Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học 13: Từ nhiều nghĩa

Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học 13: Từ nhiều nghĩa

I.Mục tiêu:

 - Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.

 - Phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.

II.Đồ dùng dạy-học:

-Tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có hể minh họa cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa. Ví dụ: tranh vẽ HS rảo bước đến trường, bộ bàn ghế, núi, cảnh bầu trời tiếp giáp mặt đất, để giảng nghĩa các từ chân (chân người), chân bàn, chân núi, chân trời

-Một số phiếu khổ to.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học 13: Từ nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết 13:	Luyện từ và câu.
	TỪ NHIỀU NGHĨA.
I.Mục tiêu:
	- Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
	- Phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.
II.Đồ dùng dạy-học:
-Tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có hể minh họa cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa. Ví dụ: tranh vẽ HS rảo bước đến trường, bộ bàn ghế, núi, cảnh bầu trời tiếp giáp mặt đất, để giảng nghĩa các từ chân (chân người), chân bàn, chân núi, chân trời
-Một số phiếu khổ to.
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ KT bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS.
+ Em hãy đặt câu để phân biệt nghĩa của một cặp từ đồng âm.
- GV nhận xét.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nhận xét và ghi nhớ.
(PP giảng giải, thực hành, thảo luận)
FHĐ1: BT1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- Cho HS làm bài (GV dán lên bảng lớp 2 phiếu đã chuẩn bị trước BT1)
@ GV nhận xét và chốt lại:Các nghĩa vừa xác định cho từ răng, mũi, tai là nghĩa gốc ( nghĩa ban đầu ) của mỗi từ.
FHĐ2: BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
+Trong khổ thơ có từ răng, mũi, tai.chúng có gì khác nghĩa của chúng ở bt 1?
 - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
a/ Răng :dùng để cào, không dùng để cắn, giữ, nhai thức ăn.
b/ Mũi (trong mũi thuyền) dùng để rẽ nước chứ không để thở.
c/ Tai (trong tai ấm) giúp người ta cầm ấm dễ được dễ dàng để rót nước chứ không dùng để nghe.
@Chốt: Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai.Ta gọi đó là nghĩa chuyển.
FHĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3
(Cách tiến hành tương tự ở BT2)
- GV nhận xét và xác nhận lời giải đúng:
+ Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ răng có cùng nét nghĩa: chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều thành hàng.]
+ Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mũi có cùng nét nghĩa: chỉ bộ phận có đầu nhọn và nhô ra phía trước.
+ Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ tai có cùng nét nghĩa: chỉ bộ phận ở bên, chìa ra (hình giống như cái tai).
 @ Chốt:Các nghĩa của từ nhiều nghĩa có mối liên hệ với nhau. 
 Ghi nhớ:
- Cho HS đọc phần Ghi nhớ.
- Có thể cho HS tìm thêm VD ngoài VD trong sách (hoặc lấy lại VD trong sách để minh họa cho nội dung được ghi nhớ)
3. Luyện tập:
( PP thực hành, luyện tập, thảo luận)
FHĐ1: BT1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
+Câu nào từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc, câu nào từ mắt, chân, đầu mang nghĩa chuyển?.
- Cho HS làm bài. (GV dán 2 phiếu đã chuẩn bị BT1 lên bảng lớp.
- Cho HS trình bày kết quả.
 @ GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
 Nghĩa gốc	Nghĩa chuyển
a/ Đôi mắt	 mở mắt
b/..đau chân ba chân
c/ ngoẹo đầu đầu nguồn.
FHĐ2: BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
+Tìm VD về sự chuyển nghĩa của những từ:lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
- Cho HS làm bài.
F GV nhận xét + chốt lại kết quả:
+ Nghĩa chuyển của từ lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, trăng lưỡi liềm, lưỡi mác, lưỡi gươm,
+ Nghĩa chuyển của từ miệng: miệng bát, miệng túi, miệng núi lửa,
+ Nghĩa chuyển của từ cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ áo, cổ bình, cổ tay,
+ Nghĩa chuyển của từ tay: tay áo, đòn tay, tay quay, tay bóng giỏi,
+ Lưng: lưng ghế, lưng đồi, lưng đê,
4. Củng cố, dặn dò:
GV: Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tìm thêm những ví dụ về nghĩa chuyển của các từ đã cho ở BT2 của phần Luyện tập.
- 2 HS lên đặt câu trên bảng lớp.
- 1 HS , lớp đọc thầm.
- 2 HS lên làm trên phiếu.
- HS còn lại dùng viết chì nối trong SGK.
- Lớp nhận xét bài 2 bạn làm trên phiếu
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS làm việc theo cặp
- Đại diện cặp trình bày
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài và trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét
- 2 HS , cả lớp đọc thầm.
- Một vài HS không nhìn sách nhắc lại Ghi nhớ
- 1 HS , lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân, mỗi em dùng viết chì gạch 1 gạch dưới từ mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ mang nghĩa chuyển.
- 2 HS lên làm trên phiếu
- Lớp nhận xét
-1 HS nhắc lại
- 1 HS , lớp đọc thầm.
- HS làm theo nhóm 5
-Trình bày sản phẩm
- Lớp nhận xét. 
- 2 HS lần lượt nhắc lại.
	Tiết 14:	Luyện từ và câu.
	LUYỆN TẬP TỪ NHIỀU NGHĨA.
I.Mục tiêu:
- Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa.
- Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ.
II.Đồ dùng dạy-học:
- VBT Tiếng Việt 5 (nếu có).
-Phiếu khổ to.
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
A/ KT bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS.
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?
 Nêu ví dụ
+ Em hãy tìm một số VD: về nghĩa chuyển của những từ: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng
- GV nhận xét chung.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Làm BT:
FHĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 (8’)
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
+Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp ở cột A
- Cho HS làm bài
 @GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng:
FHĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 (6’)
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- GV giao việc: Các em hãy chọn nghĩa ở dòng a, b hoặc c sao cho đúng nét nghĩa với cả 5 từ chạy ở 5 câu của BT1
- Cho HS làm việc + trình bày kết quả.
@ GV nhận xét + chốt lại ý đúng: dòng b (sự vận động nhanh)
FHĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3 (6’)
(Cách tiến hành như ở BT2)
 @GV chốt lại lời giải đúng: Từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc.
FHĐ4: Hướng dẫn HS làm BT4: (8’)
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1
- GV giao việc:
+ Các em chọn từ đi hoặc từ đứng
+ Đặt 2 câu với 2 nghĩa của từ đã chọn
- Cho HS làm bài (GV phát bút dạ + phiếu đã photo cho các nhóm)
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét + khen nhóm đặt câu đúng với 2 nghĩa đã cho, đặt câu hay.
3. Củng cố dặn do:ø
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT4 (viết lại những câu phân biệt nghĩa của cả 2 từ đi và đứng).
-Chuẩn bị bài “Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên”
-1HS
-1HS
-1HS , lớp đọc thầm.
- 2 HS làm trên phiếu.
- HS còn lại dùng viết chì nối câu ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B
-Lớp nhận xét.
- 1 HS , lớp đọc thầm
- HS làm việc nhóm đôi
- HS nêu
- Lớp nhận xét
- 1 HS , lớp đọc thầm
- Các nhóm đặt câu vào phiếu
- Đại diện các nhóm dán phiếu đã làm lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an luyen tu va cau ki 1.doc