Giáo án Luyện từ và câu 5 - Trường TH Tân Thạch A

Giáo án Luyện từ và câu 5 - Trường TH Tân Thạch A

TỪ ĐỒNG NGHĨA

I. MỤC TIÊU:

-Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau;hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn,từ đồng nghĩa không hoàn toàn(ND Ghi nhớ)

-Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1,BT2(2 trong số 3 từ);đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa,theo mẫu(BT3)

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Chuẩn bị bìa cứng ghi ví dụ 1 và ví dụ 2. Phiếu photo phóng to ghi bài tập 1 và bài tập 2.

- Học sinh: Bút dạ - vẽ tranh ngày khai trường - cánh đồng - bầu trời - dòng sông. Cấu tạo của bài “Nắng trưa”.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 5 - Trường TH Tân Thạch A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày dạy:
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU: 
-Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau;hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn,từ đồng nghĩa không hoàn toàn(ND Ghi nhớ)
-Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1,BT2(2 trong số 3 từ);đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa,theo mẫu(BT3)
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Chuẩn bị bìa cứng ghi ví dụ 1 và ví dụ 2. Phiếu photo phóng to ghi bài tập 1 và bài tập 2. 
- 	Học sinh: Bút dạ - vẽ tranh ngày khai trường - cánh đồng - bầu trời - dòng sông. Cấu tạo của bài “Nắng trưa”. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Ổn định
Hát 
4’
2. Bài cũ: 
1’
3. bài mới
a.Giới thiệu bài:
Bài luyện từ và câu: “Từ đồng nghĩa sẽ giúp các em hiểu khái niệm ban đầu về từ đồng nghĩa, các dạng từ đồng nghĩa và biết vận dụng để làm bài tập”. 
- Học sinh nghe 
b. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Nhận xét, ví dụ
- Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm 
- Yêu cầu học sinh đọc và phân tích ví dụ. 
- Học sinh lần lượt đọc yêu cầu bài 1 
Ÿ Giáo viên chốt lại nghĩa của các từ à giống nhau. 
- Xác định từ in đậm : xây dựng, kiến thiết, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm
Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau gọi là từ đồng nghĩa. 
- So sánh nghĩa các từ in đậm đoạn a - đoạn b. 
- Hỏi: Thế nào là từ đồng nghĩa? 
Ÿ Giáo viên chốt lại (ghi bảng phần 1) 
- Yêu cầu học sinh đọc câu 2. 
- Cùng chỉ một sự vật, một trạng thái, một tính chất. 
- Nêu VD 
- Học sinh lần lượt đọc 
- Học sinh thực hiện vở nháp 
- Nêu ý kiến 
- Lớp nhận xét 
- Dự kiến: VD a có thể thay thế cho nhau vì nghĩa các từ ấy giống nhau hoàn toàn . VD b không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn: 
+ Vàng xuộm: chỉ màu vàng đậm của lúa chín
+ Vàng hoe: chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên 
+ vàng lịm : chỉ màu vàng của lúa chín, gợi cảm giác rất ngọt 
Ÿ Giáo viên chốt lại (ghi bảng phần 2) 
- Nêu ví dụ: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 
- Tổ chức cho các nhóm thi đua. 
* Hoạt động 2: Hình thành ghi nhớ 
- Hoạt động lớp
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trên bảng. 
- Học sinh lần lượt đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Phần luyện tập
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc những từ in đậm có trong đoạn văn ( bảng phụ)
_GV chốt lại 
- “nước nhà- hoàn cầu -non sông-năm châu”
- Học sinh làm bài cá nhân 
- 2 - 4 học sinh lên bảng gạch từ đồng nghĩa + nước nhà – non sông
 + hoàn cầu – năm châu
Ÿ Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 2. 
- 1, 2 học sinh đọc 
- Học sinh làm bài cá nhân và sửa bài 
- Giáo viên chốt lại và tuyên dương tổ nêu đúng nhất 
- Các tổ thi đua nêu kết quả bài tập 
Ÿ Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 3 (Hs K-G đặt được câu với 2-3 cặp từ)
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh làm bài cá nhân 
- Giáo viên thu bài, chấm 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Tìm từ đồng nghĩa với từ: xanh, trắng, đỏ, đen
- Các nhóm thi đua tìm từ đồng nghĩa
- Tuyên dương khen ngợi 
- Cử đại diện lên bảng 
1’
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện từ đồng nghĩa”
- Nhận xét tiết học 
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 1 Ngày dạy
Tiết 2 : 
LUYỆN TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA 
I. MỤC TIÊU: 
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu đã nêu ở BT1)và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 (Bt2)
-Hiểu nghĩa các từ trong bài học .
-Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn.
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Phiếu pho to phóng to ghi bài tập 1 , 3 - Bút dạ 
-	Học sinh: Từ điển 
ÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
2’
2. Bài cũ: Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
- Học sinh tự đặt câu hỏi
Ÿ Thế nào là từ đồng nghĩa ? kiểm tra
Ÿ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn - không hoàn toàn ? Nêu vd
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
1’
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài :
- Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Học sinh nghe 
b. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
Ÿ Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Học theo nhóm bàn
- Sử dụng từ điển
(Hs K-G đặt câu với 2-3 từ tìm được)
- Nhóm trưởng phân công các bạn tìm từ đồng nghĩa chỉ màu xanh - đỏ - trắng - đen
- Mỗi bạn trong nhóm đều làm bài - giao phiếu cho thư ký tổng hợp.
- Lần lượt các nhóm lên đính bài làm trên bảng (đúng và nhiều từ)
Ÿ Giáo viên chốt lại và tuyên dương
- Học sinh nhận xét 
Ÿ Bài 2:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Học sinh làm bài cá nhân
- Giáo viên quan sát cách viết câu, đoạn và hướng dẫn học sinh nhận xét, sửa sai
_ VD : +Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt ..
Ÿ Giáo viên chốt lại - Chú ý cách viết câu văn của học sinh
- Học sinh nhận xét từng câu (chứa từ đồng nghĩa ...)
Ÿ Bài 3:
HS đọc yêu cầu bài tập 
 HS đọc đoạn “Cá hồi vượt thác “
- Học trên phiếu luyện tập
- Học sinh làm bài trên phiếu
- Học sinh sửa bài
- Học sinh đọc lại cả bài văn đúng
* Hoạt động 2: Củng cố
- Hoạt động nhóm, lớp
- Giáo viên tuyên dương và lưu ý học sinh lựa chọn từ đồng nghĩa dùng cho phù hợp
- Các nhóm cử đại diện lên bảng viết 3 cặp từ đồng nghĩa (nhanh, đúng, chữ đẹp) và nêu cách dùng.
1’
4. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ Tổ Quốc”
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 2 
Tiết 3 Ngày dạy :
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỔ QUỐC
 I. MỤC TIÊU
-Tìm được từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc trong bài tập đọc hoặc bài CT đã học (BT1);tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc (BT2);tím được một số từ chứa tiếng quốc (BT3)
- Biết đặt câu với những từ nói về tổ quốc, quê hương.(BT4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giấy khổ to để HS làm bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1ph
5ph
2ph
1.ổn định
2. Bài cũ
GV kiểm tra HS làm bài tập của tiết trước 
Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu – ghi tựa.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu một nữa lớp đọc thầm bài Thư gửi các hs, một nữa đọc bài Việt Nam thân yêu và tìm các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- Gọi HS phát biểu - GV ghi bảng.
- Nhận xét và giải thích : Tổ quốc là đất nước gắn bó với những người dân của nước đó. Tổ quốc giống như một ngôi nhà chung của tất mọi người dân sống trong đất nước đó.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS trao đổi theo nhóm.
- GV chia bảng làm 3 phần, mời 3 nhóm nối tiếp nhau lên bảng thi tiếp sức. Em cuối cùng đọc to kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng và gọi một HS đọc lại kết quả.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS hoạt động nhóm và ghi vào giấy khổ to kết quả thảo luận.
- Gọi HS trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung, GV nhận xét và ghi thêm kết quả bổ sung để có một phiếu hoàn chỉnh.
- Hỏi:
+ Em hiểu thế nào là quốc ca ? 
+ Quốc tang có nghĩa là gì ? 
(Nếu từ nào HS chưa hiểu GV có thể giải thích thêm).
Bài 4(Hs K-G)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Gọi HS đọc câu mình đặt, GV nhận xét, sửa chữa.
- Cho HS giải thích các từ : quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
GV kết luận: Các từ ngữ: quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn, cùng chỉ một vùng đất, trên đó những dòng họ sinh sống lâu đời. Từ Tổ quốc có nghĩa rộng hơn các từ trên. Các từ này dùng để chỉ các vùng đất có diện tích hẹp mang tính chất cá nhân hoặc dòng họ, trong một số trường hợp thì các từ trên đồng nghĩa với từ Tổ quốc. Ví dụ, một người Việt Nam có thể giới thiệu về mình với những người bạn nước ngoài: Việt Nam là quê hương của tôi / Quê mẹ của tôi là Việt Nam.
4. Củng cố – dặn dò
Về đọc lại bài và chuẩn bị bài Luyện tập về từ đồng nghĩa.
* Nhận xét : 
Luyện tập về từ đồng nghĩa.
Lặp lại tựa bài.
- Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
+ Bài Thư gửi các học sinh : nước nhà, non sông.
+ Bài Việt Nam thân yêu : đất nước, quê hương.
- Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
+ Đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn, non sông, nước nhà.
- Một HS đọc lại kết quả.
- Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm những từ có chứa tiếng quốc.
+ vệ quốc, quốc ca, ái quốc, quốc gia, quốc doanh, quốc hội, quốc học, quốc khánh, quốc kì, quốc phục, quốc ngữ, quốc sách, quốc sắc, quốc sử, quốc sự, quốc tế, quốc tịch, 
 + Quốc ca: bài hát chính thức của một nước dùng trong nghi lễ trọng thể.
+ Quốc tang : tang chung của đất nước.
- Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây
a) Quê hương : Quê hương em ở cù lao Thới Sơn.
b) Quê mẹ : Quới Sơn là quê mẹ của em.
c) Quê cha đất tổ : Quới Sơn là quê cha đất tổ của chúng tôi.
d) Nơi chôn rau cắt rốn : Cha tôi chỉ mong được về sống ở nơi chôn rau cắt rốn của mình.
+ Quê hương : quê của mình.
+ Quê mẹ: quê hương của mẹ.
+ Quê cha đất tổ: nơi gia đình, dòng họ đã qua nhiều đời làm ăn sinh sống.
+ Nơi chôn rau cắt rốn : nơi mình ra đời, có tình cảm gắn bó tha thiết.
Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 2 
Tiết 4 Ngày dạy :
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
-  ... át tìm những từ trái nghĩa đẻ miêu tả theo yêu cầu củaBT4 (chọn 2-3 ý) đặt được câu với cặp từ trái nghĩa vừa tìm được Bt4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài tập 1,2,3 viết sẵn trên bảng.
- Giấy khổ to, viết lông .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định.
2. Bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa.
- Thế nào là từ trái nghĩa ? Từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
- Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét- ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
Hôm nay chúng ta cùng học bài Luyện tập về từ trái nghĩa.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1(hs K-G thuộc 4 thành ngữ ,tục ngữ)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài (gạch chân dưới các từ trái nghĩa).
GV viết sẵn trên bảng lớp bài tập 1.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- Cho HS tự làm bài .
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- Cho HS tự làm bài .
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.
- Cho HS học thuộc các câu trên.
Bài 4 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc lại các từ trái nghĩa và viết vào vở .
Bài 5
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- Cho HS tự làm bài.(có thể đặt một câu có chứa một cặp từ trái nghĩa hoặc 2 câu, mỗi câu chứa một từ).
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Gọi HS đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
4. Củng cố – dặn dò.
- Dặn HS về nhà học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 1, 3ø chuẩn bị bài cho giờ sau Mở rộng vốn từ : Hòa bình .
* Nhận xét :
- 3 HS lên bảng làm bài.
- 2 HS đọc thuộc lòng và nêu nghĩa của câu mình đọc.
- Lặp lại tựa bài.
1) Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau :
- HS tự làm bài . 1 HS lên bảng làm bài.
a) Aên ít ngon nhiều.
b) Ba chìm bảy nổi .
c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối .
d) Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho .
2) Điền vào ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm.
- HS tự làm bài . 1 HS lên bảng làm bài.
Các từ trái nghĩa : nhỏ / lớn ; trẻ / già ; dưới / trên ; chết / sống.
3) Tìm từ trái nghĩa : 
a) Việc nhỏ nghĩa lớn.
b) Aùo rách khéo vá, hơn lành vụn may.
c) Thức khuya dậy sớm.
4) Tìm từ trái nghĩa :
a) Tả hình dáng: cao/ lùn ; to/ bé; mập/ ốm 
b) Tả hành động : đứng/ ngồi ; khóc/ cười ; vào/ ra ; 
c) Tả trạng thái : buồn/ vui ; sướng/ khổ,
d) Tả phẩm chất : tốt/ xấu; lành/ ác ; 
- Các nhóm dán phiếu lên bảng và nêu những từ mình tìm được. Các nhóm khác bổ sung.
- HS đọc lại các từ trái nghĩa và viết các từ đó vào vở.
 - 3 HS đặt câu trên bảng. HS dưới lớp làm bài vào vở.
Ví dụ: 
- Đáng quý nhất là trung thực, còn dối trá thì chẳng ai ưa.
- Anh ấy là một người cao thượng.
- Nó là một kẻ thấp hèn.
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 5 
Tiết 9 Ngày dạy :
MỞ RỘNG VỐN TỪ : HÒA BÌNH
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :.
- Hiểu đúng nghĩa của từ hòa bình, (BT1)tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình (BT2).
- Viết được một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một làng quê hoặc thành phố.(BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to, viết lông .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định.
2. Bài cũ
- Gọi 3 HS đặt câu với một cặp từ trái nghĩa mà em biết.
- Gọi HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở tiết trước .
- Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét- ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và nêu: Hòa bình là trạng thái không có chiến tranh,còn trạng thái bình thản là trạng thái tinh thần của con người. Trạng thái hiền hòa, yên ả là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết của con người.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- Cho HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS trình bày kết quả và gọi các nhóm khác nhận xét .
 - Gọi HS nêu ý nghĩa của các từ vừa tìm được và đặt câu với các từ đó .
- GV nhận xét.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Cho HS làm bài vào vở.
- Cho 2 HS viết bài vào giấy khổ to dán lên bảng, đọc bài làm của mình . GV và cả lớp nhận xét.
- Gọi 3 HS đọc bài của mình, gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, tự đặt câu và chuẩn bị bài cho giờ sau bài Từ đồng âm.
* Nhận xét :
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- HS đọc : Aên ít ngon nhiều; Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Yêu trẻ, trẻ đến nhà, kính gia,ø già để tuổi cho.
- Lặp lại tựa bài.
1) Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hòa bình?
- HS làm bài và chọn ý b: Trạng thái không có chiến tranh.
2) Những từ nào đồng nghĩa với từ hòa bình?
- Những từ đồng nghĩa với từ hòa bình : bình yên,thanh bình, thái bình.
+ Bình yên : yên lành, không gặp điều gì rủi ro.
Ai cũng mong muốn được sống trong cảnh bình yên.
+ Thanh bình : Yên vui trong cảnh hòa bình.
Cuộc sống nơi đây thật thanh bình.
 + Thài bình : yên ổn, không có chiến tranh loạn lạc.
 Cầu cho muôn nơi thái bình.
3) Viết một đoạn văn từ 5- 7 câu miêu tả cành thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết.
- 2 HS làm vào giấy khổ to, hS cả lớp làm vào vở.
- 2 HS lần lượt dán phiếu, đọc bài cho cả lớp theo dõi nhận xét.
- 3 HS đọc đoạn văn của mình
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 5 
Tiết 10 Ngày dạy :
TỪ ĐỒNG ÂM
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
-Hiểu thế nào là từ đồng âm.(Nd ghi nhớ)
-Phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm (BT1 ,mục III);đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm(2 trong số 3 từ ở BT2);bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 * Bảng lớp viết nội dung bài tập 1,2,3 phần luyện tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định.
2. Bài cũ
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của nông thôn hoặc thành phố đã làm tiết trước.
- Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét- ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2.Tìm hiểu ví dụ
Bài 1,2
- GV viết sẵn trên bảng lớp bài tập 1,2 và gọi HS đọc.
 + Oâng ngồi câu cá.
 + Đoạn văn này có 5 câu.
- Hỏi :
+ Em có nhận xét gì về hai câu văn trên?
+ Nghĩa của từ câu trong từng câu trên là gì? Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài 2.
+ Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên.
Kết luận : Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là từ đồng âm.
3.3. Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ .
- Cho HS tìm ví dụ về từ đồng âm.
- GV nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài.
3.4. Luyện tập 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS phát biểu ý kiến, và HS khác nhận xét,bổ sung.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi nhận xét, GV nhận xét.
- Gọi HS dươí lớp đọc câu mình đặt.
Bài 3 (hs K-G làm hết)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Hỏi : Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc tại ngân hàng ?
Bài 4( K-G hiểu nghĩa)
- Gọi HS đọc các câu đố
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS trả lời
4. Củng cố – dặn dò.
- Thế nào là từ đồng âm ? cho ví dụ.
- Dặn HS về nhà học thuộc các câu đố, tìm các từ đồng âm và chuẩn bị bài cho giờ sau.
* Nhận xét :
- 3 HS đọc đoạn văn của minh trước lớp.
- Lặp lại tựa bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc câu văn.
+ Hai câu văn trên đều là câu kể. Mỗi câu có một từ câu nhưng nghĩa của chúng khác nhau.
+ Từ câu trong Oâng ngồi câu cá là bắt cá, tôm bằng móc sắt nhỏ(thường có mồi) buộc ở đầu sợi dây.
+ Từ câu trong Đoạn văn này có 5 câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
+ Hai từ câu có phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
-3 HS đọc ghi nhớ SGK trang 51
- HS nêu ví dụ : lọ mực – cá mực
 hòn đá – đá banh
 cái bàn – bàn bạc.
1)Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm :
a) + Cánh đồng : Khoảng đất rộng bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
+ Tượng đồng : đồng là kim loại màu đỏ.
+ Một nghìn đồng : đồng là đơn vị tiền Việt Nam.
b) + Hòn đá : đá là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn.
+ Đá bóng : đá là đưa chân đá vào trái bóng 
c) + Ba má : người sinh ra và nuôi dưỡng mình.
+ Ba tuổi : ba là số tiếp theo só 2 trong dãy số tự nhiên.
2) Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn ,cờ, nước
- 3 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở.
- HS nhận xét câu trên bảng
- 3 HS đọc câu mình đặt.
3) - HS đọc mẫu chuyện cho cả lớp nghe.
- Vì Nam nhầm lẫn nghĩa của hai từ đồng âm là tiền tiêu.
+ Tiền tiêu: tiêu nghiã là tiền để chi tiêu.
+ Tiền tiêu : vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch.
a) con chó thui.
b) Cây hoa súng và khẩu súng.
+ Từ chín trong câu đố là nướng chín chứ không phải số chín.
+ Khẩu súng còn được gọi là cây súng.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC TRANTHE KHANH.doc