Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 13 đến tuần 15

Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 13 đến tuần 15

Tiết 25 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường.

 - Hiểu được “ khu bảo tổn đa dạng sinh học”qua đoạn văn gợi ý ở BT1; Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; Viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3.

 * GDMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài (Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh

2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường .

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt, có ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

+ GV: Bảng phụ.

+ HS: Xem bài học.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 13 đến tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13:
Tiết 25 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường.
 - Hiểu được “ khu bảo tổn đa dạng sinh học”qua đoạn văn gợi ý ở BT1; Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; Viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3.
 * GDMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài (Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh
2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường .
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ.
+ HS: Xem bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
10’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập về quan hệ từ.
- Đặt một câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối với những từ ngữ nào trong câu.
- Giáo viên nhận xétù – ghi điểm
3. Giới thiệu bài mới: 
MRVT: Bảo vệ môi trường.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Chủ điểm: “Bảo vệ môi trường”.
Phương pháp: Trực quan, nhóm, đàm thoại.
 * Bài 1
- Cho HS đọc bài tập
Giáo viên chia nhóm bàn, thảo luận để tìm xem đoạn văn làm rõ nghĩa cụm từ “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” như thế nào?
• - Giáo viên kết luận:Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.	
* GDBVMT:
* Bài 2:
Cho HS làm nhóm bàn
 Giáo viên điều chỉnh(nếu cần)
* GDBVMT:
v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết sử dụng một số từ ngữ trong chủ điểm trên.
Phương pháp: Cá nhân, thuyết trình.
 * Bài 3:
Giáo viên gợi ý : viết về đề tài tham gia phong trào trồng cây gây rừng; viết về hành động săn bắn thú rừng của một người nào đó .
- Giáo viên chỉnh sửa (nếu cần)
® GV nhận xét + Tuyên dương.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Hỏi đáp.
Nêu từ ngữ thuộc chủ điểm “Bảo vệ môi trường?”. Đặt câu.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Luyện tập về quan hệ từ”.
- Nhận xét tiết học.
Hát 
- 2 HS lên bảng làm- lớp làm nháp
- HS lắng nghe
Hoạt động nhóm, lớp.
1 HS đọc to nội dung và chú giải
Cả lớp đọc thầm.
Thảo luận nhóm(2 phút)– bàn bạc đoạn văn đã làm rõ nghĩa cho cụm từ “Khu bảo tồn đa dạng sinh học như thế nào?”
Đại diện nhóm trình bày.
Dự kiến: Rừng này có nhiều động vật–nhiều loại lưỡng cư (nêu số liệu)
Thảm thực vật phong phú – hàng trăm loại cây khác nhau ® nhiều loại rừng.
Học sinh nêu: Khu bảo tồn đa dạng sinh học: nơi lưu giữ – Đa dạng sinh học: nhiều loài giống động vật và thực vật khác nhau.
- 2 HS lặp lại
Học sinh đọc bài 2.
Lớp đọc thầm
HS làm nhóm bàn(2/) vào VBT
2 nhóm làm bảng phụ đính lên sửa
Đại diện nhóm trình bày kết quả 
+ Hành động bảo vệ môi trường : trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc
+ Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn. Xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh đọc bài 3.
Cả lớp đọc thầm.
Thực hiện cá nhân – mỗi em chọn 1 cụm từ làm đề tài , viết khoảng 5 câu vào VBT, 4 HS làm trên bảng nhóm đính lên sửa
Học sinh trình bày.
Cả lớp nhận xét.
(Thi đua 2 dãy).
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Tiết 26 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 	 
LUYỆN TẬP QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
 - HS nắm các cặp quan hệ từ trong câu và hiểu tác dụng của chúng.
 - Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1.
 - Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh 2 đoạn văn(BT3).
* HS khá, giỏi nêu được tác dụng của quan hệ từ (BT3)
* GDMT: khai thác trực tiếp nội dung bài ( cả 3 BT điều sử dụng các ngữ liệu có tác dụng nâng cao nhận thức BVMT cho HS.
2. Kĩ năng: 	 Biết sử dụng các cặp quan hệ từ để đặt câu.
3. Thái độ: 	 Có ý thức sử dụng đúng quan hệ từ.
II. CHUẨN BỊ: 
+ GV: Bảng phụ
+ HS: Xem trước bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
1’
34’
15’
15’
3’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Cho HS trunng bình đọc lại đoạn văn của BT3 về nhà đã viết lại.
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: “Luyện tập quan hệ từ”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhận biết các cặp quan hệ từ trong câu và nêu tác dụng của chúng.
Phương pháp: Đàm thoại.
 * Bài 1:
- Giáo viên chốt lại – ghi bảng.
* GDBVMT:
vHoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết sử dụng các cặp quan hệ từ để đặt câu.
Phương pháp:, Đàm thoại, thực hành, thảo luận nhóm.
 *Bài 2:
• Giáo viên giải thích yêu cầu bài 2.
Chuyển 2 câu trong bài tập a thành 1 câu và dùng cặp từ cho đúng.
- GV nhận xét- chỉnh sửa(nếu cần)
* GDBVMT
 * Bài 3:
- GV gợi ý
+ Đoạn văn nào nhiều quan hệ từ hơn?(b)
+ Đó là những từ đóng vai trò gì trong câu?
+ Đoạn văn nào hay hơn? (a).Vì sao hay hơn?(vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6,7,8 ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề).
* Cho HS khá giỏi nêu được tác dụng của quan hệ từ
· Giáo viên kết luận: Cần dùng quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ, ý văn rõ ràng. Việc sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sẽ gây tác dụng ngược lại như đoạn b BT3
* GDBVMT
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà làm lại cácbài tập.
Chuẩn bị: “Tổng tập từ loại”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
- 2-3 HS trình bày
Học sinh nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài cá nhân
Học sinh nêu ý kiến
Cả lớp nhận xét.
Dự kiến:
 + Nhờ mà
	 + Không những mà còn
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp.
Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
Cả lớp đọc thầm.
HS làm bài theo nhóm bàn- 2 nhóm làm bảng phụ đính lên sửa
Học sinh sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
a) Vì mấy năm qua nên ở 
b) Chẳng những ở ven biển mà rừng ngập nặm còn  
Học sinh đọc bài 3.
Cả lớp đọc thầm.
Tổ chức làm nhóm bàn
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm lần lượt trình bày.
Cả lớp nhận xét.
- HS khá, giỏi nêu 
 Hoạt động lớp.
- Nêu lại mối quan hệ từ.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
TUẦN 14:
Tiết 27: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: danh từ, đại từ. Nâng cao một bước kỹ năng sử dụng danh từ, đại từ.
 - Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học BT2; tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện được yêu cầu của BT4(a,b,c).
* HS khá giỏi làm được toàn bộ BT4.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng sử dụng danh từ, đại từ.
3. Thái độ: Yêu thích Tiếng Việt, tìm từ mở rộng tìm từ đã học.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Ghi bảng phụ định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng
+ HS: Xem trước bài mới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
10’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập về quan hệ từ.
• - Học sinh đặt câu có quan hệ từ: 
 + Vì nên 
 + Nếu  thì
 + Tuy  nhưng
 + Chẳng những  mà còn
- Giáo viên nhận xétù – ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
- Tiết học này giúp các em hệ thống hóa những điều đã học về danh từ, đại từ, tiếp tục rèn luyện kỹ năng sử dụng các loại từ ấy.
- Ghi bảng tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: danh từ, đại từ.
Phương pháp: Cá nhân, tiếp sức.
* Bài 1:
- GV đính nội dung cần ghi nhớ :
 + Danh từ chung là tên của một loại sự vật .
 + Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa .
Lưu ý bài này có nhiều danh từ chung mỗi em tìm được 3 danh từ chung , nếu nhiều hơn càng tốt 
Chú ý : các từ chị, chị gái in đậm sau đây là danh từ, còn các từ chị, em được in nghiêng là đại từ xưng hô * Bài 2 :
GV nhận xét – kết luận lại.
 + Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.VD: Võ Thị Sáu; Bến Tre; Cửu Long.
+ Khi viết tên người, tên địa lý
nước ngoài ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tiếng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối.
 VD: Pa- ri; Vích - to Huy- gô
+ Tên người, tên địa lý nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
 VD: Bắc Kinh, Tây Ban Nha.
+ Yêu cầu học sinh viết các từ sau: Định Trung A,tên của mình,
Lê –nin, Bắc Kinh
 *Bài 3:
- Cho 1 vài HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ.
- GV kết luận bằng cách đính lên bảng nội dung cần ghi nhớ đã viết sẵn
- GV nhận xét
v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nâng cao kỹ năng sử dụng danh từ, đại từ.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại.
	* Bài 4:(HSKG làm cả BT4)
- Cho Hs đọc y/c 
- GV khắc sâu y/c của BT
- GV phát phiếu riêng cho 4 nhóm
(mỗi nhóm làm 1 ý)
- Cho HS đ ... g hóa kiến tức đã học về các từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ.
 - Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.
 - dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo y/c BT2.
2. Kĩ năng: Biết thực hành sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng từ loại trong nói, viết.
II. CHUẨN BỊ: 
+ GV: Bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ.
+ HS: Xem bài mới trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
1’
34’
15’
15’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- GV đính bảng phụ nội dung BT
+ Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe: 
 - Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên đấy.
Học sinh lần lượt tìm danh từ chung, danh từ riêng và đại từ trong bài tập trên.
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: “Tổng kết về từ loại”. (tt)
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ.
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành.
	* Bài 1:
- Cho HS nhắc lại kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ. 
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết thực hành sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành.
	* Bài 2:
Giáo viên chốt cách viết, đoạn văn diễn đạt đúng ý thơ – Dùng đúng quan hệ từ, động từ, tính từ.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại, thi đua.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học sinh xem lại bài.
Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
1 HS lên bảng làm- lớp làm nháp bài tập.
- HS nhận xét
 + DTC: bé, vườn ,chim, tổ.
 + DTR: Mai, Tâm.
 + Đại từ: chúng, cháu
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài. – Đọc kĩ đoạn văn.
Phân loại từ vào bảng phân loại.
Học sinh lần lượt đọc kết quả từng cột.
Cả lớp nhận xét.
	+ Động từ: trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ.
	+ Tính từ: xa, vời vợi, lớn.
	+ Quan hệ từ: qua, ở, với.
Hoạt động nhóm, lớp.
- 1HS đọc BT2
Học sinh đọc khổ 2 “Hạt gạo làng ta”.
Gạch dưới 1 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ trong đoạn thơ – Học sinh dựa vào ý đoạn – Viết đoạn văn.
Học sinh lần lượt đọc đoạn văn.
Cả lớp nhận xét đoạn văn hay.
Hoạt động lớp.
Thi diễn đạt đoạn văn nối tiếp (mỗi học sinh 1 câu) theo yêu cầu có danh từ, động từ, tính từ mà dãy kia nêu.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
TUẦN 15:
Tiết 29 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Học sinh hiểu nghĩa từ hạnh phúc(BT1); tìm được từ đồng nghĩa và trài nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc( BT2, BT3); xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc BT4.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng mở rộng hệ thống hóa vốn từ hạnh phúc. Biết đặt câu những từ chứa tiếng phúc.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm gia đình đầm ấm hạnh phúc.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Từ điển từ đồng nghĩa, bảng phụ.
+ HS: Xem trước bài, từ điển Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
10’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
• - Lần lượt học sinh đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa (BT3).
• - Giáo viên nhận xét – ghi điểm. 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Trong tiết luyện từ và câu gắn với chủ điểm vì hạnh phúc con người hôm nay, các em sẽ học MRVT “Hạnh phúc”. Tiết học sẽ giúp các em làm giàu vốn từ về chủ điểm này.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là hạnh phúc, là một gia đình hạnh phúc. Mở rộng hệ thống hóa vốn từ hạnh phúc.
Phương pháp: Cá nhân, bút đàm.
 * Bài 1:
+ Giáo viên lưu ý học sinh cả 3 ý đều đúng – Phải chọn ý thích hợp nhất.
® Giáo viên nhận xét, kết luận: Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
* Bài 2:
- Cho HS đọc y/c
- Cho HS trình bày
- Đính bảng sửa
 + Đồng nghĩa với Hạnh phúc: sung sướng, may mắn.
 + Trái nghĩa với Hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ.
- GV nhận xét
* Bài 3:
+ Giáo viên phát phiếu cho các nhóm, yêu cầu học sinh sử dụng từ điển làm BT3.
· Lưu ý tìm từ có chứa tiếng phúc (với nghĩa điều may mắn, tốt lành).
· Giáo viên giải nghĩa từ, có thể cho học sinh đặt câu.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết đặt câu những từ chứa tiếng phúc.
Phương pháp: Nhóm đôi, đàm thoại.
	* Bài 4:
- GV lưu ý :
+ Có nhiều yếu tố tạo nên hạnh phúc, chú ý chọn yếu tố nào là quan trọng nhất .
- Gv tôn trọng ý kiến riêng của mỗi em, song h/d cả lớp cùng đi đến kết luận:
 Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạnh phúc nhưng mọi người sống hòa thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hòa thuận thì gia đình không thể có hạnh phúc .
- Nhận xét + Tuyên dương.
	· Dẫn chứng bằng những mẫu chuyện ngắn về sự hòa thuận trong gia đình.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Động não, thi đua.
Thi đua tìm từ thuộc chủ đề và đặt câu với từ tìm được.
GV nhận xét – t/d
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài
Chuẩn bị: “Tổng kết vốn từ”.
- Nhận xét tiết học.
Hát 
-4 HSTB lần lượt đọc
Cảø lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài cá nhân.
Sửa bài – Chọn ý giải nghĩa từ “Hạnh phúc” (Ý b).
Cả lớp đọc lại 1 lần.
Học sinh nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân vào VBT- 1 HS làm vào bảng phụ
- HS nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài theo nhóm bàn.
- 2 nhóm làm bảng phụ
Học sinh dùng từ điển làm bài.
Học sinh thảo luận ghi vào phiếu.
Đại diện từng nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
Sửa bài 3.
Phúc ấm: phúc đức của tổ tiên để lại.
Phúc lợi, phúc lộc, phúc phận, phúc trạch, phúc thần, phúc tịnh.
Hoạt động nhóm, lớp.
Yêu cầu học sinh đọc bài 4.
HS làm việc theo nhóm bàn. Sau đó tham gia tranh luận trước lớp.
Học sinh dựa vào hoàn cảnh riêng của mình mà phát biểu. Học sinh nhận xét.
- 2 dãy thi đua
Học sinh nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Tiết 30 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 	 
TỔNG KẾT VỐN TỪ 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được 1 số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3(chọn 3 trong số 5 ý a,b,c,d,e).
 - Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
2. Kĩ năng: Nhớ và liệt kê chính xác các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao đã học, đã biết nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn. Tìm đúng hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ, ca dao đó.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt, hình thành ở các em tình cảm đẹp về gia đình, thầy cô, bạn bè qua các thành ngữ, tục ngữ.
II. CHUẨN BỊ: 
+ GV: bảng phụ.
+ HS: xem trướcbài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
10’
15’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh lần lượt đọc lại các bài 1, 2, 3 đã hoàn chỉnh trong vở.
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: “Tổng kết vốn từ”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh liệt kê được các từ ngữ chỉ người, tả hình dáng của người, biết đặt câu miêu tả hình dáng của một người cụ thể.
Phương pháp: Cá nhân, nhóm đôi.
	* Bài 1:
- Đính bảng trình bày
 * Bài 2:
Tìm thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Chia mỗi nhóm tìm theo chủ đề hoặc cho đại diện nhóm bốc thăm.
Giáo viên chốt lại.
Nhận xét các nhóm tìm đúng chủ đề – Bình chọn nhóm tìm đúng và hay.
 * Bài 3:
- Lưu ý: HS 3 ý để làm
+ Mái tóc bạc phơ, 
+ Đôi mắt đen láy , .
+ Khuôn mặt vuông vức, 
+ Làn da trắng trẻo , 
+ Vóc người vạm vỡ ,  
- GV nhận xét- Tuyên dươg
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn
Phương pháp: 
	*Bài 4:
- Giáo viên nhấn mạnh lại yêu cầu bài tập bằng 3 câu tả hình dáng.
+ Ông đã già, mái tóc bạc phơ.
+ Khuôn mặt vuông vức của ông có nhiều nếp nhăn nhưng đôi mắt ông vẫn tinh nhanh.	
+ Khi ông cầm bút say sưa vẽ nét mặt ông sáng lên như trẻ lại.
- GV nhận xét ghi điểm
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua đối đáp 2 dãy tìm thành ngữ, tục ngữ ca dao về thầy cô, gia đình, bạn bè.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài 4 vào vở.
Chuẩn bị: “Tổng kết vốn từ”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh liệt kê ra VBT các từ ngữ tìm được.
1 nhóm làm vào bảng phụ
Học sinh lần lượt nêu – Cả lớp nhận xét.
Học sinh sửa bài – Đọc hoàn chỉnh bảng từ.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc kỹ yêu cầu bài 2.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc theo nhóm.
Đại diện nhóm đính kết quả lên bảng và trình bày.
Cả lớp nhận xét – Kết luận nhóm thắng.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh tự làm ra nháp.
- HS nối tiếp nhau nêu
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
- HS đọc to bài tập
- HS làm bài vào nháp
- HS trình bày
Cả lớp nhận xét.
- Bình chọn đoạn văn hay
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC_L5_t13-15.doc