Giáo án Luyện từ và câu 5 - Bài dạy: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ

Giáo án Luyện từ và câu 5 - Bài dạy: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ

 I/ Mục tiêu:

 - Kiến thức: HS biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam.

 - Kĩ năng: HS hiểu ý nghĩa ba câu tục ngữ ( BT 2)

 - Thái độ: HS biết tôn trọng và yêu quý phụ nữ.

 II/ Đồ dùng dạy học:

• Giáo viên: Sách TV5 tập 2, phiếu bài tập, bút dạ.

• Học sinh: Sách giáo khoa.

 III/ Phương pháp:

 Phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại, phương pháp pháp thảo luận nhóm, phương pháp giảng giải, phướng pháp luyện tập thực hành, phương pháp động não.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 5 - Bài dạy: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
 	Môn: Luyện từ và câu 
 	Ngày soạn : 12- 4 - 2012
	 	Ngày dạy: 18 - 4 -2012
 	Bài dạy: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
 	Người dạy: Nguyễn Thị Rỡ 
 I/ Mục tiêu:
	- Kiến thức: HS biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam.
	- Kĩ năng: HS hiểu ý nghĩa ba câu tục ngữ ( BT 2)
 - Thái độ: HS biết tôn trọng và yêu quý phụ nữ.
 II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Sách TV5 tập 2, phiếu bài tập, bút dạ.
Học sinh: Sách giáo khoa.
 III/ Phương pháp:
 Phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại, phương pháp pháp thảo luận nhóm, phương pháp giảng giải, phướng pháp luyện tập thực hành, phương pháp động não.
 IV/ Các hoạt động dạy- học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 HĐ bổ trợ
 1’
4’
2’
13’
17’
15’
3’
2’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Dấu phẩy có tác dụng gì?
 -Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu: Bạn Hà, bạn Hải là học sinh giỏi của lớp em.
 - Đặt một câu có dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
 * GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 Tiết trước các em đã biết một số từ nói về phẩm chất của nam và nữ. Hôm nay các em tìm hiểu thêm những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam qua bài: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ.
 b. Dạy bài mới:
 - Cho học sinh xem hình ảnh minh họa.
 Bài tập 1/129:
 Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
 Câu a: Giải thích nghĩa nói trên bằng cách nối mỗi từ với nghĩa của nó.
 - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1a.
 - GV nhắc lại yêu cầu bài tập.
 ( HS thảo luận theo nhóm 4, thời gian thảo luận 5 phút) 
 - GV phát phiếu bài tập, hướng dẫn HS cách làm.
 - Hết thời gian, mời đại diện các nhóm trình bày kết qủa bài làm của mình.
 - HS cùng giáo viên nhận xét bài làm của bạn.
* GV kết luận.
Anh hùng
Biết gánh vác, lo toan mọi việc
Bất khuất
Có tài năng, khí phách làm nên những việc phi thường
Trung hậu
Không chịu khuất phục trước kẻ thù
Đảm đang
Chân thành và tốt bụng với mọi người
 - HS đọc lại nội dung bài tập đã làm xong
 Câu b: Tìm những từ ngữ chỉ các phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
 - HS đọc yêu cầu bài tập:
 - HS làm bài cá nhân mỗi em tìm một từ.
 - Yêu cầu HS nêu từ vừa tìm được.
 * GV nhận xét và kết luận: chăm chỉ; cần cù; nhân hậu; khoan dung; độ lượng; dịu dàng; biết quan tâm đến mọi người; có đức hi sinh, nhường nhịn;... 
 * Giải thích nghĩa các từ: nhân hậu, nhường nhịn, độ lượng, 
 * GV nhận xét và kết luận:
 Nhân hậu: Hiền lành, chất phác, có lòng thương người, sống có tình có nghĩa.
 Nhường nhịn: chịu thiệt, nhường phần lợi cho người khác .
 Độ lượng: Là rộng lượng, dung thứ tội lỗi cho người khác. 
 Bài tập 2/129:
 ( HS thảo luận theo nhóm đôi, thời gian thảo luận 5 phút)
 - HS đọc nội dung bài tập
 - GV nhắc lại yêu cầu bài tập và hướng dẫn HS thảo luận làm bài.
 - Hết thời gian mời đại diện các nhóm trả lời.
 * GV nhận xét kết luận:
 a. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. (nghĩa: mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt đẹp nhất cho con)
 b. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. (nghĩa: Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Đất nước có loạn, phải nhờ cậy vị tướng giỏi).
 c. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. (nghĩa: Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia giết giặc).
 - Học sinh xem hình ảnh minh họa
 - HS đọc lại các câu tục.
 - HS đọc nhẩm thuộc lòng 3 câu tục ngữ.
 - HS thi đọc thuộc lòng.
 - HS tìm thêm các câu ca dao tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
 - GV nhận xét và khen ngợi.
C. Củng cố, dặn dò:
 Củng cố:
 - Qua bài học này, em học được những gì?
 - Em hãy nêu các từ chỉ phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
 - Giáo dục HS biết yêu quý và tôn trọng phụ nữ. Riêng HS nữ cần học hỏi rèn luyện để có những phẩm chất tốt.
 Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy).Tìm hiểu bài qua 3 bài tập trong SGK trang 133.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt.
 - HS hát.
- Dấu phẩy có ba tác dụng: ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu; ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
 - Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
 - HS lên bảng đặt câu.
 - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp cùng xem.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS về nhóm cùng các bạn làm bài.
- HS lần lượt trình bày, nhóm khác và bổ sung.
- HS tham gia nhận xét.
- HS lắng nghe.
 - 2HS đọc
- 2HS đọc.
- HS tự suy nghĩ làm bài.
- HS tiếp nối nhau nêu.
- HS suy và trả lời.
- 2 HS đọc. 
- HS lắng nghe và tiến hành làm bài.
- HS lần lượt trả lời.
- HS lắng nghe.
- Nói lên phẩm chất: lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ.
- Nói lên phẩm chất: phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc gia đình, giữ gìn tổ ấm gia đình.
- Nối lên phẩm chất: phụ nữ dũng cảm, anh hùng).
- Cả lớp cùng xem
- 2 HS đọc.
- Cả lớp cùng đọc nhẩm.
- HS tham gia thi.
- HS trả lời. (dành cho HS khá giỏi)
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- học lắng nghe.
- Cả lớp cùng lắng nghe.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, có thể hướng dẫn thêm khi các em gặp lúng túng.

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC lop 5 Mo rong von tu nam va nu.doc