bàn luyện đọc cho nhau nghe .
- 1-2 hoc sinh đọc thi toàn bài.
- H đọc thầm , trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi Sgk .
* Nội dung : Tình cảm yêu mến , ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng từ đó cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng .
- 3 H nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài , nêu cách đọc từng đoạn .
- Trả lời.
- H luyện đọc diễn cảm đoạn 2, 2 H cùng bàn luyện đọc cho nhau nghe đoạn 2.
- 3 đến 5 H thi đọc diễn cảm , cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Tự do phat biểu..
- Trả lời.
Tự học Toán :
Ôn tập
I- Mục tiêu: Giúp hoc sinh củng cố về cách đổi đơn vị đo khối lượng dưới dạng STP.
II- Đồ dùng dạy - học :
- VBT, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài(2')
2. Luyện tập (30')
Bài 1:
Mục tiêu
Vận dụng thành thạo những kiến thức về đơn vị đo khối lượng và số thập phân vào làm bài tập. 
Bài2:
Hướng dẫn hoc sinh tim STP thích hợp để điền vào chỗ trống
Bài 3:
Hướng dẫn hoc sinh làm bài 3.
3. Củng cố - dặn dò(3')
- Giới thiệu ngắn gọn mục đích, yêu cầu của tiết tự học.
- Cho H làm bài tập trong VBT
*Tiến hành:
Bài 1/ 52.
 ? BT 1 yêu cầu gì?
- Yêu cầu hoc sinh tự làm bài tập.
- Gọi 1 hoc sinh lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
Bài 2/ 52.
- Hướng dẫn hoc sinh cách điền số.
- Yêu cầu hoc sinh làm vào VBT
- Gọi hoc sinh lên bảng làm bài
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3/ 53.
- Hướng dẫn hoc sinh làm tương tự bài 1
- Cho hoc sinh làm bài vào VBT.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn những hoc sinh chưa làm xong về nhà hoàn thiện nốt.
- Lắng nghe.
- Nêu yêu cầu của bài tập 1
- 1 hoc sinh làm bài tập1 trên bảng.
- Tự làm bài vào VBT.
- Lắng nghe.
- Lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
- Làm bài.
- Lắng nghe.
Buổi 2
Kể chuyện :
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I- Mục tiêu : 1, Rèn kĩ năng nói : Nhớ lại 1 chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác . Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện . 
 - Lời kể rõ ràng , tự nhiên , biết kết hợp lời nói với cử chỉ , điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động . 
 2 , Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn 
 3, Thực hành kể chuyện cho người khác nghe .
II- Đồ dùng dạy - học : 
 + G : Tranh ảnh về 1 số cảnh đẹp của địa phương , bảng phụ chép đề bài .
 + H : Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp của địa phương .
III- Các hoạt động dạy - học :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1, KT bài cũ 
 ( 3’)
2, GT bài (2’)
3, Hướng dẫn k/chuyện .
a, Tìm hiểu đề (8’)
Giúp hoc sinh nắm rõ yêu cầu của đề.
b, Kể chuyện trong nhóm .
 (12’)
c, Kể chuyện trước lớp (10’)
4, Củng cố, dặn dò ( 5’)
- G y/cầu 2 H kể lại câu chuyện em đã nghe đã được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên .
- Gọi H nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm.
“K/c chứng kiến, tham gia”
- Gọi H đọc đề bài . 
+ Đề bài y/cầu gì ? 
- G dùng phấn màu gạch chân các từ : Đi thăm cảnh đẹp .
+ Hỏi : Kể về 1 chuyến đi tham quan em cần kể những gì ? 
+ Giảng : Câu chuyện mà các em kể là những câu chuyện có thật .... 
+ Gọi H đọc gợi ý 2 Sgk .
- G y/cầu : Hãy giới thiệu về chuyến đi tham quan của em cho các bạn cùng nghe .
- Chia mỗi nhóm 4 H , y/cầu dùng tranh ảnh ( Nếu có ) để kể về chuyến đi tham quan cảnh đẹp của mình .
- G đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn .... 
- G gợi ý cho H những câu hỏi đẻ trao đổi về nội dung truyện .
VD : + Bạn thấy cảnh đẹp ở đây thế nào ? 
+ Sự vật nào làm bạn thích thú nhất ? 
+ Bạn mong ước điều gì sau chuyến đi ? 
- Tổ chức cho H thi k/c trước lớp
- G ghi nhanh lên bảng địa danh H đi tham quan .
- Gọi H nhận xét, G cho điểm, bình chọn bạn k/c hay nhất.
- G nhận xét giờ học , tuyên dương những H kể chuyện hấp dẫn .
- Về tập kể chuyện cho người thân nghe . Chuẩn bị bài sau .
- 2 H kể lại câu chuyện em đã nghe đã được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên .
- 1 H nhận xét .
- H mở Sgk , vở ghi .
+ 2 H đọc to trước lớp .
- Kể lại truyện 1 lần em được thăm cảnh đẹp . 
- H nhắc lại các từ được gạch chân .
+ Chuyến đi ở đâu ? Vào thời gian nào ? Em đi thăm cảnh đẹp với ai ? Chuyến đi đó diễn ra ntn ? Cảm nghĩ của em sau chuyến đi đó .
- H lắng nghe .
- 2 H nối tiếp nhau đọc .
- H giới thiệu : 
+ Hè năm ngoái tôi được bố cho đi thăm quan Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh .
+ Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyến đi thăm lăng Bác Hồ của tôi .
+ Tôi sẽ kể cho các bạn nghe cảnh đẹp của 1 ngôi chùa .
- H thực hành kể chuyện trong nhóm , lần lượt từng H kể , cả lớp lắng nghe , bổ sung cho bạn .
- H lắng nghe trả lời nhanh những câu hỏi phỏng vấn của bạn .
- 7 đến 10 H thi kể chuyện trước lớp . 
- H có thể hỏi , trả lời câu hỏi .
- H nhận xét , bình chọn bạn k/c hay nhất .
- Lắng nghe.
Tập làm văn
luyện tập tả cảnh
I- Mục tiêu
1. Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương.
2. Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh, cảm xúc của người tả đối với cảnh).
II- Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, phấn màu
Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước.
III- Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1. Giới thiệu bài (2')
2. Bài mới: (35')
Hướng dẫn HS làm dàn ý và viết 1 đoan văn tả một cảnh đẹp của địa phương em.
* Hoạt động1:
Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp của địa phương.
* Hoạt động 2
Viêt đoạn văn
3. Củng cố, dặn dò (3')
- Giới thiệu mục đích yêu cầu của giờ ôn văn.
- Gọi HS nhắc lại yêu cầu của bài.
- Giáo viên gạch chân dưới những từ quan trọng trên đầu bài ở bảng phụ.
- GV nhắc HS đọc kỹ phần gợi ý và dựa trên kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho ... hông lây truyền qua” . G kẻ sẵn trên bảng nội dung giống sgk.
- Gv hướng dẫn cách chơi.
* G chia lớp làm 2 đội , chọn mỗi đội 9 đ 10 H . Khi G hô “bắt đầu” đội nào gắn xong trước và đúng đ thắng .
- Tổ chức cho hoc sinh chơi,.
- G cùng cả lớp kiểm tra lại từng phiếu , y/c 1 số đội giải thích với các hành vi .
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
* KL: Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV , các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV.
+ G tổ chức cho H hoạt động theo nhóm 4 để xây dựng kịch bản.
- Họi 1-2 nhóm lên trình bày tiểu phẩm của nhóm mình.
- Cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương các nhóm.
- Y/c H quan sát hình 2 , 3 trang 36 , 37 Sgk thảo luận và trả lời câu hỏi 
+ Nếu các bạn đó là bạn em hoặc người em quen em sẽ đối xử với các bạn đó như thế nào Vì sao ? .
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo.
+ Qua từng ý kiến của các bạn em rút ra điều gì ?
- Y/c H trả lời nhanh các câu hỏi : 
+ Chúng ta cần có thái độ ntn đối với người bị nhiễm HIV và gia đình họ ? 
+ Làm như vậy có tác dụng gì ?
- G nhận xét giờ học , tuyên dương 1 số H tích cực học tập .
- Về học thuộc mục “Bạn cần biết” . Chuẩn bị bài sau .
- Lắng nghe.
+ H lắng nghe , thực hành chơi theo sự hướng dẫn tổ chức của G:
- 2 đội đứng xếp hàng dọc trước bảng . Cạnh mỗi đội có 1 hộp đựng các tấm phiếu = nhau có cùng nội dung . Trên bảng kẻ sẵn 2 cột nội dung .
- H thực hành vui chơi , cả lớp cùng kiểm tra kết quả với 2 đội. 
+ 4 H ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận để đưa ra cách ứng xử của mình .
- 1 đ 2 nhóm trình bày tiểu phẩm của mình .
- Quan sát và thảo luận
- Em sẽ gặp gỡ động viên bạn ấy đừng buỗn , ...
- Báo cáo.
- H nêu : Trẻ em dù có bị nhiễm HIV thì vẫn có quyền trẻ em . Họ rất cần được sống trong tình yêu thương và sự san sẻ của mọi người .
- H thảo luận trả lời .
+ H thảo luận trả lời .
- Cần thông cảm chia sẻ , không nên xa lánh , phân biệt đối xử , .... 
- Làm như vậy họ sẽ bớt mặc cảm .
- Lắng nghe.
Thể dục :
Chơi trò chơi: Ai nhanh và khéo hơn
I – Mục tiêu:
- Học trò chơi: “Ai nhanh và khéo hơn”. Yêu cầu nắm được cách chơi.
- Ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung.
II – Chuẩn bị:
- Một chiếc còi, bóng và kẻ sân chơi.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Họat động của hoc sinh
1 .Mở đầu:
2 .Cơ bản:
* Khởi động: (3phút)
* Kiểm tra bài cũ:
* Bài mới:
a) Học trò chơi: Ai nhanh và khéo hơn.
b) Ôn ba động tác.
* Thả lỏng
3 .Kết thúc:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
! Chơi trò chơi: Chim bay, cò bay.
! Đứng ngồi theo hiệu lệnh của GV.
! Thực hiện ba động tác TDTK.
- Nhận xét, cho điểm.
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi.
! Chơi thử
! Chơi thật 3 hoặc 5 lần ai có số lần thua nhiều hơn là người thua cuộc.
- GV nhận xét và tuyên dương.
- Lần 1 GV hô.
! Tập động tác vươn thở và tay.
! Tập kết hợp 3 động tác
! Chia tổ tự tập luyện.
! Báo cáo kết quả luyện tập của các nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
! CS điều khiển.
- GV quan sát, nhận xét.
! Hát và vỗ tay theo nhịp.
? Hôm nay chúng ta học nội dung gì? Được chơi trò chơi gì?
- Giao bài tập về nhà.
- Nhận xét buổi học.
- Tập hợp lớp, báo cáo.
x x x x
x
x x x x
- Nhận nhiệm vụ, yêu cầu giờ dạy.
- Cả lớp thực hiện.
- Vài học sinh thực hiện.
- Cả lớp theo dõi nhận xét
x x x x
x
x x x x
- Nghe GV hướng dẫn.
- 2 HS chơi thử.
- Chơi thật, ai thua phải nhảy lò cò.
- Lớp quan sát và thực hiện.
x x x x
x
x x x x
 - Cả lớp tập kết hợp 2 động tác, 3 động tác.
- Tự tập dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- Từng nhóm tập báo cáo kết quả luyện tập.
- Lớp tập các động tác thả lỏng.
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
Tự học toán
Ôn tập
I- Mục tiêu: Giúp hoc sinh củng cố về cách đổi đơn vị đo diện tích dưới dạng STP.
II- Đồ dùng dạy - học :
- VBT, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài(2')
2. Luyện tập (30')
Bài 1: (8')
Mục tiêu
Hướng dẫn hoc sinh tìm STP thích hợp để điền vào chỗ trống
Bài2,3: (15')
Hướng dẫn hoc sinh tìm STP thích hợp để điền vào chỗ trống 
Bài 4: (10')
Hướng dẫn hoc sinh làm bài 3.
3. Củng cố - dặn dò(3')
- Giới thiệu ngắn gọn mục đích, yêu cầu của tiết tự học.
- Cho H làm bài tập trong VBT
*Tiến hành:
Bài 1/ 54.
 ? BT 1 yêu cầu gì?
- Yêu cầu hoc sinh tự làm bài tập.
- Gọi 1 hoc sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ.
- Chữa bài.
Bài 2,3/ 54.
- Gọi hoc sinh nêu cách làm.
- Yêu cầu hoc sinh làm vào VBT
- Gọi hoc sinh lên bảng làm bài
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4/ 54.
- Hướng dẫn hoc sinh làm bài.
- Cho hoc sinh làm bài vào VBT.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn những hoc sinh chưa làm xong về nhà hoàn thiện nốt.
- Lắng nghe.
- Nêu yêu cầu của bài tập 1
- 1 hoc sinh làm bài tập1 trên bảng phụ.
- Tự làm bài vào VBT.
- Lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
- Làm bài.
- Lắng nghe.
Buổi 4
Tiếng Anh
(Giáo viên bộ môn dạy)
Khoa học :
Phòng tránh bị xâm hại
I – Mục tiêu: Sau bài học hs có khả năng:
- Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
II – Đồ dùng dạy - học:
- Hình trang 38, 39 sgk.
- Một số tình huống để sắm vai.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1 Giới thiệu bài: (5')
2. Bài mới: (30')
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận:
* Hoạt động 2: Đóng vai: “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”
* Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy:
3 .Củng cố - dặn dò: (5')
Chơi trò chơi: Chanh chua – Cua cắp.
! Đứng thành hình vòng tròn, tay trái giơ lên ngang tầm vai, bàn tay ngửa, xoè ra, ngón trỏ của tay phải để vào lòng bàn tay trái đứng cạnh. Khi gv hô chanh, cả lớp hô chua, tay của mọi người vẫn để nguyên. Khi hô cua, cả lớp hô cắp, đồng thời tay trái cắp tay phải của người khác, tay phải của mình co lại. Ai bị cắp là thua cuộc.
? Các em rút ra bài học gì qua trò chơi trên?
- GV tổng kết, ghi đầu bài.
! Quan sát h1; 2; 3 và trao đổi về nội dung của từng hình.
! Thảo luận chung câu hỏi sau:
! Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại.
? Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
- Gv quan sát gợi ý.
- Gọi đại diên nhóm báo cáo.
- Nhận xét tuyên dương.
* Một số trường hợp có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại: đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ; đi nhờ xe người lạ ... Một số tình huống cần lưu ý ...
- Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm:
N1: Phải làm gì khi có người lạ mặt giao quà cho mình?
N2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
N3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân ...?
! Từng nhóm trình bày cách ứng xử.
! Thảo luận câu hỏi: Trong trường hợp bị xâm hại các em cần phải làm gì?
- Gv nhận xét, tổng kết: Tuỳ từng trường hợp bị xâm hại mà các em đưa ra cách xử lí phù hợp: Ví dụ: ...
- Hướng dẫn hs cả lớp làm việc cá nhân: Mỗi em đặt bàn tay của mình trên tờ giấy A4 rồi vẽ bàn tay đó trên giấy bằng bút màu.
! Trên mỗi ngón tay ghi tên một người đáng tin cậy.
! Trao đổi với bạn bên cạnh.
- Gọi một vài hs trình bày trước lớp.
- Gv tổng kết như mục bóng đèn toả sáng.
? Em đã bao giờ bị xâm hại chưa. Nếu bị thì em đã xử lí như thế nào?
- Giao bài tập về nhà.
- Nhận xét tiết học.
- Bàn ghế được xếp hình chữ U.
- Lớp đứng thành vòng tròn. Tham gia chơi một cách hồn nhiên.
- Trả lời.
- Cả lớp quan sát .
- Lớp thảo luận chung.
- Đại diện báo cáo, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận sắm vai theo yêu cầu phân công của giáo viên.
- Thể hiện trước lớp.
- Thảo luận cả lớp để đưa ra nhiều phương án trả lời.
- Nghe.
- Cả lớp vẽ bàn tay của mình trên khổ giấy A4.
- Trao đổi với bạn.
- Vài học sinh trình bày và trao đổi.
- Trả lời
- Lắng nghe
Sinh hoạt lớp tuần 9
I - Mục đích, yêu cầu:
- Nhận xét ưu và nhược điểm của lớp trong tuần.
- Rèn ý thức phê, và tự phê bình.
- Đề ra kế hoạch thực hiện của tuần tới.
II - Các hoạt động dạy học:
* Tiến hành sinh hoạt lớp:
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt lớp.
- Các tổ trưởng nhận xét chéo tổ bạn và tổ mình.
- Lớp phó hoc tập nhận xét tình hình học tập chung của lớp.
- Y kiến cá nhân trong lớp.
* Giáo viên nhận xét chung:
* Ưu điểm:
+ Giờ giấc ra vào lớp: Đúng quy định của nhà trường.
+ Vệ sinh trong và ngoài lớp: Sạch sẽ
+ Việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập: Đầy đủ.
* Nhược điểm:
+Y thức học tập: Một số em còn hay nói chuyện trong giờ, chưa làm bài đầy đủ.
+ Nề nếp: Một số em còn đi muộn.
* Cách khắc phục:
- Cho hoc sinh đưa ra các giải pháp khắc phục:
* Sinh hoạt tập thể: Cho hoc sinh hát, kể chuyện
III - Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp, nề nếp học tập.
- Kiểm tra vở luyện viết.
- Thành lập đôi bạn " cùng tiến" giúp nhau ôn tập để thi giữa kỳ I
- Chú trọng ôn tập kiến thức cho hoc sinh.
* Ký duyệt của Ban Giám Hiệu:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan9.b2.doc