Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Ôn tập về từ loại

Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Ôn tập về từ loại

Luyện từ và câu:

ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1.

- Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học ( BT2 ).

- Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3.

- Thực hiện được yêu cầu của BT4.

II. Đồ dùng dạy học:

- Năm tờ giấy khổ to và bút dạ cho HS làm BT1 và BT3.

- Phiếu bài tập đủ cho cả lớp làm BT4.

- Một số tranh ảnh phục vụ cho phần củng cố.

III. Lên lớp:

CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Ôn tập về từ loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu:
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI 
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1.
- Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học ( BT2 ).
- Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3.
- Thực hiện được yêu cầu của BT4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Năm tờ giấy khổ to và bút dạ cho HS làm BT1 và BT3.
- Phiếu bài tập đủ cho cả lớp làm BT4.
- Một số tranh ảnh phục vụ cho phần củng cố.
III. Lên lớp:
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
A. Bài cũ:
- MT: Củng cố lại kiến thức về quan hệ từ cho HS .
- PP: Dùng lời, hỏi đáp, động não.
- 2HS lần lượt khám phá bí mật sau 2 trong 3 con số:
+ Số 1: Danh từ chung là gì ? Danh từ riêng là gì ?
+ Số 2:Đặt câu có sử dụng một trong các cặp quan hệ từ đã học.
+ Số 3:Đặt câu có một trong các quan hệ từ đã học.
- GV và HS nhận xét. GV ghi điểm.
B. Bài mới: Giới thiệu bài và giới thiệu về PP dạy học theo hợp đồng.
* GV nêu MĐ – YC của tiết học.
* GV giới thiệu về PP dạy học theo hợp đồng và tổ chức cho HS kí hợp đồng rồi thực hiện hợp đồng.
HĐ1: Hướng dẫn HS ôn tập về danh từ chung, danh từ riêng.
- MT: HS nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1 và tìm được danh từ riêng và 3 danh từ chung.
- PP: Hợp đồng, dùng lời, động não, hỏi đáp, luyện tập - thực hành.
- ĐD: Một tờ giấy khổ to và bút dạ cho 1HS làm BT1.
Bài tập 1: - 1HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. Lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn cả lớp làm bài tập: Đọc thầm đoạn văn và làm bài vào vở nháp. GV phát giấy khổ to và bút dạ cho 1HS làm bài rồi dán bài trên bảng lớp. 
- HS lần lượt trình bày bài làm của mình, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét chung và kết luận:
Danh từ
riêng
Nguyên 
Danh từ chung
giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, má, chị, tay, má, mặt, phía, ánh đèn, màu, tiếng, đàn, tiếng, hát, mùa xuân, năm.
HĐ2: Hướng dẫn HS ôn tập về quy tắc viết hoa danh từ riêng.
- MT: HS nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học ở lớp 4 ( BT2 ).
- PP: Hợp đồng, dùng lời, luyện tập, hỏi đáp, động não.
Bài tập 2: - 1HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- HS suy nghĩ, lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Với tên người, tên địa lý Việt Nam ta có cách viết như thế nào ?
+ Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta phải viết như thế nào cho đúng ?
+ Nếu bộ phận tạo thành tên người, tên địa lí nước ngoài gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gì?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV nói thêm: có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt. Ví dụ: Bạch Cư Dị, Luân Đôn,... 
HĐ3: Hướng dẫn HS ôn tập về đại từ xưng hô.
- MT: Hướng dẫn HS tìm được đại từ xưng hô trong đoạn văn theo yêu cầu của BT3.
- PP: Hợp đồng, dùng lời, động não, luyện tập - thực hành, thảo luận nhóm.
- ĐD: Bốn tờ giấy khổ to và bút dạ cho 4 nhóm HS làm BT3.
Bài tập 3: - GV yêu cầu HS nhắc lại: 
+ Thế nào là đại từ xưng hô ?
+ Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính đó là những từ nào ?
+ Khi xưng hô, các em cần chú ý điều gì ?
- 1HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn, thảo luận nhóm 6, tìm các đại từ xưng hô, viết vào giấy khổ to, dán bảng lớp. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, GV nhận xét, kết luận và tặng hoa điểm 10 cho các nhóm làm bài tốt.
HĐ4: Hướng dẫn HS ôn tập các kiểu câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?
- MT: Thực hiện được yêu cầu của BT4(a, b, c). HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT4.
- PP: Hợp đồng, dùng lời, động não, luyện tập - thực hành, thảo luận nhóm.
- ĐD: Phiếu bài tập đủ cho cả lớp làm BT4.
Bài tập 4: 
- GV hỏi HS: Ở lớp 4, các em đã được học các kiểu câu kể gì? ( Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì? ).
- 1HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu cả lớp làm ý a, b, c, khuyến khích HS khá, giỏi làm thêm ý d.
- GV phát phiếu cho cả lớp làm bài cá nhân.
- Gọi HS đọc bài làm của mình. 
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét bài làm của HS và kết luận ý đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- MT: Kết thúc hợp đồng, GV củng cố lại bài học cho HS.
- PP: Dùng lời, quan sát, động não, trực quan, hỏi đáp.
- ĐD: Một số tranh ảnh minh họa.
- GV cho HS xem một số tranh, ảnh có chú thích tên tranh ở bên dưới, với mỗi tranh yêu cầu HS đặt 1 câu có từ của tranh đó.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các kiến thức vừa ôn tập ; xem trước bài " Ôn tập về từ loại " ( tiếp theo ).

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN THAO GIANG(3).doc