Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 1 đến tuần 8

Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 1 đến tuần 8

I/Mục tiêu:

-Giúp học sinh hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn

-Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa

II/Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn của bài tập 1

 Bút dạ +2, 3 tờ giấy phiếu phô tô các bài tập

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 1 đến tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu: TỪ ĐỒNG NGHĨA.
 Ngày dạy:25/8/2009. Tuần 1 
I/Mục tiêu: 
-Giúp học sinh hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn 
-Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa 
II/Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn của bài tập 1
 Bút dạ +2, 3 tờ giấy phiếu phô tô các bài tập 
III/Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
A.Mở đầu: GT nội dung học LTVC.
B. Bài mới : Giới thiệu bài 
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ.
a.Ví dụ 1/7.
-GV giao việc cho HS thảo luận theo bàn.
-Kết luận:Như vậy 3 từ trên đều chỉ màu vàng nhưng mỗi từ thể hiện một sắc thái ý nghĩa khác nhau
b.Ví dụ 2/8.
GV giao việc:
a/ Các em đổi vị trí từ kiến thiết và từ xây dựng cho nhau xem có được k? Vì sao ?-
b/Đổi vị trí các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cho nhau xem có được không ? Vì sao ?-
-Tổ chức cho HS trình bày kết quả 
2.Hoạt động 2: Rút ra ghi nhớ.
3.Hoạt động 3: Luyện tập.
-Cho HS làm bài tập 1 và 2/7
-GV nhận xét và chốt lại bài làm đúng 
-Bài 3/7.Bài tập phát triển kĩ năng 
C. Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt 
-Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ 
- HS lắng nghe 
1 HS đọc to phần ví dụ, cả lớp đọc thầm.
Nêu yêu cầu : So sánh nghĩa của các từ in đậm trong từng ví dụ.
Tự SS nghĩa của các từ trong câu a, trong câu b: 
. Ở câu a so sánh nghĩa của từ xây dựng với từ kiến thiết 
Ở câu b, so sánh nghĩa của từ vàng hoe với từ vàng lịm, vàng xuộm 
- HS trình bày kết quả :
Xây dựng: làm nên công trình kiến trúc theo kế hoặc nhất định 
Kiến thiết là xây dựng theo một qui mô lớn 
Vàng xuộm: có màu vàng đậm và đều khắp 
Vàng hoe: có màu vàng nhạt tươi và ánh lên 
Vàng lịm: có màu sẫm đều khắp trông rất hấp dẫn 
- 1 HS đọc , cả lớp đọc thầm .
- Cả lớp lắng nghe
- Thảo luận, phát biểu ý kiến.Lớp nhận xét 
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm phần ghi nhớ SGK/7 
HS làm bài
HS khá, giỏi thực hiện.
Lắng nghe
Luyện từ và câu. LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
 Ngày dạỵ: 27/8/2009.Tuần 1.Tiết 2. 
I- Mục tiêu:
 - Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu ở BT1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1(BT2) – HS khá giỏi đặt câu được với 2, 3 từ tìm được ở BT1.
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.
 - Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3).
II- Đồ dùng dạy- học: - Bút dạ và 2-3 tờ phiếu khổ to pho to nội dung BT1, 3.
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
 B. Bài mới:
 - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
1.Hoạt động 1: HD làm bài tập 1 và 2/13.
*Bài tập 1.
 GV nhận xét chung, chốt từ đúng.
*Bài tập 2.
 - GV nhận xét, tuyên dương tổ đặt nhiều câu hay.
2.Hoạt động 2: HD làm bài tập 3
- H: Vì sao em chọn từ" hối hả" mà không chọn từ khác?
- Thế nào là từ đồng nghĩa? 
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm lại bài Mở rộng vốn từ: Tổ quốc.
 - 3 HS lên bảng làm lại BT 2/8.
*MT: Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1.
- 1 HS đọc yêu cầu BT1.
- HS giỏi làm mẫu.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện 4 nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu BT 2.
- 1 HS giỏi làm mẫu.
- Làm miệng.
HS K-G đặt câu được với 2, 3 từ tìm được ở BT1.
*MT: Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn 
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 3 và đoạn văn.
- 2 HS lên bảng gắn các từ cần điền.
- Lớp làm bài vào vở.
Các từ cần điền lần lượt là: điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gần vang, hối hả.
- HS trả lời.
Qua bài tập này thấy được sự khác nghĩa các từ không hoàn toàn, vì vậy cần phải cân nhắc, lựa chọn từ cho thích hợp với câu, đoạn văn cụ thể.
- HS nêu.
Ôn luyện từ và câu. LUYỆN ĐỌC: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA.
Luyện đọc diễn cảm bài thơ và học thuộc lòng đoạn : “Sau 80 nămcủa các em.”
Hiểu nội dung bài thơ.
Luyện từ và câu. MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC.
 Ngày dạy: 1/9/2009.Tuần 2.Tiết 3. 
I- Mục tiêu:
- Tìm được 1 số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học (BT 1); Tìm thêm được 1 số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc ( BT 2 ); Tìm được 1 số từ chứa tiếng quốc (BT 3).
 - Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT 4).
 ( HS khá giỏi biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở BT4.)
II- Đồ dùng dạy-học: - Bút dạ + một vài tờ phiếu. - Từ điển.
III- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A. Bài cũ :
+ Tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ xanh, đỏ, trắng, đen và đặt câu với 4 từ vừa tìm được.
 B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài.
2.HD HS làm bài tập:
*Bài tập 1/18.
- Cho HS làm bài.
*Bài tập 2/18.
- H: Ngoài từ nước nhà, non sông, các em tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc?
*Bài tập 3/18. 
- GV nhận xét và chốt lại những từ đúng.
*Bài tập 4/18.
-Yêu cầu HS khá giỏi đặt câu với các từ đã cho ở BT4.
-GV nhận xét, chọn ra 4 câu đặt hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 - Chuẩn bị bài mới.
- 2 HS trình bày miệng.
- HS đọc yêu cầu BT 1, lớp đọc thầm.
 + Đọc bài Thư gửi các học sinh hoặc bài Việt Nam thân yêu.
 + Tìm một trong hai bài trên những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc? ( nước nhà, non sông).
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở nháp.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện trình bày, lớp lắng nghe nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3 (làm việc cá nhân)
+ Các em tra từ điển và tìm những từ chứa tiếng "quốc".
+ Ghi từ tìm được vào vở.
- HS trình bày kết quả.
- HS đọc yêu cầu BT 4.
 + Các em chọn một trong 4 từ ngữ cho sẵn và đặt câu với từ mình chọn.
- Làm việc cá nhân.
- HS trình bày kết quả.
- HS KG thực hành theo yêu cầu.
- Một số em đọc bài làm.
- Lắng nghe.
Luyện từ và câu. LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
 Ngày dạy: 3/9/2009.Tuần 2 - Tiết 4
I/ Mục tiêu:
 1/ Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn ( BT1 ); Xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa ( BT2 ).
 2/ Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng 1 số từ đồng nghĩa đã cho ( BT3 ).
II/ Đồ dùng dạy học: 
 Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A/ Bài cũ: 
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu :
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
*Bài tập 1/22.
GV chốt ý đúng.
Yêu cầu HS tìm từ đồng nghĩa với :cha
*Bài tập 2/22.
Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Tổ chức chấm chữa, chọn đội thắng cuộc.
Gọi 
*Bài tập 3/22.
GV nêu yêu cầu bài tập : Viết 1 đoạn văn miêu tả có sử dụng từ đồng nghĩa.
 3. Củng cố , dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm lại bài tập 3 vào vở.
Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ nhân dân.
2 HS làm lại các bài tập ở tiết học trước.
Cả lớp nhận xét.
*MT: Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn 
1 HS đọc yêu cầu bài tập.
HS thảo luận nhóm đôi: Nêu các từ đồng nghĩa với từ Mẹ.
HS phát biểu ý kiến:Má, mẹ , u , bầm, mạ , bu là những từ đồng nghĩa.
HS nối tiếp nhau nêu từ đồng nghĩa với từ cha.
*MT: Xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa.
HS đọc yêu cầu bài .
Tham gia trò chơi ( Chia lớp thành 4 nhóm ).
Nhóm nhanh nhất sửa chung:
*Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
*Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
*Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, hiu hắt.
*MT: Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng 1 số từ đồng nghĩa đã cho.
HS làm việc cá nhân: Viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa.
3 – 4 HS đọc bài làm.
HS nhận xét bổ sung và góp ý.
Lắng nghe
Luyện từ và câu. MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
 Ngày dạy : 8/9/2009.Tuần 3-Tiết 5
I-Mục tiêu:
 - Xếp được TN cho trước về CĐ Nhân dân vào nhóm thích hợp ( BT1 ); nắm được 1 số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người VN ( BT2 ); hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với 1 từ có tiếng đồng vừa tìm được ( BT3 ).
 - HS khá giỏi thuộc được thành ngữ, tục ngữ ở BT2; đặt câu với các từ tìm được ở BT3.
II- Đồ dùng dạy học: - Bút dạ, bảng phụ.
 - Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, sổ tay TN tiếng Việt tiểu học. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ :
B. Bài mới : Nêu MĐ YC của tiết học.
1.Hoạt động 1: Bài tập 1/27. 
2.Hoạt động 2: Bài tập 2/27.
- Tuyên dương nhóm làm bài đúng nhất.
3.Hoạt động 3: Bài tập 3/27.
- GV nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài mới: LT về từ đồng nghĩa.
- 3 HS đọc đoạn văn miêu tả đã viết ở BT3.
- Nghe.
*MT: Xếp được TN cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp.
- Học sinh đọc phần yêu cầu của bài tập 1
- Giải nghĩa từ tiểu thương.
- Thảo luận N đôi.
- Trình bày. Nhận xét, sửa bài.
*MT: Nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Thảo luận N4, trình bày: 
 a) Chịu thương chịu khó: cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ.
 b) Dám nghĩ dám làm: mạnh dạn, táo bạo, nhiều sáng kiến.
 c) Muôn người như một: đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động. 
 d) Trọng nghĩa khinh tài: luôn coi trọng tình cảm và đạo lí, coi nhẹ tiền bạc.
 e) Uống nước nhớ nguồn: luôn biết ơn ngưòi đã đem lại những điều tốt lành cho mình.
* HS K- G thuộc các thành ngữ, tục ngữ trên.
*MT: Hiểu nghĩa từ, tìm đúng từ và đặt câu theo yêu cầu.
- Một HS đọc nội dung bài tập 3
- Cả lớp đọc thầm lại truyện:“ Con Rồng cháu Tiên “ suy nghĩ, trả lời câu hỏi 3a.
- Các cặp HS trả lời câu hỏi 3b.
- HS TB đặt câu với một trong những từ vừa tìm được, HS K-G đặt câu với các từ tìm được.
- Lắng nghe.
Luyện từ và câu. LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
 Ngày dạy: 10/9/2009. Tuần 3 - Tiết 6.
I. Mục tiêu:
 1. Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp ( BT1 ); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ ( BT2 )
 2.Dựa theo ý 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa ( BT3 ).HS khá giỏi sử dụng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học: - Bút dạ, bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt độngcủa HS
A. Bài cũ :
B. Bài mới : 
1.Hoạt động 1: HD bài tập 1/32.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
2.Hoạt động 2: HD bài tập 2/33.
3.Hoạt động 3: HD bài tập 3/33.
C. Củng cố, dặn dò:
* Nhận xét tiết học
* Dặn HS viết đoạn văn ở BT 3 chưa đạt về nhà viết lại để đạt chất lượng cao hơn.
- Tra từ điển tìm các từ cần thiết cho bài sau: Từ trái nghĩa.
- 2 HS nêu miệng bài tập 3b,c.
*MT: Biết SD từ đồng nghĩa 1 cách thích hợp. 
- Đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.
- Làm việc theo cặp: quan sát tranh minh hoạ SGK, trao đổi, thảo luận làm bài. 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, sửa bài.
– 2 HS đọc lại đoạn văn : Lệ đeo ba lô, Thư xách túi đàn, Tuấn vác thùng giấy, Tân và Hưng khiêng lều trại, Phượng kẹp báo.
*MT: Hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ.
- 1 HS đọc nội dung bài tập 2.
- HS trao đổi theo nhóm lớn, đi đến lời giải đúng:
+ Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
( nghĩa chung của cả 3 câu trên). 
*MT: Viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa. HS khá giỏi sử dụng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- HS suy nghĩ chọn 1 khổ thơ trong bài: “ Sắc màu em yêu " để viết thành một đoạn văn miêu tả 
- Làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- Nhận xét bình chọn bạn viết được đoạn văn miêu tả màu sắc hay nhất, sử dụng được nhiều từ đồng nghĩa.
Ôn luyện từ và câu. LUYỆN ĐỌC: SẮC MÀU EM YÊU.
 Luyện đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.Thi đọc.
 Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ.
Luyện từ và câu. TỪ TRÁI NGHĨA.
 Ngày dạy : 15 / 9 / 2009. Tuần 4- Tiết 7
I. Mục tiêu:
 1. Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau
 2. Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước ( BT2, 3).( HS khá giỏi đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Từ điển Tiếng Việt 
 - Bảng phụ viết nội dung BT 1,2,3 phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : 
B. Bài mới :
1. Hoạt động 1: Nhận xét.
1.So sánh nghĩa của từ: Chính nghĩa , phi nghĩa .
2. Tìm từ trái nghĩa trong câu tục ngữ.
 3. Nhận xét cách dùng các từ trái nghĩa.
 2. Hoạt động 2: Luyện tập .
Bài tập 1/39.
Bài tập 2/39. Tổ chức tương tự BT 1.
Bài tập 3/39. 
Bài tập 4/39.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm lại bài 3, HTL các thành ngữ, tục ngữ trong bài.
- Tìm các từ TN có ở bài LT từ trái nghĩa.
- 3 HS đọc đoạn văn mtả màu sắc đẹp của những sự vật dựa theo một ý, một khổ thơ trong bài“Sắc màu em yêu” 
*MT: Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau
- HS đọc đề, nêu yêu cầu. 
- Dùng từ điển để hiểu nghĩa 2 từ chính nghĩa, phi nghĩa.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu. 
- Học sinh có thể sử dụng từ điển tra nghĩa
 + sống/chết ; vinh/nhục ( Vinh: được kính trọng, đánh giá cao ; Nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ 
- HS đọc đề, nêu y.cầu ,trao đổi nhóm đôi.
- Tổ chức các nhóm trình bày.
 - HS đọc ND cần ghi nhớ trong SGK
*MT: Nhận biết được cặp từ TN trong các thành ngữ, TN (BT1); biết tìm từ TN với từ cho trước. 
- 1HS đọc yêu cầu của BT, tìm những cặp từ TN trong mỗi thành ngữ, tục ngữ.
- 4 HS lên bảng – mỗi em gạch chân cặp từ TN trong một thành ngữ, tục ngữ.
- Nhận xét.
- Các nhóm trao đổi, rồi thi tiếp sức.
- HS đặt câu, mỗi câu chứa 1 từ, cũng có thể đặt một câu chứa cả cặp từ.
Luyện từ và câu. LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA.
 Ngày dạy : 17 / 9 / 2009.Tuần4-Tiết 8
I. Mục tiêu:
 - Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của bài tập 1-2-3.
 - Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của bài tập 4 (chọn 2 ý); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ TN tìm được ở BT4 ( BT5).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết ND bài tập 1,2,3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : 
B. Bài mới : Nêu yêu cầu của tiết học.
1.Hoạt động 1:HD làm bài tập 1-2-3.
*Bài tập 1/43. 
*Bài tập 2: - Thảo luận theo cặp.
*Bài tập 3: Tương tự BT2.
2.Hoạt động 2: HD làm bài tập 4-5.
*Bài tập 4
- GV nhận xét, tuyên dương.
*Bài tập 5:
C. Củng cố, dặn dò: 
-Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Nhận xét tiết học.
- Tìm nghĩa của 8 từ ở BT2 tiết tới ghi vào Sổ tay TV.
- 2 HS đọc thuộc lòng các TN, tục ngữ ở BT 1.
- 2 HS lên bảng làm lại BT 3, 4. 
*MT: Tìm được các từ trái nghĩa theo y/cầu.
- 1HS đọc yêu cầu đề, làm vào vở. 
- 3 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.
- Học thuộc lòng 4 thành ngữ, tục ngữ
- Làm việc N đôi.
- Trình bày: 
-Các từ TN với từ in đậm: lớn, già, dưới, sống.
-Các từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống: nhỏ, vụng, khuya.
- HS học thuộc 3 thành ngữ, tục ngữ.
*MT: Biết tìm được từ trái nghĩa và đặt câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa.
- Đọc đề và nêu yêu cầu.
- Hoạt động nhóm 4.
- Làm vào vở.
- HS đọc câu mình đặt.
- Nhận xét, tuyên dương bạn đặt câu hay, đúng.
-Trả lời
- Nghe
- Ghi bài.
Ôn Luyện từ và câu. ÔN LUYỆN VỀ TỪ TRÁI NGHĨA.
 - HS nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ. 
 - Biết tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước.
 - Đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa.

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC 5 T18.doc