Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 1 năm học 2011

Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 1 năm học 2011

I. MỤC TIÊU:

 - Biết nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ đúng chỗ.

 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

 - Học thuộc đoạn: Sau 80 năm . công học tập của các em.

 - Trả lời được các câu hỏi: 1,2,3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 1 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ 2 ngày 20 tháng 8 năm 2012
Tập đọc:
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:
 - Biết nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ đúng chỗ.
 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
 - Học thuộc đoạn: Sau 80 năm ... công học tập của các em.
 - Trả lời được các câu hỏi: 1,2,3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: ( 5’)
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Luyện đọc (12’)
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp. GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) và kết hợp nêu cách hiểu nghĩa các từ: cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc.
 - GV đọc mẫu toàn bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài (10’)
- Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có những nét gì đặc biệt?
- GV yêu cầu HS rút ý đoạn 1
- Sau cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- GV yêu cầu HS rút ý đoạn 2
* Hoạt động 3:Luyện đọc diễn cảm ( 10’)
- Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn, yêu cầu HS nhấn giọng, các chỗ cần chú ý nghỉ ngơi.
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng 
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố - Dặn dò:( 3’)
- Nhận xét tiết học.
- Lớp theo dõi, lắng nghe.
* 1HS đọc, cả lớp lắng nghe đọc thầm theo sgk.
- HS thực hiện đọc nối tiếp, phát âm từ đọc sai; giải nghĩa một số từ.
- HS theo dõi, lắng nghe.
* HS đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi.
Ý1: Niềm vinh dự và phấn khởi của HS trong ngày khai trường đầu tiên
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi
Ý2: Ý thức trách nhiệm của HS trong công cuộc xây dựng đất nước..
*HS đọc từng đoạn, HS khác nhận xét cách đọc.
- Theo dõi quan sát nắm cách đọc.
- HS đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
Toán:
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết đọc viết phân số; biÕt biểu diễn mét phÐp chia sè tù nhiªn cho một số tự nhiên kh¸c 0 vµ viÕt mét sè tù nhiªn d­íi d¹ng phân sè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Cắt bìa giấy các mô hình như bài học ở sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: (3’)
2. Bài mới:
2.1.Ôn khái niệm ban đầu về phân số:7’
- GV gắn các mô hình bằng bìa như sgk lên bảng, yêu cầu hs ghi phân số chỉ số phần đã tô màu.
- GV nhận xét và chốt lại. 
- Tiến hành tương tự với các tầm bìa còn lại và viết cả 4 phân số lên bảng: 
2.2.Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số ( 8’)
- GV ghi phép chia: 1 : 3 ; 4 : 10 ; 9 :2 , yêu cầu HS viết các thương trên thành phân số.
- GV yêu cầu HS viết các số tự nhiên 5; 12; 2001; 1, thành phân số có mẫu số là 1.
- Số 1 có thể viết được phân số như thế nào? ( Phân số có tử số, mẫu số bằng nhau, ví dụ)
- Số 0 có thể viết dưới dạng phân số ntn?
2.3.Luyện tập thực hành: 
Bài 1: ( 8’)
- Đọc phân số nêu tử số, mẫu số.
Bài 2: ( 7’)
- Viết thương dưới dạng số thập phân: 
3. Củng cố - Dặn dò: ( 3’)
- Yêu cầu HS nhắc lại đọc viết phân số.
- 1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp, sau đó nhận xét bài bạn trên bảng.
- HS đọc lại 4 phân số.
- 1 em lên bảng viết
- 1 HS lên bảng viết. 
- 1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp, sau đó nhận xét bài bạn trên bảng.
1=)
0 = )
- HS nêu miệng.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
3 : 5 = 
* 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 1= ; 0 = 
Địa lý:
VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I. MỤC TIÊU:
 - Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam.
 - Ghi nhớ diện tích phần đất liền VN: 330 000 km2 .
 - Chỉ phần đất liền VN trên bản đồ (lược đồ)
 HS KG : - Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí VN đem lại.
 - Biết phần đất liền VN hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc-Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bản đồ địa lí Việt Nam.
 - Lược đồ trống tương tự như hình 1 sgk, 2 bộ bìa nhỏ.Mỗi bộ gồm 7 tấm bìa ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:(3’)
- Kiểm tra sgk, vở bài tập của HS.
2.Bài mới
Hoạt động1: Vị trí địa lí và giới hạn của nước ta.(12’)
- Yêu cầu quan sát hình 1 sgk.
+ Đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào?
+ Treo lược đồ.
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào?
+ Biển bao bọc phía nào? Phần đất liền của nước ta tên biển là gì?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
+ Vị trí nước ta có thuận lợi gì? (HS KG)
Kết luận:Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á,có vùng biển thông với Đại Dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Hoạt động 2: Hình dạng và diện tích của nước ta (12’)
+ Phần đất liền của nước ta có những đặc điểm gì?
+ Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
+ Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
+ Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km?
3. Củng cố:(7’)
- Trò chơi tiếp sức.
- Treo hai lược đồ trống lên bảng.
+ Nhận xét tuyên dương.
4.Dặn dò:(2’)
+ Học bài cũ
+ Chuẩn bị bài mới.
- Quan sát hình 1.
- Đất liền, biển, đảo và quần đảo.
- Chỉ vào vị trí phần đát liền của nước ta trên lược đồ.
- Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- Đông, Nam và Tây Nam, Biển Đông
- Đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo Phú QuốcQuần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Nhận xét bổ sung.
- Chỉ vị trí nước ta trên quả địa cầu.
- Có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không.
- Quan sát hình 2, bảng số liệu, đọc sgk.
- Hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như hình chữ S (HS KG)
- 1650km.
- 50 km.
- 330 000 km2.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Bổ sung.
- Hai nhóm chơi xếp hai hàng dọc
- Mỗi nhóm nhận 7 tấm bìa (1 hs 1 tấm). Dán tấm bìa vào lược đồ trống.
- Nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
Kể chuyện:
LÝ TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU:
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện. 
 - Hiểu được ý nghĩa của câu truyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
 - HS KG kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Tranh minh họa phóng to, bảng phụ ghi lời thuyết minh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Kiểm tra SGK ( 3’)
2. Bài mới: 
a. Tìm hiểu chuyện ( 5’)
- GV kể chuyện 2 lần 
- Chú ý nghe, quan sát tranh.
 + Lần 1: treo tranh giảng từ.
 + Lần 2: chỉ tranh. 
b. Hướng dẫn học sinh kể (20’)
- Yêu cầu 1: 
- 1 học sinh đọc yêu cầu .
- Học sinh tìm cho mỗi tranh 1, 2 câu thuyết minh.
- Học sinh nêu lời thuyết minh cho 6 tranh.
- GV nhận xét treo bảng phụ: lời thuyết minh cho 6 tranh 
- Yêu cầu 2 
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh và lời thuyết minh của tranh. 
- Cả lớp nhận xét .
- Học sinh khá giỏi kể câu chuyện một cách sinh động.
- GV nhận xét. 
c. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (5’)
- Tổ chức nhóm. 
- Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét chốt lại: 
- Các nhóm khác nhận xét. 
- Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. 
3.Củng cố:(3’)
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 
- Mỗi dãy chọn ra 1 bạn kể chuyện -> lớp nhận xét chọn bạn kể hay nhất. 
4. Dặn dò: (2’)
 - Về nhà tập kể lại chuyện.
- Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: “Về các anh hùng, danh nhân của đất nước”.
- Nhận xét tiết học.
Đạo đức:
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (T1)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. 
 - Có ý thức học tập, rèn luyện.
 - Vui và tự hào là học sinh lớp 5.
 - Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5).
 - Kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của học sinh lớp 5).
 - Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là HS lớp 5)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Phóng to các hình vẽ SGK trang 3; 4, phiếu học tập mỗi nhóm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu bài: (3’)GV nêu ycầu tiết học
2.Bài mới:
2.1.Quan sát tranh và thảo luận.(8’)
- Yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SGK tranh 3-4 và thảo luận theo các câu hỏi
+ Mỗi bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Em suy nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên?
+ HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác trong trường?
 +Theo em chúng ta phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
2.2.Làm bài tập 1, SGK:(7’)
- GV nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS chọn ý trả lời đúng cho hành động, việc làm của HS lớp 5 cần có.
- GV chốt lại ý đúng là: a, b, c, d, e đây là nhiệm vụ của HS lớp 5 chúng ta cần phải thực hiện.
2.3.Tự liên hệ ( làm bài tập 2; 3 SGK) ( 7’)
- HD HS tự liên hệ bản thân mình đã có những điểm nào xứng đáng là HS lớp 5, những điểm nào cần cố gắng hơn nữa để xứng đáng là HS lớp 5?
- GV mời một số em HS tự liên hệ trước lớp - GV nhận xét tuyên dương.
* Chơi trò chơi “ Phóng viên” (5’)
- GV nêu cách chơi: 
3. Củng cố – Dặn dò:(3’)
- GV nhận xét tiết học.
- HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK tranh 3-4.
- HS thảo luận nhóm 4 em. Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
* HS hoạt động theo nhóm đôi chọn ý trả lời đúng.
- Vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét
* HS thảo luận nhóm 2 em, trình bày cho nhau nghe về những việc làm của mình.
- HS trình bày nội dung, HS khác nhận xét.
* HS nắm bắt cách chơi.
- HS tiến hành chơi trò chơi: Phóng viên.
Thứ 3 ngày 21 tháng 8 năm 2012
Luyện từ và câu:
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
 - Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (ND Ghi nhớ)
 - Tìm được từ đồng nghĩa theo YC BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3).
 - HS KG đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được (BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Bảng viết sẵn các từ in đậm ở bài tập 1a và 1b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: (3’)
2. Bài mới: 
*HĐ 1: Tìm hiểu phần nhận xét (15’)
- Tổ chức học sinh đọc yêu cầu bài 1, tìm từ in đậm.
- Đoạn a: xây dựng, kiến thiết
- Đ ... nữ. 
 - Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
 - Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.
 - Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Phiếu ghi bài tập trang 8, bảng phụ kẻ 3 cột.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Giáo viên treo ảnh và yêu cầu học sinh nêu đặc điểm giống nhau giữa đứa trẻ với bố mẹ. Em rút ra được gì ?
- Học sinh nêu điểm giống nhau
- Tất cả mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố mẹ mình
- Giáo viên cho điểm, nhận xét 
- Học sinh nhận xét
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK (8’)
- Hoạt động nhóm đôi. 
Ÿ Bước 1: Làm việc theo cặp
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi 1,2,3.
- Nhóm đôi quan sát các hình ở trang 6 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi. 
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái ?
+ Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ?
- Đại diện nhóm lên trình bày
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Giáo viên chốt 
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (8’)
- Hoạt động nhóm, lớp. 
Ÿ Bước 1:
- Giáo viên phát cho mỗi các tấm phiếu 
(trang 8) và hướng dẫn cách chơi.
- Học sinh nhận phiếu.
Ÿ Liệt kê về các đặc điểm: cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp của nữ và nam (mỗi đặc điểm ghi vào một phiếu) theo cách hiểu của bạn.
- Những đặc điểm chỉ nữ có.
+ Đặc điểm hoặc nghề nghiệp có cả ở nam và nữ.
 - Những đặc điểm chỉ nam có.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
Ÿ Gắn các tấm phiếu đó vào bảng được kẻ theo mẫu (theo nhóm)
- Học sinh gắn vào bảng được kẻ sẵn (theo từng nhóm).
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết quả
- Lần lượt từng nhóm giải thích cách sắp xếp.
- Cả lớp nhận xét. 
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc .
* Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ (8’)
Ÿ Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Mỗi nhóm 2 câu hỏi.
Ÿ Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Từng nhóm báo cáo kết quả. 
- GV kết luận 
3. Củng cố: (3’)
- Nêu nội dung Bạn cần biết
4. Dặn dò : (2’)
- Xem lại nội dung bài, chuẩn bị bài.
- 2 HS đọc lại.
Thứ 6 ngày 24 tháng 8 năm 2012
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng. (BT1). 
 - Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Giấy khổ to, tranh ảnh vườn cây, công viên, cánh đồng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ:(5’) 
- HS đọc ghi nhớ
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng. 
- HS nhắc lại.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Ÿ Bài 1: (15’)
- Hoạt động nhóm, lớp.
- HS đọc. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài văn.
- HS đọc thầm đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng”.
+ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
- Tả cánh đồng buổi sớm: vòm trời, những giọt mưa, những gánh rau , 
+ Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào?
- Bằng cảm giác của làn (xúc giác), mắt ( thị giác).
+ Tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? Tại sao em thích chi tiết đó?
- HS tìm chi tiết bất kì.
- Giáo viên chốt lại.
Ÿ Bài 2: (15’)
- Hoạt động cá nhân
- Một học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- HS giới thiệu những tranh vẽ về cảnh vườn cây, công viên, nương rẫy. 
- HS ghi chép lại kết quả quan sát (ý).
- GV chấm điểm những dàn ý tốt.
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày.
- Lớp đánh giá và tự sửa lại dàn ý.
3. Củng cố: (3’)
- Nêu cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh.
- 2 HS
4. Dặn dò: (2’)
- Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn.
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh.
- Nhận xét tiết học
Toán:
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân. 
 - BT cần làm: 1; 2; 3; 4(a,c). HS khá, giỏi làm thêm các phần còn lại.
 - Giáo dục tính cẩn thận cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Các phiếu to cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) So sánh 2 phân số
- Giáo viên yêu cầu học sinh sửa bài tập về nhà.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Học sinh sửa bài về nhà.
- HS nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu phân số thập phân (12’)
- Hoạt động nhóm đôi.
- Hướng dẫn học sinh hình thành phân số thập phân:
- Học sinh thực hành chia tấm bìa 10 phần; 100 phần; 1000 phần.
- Lấy ra mấy phần (tuỳ nhóm).
- Nêu phân số vừa tạo thành .
- Nêu đặc điểm của phân số vừa tạo.
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,  gọi là phân số gì ?
- ...phân số thập phân.
- Một vài học sinh lặp lại.
- Giáo viên chốt lại: 
b. Luyện tập (18’)
- Hoạt động cá nhân, lớp học
Ÿ Bài 1: Đọc phân số thập phân.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh đọc thầm cá nhân.
- Học sinh khác sửa bài.
- Giáo viên nhận xét.
- Cả lớp nhận xét.
Ÿ Bài 2: Viết phân số thập phân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh làm bài vào nháp.
- 1 HS làm bài vào phiếu.
- Giáo viên nhận xét
- Cả lớp nhận xét.
Ÿ Bài 3:
- HS đọc yc đề bài.
Ÿ Bài 4:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- GV chấm bài, công bố điểm.
- Học sinh làm bài vào vở (a;c), hs khá giỏi làm thêm câu b, d.
- Học sinh lần lượt sửa bài.
- Học sinh nêu đặc điểm của phân số thập phân.
Ÿ Giáo viên nhận xét
3. Củng cố: (3’)
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 được gọi là phân số gì ?
- Học sinh nêu
- Thi đua 2 dãy trò chơi “Ai nhanh hơn” (dãy A cho đề dãy B trả lời, ngược lại)
- Học sinh thi đua
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Lớp nhận xét 
4. Dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị: Luyện tập.
Lịch sử:
“BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, học sinh:
 - Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu được các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
 - Biết các đường phố, trường học,  ở địa phương mang tên Trương Định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Hình trong SGK phóng to.
 - Bản đồ hành chính VN.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :(3’)
2. Bài mới :
*Hoạt động 1: (7’)
- Giới thiệu bài, kết hợp chỉ BĐ tỉnh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ.
- Ngày 1-9-1858 TD Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta và từng bước xâm chiếm, biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Trong khi triều đình nhà Nguyễn hèn nhát đầu hàng, làm tay sai cho giặc thì ND ta với lòng yêu nước đã không ngừng đấâu tranh chống TD Pháp g. phóng DT.
- Yêu cầu quan sát hình minh hoạ tr.5.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm(12’)
- Chia lớp thành 3 nhóm
+ Khi nhận được lệnh vua, TĐ có điều gì phải băn khoăn lo nghĩ?
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại niềm tin yêu của ND?
*Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp (7’)
- Nhấn mạnh những KT cần nhớ.
3. Củng cố: (5’)
+ Em có suy nghĩ gì trước việc TĐ ko tuân lệnh vua quyết tâm ở lại cùng ND chống Pháp ?
+ Em biết gì thêm về TĐ ?
+ Em có biết những đường phố trường học nào mang tên TĐ?
4. Nhận xét- dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học
- Nghe, quan sát BĐ
- 1-2 học sinh nêu: tranh vẽ cảnh ND ta đang làm lễ suy tôn TĐ là: “Bình Tây Đại nguyên soái”. Buổi lễ rất trọng thể và cho thấy ND ta rất khâm phục, tin tưởng TĐ.
- Thảo luận trình bày theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe. Đọc tóm tắt SGK 
- Thảo luận chung rồi trả lời.
Kỹ thuật:
 ĐÍNH KHUY HAI LỖ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết cách đính khuy hai lỗ.
 - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
 - Với HS khéo tay: Đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đíng chắc chắn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Mẫu đính khuy hai lỗ. Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
 - Bộ dụng cụ cắt- khâu -thêu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Giáo viên kiểm tra sách, vở và dụng cụ học tập của học sinh.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (2’) Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu(12’)
- Giáo viên đưa ra một số mẫu.
+ Em hãy quan sát hình 1a và nêu nhận xét về đặc điểm hình dạng của khuy hai lỗ?
- GV giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp với hình 1a SGK. 
- Quan sát hình 1b, em có nhận xét gì về đường khâu trên khuy hai lỗ. 
c.Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật (10’)
- GV gọi HS đọc mục II SGK và nêu quy trình thực hiện. 
- Gọi 1 HS đọc mục 1 và quan sát hình 2 SGK. 
 + Nêu vạch dấu các điểm đính khuy?
- GV nhận xét.
- Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1.
- GV quan sát uốn nắn và hướng dẫn nhanh lại một lượt các thao tác trong bước một.
 + Trước khi đính khuy vào các điểm vạch dấu chúng ta cần những dụng cụ nào ?
- GV hướng dẫn cách đặt khuy.
- Hướng dẫn HS đọc mục 2b và quan sát hình 4 SGK
- GV hướng dẫn lần thứ hai các bước đính khuy 
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy hai lỗ 
- GV tổ chức cho HS làm thử.
- GV theo dõi và uốn nắn giúp HS.
3. Củng cố:(3’)
- Nêu quy trình thực hiện đính khuy hai lỗ
4.Dặn dò:(2’)
- Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau thực hành. 
- Học sinh để sách vở và dụng cụ học tập lên bàn.
- Học sinh quan sát mẫu.
 - Khuy hai lỗ có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau.
- HS quan sát mẫu kết hợp hình 1a SGK. 
- Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải. 
- Quy trình : 
1- Vạch dấu các điểm đính khuy. 
 2- Đính khuy vào các điểm vạch dấu. 
 a- Chuẩn bị đính khuy. 
 b- Đính khuy. 
 c- Quấn chỉ quanh chân khuy. 
 d- Kết thúc đính khuy.
- HS nêu ở SGK
- Vải khuy hai lỗ, chỉ khâu, kim khâu, phấn vạch, thước kẻ, kéo, khung thêu.
- HS đọc mục 2b , quan sát SGK và nêu cách đính khuy 2 lỗ
- Một vài HS lên bảng thao tác.
- HS quan sát.
- HS nêu ở mục 2c và 2d
- Hai HS lên bảng thực hiện 
- HS nêu lại quy trình.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5TUAN 1LIENGT.doc