ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu hai chấm)
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1).
- Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT 2, 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ của dấu hai chấm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Thứ n¨m, ngày 14 tháng 4 năm 2011 Luyện từ và câu (64)5A,B ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu hai chấm) I. MỤC TIÊU: - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1). - Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT 2, 3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ của dấu hai chấm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ. - Gọi 3 HS lên bảng, mỗi em đặt 1 câu có dấu phẩy và nêu tác dụng của dấu phẩy đó. - 3 HS đặt câu. - Gọi HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng trong đoạn văn. - 2 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, cho điểm từng HS. - Nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. B-Dạy học bài mới. 1- Giới thiệu bài. 2- Hướng dẫn HS làm bài tập. *Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Hỏi: - Trả lời: + Dấu hai chấm dùng để làm gì? + Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. + Dấu hiệu nào giúp ta nhận ra dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật? + Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Kết luận về tác dụng của dấu hai chấm và treo bảng phụ có ghi sẵn quy tắc. - Lắng nghe, sau đó 2 HS đọc phần Ghi nhớ về dấu hai chấm trên bảng phụ. - Nêu: Từ kiến thức về dấu hai chấm đã học, các em tự làm bài tập 1. - HS tự làm bài vào vở bài tập. - Gọi HS chữa bài. 2 HS nối tiếp nhau chữa bài, HS cả lớp nhận xét, bổ sung. - Kết luận lời giải đúng: a) Một chú công an vỗ vai em: - Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm! Dấu hai chấm đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. *Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 3 HS làm trên bảng nhóm. Mỗi HS chỉ làm 1 câu. HS cả lớp làm vào vở bài tập. - Gọi HS làm bài trên bảng nhóm treo bảng, đọc bài, yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung. - 3 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Gọi HS giải thích vì sao em lại đặt dấu hai chấm vào vị trí đó trong câu. - 3 HS nối tiếp nhua giải thích, HS cả lớp theo dõi, bổ sung cho bạn. - Nhận xét, khen ngợi HS giải thích đúng, hiểu bài. a) Thằng giặc cuống cả chân Nhăn nhó kêu rối rít: - Đồng ý là tao chết. Vì câu sau là lời nói trực tiếp của nhân vật nên dấu hai chấm phải được đặt ở cuối câu trước. b) Tôi đã ngửa cổ cầu xin: “Bay đi, diều ơi, bay đi!”. Vì câu sau là lời nói trực tiếp của nhân vật nên dấu hai chấm phải được đặt ở cuối câu trước. *Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu.của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Tổ chức cho HS làm bài tập theo cặp. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài. - Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung (nếu cần). - 2 HS nối tiếp nhau chữa bài. HS khác nhận xét bài làm của bạn . - Nhận xét câu trả lời của HS. - Người bán hàng hiểu lầm ý của khách là “nếu còn chỗ trên thiên đàng” nên ghi trong dải băng tang “Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng”. 3. Củng cố, dặn dò - Hỏi: Dấu hai chấm có tác dụng gì? Nếu dùng sai dấu câu sẽ có tác hại gì? - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: