MỞ RỘNG VỐN TỪ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
-Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học”
- Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo YC của bài tập 2.
- Hiểu được những hành động có ý nghĩa bảo vệ môi trường
- Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường theo YC của BT 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
Thứ ba, ngày 16 thỏng 11 năm 2010 Luyện từ và câu (25) 5A,B Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường I. Mục tiêu: -Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” - Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo YC của bài tập 2. - Hiểu được những hành động có ý nghĩa bảo vệ môi trường - Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường theo YC của BT 3. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học: A- Kiểm tra bài cũ: - Đặt câu có từ quan hệ: và, mà, nhng, bằng GV nhận xét, cho điểm. B-Bài mới: 1- Giới thiệu bài: Khu bảo tồn thiên nhiên là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về khu bảo tồn đa dạng sinh học, các hành động bảo vệ môi trường và viết đoạn văn có nội dung bảo vệ môi trường. 2- Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Gọi HS đọc đoạn văn - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi theo hớng dẫn: + Đọc kĩ đoạn văn. + Nhận xét về các loài động, thực vật qua số liệu thống kê. + Tìm nghĩa của cụm từ khu bảo tồn thiên nhiên. ? Qua đoạn văn, em hiểu khu bảo tàng đa dạng sinh học là gì? Bài 2: -Gọi HS đọc nội dung bài. a) Hành động bảo vệ môi trường là gì? b) Hành động phá hoại môi trường là gì? -Nhận xét kết quả, kết luận ý đúng. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu đề. - Cho học sinh trình bày tài viết, nhận xét. - Em viết về đề tài nào? - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. - GV nhận xét, cho điểm. Chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS - Học sinh tự đặt câu. - Nhận xét - 1 Học sinh đọc đoạn văn, thảo luận nhóm. - HS thực hiện theo nhiệm vụ của GV. - Là nơi lưu giữ được nhiều động, thực vật. - HS nối tiếp trả lời - 2 HS nối tiếp đọc nội dung và yêu cầu Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn với nhóm thích hợp + Trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc. + Phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắt thu rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã. - HS đọc đề, xác định yêu cầu đề. - HS tự chọn đề tài, rồi viết. VD: + Em viết đề tài trồng cây. + Đề tài đánh bắt cá bằng điện. + Đề tài xả rác thải bừa bãi.... - HS làm VBT, đại diện nhóm làm giấy khổ to. - Trình bày trước lớp VD: 1. ở thôn em thường có phong trào trồng cây. Đầu xuân mỗi gia đình đóng góp một chút tiền để mua cây về trồng ở các khu vực tập thể hay nơi nhà văn hoá thôn. Việc làm như vậy có ý nghĩa vô cùng to lớn. Những hàng cây xanh mát dọc khu vực nhà văn hoá như những nhà máy lọc bụi ngày đêm. Chiều chiều, ở những nơi này mọi người được viu chơi thoải mái vì được sống trong bầu không khí trong lành, mát mẻ. 2. Địa phương em hiện nay có rất nhiều gia đình thường xuyên đánh bắt cá bằng điện. Người ta kéo điện từ đường dây cao thế dí xuống sông, mương máng để bắt cá. Cả những con tép, con cá bé xíu cũng chết nổi lềnh bềnh. Cách đánh cá này làm phá hoại môi trường, làm chết nhiều sinh vật khác và gây nguy hiểm cho con người. 3. Củng cố, dặn dò: - Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người. - Nhận xét tiết học và dặn học sinh chuẩn bị bài luyện tập quan hệ từ.
Tài liệu đính kèm: