Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học 1 đến tiết 34

Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học 1 đến tiết 34

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 1:TỪ ĐỒNG NGHĨA

I/ Mục đích yêu cầu:

- Giúp HS hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.

- Tìm được từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa.

- Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói viết.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn a,b BT1 phần nhận xét.

- Học sinh: SGK.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học 1 đến tiết 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
Tiết 1:Từ đồng nghĩa
I/ Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Tìm được từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa.
- Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói viết.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn a,b BT1 phần nhận xét.
- Học sinh: SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Tìm hiểu ví dụ:
VD1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1phần nhận xét::
- Cho HS nêu yêu cầu và cho HS làm bài tập vào vở. Học sinh nhận xét .
 GV: em có nhận xét gì về nghĩa của cá từ in đậm trong mỗi đoạn văn.
VD2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 phần nhận xét:
- Cho HS nêu yêu cầu. 
- GV chốt lại ý đúng.
H: Thế nào là từ đồng nghĩa?
H: thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
/ c. luyện tập: 
bài 1: GV yêu cầu HS làm theo cặp.
H: Tại sao em lại sắp xếp từ : nước nhà, non sông vào một nhóm.
Bài2: HS làm việc theo nhóm, viết giấy khổ to, bút dạ, nhóm nào xong trứơc dán lên bảng, lớp cùng nhận xét.
Bài 3:GV nên động viên HS đặt câu văn hay.
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn bài chuẩn bị cho bài tiếp theo.
Sách vở của HS.
VD1: 1 HS đọc thành tiếng, các HS khác suy nghĩ, tìm hiểu nghĩa của từ.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Xây dựng: làm nên công trình theo kế hoạch nhất định.
Kiến thiết: xây dựng theo quy mô lớn.
Vàng xuộm: vàngđậm.
Vàng lim: vàng của quả chín gợi cảm giác ngọt.
HS ra kết luận: SGK.
VD 2: HS làm bài theo cặp
- cùng đọc đoạn văn.
-Thay đổi vị trí từ in đậm.
- đọc lại sau khi đã thay đổi vị trí.
- so sánh nghĩa của từng ccâu sau khi đã thay đổi.
- HS trả lời và rút ra ghi nhớ.
Bài 1: 1 HS đọc thành tiếng trứoc lớp.
2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận cùng làm bài.
Bài 2: 
-1 HS đọc thành tiếng trứoc lớp
- 4 HS ngồi 1 nhóm trao đổi thảo luận tìm từ đồng nghĩa.
- Các nhóm dán kết quả, nhóm khác nhận xét.
Bài 3: HS làm bài vào vở.
HS trình bày lớp nhận xét.
Luyện từ và câu
Tiết 2: Luyện tập về từ đồng nghĩa
I/ Mục đích yêu cầu:
- Tìm được từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa.phân biệt sự khác nhau về sắc thái biểu thị giữa những từ đồng nghĩa.
- Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói viết.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn a,b BT1 phần nhận xét.
- Học sinh: SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu.
 - HS làm việc nhóm.
Lưu ý: GV chia nhóm sao cho 1 yêu cầu có 2 nhóm làm.
 - nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. các nhóm cùng nội dung bổ sung nhận xét.
Bài 2: 
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Tổ chức thi đặt câu tiếp sức. 
Bài 3: - Cho HS nêu yêu cầu.
 - HS làm việc nhóm: đọc kĩ đoạn văn, xác định nghĩa của từng từ trong ngoặc.xác định sắc thái của từng từ.đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh để sửa chữa nếu cần.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- nhận xét, trao đổi về cách sử dụng các từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
H: tại sao lại dùng từ “điên cuồng”?
H: Tại sao lại nói mặt trời “nhô” lên chứ không phải là mặt trời “mọc” lên hay “ngoi” lên
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn bài chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- Gv hỏi HS về từ đồng nghĩa nêu ví dụ.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HĐnhóm , trao đổi tìm từ đồng nghĩa:
a/ chỉ màu xanh
b/ chỉ màu vàng, màu đỏ, màu trắng.
- 1 nhóm bào cáo kết quả thảo luận
Bài 2: 
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp
- 4 HS đặt câu trên bảng, HS dưới làm vào vở.
- nhận xét.
- Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.
Bài 3: HS làm bài vào vở.
HS trình bày lớp nhận xét.
Dùng từ: điên cuồng có nghĩa là mất phươg hướng không tự kiềm chế còn dữ dằn lại có sắc thái rất dữ là cho người khác sợ.
Dùng từ nhô là đưa phần đầu cho vượt lên phía trứoc so với cái xung quanh. cõng mặt trời là nhô lên mặt nước và tiếp tuc ngoi lên.
- 1 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
Luyện từ và câu
Tiết 3: Mở rộng vốn từ : Nhân dân.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: nhân dân.
- Biết sử dụng các từ đã học để viết một đoạn văn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Từ điển tiếng việt, một số tờ phiếu ghi nội dung bài tập số 1,3b.giấy khổ to.
- Học sinh: SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
- 1HS lên bảng. GV nhận xét bài làm của học sinh.
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1:
- Cho HS nêu yêu cầu và cho HS làm bài tập vào phiếu. Học sinh nhận xét và GV giảng từ : Tiểu thương(buôn bán nhỏ) sau đó chốt lại .
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
- Cho HS nêu yêu cầu. GV giúp HS hiểu hiểu một số thành ngữ tực ngữ- GV chốt lại ý đúng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3:
- HS nêu yêu cầu.
- cả lớp đọc thầm lại chuyện : Con rồng cháu tiên.
- HS làm việc, GV nhận xét khen những HS có đoạn văn hay, động viên em chưa hoàn thành.
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn.
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- đọc lại đoạn văn miêu tả có dùng những từ ngữ miêu tả đã cho.
Bài 1:
- HS làm bài vào phiếu, trình bày trước lớp, lớp nhận xét.
1 HS đọc to lời giải, lớp lắng nghe.
Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí,
Nông dân: thợ cấy thợ cày,
Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm.
Quân nhân: đại úy, trung sĩ.
Trí thức: giáo viên, bác sĩ.
Bài 2: 
HS làm việc cá nhân, sau đó phát biểu trước lớp.
Chịu thương chịu khó: cần cù LĐ,
Dám nghĩ dám làm: Mạnh dạn táo bạo.
Muôn nghìn như một: đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động.
Bài 3: 
- HS họat động theo cặp.
- đại diện một số trình bày kết quả,
- cho HS viết vào vở khoảng 5,6 câu bắt đầu bằng tiếng đồng( có nghĩa là cùng).
Tham khảo:
Đồng hương, đồng môn, đồng thòi, đồgn bon, đồng bộ, đồng ca, đồng cảm.
- HS chú ý thực hiện.
Luyện từ và câu
Đ4.Luyện tập về từ đồng nghĩa.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Tìm được từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa.phân biệt sự khác nhau về sắc thái biểu thị giữa những từ đồng nghĩa.
- Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói viết.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: bảng nhóm.
- Học sinh: SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 2
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu.
 - HS đọc thầm, quan sát tranh minh họa SGK, 
Bài 2: 
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV giảng từ cội
Bài 3: - Cho HS nêu yêu cầu.
 - HS suy nghĩ chon khổ thơ mình sẽ chọn, sau đó viết thành bài văn miêu tả.
GV: có thể viết về màu sắc sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài thơ, chú ý sử dụng từ đồng nghĩa.
- mời 1 HS khá đọc vài câu làm mẫu.
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn bài chuẩn bị cho bài tiếp theo.
HS làm BT 3,4b ở tiết 3.
Bài 1:
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm vào vở BT, 2 em làm ra bảng nhóm.
- chữa bài, 2 em đọc lại đoạn văn.(lệ đeo ba lô, Thư xách túi đàn, Tuấn vác thùng giấy, Tân và Hưng khiêng lều trại, Phượng kẹp báo).
Bài 2: 
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp, lớp làm bài theo cặp.
- 3 HS đọc lại 3 ý đã cho.HS học thuộc lòng 3 câu tục ngữ.
- nhận xét.
Bài 3: 
- 4,5 phát biểu dự định mình chọn khổ thơ nào
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày lớp nhận xét.
- 1 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
Luyện từ và câu
Đ5.Từ trái nghĩa.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa.
- Tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ trái nghĩa.
- Có khả năng sử dụng từ trái nghĩa khi nói viết.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung BT1,2,3 phần luyện tập.
- Học sinh: SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Tìm hiểu ví dụ:
VD1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1phần nhận xét::
- Cho HS nêu yêu cầu và cho HS làm bài tập vào vở. Học sinh nhận xét .
 GV: giúp HS hiểu 2 trái nghĩa từ chính nghĩa và từ trái nghĩa.
VD2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 phần nhận xét:
- Cho HS nêu yêu cầu. 
- GV chốt lại ý đúng.
H: Thế nào là từ trái nghĩa?
H: cách dùng từ tria nghĩa trong câu trên có tác dụng như thế nào?
- 2,3 HS đọc ghi nhớ (SGK t.39)
c/ luyện tập: 
bài 1: GV yêu cầu HS làm theo cặp.
- HS đọc yêu cầu, tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi câu thành ngữ, tục ngữ.
Bài2: HS làm việc theo nhóm, viết giấy khổ to, bút dạ, nhóm nào xong trứơc dán lên bảng, lớp cùng nhận xét.
Bài 3:GV nên động viên HS đặt câu văn hay.
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn bài chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- HS đọc lại bài văn tả màu sắc tiết trước.
VD1: 1 HS đọc thành tiếng, các HS khác suy nghĩ, tìm hiểu nghĩa của từ.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Phi nghĩa: trái với đạo lí con nguời, cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh xấu xa..
Chính nghĩa: đứng với đạo lí con người, chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức bất công.
HS ra kết luận: chính nghĩa và phi nghĩa là 2 từ trái nghĩa.
VD 2: HS làm bài theo cặp
- cùng đọc câu văn.
- gạch chân từ trái nghĩa, nêu tác dụng của chúng.
- HS trả lời và rút ra ghi nhớ.
Bài 1: 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận cùng làm bài.
- GV mời 4 HS lên bảng làm bài.nhận xét.
Bài 2: 
-1 HS đọc thành tiếng trứoc lớp
- 4 HS ngồi 1 nhóm trao đổi thảo luận tìm từ đồng nghĩa.
- Các nhóm dán kết quả, nhóm khác nhận xét.
Bài 3: HS làm bài vào vở.
HS trình bày lớp nhận xét.
Luyện từ và câu
Đ6.Luyện tập về từ trái nghĩa.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước, đặt câu có cặp từ trái nghĩa.
- Có khả năng sử dụng từ trái nghĩa khi nói viết.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng nhóm
- Học sinh: SGK.
III/ Các hoạt động  ... đúng về hạnh phúc.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
- 1HS lên bảng. GV nhận xét bài làm của học sinh.
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
H.động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1:
- Cho HS nêu yêu cầu và cho HS việc theo cặp.
- HS làm việc theo cặp.
Khoanh trong vào chữ cái trước ý giải thích đúng nghĩa của từ hạnh phúc.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- lớp nhận xét.
- yêu cầu HS đặt câu với từ Hạnh phúc.
H.động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
- Cho HS nêu yêu cầu. GV cho HS thi tìm từ tiếp sức như sau:
Chia lớp thành 2 nhóm, xếo thành 2 hàng trứoc lớp, yêu cầu mỗi em viết 1 từ, sau đó truyền cho bạn khác viết tiếp.
- nhận xét.
H.động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3:
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm việc theo cặp sau đó phát biểu và giải thích vì sao. GV nhận xét khen HS 3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn.
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn miêu tả mẹ đang cấy lúa.
- nhận xét.
Bài 1:
- HS làm việc theo cặp trao đổi cùng bạn để trả lời câu hỏi.
- 1 HS làm bài trên lớp.
- HS phát biểu ý kiến, GV chốt lại lời giải đúng.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc câu trước lớp.
Bài 2: 
- Thi tìm từ .
- Viết các từ vừa tìm được vào vở:
Phúc ấm(phúc đứccủa tổ tiên để lại ), phúc bất trùng lai, phúc hậu,phúc lộc, phúc lợi, phúc phận, phú tinh, có phúc
Bài 3: 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi ý kiến của mình về hạnh phúc.
- nối tiếp nhau trình bày trước lớp.
Luyện từ và câu
Đ30. Tổng kết vốn từ .
I/ Mục đích yêu cầu:
- Tìm được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước.
- Tìm được những câu thành ngữ tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, trầy trò, bạn bè và hiểu biết về nghĩa của chúng.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: SGK, tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, sử dụng cá từ ngữ miêu tả hình dáng của ngườiđể viết đoạn văn tả người.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
- 1HS lên bảng. GV nhận xét bài làm của học sinh.
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
H.động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1:
- Cho HS nêu yêu cầu và cho HS việc theo nhóm.
- HS làm việc, đại diện các nhóm trình bày. sau đó nhận xét.
H.động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
- Cho HS nêu yêu cầu. GV cho HS thi tìm thành ngữ tục ngữ. GV ghi nhanh chữ đầu câu các câu thành ngữ tục ngữ lên bảng
- nhận xét.
H.động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3:
- HĐ như BT1.
HĐ 4: - HS tự làm bài tập. 
- yêu cầu HS viết vào giấy, dán bài trên bảng,đọc đoạn văn trước lớp sau đó nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn.
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn miêu tả mẹ đang cấy lúa.
- nhận xét.
Bài 1:
- HS làm việc theo nhóm trao đổi cùng bạn để tìm những từ ngữ chỉ : người thân trong gia đình,những người gần gũi với em ở trường học, chỉ nghề khác nhau.
- Đại diện các nhóm trình bày:
chỉ người thân trong gia đình: cha, mẹ, anh, chị, chú , bác, cậu, mợ
-Gần gũi với em ở trường học: thầy giáo, cô giáo, bạn bè, lớp truởng, phụ trách đội, 
- dân tộc: Ba- Na, Kinh, Ê-đê
Bài 2: 
- HS viết vào vở các câu thành ngữ tục ngữ .
Bài 3: 
- nối tiếp nhau trình bày trước lớp đọc các đoạn văn.
- nhận xét, cho điểm đoạn văn đạt yêu cầu. 
-Bài 4: HS trình bày.
Luyện từ và câu
Đ31. Tổng kết vốn từ .
I/ Mục đích yêu cầu:
- Tìm được những từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩanói về tính cách: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong đoạn văn Cô Chấm.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: SGK, 
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
- 1HS lên bảng. GV nhận xét bài làm của học sinh.
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
H.động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1:
- Cho HS nêu yêu cầu và cho HS việc theo nhóm.
- HS làm việc, đại diện các nhóm trình bày. sau đó nhận xét.
H.động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
- Cho HS nêu yêu cầu. 
-H: Bài tập có yêu cầu gì?
Để làm được bài tập các em cần lưu ý: nêu đúng tính cách của cô Chấm, em phải tìm từ ngữ tính cách nói về cô Chấm.
- Tổ chức cho HS thi tìm những chi tiết và từ ngữ minh họacho từng nét tính cách cô Chấm tong nhóm. mỗi nhóm chi tìm từ minh họa cho 1 tính cách.
- Gọi HS dán giấy lên bảng, đọc phiếu, GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 3:
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn.
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn miêu tả mẹ đang cấy lúa.
- nhận xét.
Bài 1:
- HS làm việc theo nhóm trao đổi thực hiện yêu cầu bài 1.
- viết vào bảng nhóm.
- trình bày, nhận xét.
Bài 2: 
- Tính cách của cô Chấm: trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ,giản dị, giàu tình cảm, dễ xúc động.
- HĐ trong nhóm, viết vào bnảg nhóm , HS còn lại có thể viết vào bút chì hoặc giấy nháp.
Luyện từ và câu
Đ33. Ôn tập về cấu tạo từ .
I/ Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập củng cố kiến thức về cấu tạo từ: từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
- Xác định được: từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
- Tìm được từ đồng nghĩa với từ trái nghĩa cho sẵn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: SGK, 
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
- 1HS lên bảng.
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
H.động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1:
Yêu cầu HS làm ra giấy.
- H: trong tiếng việt có các kiể cấu tạo từ như thế nào?
- Thế nào là từ đơn, từ phức? từ phức gồm những loại từ nào?
- H: hãy tìm thêm 3 ví dụ minh họa cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại.
GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ
Bài 2: 
- nêu yêu cầu.
H: Thế nào là từ đồng âm?
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ
Bài 3:
- HS làm bài, GV giúp HS yếu.
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về làm tiếp BT4.
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- đặt 2 câu , 1 câu có từ trái nghĩa, 1 câu có từ đồng nghĩa với từ mình đã chọn.
Bài 1:
- HS làm bài.
- nối tiếp nhau trả lưòi câu hỏi.
- 1 HS làm trên bảng lớp dưới lớp làm vào vở.
- nhận xét.
Ví dụ:
- 9 HS nối tiếp nhau, mỗi em tìm 1 từ.
- 1 HS đọc thành tiếng vầ cấu tạo từ, các loại từ phân theo cấu tạo.
Bài 2:
3 HS nối tiếp nhau trả lời.
- 2 HS ngồi gần nhau trao đổi, thảo luận để làm bài.
- Nối tiếp nhau phát biểu nội dung.
Bài 3: HS làm bài ra giấy. nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
Luyện từ và câu
Đ32. Tổng kết vốn từ .
I/ Mục đích yêu cầu:
- Tự kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.
- Tự kiểm tra khả năng dùng từ đặt câu.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: SGK, 
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
- 1HS lên bảng.
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
H.động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1:
Yêu cầu HS làm ra giấy.
Gợi ý:
 Bài 1a: xếp các tiếng vào nhóm đồng nghĩa, mỗi nhóm một dòng.
1b/ Diền từ thích hợp vào chỗ trống.
- trong thời gian HS làm bài, GV ghi cách cho điểm trên bảng.
- yêu cầu trao đổi bài, chấm chéo, sau đó nộp cho GV.
Bài 2: 
- gọi HS đọc bài văn 
Giảng: nhà văn Phạm Hổ bàn với chúng ta về văn chương đó là:trong miêu tả người ta hay so sánh kèm theo nhận hóa, người ta có thể so sánh hay nhân hóa để tả bên ngoài. trong quan sát miêu tả người ta phải tìm ra cái mới cái riêng, không phải có cái mới, cái riêng bắt đầu tâm sự tự quan sát.
Bài 3:
- HS làm bài theo nhóm. 
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn.
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- đặt 2 câu , 1 câu có từ trái nghĩa, 1 câu có từ đồng nghĩa với từ mình đã chọn.
Bài 1:
- HS làm bài độc lập.
- đổi vở cho nhau.
Đáp án:
1a/ đỏ- điều – son.
 Trắng - bạch
 Xanh- biếc – lục
 Hồng- đào.
1b. Bảng màu đen gọi là bảng đen
 Mắt màu đen gọi là mắt huyền.
 Ngựa màu đen gọi là ngựa ô.
mèo màu đen gọi là mèo nhung.
Chó màu đen gọi là chó mực
Quần màu đen gọi là quần thâm.
Bài 2:
3 HS nối tiếp nhau đọc thành từng tiếng bài văn.
Bài 3: mỗi nhóm đặt 3 câu, 2 nhóm làm bài vào giấy khổ to.
VD:
- Dòng sông như một dải lụa đào vắt ngang thành phố.
- Bé Nga có đôi mắt tròn xoe, đen láy trông rất đáng yêu.
Luyện từ và câu
Đ34. Ôn tập về câu .
I/ Mục đích yêu cầu:
- Ôn về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến.
- Ôn tập về các kiểu câu: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
- Xác định đúng thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: SGK, 
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
3HS lên bảng.
2. Dạy bài mới:
a/- Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
H.động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1:
H: câu hỏi dùng để làm gì? có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
-H : câu kể dùng để làm gì? có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?
H: câu cầu khiến dùng đê làm gì? có thể nhận ra câu cầu khiến bằng dấu hiệu gì?
- GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ .
Bài 2: 
- nêu yêu cầu.
H: có những kiểu câu kể nào? chủ ngữ, vị ngữ trong kiểu câu đó trả lời câu hỏi gì?
GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ.
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về làm tiếp BT4.
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- đặt câu có từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa.
Bài 1:
- nối tiếp nhau trả lưòi câu hỏi.
- nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS tự làm bài tập gv theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Bài 2:
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS trả lời câu hỏi, sau đó đọc nội dung ghi nhớ,
- HS tự làm bài theo nhóm.
- Viết riêng từng câu kể trong mẩu chuyện.
- Xác định kiểu câu kể đó.
- xác đinh chủ ngữ, vị ngữ trong câu đó?
Đáp án:
1/ câu kể ai là gì?
2/ câu kể Ai thế nào?
3/ câu kể ai là gì?
- HS chú ý lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tu va cau 5doc.doc