Tuần 1
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
1. Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với 1 cặp từ đồng nghĩa theo mẫu (BT3).
3. Biết lựa chọn và sử dụng từ đồng nghĩa khi giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.:
- GV: SGK, bảng nhóm.
- HS: SGK, VBT Tiếng Việt, vở.
ND: 16/08/2011 Luyện từ và câu Tuần 1 TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC TIÊU: 1. Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 2. Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với 1 cặp từ đồng nghĩa theo mẫu (BT3). 3. Biết lựa chọn và sử dụng từ đồng nghĩa khi giao tiếp. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.: - GV: SGK, bảng nhóm. - HS: SGK, VBT Tiếng Việt, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 1’ 17’ 19’ 2’ 1. KTBC: - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 2. BÀI MỚI: a. GTB: - GTB: Từ đồng nghĩa và ghi tựa bài b. Các hoạt động: *HĐ1: Nhận xét NX 1: (SGK/7) - Gọi HS đọc NX1. - Yêu cầu HS: + Tìm những từ in đậm có trong đoạn văn? - NX, ghi bảng: a) xây dựng, kiến thiết; b) vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm. + Yêu cầu HS tìm nghĩa của các từ in đậm? + So sánh nghĩa của các từ ở câu a và nghĩa các từ ở câu b? - Nhận xét, chốt ý đúng: + Từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn là: kiến thiết, xây dựng. + Từ có nghĩa gần giống nhau là: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm. NX 2: (SGK/8) - Gọi HS đọc NX 2. - Yêu cầu HS: + Các em thay đổi vị trí từ kiến thiết và xây dựng cho nhau xem có được không? Vì sao? + Thay đổi vị trí các từ: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cho nhau xem có được không? Vì sao? - Nhận xét,chốt ý: xây dựng, kiến thiết có thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau hoàn toàn (đồng nghĩa hoàn toàn); vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn (đồng nghĩa không hoàn toàn). - Hỏi: + Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa.Cho VD? + Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn.Cho VD? + Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn.Cho VD? - NX, chốt ý: (SGK/8) - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK *HĐ2:Luyện tập BT1: (SGK/8) - Gọi HS đọc BT1. - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS trình bày kết quả - Nhận xét, ghi điểm cho HS KL: + nước nhà, non sông + hoàn cầu, năm châu BT2: (SGK/8) - Gọi HS đọc BT2. - Yêu cầu HS tìm từ đồng nghĩa với các từ: đẹp, to lớn, học tập. - Cho HS trình bày - Nhận xét, tuyên dương HS tìm từ đúng. KL: + Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, tươi đẹp, mĩ lệ. + To lớn: vĩ đại, khổng lồ, to kềnh, to tướng, to đùng, to, lớn,.. + Học tập: học, học hỏi, học hành, BT3: (SGK/8) - Gọi HS đọc BT. - Yêu cầu HS đặt câu - Chấm 1 số vở. - Sửa các câu HS làm ở bảng nhóm. - Nhận xét và ghi điểm những câu đặt đúng, sửa sai cho HS. c. Củng cố - dặn dò: -Yêu cầu HS nhắc lại : Thế nào là từ đồng nghĩa. Cho VD? - Nhận xét giờ học. - Dặn: Về hoàn chỉnh bài tập đặt câu ( nếu chưa làm xong); chuẩn bị bài: LT từ đồng nghĩa. - Lắng nghe và ghi tựa bài vào tập. - 1HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo - Tìm từ và nêu - Nêu ý kiến - NX, bổ sung. - Nêu ý kiến - NX, bổ sung. - 1 HS đọc – Lớp theo dõi. - Suy nghĩ trả lời - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. -Nêu ý kiến - NX, bổ sung. -Nêu ý kiến - NX, bổ sung. -Nêu ý kiến - NX, bổ sung. - Lắng nghe. - Đọc ghi nhớ ở SGK/8 (2HS) - Đọc – nêu y/c. - Đọc thầm đoạn văn và làm bài vào VBT. - Nêu bài làm - NX - BS - Đọc BT-nêu y/c -Trao đổi bạn bên cạnh làm BT vào VBT. - Lần lượt ghi kết quả ở bảng lớp - Nhận xét, bổ sung. - Tự sửa bài ở VBT. - 1 HS đọc – nêu y/c. - Làm vào VBT, 3HS làm ở bảng nhóm. - NX, sửa sai cho bạn. - Đọc bài làm ở VBT. - Nêu ý kiến. (2HS)
Tài liệu đính kèm: