Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 1 đến tuần 16

Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 1 đến tuần 16

Luyện từ & câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Mục tiêu :

 - Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học”qua đoạn văn gợi ý ở BT1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học:

 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 1 đến tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 14 tháng 11 năm 2011
Luyện từ & câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
I. Mục tiêu :
 - Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học”qua đoạn văn gợi ý ở BT1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
- Yêu cầu HS đặt câu có quan hệ từ.
2. Bài mới: 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc chú thích.
Bài 2: 
- Cho HS làm bài VBT
Bài 3:
- Gọi HS nêu đề tài sẽ viết.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV đọc 1 bài viết mẫu cho HS tham khảo.
3. Củng cố dặn dò;
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Dặn HS hoàn chỉnh đoạn văn ở nhà nếu chưa hoàn thành..
- 1 HS
- 1 HS làm lại bài tập 4 của tiết trước.
- HS đọc nội dung bài tập.
- Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi SGK:
 * Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loại động thực vật.
 * Rừng Cát Tiên là 1 khu rừng bảo tồn đa dạng sinh học vì có động, thực vật phong phú.
- Hoạt động bảo vệ: Trồng cây, trồng rừng phủ xanh đồi trọc
 Hoạt động phá hoại: Chặt cây, phá rừng, đốt rừng, đánh cá bằng mìn, điện, săn bắt động vật hoang dã...
- HS đọc bài tập và xác định yêu cầu bài.
- Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề
- Trình bày bài viết trước lớp, tổ chức nhận xét chữa bài.
Thứ 5 ngày 17 tháng 11 năm 2011
Luyện từ & câu: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ 
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1.
 - Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2) ; bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn (BT3) 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng ghi bài tập 3b.Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ: 
- Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết ở tiết trước.
2. Bài mới: 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tìm cặp từ chỉ quan hệ trong những câu văn .
- Tổ chức nhận xét chấm chữa.
Bài 2: 
- Cho HS đọc câu tạo được và giải thích lí do chọn cặp quan hệ từ đó.
Bài tập 3: 
- Yêu cầu HS trả lời theo thứ tự các câu hỏi.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
 *Cần sử dụng quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ.
3. Củng cố dặn dò;
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Ôn lại về từ loại quy tắc viết hoa danh từ đại từ xưng hô để học tốt tiết sau.
- Đọc nội dung bài tập.
-Thảo luận nhóm đôi trả lời .
- HS chuyển từ 2 câu thành 1 câu và sử dụng cặp từ chỉ quan hệ để nối chúng.
 Câu a: Nhờ...mà...
 Câu b: Không những... mà còn...
- Đọc và xác định yêu cầu bài.
- Phân biệt sự khác nhau về cách diễn đạt của 2 đoạn văn a và b.
 C6: Vì vậy, Mai...
 C7:Cũng vì vậy, cô bé...
 C8:Vì chẳng kịp...nên cô bé...
- Đoạn a hay hơn đoạn b.Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề.
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được quy tắc viết hoa Dt riêng đã học (BT2) ; tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện được yêu cầu của BT4 ( a,b,c, )
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ, phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
- HS đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ.
2. Bài mới: 
Bài 1: 
- Thế nào là danh từ riêng?
- Khi viết danh từ riêng, em phải viết như thế nào?
Bài 2:
 - Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam phải viết ntn?
- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài phải viết ntn?
- Những tên riêng nước ngoài được phiên âm Hán Việt thì viết hoa ntn? 
Bài 3: 
Bài 4: HS đọc bài tập.
- GV yêu cầu HS tìm các câu có chủ ngữ chỉ người.
*(HS khá giỏi làm được toàn bộ BT4)
3. Củng cố dặn dò:
Nhắc lại cách viết hoa danh từ riêng. 
- 2,3 HS đặt câu.
 HS đọc bài tập- làm VBT
- Danh từ riêng: Nguyên
- Danh từ chung: giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, má, chị, tay, má, mặt, phía, ánh đèn, màu, tiếng, đàn, tiếng, hát, mùa xuân, năm.
- D T riêng là từ chỉ tên người ,tên địa lí.
- Danh từ riêng phải viết hoa.
HS đọc bài tập.
- Phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi tiếng của danh từ riêng.
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối
-Những tên riêng nước ngoài được phiên âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam. 
 HS đọc thầm lại đoạn và tìm đại từ.
-Tôi, chúng tôi.
- a. Nguyên (danh từ) quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.
 Tôi (đại từ) nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má.
 b. Một năm mới (cụm danh từ) bắt đầu.
 c. Chị (đại từ gốc danh từ) là chị gái của em nhé!
 d. Chị (đại từ) là chị gái của em nhé.
 Chị ( đại từ) sẽ là chị của em mãi mãi.
(danh từ làm vị ngữ phải đứng sau từ là).
Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu : ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. Mục tiêu: 
- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1
- Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ, phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
- Đặt câu có danh từ.
- Đặt câu có danh từ riêng ( viết bảng)
2. Bài mới: 
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm động từ, tính từ và quan hệ từ có trong đoạn thơ.
- Tổ chức nhận xét chấm chữa.
Bài 2:
- GV treo bảng phụ ghi đoạn thơ.
- Yêu cầu HS dựa vào đoạn thơ để viết đoạn văn tả người mẹ đang cấy lúa.
- Tổ chức nhận xét, chấm chữa.
3. Củng cố dặn dò: 
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh nhất.
 Giao bảng phụ cho HS tìm nhanh tính từ và động từ có trong đoạn thơ ở BT2.
- Nhắc lại cách viết hoa danh từ riêng. 
- 2,3 HS đặt câu.
- Động từ: trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, ở, lăn, trào, đón, bỏ.
 Tính từ: xa vời vợi, lớn.
 Quan hệ từ: với, qua
- HS đọc bài tập.
- HS đọc khổ 2 của bài thơ Hạt gạo làng ta.
- HS làm vở BT
- Tiếp nối trình bày bài trước lớp.
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
 Luyện từ & câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ HẠNH PHÚC
I. Mục tiêu :
 - Hiểu nghĩa từ hạnh phúc (BT1); tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc, xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4)
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng ghi bài tập 2, 3.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 1. Bài cũ: 
Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết ở tiết trước
 2. Bài mới: 
Bài 1: 
- Tổ chức thảo luận nhóm đôi chọn ý đúng 
Bài 2: 
- Tổ chức thảo luận nhóm đôi và trò chơi đối đáp để hoàn thành bài tập.
Bài 3: 
- Tổ chức trò chơi tiếp sức.
Giải nghĩa: phúc trạch: Phúc đức do tổ tiên để lại.
Bài 4: 
- Cho HS đọc đề.
Tổ chức cho HS suy nghĩ và trình bày trước lớp dưới hình thức thuyết trình.
 Chốt ý: Điều kiện để 1 gia đình có hạnh phúc là mọi người thương yêu nhau, quan tâm chia sẻ cùng nhau.
3. Dặn dò;
- CB: Tổng kết vốn từ
- 3 HS đọc bài 
- Nêu yêu cầu đề
- Chọn ý đúng (b) và giải thích vì sao cho là đúng.
- HS tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với hạnh phúc.
 Đồng nghĩa: sung sướng, may mắn
 Trái nghĩa: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực
- Tìm từ chứa tiếng phúc.
Phúc hậu, phúc đức, phúc lộc, phúc lợi, phúc tinh, phúc bất trùng lai, vô phúc, phúc trạch...
- Thuyết trình ngắn về gia đình hạnh phúc.
Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2011
Luyện từ & câu: TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2 . Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của con người theo yêu cầu của BT3 ( chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e )
- Viết đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4 .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
- Yêu cầu HS làm lại bài tập 4 của tiết trước.
2. Bài mới: 
Bài 1: 
- Cho HS đọc nội dung bài tập.
- Tổ chức trò chơi Ghi nhanh 
Bài 2: 
- GV cho HS thảo luận nhóm để tìm những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao theo chủ đề 
Bài 3: 
- Cho HS nêu miệng
Bài 4:
- Cho HS làm bài cá nhân.
3. Dặn dò:
- HS đọc và thảo luận để ghi ra bảng:
 Nhóm 1: Từ chỉ người thân trong gia đình.
 Nhóm 2: Từ chỉ người gần giũ với em trong trường học.
 Nhóm 3: Từ chỉ nghề nghiệp.
 Nhóm 4: Từ chỉ các dân tộc trên đất nước.
- Nhóm 1,4: Nói về quan hệ gia đình.
 Nhóm 2,5 Nói về quan hệ thầy trò.
 Nhóm 3,6 Nói về quan hệ bè bạn. 
- Cử đại diện đọc các câu tục ngữ, thành ngữ , ca dao tìm được.
- Mái tóc: đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, óng ả,...
- Đôi mắt: một mí, bồ câu, đen láy, đen nhánh, long lanh, lờ mờ,...
- Khuôn mặt: trái xoan, thanh tú, nhẹ nhõm, đày đặn, phúc hậu, bánh đúc,...
- Làn da: trắng rtẻo, hồng hào, ngăm ngăm, mịn màng, nhăn nheo,..
- Vóc người: vạm vỡ, mập mạp, lực lưỡng, cân đối, nho nhã, thanh tú, ...
- 1 số hs đọc bài viết trước lớp
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
 Luyện từ & câu: TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. Mục tiêu:
- Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù .
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
Yêu cầu HS làm lại bài tập 2 của tiết trước.
2. Bài mới: 
Bài 1: 
- Tổ chức trò chơi ghi nhanh 
- GV chia nhóm cho HS tìm từ và ghi nhanh lên bảng.
Tổ chức cho HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV chấm và bổ sung các từ còn thiếu ở mỗi nhóm.
Bài 2: 
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm những từ ngữ tả tính cách của Cô Chấm.
3. Dặn dò:
- CB: Tổng kết vốn từ
- HS đọc nội dung bài tập.
- Đồng nghĩa với nhân hậu: nhân ái, nhân từ, nhân đức. 
 Trái nghĩa với nhân hậu: bất nhân, độc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, hung bạo.
-Đồng nghĩa với trung thực: thành thực, thành thật, thật thà, chân thật;
 Trái nghĩa với trung thực: dối trá, gian dối, giả, dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc,..
- Đồng nghĩa và trái nghĩa với dũng cảm: anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, gan dạ; Trái nghĩa với dũng cảm: hèn nhát, nhút nhát, yếu hèn, bạc nhược, nhu nhược,..
- Đồng nghĩa và trái nghĩa với cần cù: chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng;
 Trái nghĩa với cần cù: lười biếng, lười nhác,...
- HS gạch chân các từ: dám nhìn thẳng, dám nói thế, thẳng băng, dám nhận hơn, không có gì độc địa, không làm tay chân bứt rứt, không đua đòi, mộc mạc như hòn đất, hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương, khóc mất bao nhiêu nước mắt...
Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2011
Luyện từ & câu: TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho. 
- Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3 .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng ghi bài tập 1, 3.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ: 
- Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết ở tiết trước
2. Bài mới: 
Bài 1: 
- Cho HS làm bài 1a trong vở 
- Cho HS làm miệng bài 1b: 
Bài 2:
- Cho 2 HS đọc bài văn. 
- Bài văn nêu ra những cách so sánh nào?
- Theo tác giả, để bài viết hay, truyền cảm thì người viết phải bắt đầu từ đâu?
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đặt câu .
3. Dặn dò;
CB: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
- 3 HS
- Đọc nội dung bài tập.
- Xếp các từ thành nhóm từ đồng nghĩa.
 Đỏ, hồng, điều, son , đào.
 Trắng, bạch.
 Xanh , lục, biếc.
-bảng đen, mèo mun, chó mực, ngựa ô, mắt huyền, áo the thâm
- Cả lớp đọc thầm theo.
- So sánh với người, với con vật, với cây hoa, nhỏ so với to, so sánh kèm với nhân hoá....
- Thể hiện tài quan sát của mình và vận dụng so sánh để viết nên những câu văn miêu tả gợi cảm tài tình.
- HS đặt câu:
 Dòng sông mặc áo lụa đào thướt tha.
 Đôi mắt đen như hạt huyền.
 Dáng mẹ đi tất bật như bị ai đó đuổi theo sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC tuan 1316.doc