Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than)

Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than)

Ôn tập về dấu câu

( Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than)

I. Mục tiêu, yêu cầu

1- Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, dấu hỏi, chấm than.

2- Nâng cao kỹ năng sử dụng ba loại dấu câu trên.

II. Đồ dùng dạy – học

- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to.

- 1 tờ giấy phô tô mẩu chuyện vui Kỉ lục thế giới.

- 2 tờ giấy phô tô bài Thiên đường của phụ nữ.

- 3 tờ phô tô mẩu chuyện vui

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 57 Luyện từ và câu:
Ôn tập về dấu câu
( Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than)
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, dấu hỏi, chấm than.
2- Nâng cao kỹ năng sử dụng ba loại dấu câu trên.
II. Đồ dùng dạy – học
- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to.
- 1 tờ giấy phô tô mẩu chuyện vui Kỉ lục thế giới.
- 2 tờ giấy phô tô bài Thiên đường của phụ nữ.
- 3 tờ phô tô mẩu chuyện vui
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét về kết quả của bài kiểm tra định kì giữa học kì II
- HS lắng nghe
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
 Trong các tiết Luyện từ và câu trước các em đã được biết về các loại dấu câu. Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được ôn tập về một số dấu câu đã học: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Từ đó, các em sẽ nâng cao kĩ năng sử dụng ba loại dấu câu này.
Làm BT
HD1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu BT1 + đọc truyện vui Kỉ lục thế giới.
- GV giao việc:
 • Mỗi em đọc thầm lại truyện vui.
 • Tìm dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong truyện vui.
 • Mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì?
- Cho HS làm bài.
- GV dán lên bảng tờ giấy phô tô truyện vui Kỉ lục thế giới.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
 • Dấu chấm đặt cuối các câu 1, 2, 9: dùng để kết thúc các câu kể ( câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu kể nhưng cuối đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật).
 • Dấu chấm hỏi đặt cuối câu 7, 11: dùng để kết thúc các câu hỏi.
 • Dấu chấm than đặt cuối câu 4, 5: dùng để kết thúc câu cảm (câu 4), câu khiến ( câu 5).
HĐ2: Hưỡng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 + đọc bài văn Thiên đường của phụ nữ.
- GV giao việc:
 • Mỗi em đọc lại bài văn.
 • Điền dấu chấm vào những chỗ cần thiết trong bài văn.
 • Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy định.
- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp tờ phiếu đã ghi sẵn bài văn (hoặc phát phiếu cho 2 HS làm bài).
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
- 1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân, dùng bút chì khoanh tròn các dấu chấm, dấu hỏi, chấm than.
- 1 HS TB lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- 2 HS KG làm bài vào phiếu. Lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS làm bài vào giấy dán lên trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
Đoạn văn có 8 câu như sau:
1/ Thành phố Giu-chi-tan nằm ở phía nam Mê-hi-cô là thiên đường của phụ nữ./ 
2/ ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ.
3/ Trong mỗi gia đình, khi một đứa bé sinh ra là phái đẹp thì các thành viên trong gia đình nhảy cẫng lên vì vui sướng, hết lời tạ ơn đấng tối cao.
4/ Nhưng điều đáng nói là những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ.
5/ Trong bậc thang xã hội ở Giu-chi-tan, đứng trên hết là phụ nữ, kế đó là những người giả trang phụ nữ, còn ở nấc cuối cùng là ...đàn ông.
6/ Điều này thể hiện trong nhiều tập quán của xã hội.
7/ Chẳng hạn, muốn tham gia một lễ hội, đàn ông phải được một phụ nữ mời và giá vé vào cửa là 20 pê-xô dành cho phụ nữ chính cống hoặc những chàng trai giả gái, còn đàn ông: 70 pê-xô.
8/ Nhiều chàng trai mới lớn thèm thuồng những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ đến nỗi có lắm anh tìm cách trở thành ...con gái.
HĐ3: Hướng dẫn làm BT3
(cách tiến hành tương tự các bài tập trên)
- GV chốt lại kết quả đúng:
 • Câu 1 là câu hỏi ( phải sửa dấu chấm thành dấu chấm hỏi).
 • Câu 2 là câu kể ( dấu chấm dùng đúng).
 • Câu 3 là câu hỏi ( phải sửa dấu chấm than thành dấu chấm hỏi).
 • Câu 4 là câu kể ( phải sửa dấu chấm hỏi thành dấu chấm).
H: Em hiểu câu trả lời của Hùng trong mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở như thế nào? 
- Câu trả lời của Hùng cho biết: Hùng đựoc không điểm cả 2 bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán.
3.Củng cố, dặn dò- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể mẩu chuyện vui cho người thân nghe.
- HS lắng nghe.
Ruựt kinh nghieọm:

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC 57.doc