Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Đại từ xưng hô

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Đại từ xưng hô

- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (ND ghi nhớ) .

- Nhận biết đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2).

- HSNK: nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1)

 

docx 2 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Đại từ xưng hô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 29/10/2022
Ngày dạy: 05/11/2022
Luyện từ và câu
ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (ND ghi nhớ) .
- Nhận biết đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2).
- HSNK: nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	- GV: Bảng phụ, giáo án điện tử, PHT.
 	- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động khởi động
- Hát
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Đại từ là gì?
+ Xác định đại từ trong câu ca dao:
“Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò”
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài mới - Ghi tựa bài lên bảng: Đại từ xưng hô
- HS hát tập thể.
- 2 HS trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại tựa bài, mở sách giáo khoa, vở ghi đầu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
I. Nhận xét
Bài 1: HĐ cả lớp
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Đoạn văn có những nhân vật nào? Các HS đóng vai đọc lại đoạn văn.
- GV hỏi:
+ Các nhân vật làm gì?
+ Những từ nào được in đậm trong câu văn trên?
+ Những từ đó dùng để làm gì?
+ Những từ nào chỉ người nghe?
+ Những từ nào chỉ người nói?
+ Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?
- GV chốt thế nào là đại từ xưng hô?
Bài 2: HĐ cả lớp
 - Yêu cầu HS đọc lại lời của Hơ Bia và cơm
- Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
- GV chốt thái độ khi nói chuyện với mọi người.
Bài 3: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận theo cặp (vào PHT trong 2 phút)
- Nhận xét các cách xưng hô đúng.
- KL: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc đến.
- GV chốt ghi nhớ (II. Ghi nhớ)
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- HS đọc
- Có Hơ Bia, cơm và thóc gạo. HS đóng vai
+ Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng
+ Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng.
+ Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm.
+ Những từ chỉ người nghe: chị, các người
+ Chúng tôi, ta.
+ Từ chúng
- 2 HS đọc lại
- HS đọc
+ Cách xưng hô của cơm rất lịch sự, cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác.
- HS lắng nghe, nhắc lại
- HS đọc
- HS thảo luận, chia sẻ theo cặp
+ Với thầy cô: xưng là em, con
+ Với bố mẹ: xưng là con
+ Với anh em: xưng là em, anh, chị
+ với bạn bè: xưng là tôi, tớ, mình
- 5 HS đọc ghi nhớ
3. HĐ luyện tập, thực hành: 
 III. Luyện tập
Bài 1: HĐ nhóm 4
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 (2 phút) và làm bài trong nhóm.
- GV gạch chân từ: ta, chú, em, tôi, anh.
- GV nhận xét
Bài 2: HĐ cả lớp
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Tổ chức trò chơi: “Chung sức”. GV chia đội, phổ biến luật chơi.
- GV nhận xét chữa bài, nhận xét trò chơi, tuyên dương các đội.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn đúng
- Gọi HS đọc
- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS nghe
- HS đọc
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- 1 HS đọc to.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Tên bài học hôm nay, nhắc lại ghi nhớ.
- Cho HS vận dụng vào tình huống giao tiếp với bạn tại lớp học.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh có tinh thần học tập tốt.
- Nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài đã làm, chuẩn bị bài: Quan hệ từ
- 2 học sinh nhắc lại.
- 2 HS đối thoại với nhau, có sử dụng đại từ xưng hô, nêu những đại từ xưng hô trong câu mình vừa nói.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_nam_hoc_2022_2023_dai_tu_xung.docx