Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 20

Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 20

TUẦN:1

I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn. ( Ghi nhớ)

- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT 1, BT 2 ( 2 trong số 3 từ); Đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu ( BT 3)

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bìa cứng ghi ví dụ 1 và 2. Phiếu photo phóng to ghi bài tập 1 và bài tập 2.

- Học sinh: Bút dạ - vẽ tranh ngày khai trường - cánh đồng - bầu trời - dòng sông. Cấu tạo của bài “Nắng trưa”. ( Nếu có ĐK)

 

doc 67 trang Người đăng hang30 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 26 tháng 08 năm 2009
TUẦN:1
I. MỤC TIÊU: 
- 	Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, ø từ đồng nghĩa không hoàn toàn. ( Ghi nhớ)
- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT 1, BT 2 ( 2 trong số 3 từ); Đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu ( BT 3)
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Bìa cứng ghi ví dụ 1 và 2. Phiếu photo phóng to ghi bài tập 1 và bài tập 2. 
- 	Học sinh: Bút dạ - vẽ tranh ngày khai trường - cánh đồng - bầu trời - dòng sông. Cấu tạo của bài “Nắng trưa”. ( Nếu có ĐK)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: KT sách,vở đồ dùng học tập.
3. Bài mới: 
Bài luyện từ và câu: “Từ đồng nghĩa sẽ giúp các em hiểu khái niệm ban đầu về từ đồng nghĩa, các dạng từ đồng nghĩa và biết vận dụng để làm bài tập”. 
- Học sinh nghe 
* Hoạt động 1: Nhận xét, ví dụ
- Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm 
Phương pháp: Trực quan, thực hành
- Yêu cầu học sinh đọc và phân tích ví dụ. 
- Học sinh lần lượt đọc yêu cầu bài 1 
Ÿ Giáo viên chốt lại nghĩa của các từ à giống nhau. 
- Xác định từ in đậm : xây dựng, kiến thiết, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm
Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau gọi là từ đồng nghĩa. 
- So sánh nghĩa các từ in đậm đoạn a - đoạn b. 
- Hỏi: Thế nào là từ đồng nghĩa? 
Ÿ Giáo viên chốt lại (ghi bảng phần 1) 
- Yêu cầu học sinh đọc câu 2. 
- Cùng chỉ một sự vật, một trạng thái, một tính chất. 
- Nêu VD 
- Học sinh lần lượt đọc 
- Học sinh thực hiện vở nháp 
- Nêu ý kiến 
- Lớp nhận xét 
- Dự kiến: VD a có thể thay thế cho nhau vì nghĩa các từ ấy giống nhau hoàn toàn . VD b không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn: 
+ Vàng xuộm: chỉ màu vàng đậm của lúa chín
+ Vàng hoe: chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên 
+ vàng lịm : chỉ màu vàng của lúa chín, gợi cảm giác rất ngọt 
Ÿ Giáo viên chốt lại (ghi bảng phần 2) 
- Nêu ví dụ: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 
- Tổ chức cho các nhóm thi đua. 
* Hoạt động 2: Hình thành ghi nhớ 
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trên bảng. 
- Học sinh lần lượt đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Phần luyện tập
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Luyện tập, thực hành 
Ÿ Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc những từ in đậm có trong đoạn văn ( bảng phụ)
_GV chốt lại 
- “nước nhà- hoàn cầu -non sông-năm châu”
- Học sinh làm bài cá nhân 
- 2 - 4 học sinh lên bảng gạch từ đồng nghĩa + nước nhà – non sông
 + hoàn cầu – năm châu
Ÿ Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 2. 
- 1, 2 học sinh đọc 
- Học sinh làm bài cá nhân và sửa bài 
- Giáo viên chốt lại và tuyên dương tổ nêu đúng nhất 
- Các tổ thi đua nêu kết quả bài tập 
Ÿ Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 3 
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh làm bài cá nhân 
- Giáo viên thu bài, chấm 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận, tuyên dương
- Tìm từ đồng nghĩa với từ: xanh, trắng, đỏ, đen
- Các nhóm thi đua tìm từ đồng nghĩa
- Tuyên dương khen ngợi 
- Cử đại diện lên bảng 
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện từ đồng nghĩa”
-Lắng nghe
- Nhận xét tiết học 
Thứ năm ngày 26 tháng 08 năm 2009
I. MỤC TIÊU: 
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc ( 3 trong số 4 màu nêu ở BT 1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT 1 ( BT 2).
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn ( BT 3)
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Phiếu pho to phóng to ghi bài tập 1 , 3 - Bút dạ 
-	Học sinh: Từ điển 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Từ đồng nghĩa
- Học sinh tự đặt câu hỏi
Ÿ Thế nào là từ đồng nghĩa ? kiểm tra
Ÿ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn - không hoàn toàn ? Nêu vd
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
3. Bài mới: 
“Trong tiết học trước, các em đã biết thếù nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa để làm bài tập”
- Học sinh nghe 
* Hoạt động 1: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp 
Ÿ Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Học theo nhóm bàn
- Sử dụng từ điển
- Nhóm trưởng phân công các bạn tìm từ đồng nghĩa chỉ màu xanh - đỏ - trắng - đen
- Mỗi bạn trong nhóm đều làm bài - giao phiếu cho thư ký tổng hợp.
- Lần lượt các nhóm lên đính bài làm trên bảng (đúng và nhiều từ)
Ÿ Giáo viên chốt lại và tuyên dương
- Học sinh nhận xét 
Ÿ Bài 2:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Học sinh làm bài cá nhân
- Giáo viên quan sát cách viết câu, đoạn và hướng dẫn học sinh nhận xét, sửa sai
_ VD : +Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt ..
Ÿ Giáo viên chốt lại - Chú ý cách viết câu văn của học sinh
- Học sinh nhận xét từng câu (chứa từ đồng nghĩa ...)
Ÿ Bài 3:
HS đọc yêu cầu bài tập 
 HS đọc đoạn “Cá hồi vượt thác “
- Học trên phiếu luyện tập
- Học sinh làm bài trên phiếu
- Học sinh sửa bài
- Học sinh đọc lại cả bài văn đúng
* Hoạt động 2: Củng cố
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thi đua thảo luận nhóm, giảng giải 
- Giáo viên tuyên dương và lưu ý học sinh lựa chọn từ đồng nghĩa dùng cho phù hợp
- Các nhóm cử đại diện lên bảng viết 3 cặp từ đồng nghĩa (nhanh, đúng, chữ đẹp) và nêu cách dùng.
4. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ Tổ Quốc”
-Lắng nghe
- Nhận xét tiết học
Thứ tư ngày 02 tháng 09 năm 2009
TUẦN 2
Tiết 3 MỞ RỘNG VỐN TỪ:TỔ QUỐC
I. Mục tiêu:
 - Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài TĐ hoặc CT đã học
(BT1); tìm thêm được 1 số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); tìm được 1 số 
từ chứa tiếng quốc (BT3)
 - Đặt câu được với 1 trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4)
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Bảng từ - giấy - từ điển Tiếng Việt 
- 	Trò : Giấy A3 - bút dạ 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập từ đồng nghĩa
- Nêu khái niệm từ đồng nghĩa, cho VD.
- Học sinh sửa bài tập 
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Cả lớp theo dõi nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc” 
- Trong tiết luyện từ và câu gắn với chủ điểm “Việt Nam - Tổ quốc em” hôm nay, các em sẽ học mở rộng, làm giàu vốn từ về “Tổ quốc”
- Học sinh nghe 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành, giảng giải
Ÿ Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài 1
- HS đọc thầm bài “Thư gửi các học sinh” và “Việt Nam thân yêu” để tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc 
Ÿ Giáo viên chốt lại, loại bỏ những từ không thích hợp. 
Học sinh gạch dưới các từ đồng nghĩa với “Tổ quốc” : 
+ nước nhà, non sông
+ đất nước , quê hương 
Ÿ Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2 
- 1, 2 học sinh đọc bài 2 
- Hoạt động nhóm bàn 
- Tổ chức hoạt động nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn tìm từ đồng nghĩa với “Tổ quốc”. 
- Từng nhóm lên trình bày 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Học sinh nhận xét 
Đất nước, nước nhà, quốc gia, non sông, giang sơn, quê hương. 
Ÿ Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài 
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu 
- Hoạt động 6 nhóm 
- Trao đổi - trình bày
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Dự kiến: vệ quốc , ái quốc , quốc ca
Ÿ Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Cả lớp làm bài
_GV giải thích : các từ quê mẹ, quê hương, quê cha đất tổ nơi chôn rau cắt rốn cùng chỉ 1 vùng đất, dòng họ sống lâu đời , gắn bó sâu sắc 
- Học sinh sửa bài theo hình thức luân phiên giữa 2 dãy. 
- Giáo viên chấm điểm 
* Hoạt động 2: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thi đua, thực hành, thảo luận nhóm
- Thi tìm thêm những thành ngữ, tục ngữ chủ đề “Tổ quốc” theo 4 nhóm. 
_GV nhận xét , tuyên dương
- Giải nghĩa một trong những tục ngữ, thành ngữ vừa tìm. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập từ đồng nghĩa” 
-Lắng nghe
- Nhận xét tiết học 
Thứ năm ngày 03 tháng 09 năm 2009
TIẾT: 4 
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu: 
- Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào
 các nhóm từ đồng nghĩa (BT2)
- Viết dược đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng từ đồng nghĩa (BT3)
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Từ điển 
- 	Trò : Vở bài tập, SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
Mở rộng vốn từ “Tổ quốc”
- Nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề “Tổ quốc”. 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm 
- Học sinh sửa bài 5 
3. Giới thiệu bài mới: Nêu mục tiêu bài :
“Luyện tập từ đồng nghĩa” 
- Học sinh nghe 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp 
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, thảo luận nhóm, giảng giải 
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài 1 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi nhóm. 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn
_HS làm bài 
_Dự kiến : mẹ, má, u, bầm, mạ ,
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Cả lớp nhận xét 
Ÿ Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài 2
- H ... 3. Thái độ: 	- Có ý thức sử dùng đúng câu ghép.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: 4 tờ giấy khổ to, mỗi tờ viết 1 câu ghép trong bài tập 1, 4 tờ giấy trắng để học sinh làm bài tập 2.
+ HS: VBT
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
1’
12’
4’
14’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Câu ghép”.
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ghi trong SGK.
Giáo viên kiểm tra 3 học sinh làm miệng bài tập 3 và nhận xét vế câu em vừa thêm vào đã thích hợp chưa.
- Nhận xét, ghi điểm
3. Giới thiệu bài mới: Nêu mục tiêu bài: “Cách nối các vế câu ghép”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Phần nhận xét.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 và 2.
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng.
Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh trao đổi sau khi đã thực hiện xong các bài tập 1 và 2 của phần nhận xét em thấy các vế câu ghép được nối với nhau theo mấy cách?
Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
v	Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
Phương pháp: Đàm thoại.
Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
v	Hoạt động 3: Phần luyện tập.
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại.
Bài 1:
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 1.
Nhắc nhở học sinh chú ý đến 2 yêu cầu của bài tập tìm câu ghép trong đoạn văn nói cách liên kết giữa các vế câu trong từng câu ghép.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Ôn bài.
Chuẩn bị: “MRVT: Công dân”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
- 2 HS nhắc lại ghi nhớ
- 3 HS nêu miệng bài làm của mình 
- Nhận xét
- Lắng nghe
Hoạt động cá nhân, lớp.
2 học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 1 và 2.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép, khoanh tròn những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu (gạch mờ vào SGK).
4 học sinh lên bảng thực hiện rồi trình bày kết quả.
1) Súng kíp của ta mới bắn được một phát thì súng của họ đã bắn được năm sáu mươi phát.
2) Quân ta lấy súng thần công bốn lần rồi mới bắn, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn dược hai mươi viên.
3) Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
4) Kia là những mái nhà đứng sau luỹ tre, đây là mái đình cong cong kia nữa là sân phơi.
Học sinh trao đổi trong nhóm và trình bày kết quả của nhóm.
VD: Có hai cách nối các vế câu ghép dùng từ nối và dùng dấu câu.
Hoạt động cá nhân.
Nhiều học sinh đọc nội dung ghi nhớ.
Học sinh xung phong đọc ghi nhớ không nhìn sách.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc thầm lại yêu cầu bài tập.
Học sinh suy nghĩ làm việc cá nhân các em gạch dưới các câu ghép tìm được khoanh tròn từ và dấu câu thể hiện sự liên kết giữa các vế câu.
Nhiều học sinh phát biểu ý kiến.
VD: Đoạn a có 1 câu ghép.
Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi/ nó kết thành  to lớn nó lướt qua  khó khăn/ nó nhấn chìm  lũ cướp nước ® bốn vế câu được nối với nhau trực tiếp giữa các vế câu có dấu phẩy.
Đoạn b có 1 câu ghép với 3 vế câu.
Nó nghiến răng ken két/ nó cắn lại anh/ nó không chịu khuất phục.
® Ba vế câu nối với nhau trực tiếp giữa các vế cau có dấu phẩy.
Đoạn c có 1 câu ghép với 3 vế câu.
Chiếc lá / chú nhái bén / rồi chiếc thuyền  xuôi dòng.
® Vế 1 và 2 nối trực tiếp bằng dấu phẩy vế 2 và 3 nối với nhau bằng quan hệ từ.
Cả lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động lớp.
+ Cho ví dụ các vế câu ghép (dãy A).
+ Nối các vế (dãy B).
- Lắng nghe
Thứ , ngày tháng năm 200
TUẦN: 20
Tiết 39 : 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm công dân.
2. Kĩ năng: 	- Bước đầu nắm được cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm công dân.
3. Thái độ: 	- Bồi dưỡng học sinh thói quen dùng đúng từ trong chủ điểm.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Từ điển Tiếng Việt – Hán việt, Tiếng Việt tiểu học các tờ giấy kẻ sẵn, nội dung bài tập 2.
+ HS: VBT
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
32’
15’
13’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Cách nối các vế câu ghép.
Giáo viên gọi 2, 3 học sinh đọc đoạn văn đã viết lại hoàn chỉnh.
Giáo viên nhận xét bài cũ. 
3. Giới thiệu bài mới:.Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập mở rộng hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm “Công dân”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: MRVT: công dân.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não.
Bài 1:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng.
Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên dán giấy kẻ sẵn luyện tập lên bảng mời 3 – 4 học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại các từ thuộc chủ điểm công dân.
v Hoạt động 2: Học sinh biết cách dùng từ thuộc chủ điểm.
Phương pháp: Luyện tập, hỏi đáp.
Bài 3:
Cách tiến hành như ở bài tập 2.
Bài 4: 
Giáo viên nêu yêu cầu đề bài.
Tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm.
Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Động não, thi đua.
Tìm các từ ngữ thuộc chủ điểm công dân ® đặt câu.
® Giáo viên nhận xét + tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”.
- Nhận xét tiết học
Hát 
- 2 HS nối tiếp đọc
- Nhận xét
- Lắng nghe
Hoạt động cá nhân.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân, các em có thể sử dụng từ điển để tra nghĩa từ “Công dân” học sinh phát biểu ý kiến.
VD: dòng b: công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh tiếp tục làm việc cá nhân, các em sử dụng từ điển để hiểu nghĩa của từ mà các em chưa rõõ.
3 – 4 học sinh lên bảng làm bài.
VD:
Công là của nhà nước của chung
Công là không thiên vị
Công là thợ khéo tay
Công dân
Công cộng
Công chúng
Công bằng
Công lý
Công minh
Công tâm
Công nhân
Công nghệ
Cả lớp nhận xét.
HS tìm từ đồng nghĩa với từ công dân.
Học sinh phát biểu ý kiến.
VD: Đồng nghĩa với từ công dân, nhân dân, dân chúng, dân.
Không đồng nghĩa với từ công dân, đồng bào, dân tộc nông nghiệp, công chúng.
1 học sinh đọc lại yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
Học sinh trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi, đại diện nhóm trả lời.
VD: Các từ đồng nghĩa với tìm được ở bài tập 3 không thay thế được tử công dân.
Lý do: Khác về nghĩa các từ: “nhân dân, dân chúng , từ “công dân” có hàm ý này của từ công dân ngược lại với nghĩa của từ “nô lệ” vì vậy chỉ có từ “công dân” là thích hợp.
- Chữa bài
Hoạt động thi đua 2 dãy.
- (4 em/ 1 dãy)
Học sinh thi đua.
- Lắng nghe
Thứ , ngày tháng năm 200
TUẦN: 20
Tiết 40 : 	 	 
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
 BẰNG QUAN HỆ TỪ (T1)
I-Mục tiêu: 
- Nắm được cách nối các câu ghép bằng quan hệ từ.
- Nhận biết các QHT, cặp QHT được sử dụng trong câu ghép; biết cách dùng QHT nối các vế câu ghép.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Giấy khổ to, phóng to nội dung các bài tập 1, 2, 3.
+ HS: VBT
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: MRVT: Công dân.
Giáo viên kiểm tra học sinh làm lại các bài tập 1,2,4.
Gv nhận xét
3. Giới thiệu bài mới:Nêu MT bài“Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ” .
v	Hoạt động 1: Phần nhận xét.
* Bài tập1:
- Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- GV chốt ý: Đoạn trích có 3 câu ghép.
+ Câu 1: , anh công nhân I-va-nốp.nữa tiến vào
+ Câu 2: Tuy đồng chí.cho đồng chí.
+ câu 3: Lê-nin không tiện từ chối.vào ghế cắt tóc.
* Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu BT2.
- GV mời 3 HS lên bảng xác định các vế câu trong từng câu ghép.
- GV chốt ý :
+ Câu 1: có 3 vế câu.
+ Câu 2: có 2 vế câu.
+ Câu 3: có 2 vế câu.
* Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu BT
- GV gợi ý, HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại ý đúng.
- Gọi 2-3 HS đọc ghi nhớ.
v	Hoạt động 2: Phần luyện tập
* Bài 1: HS đọc nội dung BT1
- GV chốt ý đúng: Câu 1 là câu ghép có 2 vế câu. Cặp QHT trong câu là: nếuthì
* Bài 2: HS đọc nội dung
+ GV hỏi: Hai câu ghép bị lược bớt QHT trong đoạn văn là hai câu nào?
* Bài 3: HS đọc nội dung BT3
- GV gợi ý
- GV chốt lại ý đúng:
a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe.
c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình
4. Tổng kết - dặn dò: 
Hoàn chỉnh bài tập.
Chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”.(tt) -Nhận xét tiết học. 
 Hát 
- 3 HS đọc bài làm của mình
- Nhận xét
- Lắng nghe
Hoạt động cá nhân, lớp.
- HS đọc thầm đoạn văn, tìm câu ghép trong đoạn văn.
- HS chú ý.
- Theo dõi và chữa bài
- Hoạt động cá nhân
- HS làm việc cá nhân, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu BT
- HS phát biểu.
- Cả lớp nhận xét.
- HS xung phong nhắc lại nội dung bài
- HS đọc lại đoạn văn, suy nghĩ , phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Là hai câu ở cuối đoạn văn – có dấu())
- HS làm bài
- Nhận xét, chữa bài
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tu va cau CKT 20092010.doc