Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết 21: Đại từ xưng hô

Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết 21: Đại từ xưng hô

Luyện từ và câu (21) 5A,B

ĐẠI TỪ XƯNG HÔ

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu được thế nào là đại từ xưng hô.

- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn.

- Sử dụng đại từ sưng hô thích hợp trong đoạn văn hay trong lời nói hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Bài tập 1 - phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp

- Bài tập 1,2 viết sẵn vào bảng phụ.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết 21: Đại từ xưng hô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 2 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu (21) 5A,B
Đại từ xưng hô
I. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là đại từ xưng hô.
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn.
- Sử dụng đại từ sưng hô thích hợp trong đoạn văn hay trong lời nói hằng ngày.
Ii. đồ dùng dạy – học:
- Bài tập 1 - phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp
- Bài tập 1,2 viết sẵn vào bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ : không.
B- Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài
- Hỏi: Đại từ là gì? 
2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- GV lần lượt hỏi để HS phân tích ví dụ:
+ Đoạn văn có những nhân vật nào?
+ Các nhân vật làm gì?
+ Những từ nào được in đậm trong đoạn văn trên?
+ Những từ đó dùng để làm gì?
+ Những từ nào chỉ người nghe?
+ Từ nào chỉ người hay chỉ vật được nhắc đến?
- Kết luận: Những từ chị, chúng tôi, ta, các người, chúng trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp.
- Hỏi: Thế nào là đại từ xưng hô?
*Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc lại lời của cơm và chị Hơ Bia.
-GV hỏi: Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trênthể hiện thái độ của người nói như thế nào?
- Kết luận.: 
*Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp để hoàn thành bài.
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng.
- Nhận xét các cách xưng hô đúng.
-GV Kết luận: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.
3 Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
4. Luyện tập
*Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, làm bài trong nhóm. 
- Gợi ý cách làm bài cho HS:
+ Đọc kỹ đoạn văn.
+ Gạch chân dưới các đại từ xưng hô.
- Gọi HS phát biểu. 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng
*Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và hỏi:
+ Đoạn văn có những nhân vật nào?
+ Nội dung đoạn văn là gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài tập. 
-Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kế luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã điền đầy đủ.
5-Củng cố dặn dò
-Nhắc lại ghi nhớ
-Chuẩn bị bài
- HS nêu ý kiến:
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Mỗc câu hỏi 1 HS nêu ý kiến trả lời.
+ Đoạn văn có các nhân vật : Hơ Bia, cơm và thóc gạo.
+ Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng.
+ Những từ: Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng.
+ Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm.
+ Những từ chỉ người nghe: chị, các người
Những từ chỉ người hay chỉ vật được nhắc tới: chúng.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
+ Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?
+ Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.
- 1 HS trả lời, HS khác bổ sung và thống nhất: Cách xưng hô của cơm rất lịch sự. Cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm từ.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
+ Với thầy cô: xưng là em, con
+ Với bố mẹ: xưng là con
+ Với anh, chị, em: xưng là em, anh (chị).
+ Với bạn bè: xưng là tôi, tớ, mình...
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. Các HS khác đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm việc theo định hướng của GV.
- Tiếp nối nhau phát biểu:
+ Các đại từ xưng hô: ta, chú, em, tôi, anh.
+ Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em, thái độ của thỏ: kiêu căng, coi thường rùa
+ Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh, thái độ của rùa: Tự trọng, lịch sự với thỏ.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp và trả lời:
+ Đoạn văn có các nhân vật: Bồ Chao, Tu Hú, các bạn của Bồ Chao, Bồ Các.
-HS nối tiếp nêu.
- 1 HS làm trên bảng phụ, HS dưới lớp làm vào vở.
-TT các từ càn điền:tôi, tôi Nó,tôi, chúng ta
- Theo dõi bài chữa của GV và chữa lại bài mình (nếu sai)
- 1 HS đọc thành tiếng
-1HS nhắc lại ghi nhớ
-Ôn và chủân bị bài

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC (21).doc