Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học 44: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học 44: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

i. mục tiêu, yêu cầu

1- HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.

2- Biết tạo câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.

II. Đồ dùng dạy – học

- Bút dạ + một vài băng giấy.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học 44: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
i. mục tiêu, yêu cầu
1- HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
2- Biết tạo câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.
II. Đồ dùng dạy – học
- Bút dạ + một vài băng giấy.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 3 HS
- GV nhận xét , cho điểm
• HS1 nhắc lại cách nối câu ghép ĐK (GT) - KQ
• HS2: làm BT1
• HS3 làm BT2 +3 
Bài mới
1
Giới thiệu bài
1’
 Khi nói, khi viết ta không chỉ sử dụng một kiểu câu ghép điều kiện (GT) – KQ mà ta còn sử dụng câu ghép thể hiện quan hệ tương phản. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết tạo ra câu ghép tương phản bằng cách nối các vế câu bằng quan hệ từ, biết thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.
- HS lắng nghe
2
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu + đọc 2 đoạn văn.
- GV giao việc:
 • Các em đọc lại đoạn văn.
 • Tìm câu ghép trong hai đoạn.
 • Từ nào nối các vế câu ghép.
- Cho HS làm bài. 
- GV nhận xét và chốt lại: có 1 câu ghép
 • Tuy bốn mùa là vậy, / nhưng mỗi mùa Hà Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
 • 2 vế câu ghép nối với nhau bằng cặp quan hệ từ Tuy......nhưng
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc + gợi ý.
 + Các em tìm thêm các câu ghép thể hiện sự tương phản.
 + Muốn vậy, các em cần sử dụng các quan hệ từ hoặc các cặp quan hệ từ:
 • QHT: tuy, dù, mặc dù, nhưng
 • Cặp QHT: tuy...nhưng, mặc dù....nhưng.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS nhận xét kết quả.
- GV nhận xét và khảng định những câu các em đã làm đúng
- 1 HS đọc thành thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Một số HS lên làm bẩi bảng lớp.
- HS còn lại dùng bút chì gạch dưới câu ghép và quan hệ từ.
- Lớp nhận xét bài của bạn trên lớp.
- 1HS đọc to, lớp lắng nghe
- 2HS làm bài trên bảng lớp.
- HS còn lại làm bài vào vở bài tập.
- Lớp nhận xét kết quả bài của 2 bạn trên lớp.
3
Ghi nhớ 3’
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- 3 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- 3 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ( không nhìn SGK).
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu + đọc câu a, b.
- GV giao việc:
 • Các em đọc lại câu a, b.
 • Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu 
- Cho HS làm bài (GV dán băng giấy đã ghi sẵn câu a, b lên bảng).
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
- 3HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe
- 2 HS làm bài trên bảng lớp.
- HS còn lại dùng bút chì gạch trong SGK.
- Lớp nhận xét bài làm của 2 bạn trên bảng.
Băng giấy trên bảng lớp
a/ Mặc dù giặc Tây hung tàn, / nhưng 
 c v
 chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.
 c v
b/ Tuy rét vẫn kéo dài, / mùa xuân đã đến bên bời sông Lương
 c v c v
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
(Cách tiến hành tương tự BT1)
Lời giải đúng:
a/ Cần thêm quan hệ từ nhưng + thêm vế 2 của câu.
VD: Tuy hạn hán kéo dài nhưng ao nhà em vẫn không cạn nước.
b/ Cần thêm quan hệ từ mặc dù + thêm vế 1 của câu ( hoặc quan hệ từ tuy + vế 1)
VD: Mặc dù mặt trời đã lặn, nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3
(Cách tiến hành tương tự BT1)
GV chốt lại kết quả đúng:
 • Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian 
 c v
 xảo / nhưng cuối cùng hắn 
 c
 vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8
H: Câu chuyện gây cười ở chỗ nào?
- ở chỗ bạn Hùng hiểu lầm câu hỏi của cô giáo (cô giáo hỏi chủ ngữ trong câu của bạn Hùng thì lại hiểu là tên cướp đang ở đâu)
5
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS kể mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu? cho người thân nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC 44.doc