Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Bài 33: Ôn tập về từ và cấu tạo từ

Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Bài 33: Ôn tập về từ và cấu tạo từ

Bài 33: Ôn tập về từ và cấu tạo từ

I. Mục tiêu

- Ôn tập nà củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ : từ đơn, từ phức, các kiểu từ, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm

- Xác định được từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa .

- Tìm được từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa với các từ cho sẵn

 II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ viết sẵn nội dung sau:

+ từ có hai kiểu cấu tạo là từ đơn và từ phức

 Từ đơn gồm 1 tiếng

 Từ phức gồm 2 hay nhiều tiếng

+ Từ phức gồm hai loại từ ghép và từ láy

+ Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật , hoạt động, trạng thái hay tính chất.

+ Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển .các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau

+ Từ đồng âm là những từ giống nghĩa nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Bài 33: Ôn tập về từ và cấu tạo từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
I. Mục tiêu
- Ôn tập nà củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ : từ đơn, từ phức, các kiểu từ, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm
- Xác định được từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa ...
- Tìm được từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa với các từ cho sẵn
 II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung sau:
+ từ có hai kiểu cấu tạo là từ đơn và từ phức
 Từ đơn gồm 1 tiếng
 Từ phức gồm 2 hay nhiều tiếng
+ Từ phức gồm hai loại từ ghép và từ láy
+ Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật , hoạt động, trạng thái hay tính chất.
+ Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển .các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau
+ Từ đồng âm là những từ giống nghĩa nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa
 III.Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 3 HS lên bảng đặt câu theo yêu cầu của BT3 trang 161
- gọi HS dưới lớp nối tiếp nhau đặt câu với các từ ở bài tập 1 a
- Nhận xét đánh giá
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài : nêu yêu cầu bài 
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1
- Nêu yêu cầu bài tập
? Trong TV có các kiểu cấu tạo từ như thế nào?
- Từ phức gồm những loại nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- gọi HS nhận xét bài của bạn
- GV nhận xét KL
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
? Thế nào là từ đồng âm?
? Thế nào là từ nhiều nghĩa?
? Thế nào là từ đồng nghĩa
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
- gọi HS phát biểu
- GV nhận xét KL
- treo bảng phụ ghi sẵn nội dung về từ loại yêu cầu HS đọc
- Nhắc HS ghi nhớ các kiến thức về nghĩa của từ
Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc các từ đồng nghĩa, GV ghi bảng
- Vì sao nhà văn lại chọn từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó.
bài 4
- gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài tập
- Gọi HS trả lời, Yêu cầu HS khác nhận xét 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ tục ngữ.
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhứ các kiến thức
- 3 HS lên bảng đặt câu
- 5 HS nối tiếp nhau trả lời
- Hs nêu 
- Trong tiếng việt có các kiểu cấu tạo từ : từ đơn, từ phức.
- Từ phức gồm 2 loại: từ ghép và từ láy.
- HS lên bảng làm bài 
- Nhận xét bài của bạn: Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn
Từ ghép: Cha con, mặt trời , chắc nịch
Từ láy: Rực rỡ, lênh khênh
- HS nêu 
- từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa
- từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau
-từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật , hoạt động , trạng thái hay tính chất
- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận để làm bài
- nối tiếp nhau phát biểu , bổ sung, và thống nhất :
a, đánh trong các từ : đánh cờ , đánh giặc đánh trống là một từ nhiều nghĩa
b, "trong" trong các từ : trong veo , trong vắt , trong xanh là từ đồng nghĩa
c, đậu trong thi đậu , xôi đậu , chim đậu là từ đồng âm
- 2 hs nối tiếp nhau đọc thành tiếng
- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe
- viết các từ tim được ra giấy nháp. trao đổi với nhau về cách sử dụng từ của nhà văn
- tiếp nối nhau phát từ mình tìm được:
+ từ đồng nghĩa với từ tinh ranh : tinh nghịch , tinh khôn , ranh mãnh , ranh ma , ma lanh , khôn lỏi , .....
+ từ đồng nghĩa với từ dâng : tặng , hiến , nộp , cho , biếu , đưa , ...
+ từ đồng nghĩa với từ êm đềm : êm ả , êm ái , êm dịu , êm ấm, ...
- hs trả lời theo cach hiểu của mình
- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe
- hs suy nghĩ và dùng bút chì điền từ cần thiết vào chỗ chấm
- hs nối tiếp nhau phát biểu
- theo dõi gv chữa bài sau đó làm bài vào vở:
 có mới ,nới cũ
 xấu gỗ , tốt nước sơn
 mạnh dùng sức, yếu dùng mưu
- hs học thuộc lòng
- HS nêu yêu cầu
- HS tự làm bài
- HS nối tiếp nhau đọc
- HS trả lời theo ý hiểu của mình
- HS nêu 
- HS tự làm bài 
- HS nối tiếp nhau trả lời
- HS theo dõi GV chữa và làm vào vở
a) có mới nới cũ
b) Xấu gỗ hơn tốt nước sơn
c) Mạnh dùng sức yếu dùng mưu
- HS đọc thuộc lòng các câu trên .

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC 33.doc