Giáo án Luyện từ và câu khối lớp 5

Giáo án Luyện từ và câu khối lớp 5

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ ĐỒNG NGHĨA

I- MỤC TIÊU

 - Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. - Vận dụng làm bài tập tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.

 - Yêu tiếng Việt.

II- CHUẨN BỊ

 Vở bài tập TV5, tập I

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A-Mở đầu

 Giới thiệu sơ lược chương trình, nêu yêu cầu chung cho việc học phân môn Luyện từ và câu lớp 5.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu khối lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
Từ đồng nghĩa
I- Mục tiêu
	- Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.	- Vận dụng làm bài tập tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
	- Yêu tiếng Việt.	
II- Chuẩn bị
	Vở bài tập TV5, tập I
III- Hoạt động dạy học
A-Mở đầu
	Giới thiệu sơ lược chương trình, nêu yêu cầu chung cho việc học phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
	B- Bài mới
	1-Hình thành khái niệm
 Bài tập 1
- GV ghi các từ đó lên bảng
- hướng dẫn hs so sánh nghĩa các từ in đậm trong từng đoạn văn
- KL: những từ có nghĩa giống nhau như vậy gọi là từ đồng nghĩa
- GV ghi bảng
 Bài tập 2
- GV nhận xét, chốt lại : 
 + "xây dựng","kiến thiết" có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa giống nhau hoàn toàn
 + "vàng hoe","vàng xuộm","vàng lịm" không thay thế được cho nhau vì nghĩa không giống nhau hoàn toàn
- GV ghi bảng như phần Ghi nhớ
- HS đọc yêu cầu 
- đọc các từ in đậm trong đoạn văn
- nghĩa giống nhau:
 a- cùng chỉ một hoạt động
 b- cùng chỉ một màu
- HS nêu khái niệm từ đồng nghĩa
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi
- Nêu ý kiến, lớp nhận xét
- HS nêu ý 2,3 trong mục ghi nhớ
- HS đọc phần Ghi nhớ
- Lấy ví dụ
	2-Luyện tập
 Bài 1
- GV chữa bài
 Bài2/8
 Bài 3/8
- Đặt câu với 1 cặp từ đồng nghĩa vừa tìm được ở bài tập 2
- GV chấm một số bài
- HS đọc yêu cầu
- đọc từ in đậm 
- so sánh nghĩa, tìm ra các cặp từ đồng nghĩa- trả lời miệng, lớp nhận xét.
- làm việc theo nhóm đôi
- đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung
- HS làm vào vở.
- Nối tiếp nhau nói những câu văn đã đặt,lớp nhận xét
	C- Củng cố, dặn dò
	- Đọc lại phần ghi nhớ
	- Sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp.
__________________________________
Luyện từ và câu
LUYệN TậP Về Từ ĐồNG NGHĩA
I- Mục tiêu
	- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho
	- Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn và biết chọn dùng thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
	- Yêu tiếng mẹ đẻ.
II- Chuẩn bị
	Một số trang từ điển phô tô nội dung liên quan đến BT1
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD.
	- Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn/ không hoàn toàn? cho VD.
	B- Bài mới
	1-Giới thiệu bài
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
	2-Hướng dẫn luyện tập
 Bài tập 1
- GV phát các trang từ điển cho các nhóm và hướng dẫn làm việc
- GV ghi nhanh các từ hs nêu, NX
 Bài tập 2
- Đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở BT1
- GV mời từng tổ đọc nối tiếp câu đã đặt
 Bài tập 3
- Gv yêu cầu Hs giải thích lý do chọn từ
- HS làm việc nhóm 4
- HS đọc yêu cầu
- Thi tìm từ nhanh giữa các nhóm
- Đại diện 1 số nhóm trình bày
- Trao đổi kết quả giữa các nhóm để tính điểm
- Mỗi em đặt ít nhất 1 câu, nói với bạn bên cạnh câu văn mình đã đặt
- Lớp nhận xét, chọn ra nhóm đặt được nhiều câu đúng và hay 
- HS đọc yêu cầu và đoạn văn
- HS làm vào vở BT, hai HS làm trên bảng phụ
- Một số Hs đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh với những từ đúng
- Cả lớp sửa lại theo lời giải đúng
	C- Củng cố, dặn dò
Củng cố lại cách chọn từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh
Chuẩn bị "Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc"	
__________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
I- Mục tiêu
	+ Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Tổ quốc 	
	+ Biết đặt câu với những từ nói về Tổ quốc, quê hương
	+ Giáo dục tình yêu đất nước
II- Chuẩn bị
	+ Bảng phụ để làm bài tập 4
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	+ Kiểm tra các bài tập của tiết trước
	B- Bài mới
	1-Giới thiệu bài
	+ Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
	2-Hướng dẫn luyện tập
 Bài tập 1/18
- GV yêu cầu một nửa lớp đọc thầm bài"Thư gửi các hs" một nửa lớp đọc thầm bài"Việt Nam thân yêu" để tìm các từ đồng nghĩa trong mỗi bài
- Lưu ý từ"dân tộc": cộng đồng người hình thành trong LS có chung lãnh thổ, ngôn ngữ, đời sống kinh tế, văn hóa- là những người sống trong "ngôi nhà" Tổ quốc", vì vậy không đồng nghĩa với từ "Tổ quốc"
 Bài tập 2/18
- GV nêu yêu cầu của bài tập 
- Chia bảng lớp làm 3 phần, mời 3 nhóm lên bảng thi tiếp sức, hs cuối cùng thay mặt nhóm đọc kết quả.
 Bài tập 3/18
Tìm những từ chứa tiếng "quốc" 
 ("quốc" với nghĩa là "nước " trong từ "Tổ quốc")
 Bài tập 4
- GV nêu yêu cầu, giải nghĩa và so sánh với nghĩa của từ "Tổ quốc"(như SGV/70)
- GV chấm 1 số bài, NX chung
- HS đọc yêu cầu 
- Viết ra nháp các từ đồng nghĩa với từ "Tổ quốc'' trong bài văn, bài thơ
- Nêu kết quả bài làm, lớp NX.
- HS sửa bài theo lời giải đúng:
 nước nhà, non sông;
 đất nước, quê hương
- HS trao đổi theo nhóm đôi 
- Lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc
- Sửa bài theo lời giải đúng:
 đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương
- HS đọc yêu cầu của bài, trao đổi nhóm (có thể sử dụng từ điển)
- 2 nhóm viết từ trên bảng lớp, cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS làm bài vào vở
- 1 số HS đọc bài, lớp nhận xét
	C- Củng cố, dặn dò
	Nhận xét giờ học.
__________________________________
Luyện từ và câu
luyện tập về từ đồng nghĩa
I- Mục tiêu
	Vận dụng những hiểu biết về từ đồng nghĩa để tìm và phân loại từ đồng nghĩa.
	Viết đoạn văn có sử dụng 1 số từ đồng nghĩa đã cho.
II- Chuẩn bị
	Bảng phụ
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
	B- Bài mới
	1-Giới thiệu bài
	 Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
	2-Hướng dẫn luyện tập
 Bài tập 1/22
Bảng phụ, gọi 1 hs lên gạch chân các từ đồng nghĩa.
* Các từ đồng nghĩa là danh từ chỉ các cách gọi “mẹ”: má, u, bu, bầm, mạ, mẹ.
 Bài tập 2
GV chốt lại lời giải đúng. 
Yêu cầu hs nhận xét về từ loại của các nhóm từ đồng nghĩa
*Một trong các đặc điểm để xác định các từ đồng nghĩa là cùng từ loại
 Bài tập 3
HD hs nắm vững yêu cầu của bài.
Chú ý: sử dụng càng nhiều từ ở BT 2 càng tốt nhưng không nhất thiết phải là các từ trong cùng một nhóm
GV chấm bài, nhận xét chung.
HS đọc yêu cầu 
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp, viết các từ đồng nghĩa ra nháp
1 HS đọc yêu cầu
1HS giải thích cho các bạn hiểu rõ yêu cầu của bài
HS làm vào vở bài tập, 1 hs làm trên bảng lớp.
đều là tính từ
hs nêu cảnh định tả, lớp nhận xét xem có phù hợp để sử dụng các từ ngữ ở BT 2 hay không.
Viết bài vào vở.
1số hs đọc bài, lớp nhận xét, tìm ra những bài viết hay
	C- Củng cố, dặn dò
	Nhấn mạnh việc sử dụng từ đồng nghĩa phải chính xác, phù hợp với từng trường hợp, ngữ cảnh cụ thể.
__________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: nhân dân
I- Mục tiêu
	Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về “Nhân dân”, tiết một số thành ngữ ca ngợiphẩm chất của nhân dân Việt Nam.
	Có kĩ năng sử dụng từ để đặt câu.
II- Chuẩn bị
	Bảng phụ kẻ sẵn bảng phân loại để làm BT1
	Từ điển đồng nghĩa TV
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	Gọi 1 vài hs đọc đoạn văn miêu tả có dùng những từ đồng nghĩa đã được viết lại hoàn chỉnh.
	B- Bài mới
	1-Giới thiệu bài
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2-Hướng dẫn luyện tập
 Bài tập 1/27
Treo bảng phụ, giúp hs hiểu yêu cầu của BT
 Giải nghĩa từ “tiểu thương, chủ tiệm”
 Sau khi phân loại, yêu cầu hs tìm thêm các từ khác cho mỗi nhóm ngành nghề
 Kết luận: đó là các danh từ chỉ nghề nghiệp
 Bài tập 2
 chú ý: có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích cho cặn kẽ, đầy đủ nội dung một thành ngữ, tục ngữ
 GVnhận xét, kết luận.
 Bài tập 3
giải nghĩa từ khó: “tập quán”
phát 1 vài trang từ điển cho hs
nêu câu hỏi 3a
- GV chấm bài, nhận xét.
HS đọc yêu cầu 
- hs trao đổi nhóm đôi, làm vào vở BT (thay phiếu HT), 1 hs làm trên bảng phụ.
đại diện trình bày kết quả, lớp nhận xét
hs trả lời miệng
- hs đọc lại các từ vừa hệ thống.
HS đọc yêu cầu 
Trao đổi với bạn cùng bàn, phát biểu ý kiến, lớp nhận xét
hs thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ trên và nêu thêm các thành ngữ, tục ngữ khác nói về phẩm chất tốt đẹp của người VN.
1 hs đọc nội dung BT
cả lớp đọc lại truyện “Con rồng cháu tiên”
hs trả lời dựa vào phần giải nghĩa từ “đồng bào”
hs viết vào vở khoảng 5 từ bắt đầu bằng tiếng “đồng”(cùng) và đặt câu với 1 trong số các từ tìm được.
nối tiếp nhau đọc các từ tìm được và câu đã đặt.
	C- Củng cố, dặn dò
	Sưu tầm thêm các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ đề vừa học.	__________________________________
Luyện từ và câu
luyện tập về từ đồng nghĩa
I- Mục tiêu
	Sử dụng đúng chỗ các từ đồng nghĩa trong câu, đoạn văn.
	Biết thêm 1 số thành ngữ, tục ngữ về tình cảm của người Việt với đất nước, dân tộc
	Yêu sự phong phú của tiếng Việt.
II- Chuẩn bị
	Bảng phụ viết đoạn văn BT1
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	Nhắc lại 1 số từ bắt đầu bằng tiếng “đồng” (cùng). Đặt câu với 1 từ trong số đó. 
	B- Bài mới
	1-Giới thiệu bài
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
	2-Hướng dẫn luyện tập
 Bài tập 1/32
GV nêu yêu cầu
 * Các từ trên đều chỉ hoạt động mang một vật trên người nhưng bằng các cách khác nhau nên không dùng thay thế cho nhau mà phải chọn dùng cho thích hợp.
 Bài tập 2
GV giải nghĩa từ “cội” và lưu ý hs: 3 câu tục ngữ trên cùng nhóm nghĩa
 Bài tập 3
Hướng dẫn hs nắm rõ yêu cầu: có thể viết về màu sắc của những sự vật có tromg bài thơ bà cả những sự vật không có trong bài, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa
GV chám bài,NX về cách sử dụng các từ đồng nghĩa.
HS đọc thầm nội dung BT,quan sát tranh minh hoạ, làm ra giấy nháp.
Đọc lại đoạn văn sau khi điền từ, giải thích lí do chọn từ(dựa vào tranh minh hoạ, so sánh giải nghĩa các từ đã cho trong ngoặc)
HS đọc yêu cầu 
hs đọc lại 3 ý đã cho
lớp trao đổi, thống nhất ý kiến
hs giỏi đặt câu với từng câu tục ngữ
HS đọc yêu cầu 
hs chọn một khổ thơ trong bài “Sắc màu em yêu” để viết thành đoạn văn miêu tả- làm bài vào vở
1 số hs đọc bài viết, lớp nhận xét, phát hiện những hình ảnh đẹp, từ dùng hay.
C- Củng cố, dặn dò
	Tổ chức thi tìm nhanh từ đồng nghĩa.
	Nhận xét giờ học	
__________________________________
Luyện từ và câu
Từ trái nghĩa
I- Mục tiêu
	Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa.
	Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phân biệt những từ trái nghĩa.
	Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt.
II- Chuẩn bị
	Từ điển TV, bảng phụ ghi nội dung BT 1,2/39.
III- Hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ
	Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
	B- Bài mới
	1-Hình thành khái niệm
Nhận xét
Bài tập 1/38
“Phi nghĩa” và “chính nghĩa” là 1 cặp từ trái nghĩa. 
 ... t hiện sự giống nhau về nghĩa giữa các từ ở 2 BT
phát biểu ý kiến 
* Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển
là nghĩa chính của từ
là nghĩa được suy ra từ nghĩa gốc.
* Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Nghĩa của những từ đồng âm khác hẳn nhau.
hs đọc thuộc phần Ghi nhớ.
lấy VD
	2-Luyện tập
 Bài tập 1/67
Nhắc hs gạch 1 gạch dưới từ mang nghĩa gốc, 2 gạch dưới từ mang nghĩa chuyển
GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
Hỏi hs về nghĩa của từng từ
Bài tập 2
Yêu cầu hs làm việc cá nhân
Chấm bài. Gọi hs giải nghĩa 1 số từ: lưỡi liềm, miệng bình, tay bóng bàn,...
HS đọc yêu cầu 
1 hs làm trên bảng, lớp làm vở BT
Chữa bài, nhận xét
hs nối tiếp nhau trả lời.
HS đọc yêu cầu
tìm từ và ghi vào phiếu
đọc bài làm, lớp NX, bổ sung.
hs giải thích theo ý kiến của mình.
	C- Củng cố, dặn dò
Nhấn mạnh sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
	+ Các từ đồng âm có thể cùng hoặc khác từ loại, nghĩa hoàn toàn khác nhau.
	+ Các nghĩa của từ nhiều nghĩa có mối liên hệ với nhau nên những từ mang nghĩa chuyể luôn cùng từ loại.
__________________________________
Luyện từ và câu
luyện tập về từ nhiều nghĩa
I- Mục tiêu
	Xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa
	Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ.
	Yêu sự phong phú của tiiếng Việt.
II- Chuẩn bị
	Bảng phụ viết sẵn BT1
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	+ 3 hs lên bảng tìm từ chuyển nghĩa của các từ : lưỡi, miệng, cổ
	+ Kiểm tra lại kiến thức về từ nhiều nghĩa
B- Bài mới
	1-Giới thiệu bài
	+ Em có nhận xét gì về từ loại của các từ nhiều nghĩa ở tiết trước?
	(đều là danh từ)
	+ Chuyển tiếp sang bài mới.
	2-Hướng dẫn luyện tập 
 Bài tập 1/73 
Treo bảng phụ, hướng dẫn hs dùng bút chì nối lời giải nghĩa thích hợp với câu mà từ chạy mang nghĩa đó
Nhận xét, kết luận lời giải đúng:
d; 2- c; 3- a; 4- b.
 Bài tập 2
GV nêu câu hỏi của bài 
- Hoạt động của đồng hồ có thể coi là sự di chuyển được không?
- Hoạt động của tàu trên đường ray có thể coi là sự di chuyển được không?
* Từ chạy là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc. Nghĩa chung của từ chạy trong tất cả các câu trên là sự vận động nhanh. 
 Bài tập 3
Bảng phụ
Gợi ý hs gạch 1 gạch dưới nghĩa gốc, 2 gạch dưới nghĩa chuyển
- Nghĩa gốc của từ ăn là gì?
 * Từ ăn là từ nhiều nghĩa
 Bài tập 4
Chú ý: chỉ đặt câu với nghĩa đã cho của từ đi, đứng ở trong bài không, đặt câu với các nghĩa khác
HS đọc yêu cầu 
- 1 hs làm trên bảng, lớp làm vào vở BT
- Nhận xét, giải thích .
- hs đọc các nét nghĩa của từ chạy được nêu .
- hs trả lời: dòng b
- hoạt động của đồng hồ là hoạt động của máy móc, tạo ra âm thanh
- đó là sự di chuyển của phương tiện giao thông
- HS đọc yêu cầu 
- hs dùng bút chì gạch vào sgk, 1 hs làm trên bảng.
- nhận xét, thống nhất kết quả:
 câu a, b- nghĩa chuyển
 câu c - nghĩa gốc
- Ăn là chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng
- hs đọc yêu cầu và nội dung bài
- làm bài vào vở
- 1 số hs đọc bài làm, lớp NX.
	C- Củng cố, dặn dò
	Nhận xét giờ học.
	Ngoài các nghĩa trong BT4, từ đi và từ đứng còn có nghĩa nào khác? Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa đó? (dành cho hs khá, giỏi)	
__________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: thiên nhiên
I- Mục tiêu
	Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên, làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống, xã hội
	Nắm được 1 số từ ngữ miêu tả thiên nhiên.
	Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên.
II- Chuẩn bị
	Từ điển HS, bảng phụ ghi sẵn BT1,2, giấy khổ to,bút dạ.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	Thế nào là từ nhiều nghĩa? Lấy VD về 1 từ nhiều nghĩa và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó
	1 hs trả lời câu hỏi mở rộng của BT4 tiết trước.
B- Bài mới
	1-Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
	2-Hướng dẫn luyện tập
 Bài tập 1/78
- GV kết luận lời giải đúng.: ý b
 Bài tập 2
HD: - đọc kĩ từng câu tục ngữ, thành ngữ
 - tìm hiểu nghĩa của từmg câu
 - gạch chân dưới các từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên
- yêu cầu hs nêu nghĩa của từng câu
- GV phát phiếu cho 1 số nhóm
- GV cùng hs nhận xét về cả 2 yêu cầu: tìm từ, đặt câu.
Lưu ý: có những từ tả được nhiều chiều như: vời vợi,...
 Bài tập 4 Tiến hành tương tự BT3
- HS đọc yêu cầu 
- 1 hs làm trên bảng, lớp làm nháp: viết chữ cái đặt trước dòng giải thích đúng nghĩa của từ thiên nhiên
- nhận xét bài làm trên bảng.
- HS đọc yêu cầu 
- hs làm trên bảng và vở BT
- nhận xét, thống nhất đáp án:
thác, ghềnh, gió, bão, sông, đất
- tiếp nối nhau đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
- HS đọc yêu cầu và mẫu của bài
- làm việc nhóm 4, thư kí nhóm ghi nhanh những từ ngữ miêu tả không gian cả nhóm tìm được.Mỗi thành viên đặt 1 câu.
- đại diện các nhóm trình bày kq, các thành viên nối tiếp nêu câu của mình.
- hs ghi 1 số từ, câu vào vở.
	C- Củng cố, dặn dò
	HS nêu lại những từ ngữ miêu tả không gian, sông nước. Đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong bài.
	Sưu tầm thêm từ ngữ và thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ đề vừa học.
__________________________________
Luyện từ và câu
luyện tập về từ nhiều nghĩa
I- Mục tiêu
	Phận biệt được từ nhiều nghĩa bới từ đoồng âm.
	Hiểu nghiã của các từ nhiều nghĩa( nghĩa gốc, nghĩa chuyển)và mối quan hệ giữa chúng.
	Biết đặt câu để phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa là tính từ
II- Chuẩn bị
	Bảng phụ viết sẵn BT1,2
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	+ Thế nào là từ đồng âm? Cho VD.
	+ Thế nào là từ nhiều nghiã?VD.
B- Bài mới
	1-Giới thiệu bài
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
	2-Hướng dẫn luyện tập
 Bài tập 1/82
Treo bảng phụ, đánh dấu số thứ tự của từng từ in đậm trong mỗi câu, sau đó yêu cầu hs nêu nghĩa của từng từ
Nhận xét, kết lụân (sgv/179)
* Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm.
 Bài tập 2
 Tiến hành tương tự BT1
xuân 1: mùa đầu tiên trong năm
xuân 2: tươi đẹp
xuân 3: tuổi
Các từ xuân ở đây là từ nhiều nghĩa hay từ đồng âm? Vì sao?
 Bài tập 3
GV giúp hs nắm vững yêu cầu của bài
Chấm bài, nhận xét về cách diễn đạt, dùng từ của hs.
- HS đọc yêu cầu 
- tiếp nối nhau đọc các câu đã cho
- thảo luận nhóm đôi
- phát biểu ý kiến
- HS đọc yêu cầu 
- là từ nhiều nghĩa, trong đó xuân1 là nghĩa gốc.
- HS đọc yêu cầu 
- làm bài vào vở
- đọc bài, lớp nhận xét, sửa sai. 
	C- Củng cố, dặn dò: Để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cần dựa vào đặc điểm gì của chúng?	
__________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: thiên nhiên
I- Mục tiêu
	Mở rông, hệ thống hoá vốn từ về thiên nhiên: biết 1 số từ thể hiện sự so sánh, nhân hoá bầu trời.
	Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên.
	Bồi cưỡng lòng yêu thiên nhiên.
II- Chuẩn bị
	 Vở BT thay cho phiếu HT.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	Nêu một số từ ngữ về không gian, sông nước. Đặt câu với 1 từ trong số đó.
B- Bài mới
	1-Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
	2-Hướng dẫn luyện tập
 Bài tập 1/87
Yêu cầu hs đọc mẩu chuyện Bầu trời mùa thu
 Bài tập 2
- Yêu cầu hs làm việc nhóm 4
- GVkẻ bảng phân loại trên bảng lớp
- GV ghi nhanh các từ ngữ hs nêu vào bảng phân loại, kết hợp sửa sai cho hs.
 Bài tập 3
GV hướng dẫn hs hiểu rõ yêu cầu của bài:
- Cảnh đẹp đó có thể là 1 ngọn núi, cánh đồng, công viên, vườn cây, dòng sông,
- Trong đoạn văn cần sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Có thể sử dụng 1 đoạn văn tả cảnh đã viết nhưng cần thay những từ ngữ chưa hay bằng những từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá.
- Chấm điểm, nhận xét. Chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng hs
- 2hs đọc nối tiếp theo đoạn :
 + đoạn 1: 10 dòng đầu
 + đoạn 2: còn lại
- HS đọc yêu cầu 
- hs thảo luận, tìm các từ tả bầu trời, viết vào vở BT
- đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
- HS đọc yêu cầu 
- 2 hs làm bài vào giấy khổ to, lớp làm vào vở
- dán phiếu, đọc phiếu, nhận xét, bổ sung.
- 3-5 hs đọc bài viết của mình.
	C- Củng cố, dặn dò
	Nhận xét giờ học. Yêu cầu những hs viết đoạn văn chưa đạt viết lại.	
__________________________________
Luyện từ và câu
đại từ
I- Mục tiêu
	Hiểu thế nào là đại từ; nhận biết đại từ trong thực tế.
	Bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn
II- Chuẩn bị
	Bảng phụ ghi nội dung BT2(NX) và BT3(LT)
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	HS đọc đoạn văn tả cảnh đã làm hoàn chỉnh.	
	B- Bài mới
	1-Hình thành khái niệm
 Bài tập 1/92
- Các từ tớ, cậu dùng để làm gì trong đoạn văn?
-Từ nó dùng để làm gì?
* Các từ tớ, cậu, nó là đại từ (từ thay thế)
 Bài tập 2 HD:
- đọc kĩ từng câu
- Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào.
Cách dùng ấy có gì giống cách dùng ở bài 1
* Vậy, thế là đại từ thay thế cho các động tư, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
- Thế nào là đại từ? Đại từ dùng để làm gì?
- Lấy ví dụ?
- HS đọc yêu cầu 
- dùng để xưng hô, tớ thay thế cho Hùng, cậu thay thế cho Quý và Nam
- thay thế cho chích bông ở câu trước
- HS đọc yêu cầu 
- hs thảo luận nhóm đôi
- phát biểu ý kiến.
- hs trả lời
- hs nối tiếp nhau đọc Ghi nhớ.
- đặt câu.
	2-Luyện tập
 Bài tập 1
- Những từ in đậm ấy dùng để chỉ ai?
Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
 Bài tập 2 
HD : dùng bút chì gạch dưới các đại từ được dùng trong bài ca dao.
- Bài ca dao là lời đối đáp của ai với ai?
Các đại từ mày, ông, tôi, nó dùng để làm gì?
 Bài tập 3 HD: 
- gạch chân nững danh từ được lặp lại nhiều lần
- tìm đại từ thích hợp để thay thế
 - viết lại đoạn văn sau khi đã thay thế.
GV cùng hs nhận xét, sửa chữa.
- HS đọc yêu cầu 
- đọc các từ in đậm
- chỉ Bác Hồ
- biểu lộ thái độ tôn kính Bác
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- 1 hs lên bảng viết các đại từ, lớp làm vào sgk
- Nhận xét.
- giữa nhân vật ông với con cò.
- dùng để xưng hô, thay thế cho các danh từ chỉ cái cò, người đang nói, cái diệc.
- HS đọc yêu cầu 
- trao đổi nhóm đôi.
- viết đoạn văn vào vở.
- đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
	C- Củng cố, dặn dò
	Đại từ có tác dụng gì? Lấy VD ngoài những đại từ trong bài.
__________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Luyen tucau L5.doc