Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 9 đến tuần 16

Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 9 đến tuần 16

Luyện từ và câu. MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH.

 Ngày dạy:22/9/2009.Tuần 5-Tiết 9

I/ Mục tiêu:

 1/ Hiểu nghĩa của từ hoà bình ( BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình ( BT2 ).

 2/ Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của 1 miền quê hay thành phố ( BT3 ).

 II/ Đồ dùng dạy học :

 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1, 2.

III/ Các hoạt động dạy học:

 Hoạt động dạy Hoạt động học

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 9 đến tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu. MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH.
 Ngày dạy:22/9/2009.Tuần 5-Tiết 9
I/ Mục tiêu:
 1/ Hiểu nghĩa của từ hoà bình ( BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình ( BT2 ).
 2/ Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của 1 miền quê hay thành phố ( BT3 ).
 II/ Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1, 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
A. Bài cũ: 
Kiểm tra bài tập 3, 4 ở tiết trước.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu : 
Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
a.Hoạt động 1: HD làm bài tập 1-2/47.
Bài 1: 
- GV hỏi: Vì sao em chọn ý b?
- Kết luận: Ý b: Chỉ hoà bình.
Bài 2: 
GV chốt: Hoà bình = thanh bình, thái bình, bình yên.
b.Hoạt động 2: HD bài tập 3/47.
Bài 3: 
GV cho HS đọc bài làm trước lớp và tổ chức nhận xét, sửa chữa.
C. Củng cố , dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị cho tiết học sau Tìm các từ đọc lên nghe giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
2 HS lên trả bài.
HS nghe
*MT: Hiểu nghĩa của từ hoà bình; tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình.
- HS đọc đề .
- Trả lời ý đúng b, giải thích vì sao chọn ý b.
Bình thản là trạng thái của con người.
Hiền hoà, êm ả là trạng thái của cảnh vật, tính nết con người.
- HS đọc đề .
- HS làm miệng
Phân biệt nghĩa của các từ để tìm từ đồng nghĩa với hoà bình.
*MT: Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của 1 miền quê hay thành phố.
- HS xác định yêu cầu đề.
- HS làm bài vào vở: viết đoạn văn khoảng 5, 7 câu nói về cảnh thanh bình của quê hương em.
Mẫu: 
Chiều trên quê hương em thật êm ả làm sao. Nắng nhạt dần phía đính núi. Bóng mát trùm lấy bờ cây, bụi cỏ, ôm ấp cả dòng sông hiền hoà phẳng lặng, êm như ru.Chú mục đồng ngồi vắt vẻo lưng trâu thổi sáo. Cánh diều no gió căng lên giữa bầu trời xanh thăm thẳm. Quê hương đẹp như tranh vẽ vậy!
Luyện từ và câu. TỪ ĐỒNG ÂM
 Ngày dạy:24/9/2009.Tuần 5-Tiết 10
.I/ Mục tiêu:
 1.Hiểu thế nào là từ đồng âm.
 2.Biết PB nghĩa của từ đồng âm (BT1 mục III); đặt được câu để p/biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh hiện vật về các từ đồng âm
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động thầy 
 Hoạt động trò
A/ Bài cũ 
B/ Bài mới
1.Hoạt động 1:Hiểu thế nào là từ đồng âm.
Hỏi: Thế nào là từ đồng âm?
2.Hoạt động 2: Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp, biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
*Bài tập 1 : Giáo viên treo bảng phụ , cho học sinh thảo luận.
*Bài tập 2: 
Cho HS đặt câu có từ đồng âm.
Bài tập 3: 
Bài tập 4: Tổ chức thi giải câu đố
C.Củng cố , dặn dò 
HS trả bài
- 1 học sinh đọc đề.
- HS làm việc cá nhân, chọn dòng đúng nghĩa của mỗi từ .
- HS nêu dòng giải thích đúng cho mỗi câu.
Câu ( Cá) : bắt cá tôm bằng móc sắt nhỏ.
Câu ( văn ): Đơn vị của lời nói diễn đạt 1 ý trọn vẹn.Từ câu này đồng âm khác nghĩa.
- Đồng âm : cùng âm thanh nhưng khác nghĩa.
- Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ
- HS nhắc lại ghi nhớ.
Học sinh đọc bài tập 1, nêu yêu cầu bài tập. 
HS thảo luận nhóm đôi :
Nêu ý nghĩa của mỗi từ đồng âm: 
Đồng: đất trồng trọt; Đồng: 1kim loại.
Đồng : Đơn vị tiền VN.
*Đá: chất rắn tạo nên vỏ trái đất.
*Đá: Đưa chân lên ,làm cho bóng văng ra xa
*Ba: cha ; *Ba: Chỉ số lượng .
- 1 hs đọc YC bài tập. Đặt câu có từ đồng âm.
Má em đi cày; Má em Kim hồng hào.
- 1 HS đọc mẫu chuyện vui và giải đáp.
Tiền tiêu : nơi đóng quân xa xôi ở BG để bảo vệ TQ
Tiền tiêu: 2 từ đơn: tiền để tiêu xài.
Bài 4: HS trả lời và giải thích câu đố.
Chín: nấu, nướng cho chín, không phải là số 9
Súng: Hoa súng và Cây súng.
Ôn Luyện từ và câu. Luyện đọc: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY.
Tiến hành: 
Tổ chức cho HS luyện đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn dưới nhiều hình thức: cá nhân, nhóm, thi đọc,
HD tìm hiểu nội dung của bài.
 Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ : HỮU NGHỊ HỢP TÁC .	 
 Ngày dạy:29/9/2009.Tiết 11- Tuần 6.
I.Mục tiêu: Giúp HS :
 -Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về tình hữu nghị ,hợp tác .Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị hợp tác.
 -Biết đặt câu với các từ ,các thành ngữ đã học .
II.Đồ dùng : Bảng nhóm cho HS thảo luận 
III.Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò.
A.Kiểm tra: Bài : Từ đồng âm 
-Thế nào là từ đồng âm ? Cho VD
-Đặt câu có dùng cặp từ đồng âm .
B.Bài mới :
1,Giới thiệu bài :
2,Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1/56: Cho HS xác định yêu cầu 
-GV hướng dẫn mẫu 
-Cho HS hoạt động nhóm 4
-Cho đại diện nhóm trình bày 
-Cho HS giải thích vì sao lại xếp như vậy?
Bài 2/56:Cho HS xác định yêu cầu 
-GV hướng dẫn mẫu 
Bài 3/56:Cho HS xác định yêu cầu 
-Cho HS tự làm 
-Cho HS nhận xét sửa bài 
Bài 4/56: Cho HS đọc đề ,xác định yêu cầu 
-Cho HS đọc từng câu thành ngữ và giải nghĩa .
-Hướng dẫn HS nhận xét ,sửa bài 
3,Củng cố ,dặn dò:
-Cho HS nêu các từ ngữ nói về hữu nghị , hợp tác 
-Chuẩn bị bài :Dùng từ đồng âm để chơi chữ .
-1HS
-1HS
-HS đọc đề, xác định yêu cầu 
-HS thảo luận nhóm 4:Tìm hiểu nghĩa của các từ rồi viết theo nhóm :
a) hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu 
b) hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng 
-HS giải thích 
-HS thảo luận nhóm lớn: Giải thích nghĩa từng từ rồi xếp . Mỗi nhóm 1 em lên thi .
a,hợp tác ,hợp nhất ,hợp lực 
b,hợp tình ,phù hợp ,hợp thời ,hợp lệ ,hợp pháp,hợp lý,thích hợp.
-HS xác định yêu cầu 
-HS tự làm bài : Đặt 1câu với 1 từ ở BT1 và 1 câu với 1 từ ở bài tập 2.
-HS đọc đề ,xác định yêu cầu 
-HS giải nghĩa từng câu thành ngữ 
-HS chọn 1 thành ngữ rồi đặt câu vào vở .
-HS nhận xét ,sửa bài .
-HS nêu 
Luyện từ và câu. DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ . 
 Ngày dạy: 01/10/2009. Tiết 12 - Tuần 6
I.Mục tiêu: Giúp HS :
-Hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ .
-Bước đầu hiểu tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ : Tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa mgây bất ngờ ,thú vị cho người đọc ,người nghe.
II.Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy.
 Hoạt động của trò.
A.Kiểm tra: Bài : Mở rộng vốn từ : Hữu nghị ,hợp tác 
-Cho HS nêu 1 số từ nói về hữu nghị ,hợp tác .Đặt câu với 1 từ vừa nêu 
-Nêu thành ngữ nói về hữu nghị ,hợp tác .Đặt câu với 1 thành ngữ vừa nêu 
B.Bài mới :
1,Giới thiệu bài :
2,Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện tập : 
HĐ1: Tìm hiểu VD:
-Cho HS đọc VD ở phần nhận xét 
-Cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi SGK
-GV giảng thêm –cách dùng từ như vậy gọi là dùng từ đồng âm để chơi chữ .
-Vậy thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ ?
-Dùng từ đông âm để chơi chữ có tác dụng gì?
-Cho HS đọc ghi nhớ 
HĐ2: Luyện tập :
Bài 1/61: Cho HS đọc bài tập 
-Cho HS xác định yêu cầu 
-GV gợi ý ,cho HS thảo luận 
+Đọc kỹ các câu ,tìm từ đồng âm trong từng câu .
+Xác định các nghĩa của từ đồng âm trong câu đó để tìm các cách hiểu khác nhau .
Bài 2/61:Cho HS xác định yêu cầu
-GV hướng dẫn mẫu 
-Cho HS tự đặt câu vào vở 
-Hướng dẫn HS nhận xét sửa bài .
3,Củng cố ,dặn dò:
-Thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ 
-Chuẩn bị bài :Từ nhiều nghĩa .
-1HS 
-1HS 
-HS đọc 
-Có thể hiểu theo 2 cách :
+Con rắn hổ mang đang bò lên núi.
+Con hổ đang mang con bò lên núi .
-Là dựa vào hiện tượng đồng âm để tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa .
-Tạo ra những câunói có nhiều nghĩa gây bất ngờ người đọc.
-HS đọc 
-HS đọc 
-Nêu yêu cầu bài tập 
-HS thảo luận -Đại diện nhóm trả lời ,nêu các từ đồng âm rồi giải thích cách hiểu 
a,đậu -đậu ;bò –bò
b,chín –chín 
c,bác-bác , tôi –tôi 
d,đá –đá
-HS đọc đề ,xác định yêu cầu 
-HS tự đặt câu vào vở ,vài em làm bảng để sửa bài .
-HS trả lời .
 Luyện từ và câu : TỪ NHIỀU NGHĨA .	
 Ngày dạy: 13/10/2009.Tuần 7
I.Mục tiêu: Giúp HS hiểu :
-Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa ( ND ghi nhớ ).
-Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa ( BT1 ).Tìm được VD về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật ( BT2 ).
II.Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
A.Kiểm tra:Dùng từ đồng âm để chơi chữ 
B.Bài mới :
1,Giới thiệu bài :
2,Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1.Hoạt động 1: Nhận xét.
1 Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A
-GV kết luận .
2.HD HS thảo luận nhận xét 2.
3.Nghĩa của các từ : răng, mũi, tai ở 1và 2 có gì giống nhau?
-Cho HS trả lời GV kết luận như SGV.
-Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
-Thế nào là nghĩa gốc ?
-Thế nào là nghĩa chuyển ?
-Cho HS đọc ghi nhớ .
2.Hoạt động 2:Luyện tập .
Bài 1/67:
-Cho HS tự làm bài tập .
Bài 2/67:
-GV kết luận .
3,Củng cố ,dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị bài :LT về từ nhiều nghĩa .
-2 HS làm: Đặt câu với cặp từ đồng âm 
-HS đọc bài tập, trả lời: 
+Nối : tai –a ; mũi –c ;răng –b.
- HS nối tiếp nhau trình bày:
-Răng của chiếc cào không nhai được như răng người .
-Mũi thuyền không dùng để ngửi được như mũi của người .
-Tai của cái ấm không dùng để nghe được như tai người và tai động vật .
-HS thảo luận nhóm đôi:
+Răng:Đều chỉ vật nhọn ,sắc ,sắp đều nhau thành hàng .
+Mũi :Cũng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước .
+Tai:Cũng chỉ bộ phận mọc ở 2 bên chìa ra như tai người .
-Là từ có 1 nghĩa gốc và 2 hay nhiều nghĩa chuyển .
-Là nghĩa chính của từ .
-Là nghĩa của từ được suy ra từ nghĩa gốc
-HS đọc ghi nhớ .
-HS đọc đề ,xác định yêu cầu 
-HS tự làm vở 
-HS giải nghĩa từng từ trong mỗi câu .
+Lưỡi :lưỡi liềm ,lưỡi hái ,lưỡi dao,
+Miệng :miệng bát ,miệng hũ,miệng bình 
+Cổ:cổ chai,cổ lọ ,cổ tay ,cổ bình,
+Tay: tay áo ,tay nghề ,tay tre,tay chân ,..
+Lưng:lưng áo ,lưng đồi lưng trời ,
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA . 
 Ngày dạy: 15/10/2009. Tuần 7
I.Mục tiêu: 
-Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy ( BT1, BT2 ); hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa NG và NC trong các câu ở BT3.
-Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ ( BT4 ) .
II.Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy. 
 Hoạt động của trò.
A.Kiểm tra: Bài : Từ nhiều nghĩa .
 -Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Cho VD .
 -Bài tập 2/67.
B.Bài mới: 
1,Giới thiệu bài :
2,Hướng dẫn làm bài tập :
1.Hoạt động 1: Bài 1và 2/73.
*BT1: Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.
*BT2: Tìm được câu nêu đúng nghĩa chung của từ chạy. 
-Hỏi :Hoạt động của đồng hồ có thể coi là sự di chuyển được không ?
-Hoạt động của tàu trên đường ray có thể coi là sự di chuyển được không?
 *GV kết luận ( STK/228)
2.Hoạt động 2: Bài 3/73: 
-Hỏi:Nghĩa gốc của từ ăn là gì?
 *GV kết luận .
3.Hoạt động 3: Bài 4/74. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ: đi, đứng.
-GV gợi ý 
-Cho HS nhận xét và sửa bài .
3,Củng cố ,dặn dò:
-Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
-Nhận xét tiết học .
-1 HS trả lời .
-2 HS thực hiện .
*MT: Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy 
- 2 Đội tham gia TC: 1-d ; 2-c ; 3-a ;4-b .
-HS trả lời miệng .
-Chọn dòng b: Sự vận động nhanh.
-Là hoạt động của máy móc ,tạo ra âm thanh .
-Là sự di chuyển của phương tiện giao thông .
*MT: Hiểu nghĩa gốc của từ ăn và mối liên hệ giữa NG và nghĩa chuyển trong các câu.
-HS hoạt động nhóm đôi : Chọn ý C.
-Ăn là chỉ hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng .
*MT: Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ 
-HS tự chọn từ và đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển .
-HS đọc bài làm của mình . 
Ví dụ:
-Em đi bộ đến trường.-Bé Nga đang tập đi.
-Trời hôm nay đứng gió.
-Chiếc xe đứng khựng lại .
HS trả lời.
Ôn LT VC. LĐ: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT.
-Tổ chức cho HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, thi đọc
-Tìm hiẻu nội dung của bài: Đọc từng đoạn và TLCH trong bài.
 Nêu nội dung chính của bài.
Luyện từ và câu:	 MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN.
 Ngày dạy:20/10/2009.Tuần 8.
I/ Mục đích yêu cầu:
 Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được 1 số từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong 1 số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3-4.
 HS K-G hiểu ý nghĩa của tục ngữ, thành ngữ ở BT3, biết đặt câu với từ tìm được ở ý d BT3.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phiếu học tập nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ :
B. Bài mới : 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
1.Hoạt động 1: Bài 1.
- H: Kể tên vài sự vật thiên nhiên.
-Ý a, b, c ý nào giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên ?
 2.Hoạt động 2: Bài 2. 
- Yêu cầu gạch chân các TN chỉ th.nhiên.
- HD HSG giải thích nghĩa các thành ngữ. 
 3.Hoạt động 3: Bài 3-4.
Bài tập 3.
- T/c trò chơi tìm từ miêu tả không gian.
- Chấm chọn đội về nhất. Cho HS tham gia đặt câu với từ tìm được.
Bài tập 4. 
- Tổ chức trò chơi tìm từ miêu tả sóng nước
- Chấm chọn đội về nhất.
- Cho HS tham gia đặt câu với từ tìm được.
C. Củng cố, dặn dò:
* Nhận xét tiết học.
- Về nhà: Làm bài tập đặt câu vào vở.
- Bài sau : Luyện tập về từ nhiều nghĩa
2 HS trả bài .
- HS nghe.
*MT: Hiểu nghĩa từ thiên nhiên. 
- HS đọc đề- Đọc thầm theo.
- HS kể: Mây, núi nước, sông, biển, trăng sao
- Ý c: Thiên nhiên là tất cả những gì không do con người tạo ra. 
*MT: Tìm được 1 số từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong 1 số thành ngữ, tục ngữ.
-HS đọc đề.
- Làm vào SGK.
* Thác, ghềnh.* Gió , bão.* Nước, đá.
* Khoai đất, mạ đất
- Giải thích :
a, Gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống.
b, Tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn.
c, Kiên trì, bền bỉ thì việc lớn cũng làm xong.
d, Khoai phải trồng ở đất lạ , mạ phải trồng ở đất quen mới tốt.
*MT: Tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu 
- Tham gia trò chơi.
+ Chiều rộng: bao la, mênh mông, bát ngát.
+ Chiều dài: tít tắp, hun hút, thăm thẳm, vời vợi..
+ Chiều cao: chót vót, chất ngất, vòi vọi,
+ Chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm
- Đặt câu vào vở nháp.
- HS đọc đề .
+ Tiếng sóng: ì ầm, rì rào, ì oạp, lao xao
+ Làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh
+ Sóng mạnh: cuồn cuộn, ào ạt,cuộn trào, dữ dội.
- Đặt câu vào vở nháp.
- Nghe.
Luyện từ và câu.	 LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA.
 Ngày dạy:22/10/2009. Tuần 8.
I/ Mục đích yêu cầu:
Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1
Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2); biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa (BT3).
 3- HS K-G: Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt dộng của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ :
- HS làm lại bài tập 3, 4 của tiết trước.
B. Bài mới : 
- GV nêu yêu cầu tiết học.
 1.Hoạt động 1:Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm .
Bài 1: 
 GV chốt ý (STK/255) 
2.Hoạt động 2: Hiểu và xđ được nghĩa của từ nhiều nghĩa và mối quan hệ giữa chúng .
Bài 2: 
 3.Hoạt động 3:Biết đặt câu để phân biệt được nghĩa của từ nhiều nghĩa là tính từ . 
Bài 3:
- Tổ chức nhận xét, sửa chữa.
*GV chốt ý.
C. Củng cố, dặn dò:
* Nhận xét tiết học.
* Dặn dò.
- 2 HS làm bài 
- HS nghe.
- HS đọc đề. HS đọc thầm bài tập.
- Thảo luận nhóm đôi để tìm lời giải.
+ Chín (câu1) và chín (câu3) là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín (câu 2).
+ Từ đường câu 2 và 3 là từ nhiều nghĩa ,đồng âm với từ đường 1.
- HS đọc bài tập .
- Thảo luận N.đôi - Giải thích nghĩa từ xuân trong 3 ví dụ trên:
 Xuân (1): một mùa trong năm.
 Xuân (2): Tưới đẹp, phồn vinh.
 Xuân (3): Tuổi.
- HS đọc bài tập.
- HS làm bài cá nhân: đặt câu để phân biệt nghĩa của từ cao, nặng, ngọt.
- HS đọc câu vừa đặt .
- Cả lớp nghe, sửa chữa, bổ sung.
Ví dụ:
+Cao: .Ba em rất cao.
 .Hàng Việt Nam chất lượng cao.
 .Mai luôn giữ thứ hạng cao trong lớp.
+ Nặng: .Con lợn nặng quá.
 .Lỗi của con rất nặng.
+ Ngọt: .Qủa cam thật là ngọt.
 .Lời nói ngọt dễ xuôi lòng.
 .Tiếng đàn thật ngọt.
- Nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC 5T916.doc